Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên thcs môn giáo dục công ...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên thcs môn giáo dục công dân lớp 7 bài 14 bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)

.DOC
14
709
64

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỰ KHÊ ----------–  — ---------- HỒ SƠ Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên THCS Môn: Giáo dục công dân lớp 7 Tiết 23 Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1) Năm học 2015 - 2016 1 HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN 1. Tên chủ đề dạy học: "Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên THCS" Tiết 23- Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1) 2. Môn học của chủ đề: Giáo dục công dân lớp 7 3. Các môn được tích hợp: - Sinh 6, 8, 9 - Hóa học 8, 9 - Ngữ văn 8 - Âm nhạc 8 - Mỹ thuật 7, 8 - Địa lí 6, 8 - Công nghệ 7 - Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 2 PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI Sở giáo dục và Đào tạo hà Nội. Phòng giáo dục và Đào tạo Thanh Oai. Trường THCS Cự Khê. Địa chỉ: Cự Khê- Thanh Oai- Hà Nội. Điện thoại: 0433976074; Email: [email protected] Thông tin nhóm giáo viên: 1. Họ và tên: Dương Thị Tuyết Nhung Sinh ngày: 16/7/1974 Điện thoại: 0913365872 Địa chỉ email: [email protected] 2. Họ và tên: Nguyền Thị Vân Anh Sinh ngày: 30/04/1974 Điện thoại: 01657887845 Địa chỉ email: nguyenvanh [email protected] 3 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN 1. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS. "Tích hợp liên môn: Giáo dục công dân 7; Sinh học 6, 8, 9; Địa lí 6,8; Ngữ văn 8; Hóa học 8, 9; Âm nhạc 8-Mĩ thuật 7, 8; Công nghệ 7; Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch lớp 8". Vào môn Giáo dục công dân lớp 7 Tiết 23- Bài 14: "Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên" (tiết 1) 2. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức: * Sau khi học xong tiết học này học sinh thấy được: - Hiểu được khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên; vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội từ đó có ý thức, thái độ, trách nhiệm và hành vi ứng xử đúng đắn trước vấn đề ô nhiễm môi trường. - Tác dụng của rừng - Rừng bị tàn phá nghiêm trọng sẽ gây ra lũ lụt- hậu quả to lớn cho con người - Tích hợp nội dung đã học môn Giáo dục công dân 7 bài 9 và bài 14. * Thông qua phần tích hợp liên môn học sinh: - Biết sưu tầm những bức tranh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Biết thuyết minh hình ảnh và ý nghĩa của những bức tranh (Kiến thức môn: Ngữ văn lớp 8 tiết 83 về văn thuyết minh) - Hiểu được các yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Sông, suối, ao, hồ, rừng núi, động vật, thực vật, khoáng sản…(Kiến thức môn Địa lí 6-tiết 1 Bài đầu tiên). 4 - Hiểu thế nào là môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Việc lạm dụng khai thác tài nguyên sẽ ảnh hưởng đến địa hình, sông ngòi, khí hậu và thời tiết nước ta. Rừng có tác động rất lớn, được coi là lá phổi xanh của nhân loại. Rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên góp phần điều hòa khí hậu (Kiến thức môn Địa lí 8 Tiết 31 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam, Tiết 35 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta, Tiết 36 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam) - Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng nước ta là phải trồng rừng phủ xanh 19.8 triệu ha đất lâm nghiệp, bảo vệ đa dạng các loài thực vật (Kiến thức Môn Sinh học 6- Tiết 61 Bài 49: Bảo vệ đa dạng các loài thực vật Tiết 63 Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Tiết 64 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên Kiến thức môn Công nghệ 7- Tiết 27 Bài 26: Trồng cây rừng - Hiểu được khai thác rừng phải được nhà nước cho phép và đi đôi với việc bảo vệ rừng( Kiến thức môn Công nghệ 7 Tiết 29 Bài 28: Khai thác rừng Tiết 30 Bài 29 Bảo vệ và khoanh nuôi rừng) - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia, dân tộc (Kiến thức môn Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch lớp 8 bài 5 "Ứng xử với môi trường") - Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên (Kiến thức môn Sinh học 6 bài 11 "Sự hút nước và muối khoáng của rễ") - Có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường (Kiến thức môn Sinh học 9 Bài 54+55 "Ô nhiễm môi trường", môn Hóa học 9 bài 34 "Đặc tính của Pôlime") - Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (Tài liệu bảo vệ môi trường) 5 - Hiểu được môi trường tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong đời sống, từ đó vận động, tuyên truyền tới mọi người (Kiến thức môn MĨ thuật 7 bài 20 "Vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường") - Con người cần có thái độ yêu quý và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (Kiến thức môn: Giáo dục công dân lớp : Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên, ) - Thấy được tác hại của việc đốt rơm rạ đối với sức khỏe, công việc và học tập của con người (Kiến thức môn Nếp sống văn minh thanh lịch lớp 8 bài 5: "Ứng xử với môi trường" ) - Tích hợp với tấm gương Hồ Chí Minh: Bác phát động tết trồng cây - Tác hại của việc chặt phá, đốt rừng bừa bãi, thải rác ra môi trường trong đó có bao bì ni lông và trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường (Kiến thức trong các môn: Môn sinh học lớp 9 bài 54+55: "Ô nhiễm môi trường". Môn Nếp sống văn minh thanh lịch lớp 8 -bài 5: "Ứng xử với môi trường". Môn ngữ văn lớp 8: Tiết 39: văn bản: "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" ) - Học sinh mở rộng kiến thức về môi trường đang bị ô nhiễm rác thải và khói rơm rạ, còn ô nhiễm bởi các khí thải, tiếng ồn, nguồn nước, không khí… (Kiến thức trong các môn: Vật lý 7 bài 15: "Chống ô nhiễm tiếng ồn". Môn sinh học lớp 8 bài 22: "Vệ sinh hô hấp". Môn sinh học lớp 9: Bài 54: Ô nhiễm môi trường) - Các biện pháp hạn chế việc thải rác và đốt rơm, rạ (Kiến thức trong các môn: Sinh học lớp 8 bài 22: "Vệ sinh hô hấp". Môn sinh học lớp 9 bài: "Tác động của con người đối với môi trường phần III của bài" ) - Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về bảo vệ môi trường (Kiến thức trong môn: Âm nhạc lớp 5: “Trái đất này là của chúng mình". Âm nhạc lớp 8 bài 7: "Ngôi nhà chung của chúng ta" ) - Vẽ sơ đồ tư duy bài học (Kiến thức trong môn: Mĩ thuật lớp 8 bài 33: Vẽ tranh đề tài tự do) 6 - Các em vẽ tranh về bảo vệ môi trường (Kiến thức trong môn: Mĩ thuật lớp 7 bài 20). - Học sinh có kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh (Kiến thức Môn: Ngữ văn lớp 8 tiết 76 Văn thuyết minh) b. Kĩ năng: * Kĩ năng bài học: - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kĩ năng lắng nghe và hoạt động nhóm, tự quản bản thân, hợp tác... - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là các vấn đề chặt phá rừng, khói bụi, tràn dầu, rác thải… - Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. - Kĩ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. * Kĩ năng sống: - Rèn kĩ năng ứng xử đúng đắn trong các tình huống của cuộc sống. - Kĩ năng thu thập thông tin địa phương, quan sát và trình bày một vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. - Kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. c. Thái độ: Qua tiết học: - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Giáo dục công dân cũng như các môn khoa học khác như: Ngữ văn, Hóa học, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Âm nhạc, Công nghệ, Mĩ thuật, Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch... 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Đối tượng học sinh: Lớp 7B năm học 2015 - 2016. - Số lượng: 29 em. 7 - Đặc điểm: Nhiều học sinh thích học môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên vẫn còn một số em học chưa tốt, còn ham chơi, đua đòi với bạn bè. Đây là đặc điểm của sự thay đổi tâm lý lứa tuổi, có thể khắc phục được nhờ giáo dục. 4. Ý nghĩa bài học: Bài học giúp các em thấy được: - Khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên - Vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. - Có ý thức, thái độ, trách nhiệm và hành vi ứng xử đúng đắn trước vấn đề ô nhiễm môi trường ở mọi nơi cũng như ở địa phương. - Ý nghĩa to lớn của từng chuẩn mực đạo đức đã học. từ đó, các em có các hành vi ứng xử đúng đắn trước các tình huống của cuộc sống. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Giáo án, bài gảng, - Thiết bị: Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính (băng hình, hình ảnh,…). - Học liệu: + SGK Giáo dục công dân 7, Sinh học 6, 8, 9, Âm nhạc 5, 8, Ngữ văn 8, Hóa học 9, Công nghệ 7, Mĩ thuật 7, 8... - Tài liệu bảo vệ môi trường trong dạy học, Giáo dục nếp văn minh thanh lịch 8. - Một số hình ảnh của học sinh Cự Khê. Môi trường sống xã Cự Khê. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: * Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, có ý thức thái độ, trách nhiệm và hành vi ứng xử đúng đắn. Qua một tiết học cụ thể môn Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 23: "Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên" (tiết 1) 8 * Nội dung: Cung cấp kiến thức về khái niện, vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tác dụng của nó. * Cách thức tổ chức: a. Ổn định tổ chức: b. Kiểm tra bài cũ: c. Giới thiệu bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu bài bằng cách đưa câu chuyện liên quan bài học tạo hứng thú cho học sinh bước vào bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hành vi làm ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giáo viên đưa ra các hành vi trong cuộc sống ảnh hưởng đến môi trường. - Tích hợp môn ngữ văn8-tiết 83: Kiến thức văn thuyết minh - Trả lời và nhận xét tác hại các hành vi trên Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin, sự kiện về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Học sinh thuyết minh các hình ảnh đã sưu tầm - Tích hợp môn ngữ văn 8-tiết 83: Kiến thức văn thuyết minh - Tìm hiểu thông tin trong SGK - Tích hợp môn địa lí 6 - Tích hợp môn sinh học lớp 9: Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Nhận xét các thông tin và hình ảnh giáo viên nêu ra -Tích hợp: Nếp sống văn minh thanh lịch lớp 8 Bài 5: Ứng xử với môi trường Câu hỏi thảo luận nhóm 1: ? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào? 9 Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học Bước 1. Khái niệm về môi trường: Hình thành cho học sinh khái niệm về môi trường Bước 2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên: - Tích hợp: Tài liệu bảo vệ môi trường - Tích hợp: Thực tế về môi trường tự nhiên và xã hội Bước 3. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên Giáo viên nêu câu hỏi gợi, học sinh biết những vai trò cuả môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Tích hợp tấm gương Hồ Chí Minh - Bác phát động trồng cây gây rừng. - Tích hợp: Địa lí 8 - Tiết 31 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam, Tiết 35 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta, Tiết 36 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam - Tích hợp: Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường - Mở rộng kiến thức về môi trường đang bị ô nhiễm rác thải và khói rơm rạ, còn ô nhiễm bởi các khí thải, tiếng ồn, nguồn nước, không khí,… -Tích hợp: các môn: Vật lý 7- bài 15: "Chống ô nhiễm tiếng ồn". Môn sinh học lớp 8 - bài 22: "Vệ sinh hô hấp". Môn sinh học lớp 9: Bài 54: Ô nhiễm môi trường, Hóa học 9- bài "Không khí và sự cháy". - Đưa ra một số hình ảnh tham gia bảo vệ môi trường - Tích hợp: Văn thuyết minh 10 - Tích hợp: Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường. Câu hỏi thảo luận nhóm 2: ? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của con người? Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố - Chiếu đoạn video về môi trường và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá và các hành động bảo vệ môi trường. Câu hỏi thảo luận nhóm 3: ? Là thế hệ trẻ tương lai của đất nước, em thấy mình cần có trách nhiệm như nào trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? - Giải quyết các biểu hiện về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, qua bài tập a, b - Trình bày của học sinh về các sản phẩm thu thập. - Các em vẽ hình 11 - Tích hợp: môn Mĩ thuật 7 bài 20 "Giữ gìn vệ sinh môi trường", Mĩ thuật 8 bài 33 "Đề tài tự do"- Vẽ sơ đồ. - Hát bài “Ngôi nhà chung của chúng ta”. - Tích hợp: môn Âm nhạc lớp 8 bài 7 d. Củng cố bài: - Cho học sinh đóng vai theo tình huống để tự có hướng giải quyết theo cách riêng - Cho học sinh vẽ sư đồ tư duy - Tích hợp môn: Mĩ thuật Giáo viên cho lớp hát tập thể - Tích hợp: môn Âm nhạc 8 cho học sinh hát bài: cả lớp hát bài: “Ngôi nhà chung của chúng ta” sáng tác nhạc sĩ Hình Phúc Liên e. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Giáo viên hướng dẫn học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Viết bài tuyên truyền về "Bảo vệ môi trường". - Mỗi tổ vẽ một bức tranh về chủ đề: "Bảo vệ môi trường". Giờ sau các em nộp cô giáo chấm điểm. - Tích hợp môn: Mĩ thuật - Sưu tầm các hình ảnh, tư liệu về việc bảo vệ môi trường ở địa phương. - Tìm hiểu các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. HS thuyết trình sản phẩm vẽ tranh về môi trường. 12 * Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích, kĩ thuật động não, thảo luận nhóm, so sánh, trực quan, thuyết trình, kiểm tra đánh giá (bằng sơ đồ tư duy). 7. Kiểm tra đánh giá các kết quả học tập: - Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh. - Kiểm tra kĩ năng: Khai thác tranh hình, các thông tin liên quan đến một vấn đề bức thiết xã hội. 8. Các sản phẩm của học sinh: - Phiếu học tập . - Tranh vẽ về đề tài môi trường. - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học, phiếu học tập thảo luận nhóm. ( tập đính kèm theo) Tranh vẽ: Bảo vệ môi trường 13 Sơ đồ tư duy Phiếu thảo luận nhóm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan