Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông theo chủ...

Tài liệu Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ

.PDF
98
34
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG VĂN HUẤN DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỶ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN TOÁN) Mã số: 8 14 01 11 HÀ NỘI – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG VĂN HUẤN DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỶ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN TOÁN) Mã số: 8 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, hội đồng khoa học, Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn– người thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho tác giả trong suốt quá trình làm và hoàn thiện luận văn này. Tác giả cũng xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Toán trường THPT Tô Hiệu, Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Lời cảm ơn chân thành của tác giả cũng xin được dành cho những người thân trong gia đình và bạn bè, đặc biệt là các bạn trong lớp Cao học Toán QH2015S trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội – những người đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hải Phòng, tháng 8 năm 2017 Tác giả Đặng Văn Huấn i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 CĐ Cao đẳng 2 ĐH Đại học 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 PH & GQVĐ Phát hiện và giải quyết vấn đề 6 PT, BPT Phương trình, bất phương trình 7 SGV Sách giáo viên 8 THPT Trung học phổ thông ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đánh giá mức độ độc lập của học sinh trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề ..................................................................................................... 10 Bảng 1.2. Phân phối chương trình chủ đề phương trình, bất phương trình vô tỷ cấp trung học phổ thông ................................................................................... 16 Bảng 1.3. Tổng kết học lực kỳ 1 môn Toán ..................................................... 57 Bảng 1.4. So sánh kết quả điểm kiểm tra hai lớp .............................................. 62 Bảng 1.5 Tổng hợp các số đặc trưng lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........... 63 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố tần số các điểm kiểm tra ............................................. 63 Biểu đồ 3.2. Phân bố tần suất các điểm kiểm tra........................................... 63 iv MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Danh mục viết tắt .............................................................................................. iii Danh mục các bảng ........................................................................................... iii Danh mục biểu đồ ............................................................................................. iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................... 2 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 7. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu .................................................................. 2 7.1. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 2 7.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 3 8. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 8.1. Nghiên cứu lý luận ...................................................................................... 3 8.2. Điều tra quan sát.......................................................................................... 3 8.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 3 9. Nghiên cứu luận cứ......................................................................................... 4 9.1. Luận cứ lý thuyết......................................................................................... 4 9.2. Luận cứ thực tế............................................................................................ 4 10. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 5 1.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề........................................................ 5 1.1.1. Cơ sở lý luận Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .......... 5 1.1.2. Vấn đề (Problem)..................................................................................... 6 1.1.3. Tình huống có vấn đề (Problematic situation)........................................... 7 1.1.4. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ............................... 8 v 1.1.5. Đặc điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.............................. 8 1.1.6. Những hình thức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .......................... 8 1.1.7. Các mức độ giải quyết vấn đề ................................................................... 9 1.1.8. Thực hiện phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ............. 11 1.1.9. Một số cách tạo tình huống có vấn đề trong dạy học............................... 13 1.2. Vai trò, vị trí, nội dung của chủ đề phương trình, bất phương trình vô tỷ trong toán học THPT........................................................................................ 16 1.2.1. Vị trí, vai trò ........................................................................................... 16 1.2.2. Nội dung chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ ở cấp THPT .... 16 1.3. Thực trạng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ ở cấp THPT.............................................................. 17 1.4. Tiểu kết Chương 1 ..................................................................................... 19 Chương 2 : SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỶ ............................................................................................................ 20 2. 1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán biến đổi tương đương ............................................................................................................... 20 2.2. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán đặt ẩn phụ đưa về phương trình bậc hai một ẩn ............................................................................ 25 2.3. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán đặt ẩn phụ không hoàn toàn.......................................................................................................... 29 2.4. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán đặt ẩn phụ đưa về hệ ..................................................................................................................... 32 2.5. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán đặt ẩn phụ đưa về phương trình dạng đẳng cấp ............................................................................. 36 2.6. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán dùng phương pháp lượng giác hóa.................................................................................................. 41 2.7. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán sử dụng tính đơn điệu hàm số. ..................................................................................................... 46 vi 2.8. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong lớp bài toán sử dụng phương pháp đánh giá ................................................................................................... 52 2.9. Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................... 55 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................... 56 3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .......................................... 56 3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm......................................................... 56 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm....................................................... 56 3.2. Tổ chức, nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................... 56 3.2.1 Tổ chức thực nghiệm ............................................................................... 56 3.2.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................... 57 3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm............................................ 57 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................... 58 3.4.1. Cơ sở đánh giá........................................................................................ 58 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................. 58 3.5. Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................... 64 KẾT LUẬN...................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66 PHỤ LỤC......................................................................................................... 67 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển không ngừng của xã hội về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của đất nước, cùng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đang cần rất nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để tạo ra những con người có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. Điều 2 luật sửa đổi bổ sung Giáo dục 2009 có viết: “Mục tiêu của Giáo Dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) đã xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.[7]. Như vậy, trong giáo dục, bên cạnh những thay đổi về chương trình cần có những đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh là một trong những hướng chủ đạo của đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phát huy được tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo trong quá trình hoạt động. Phương pháp này phù hợp với tư tưởng hiện đại về đổi mới giáo dục nước nhà là xây dựng những con người biết đặt vấn đề giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Chủ đề phương trình, bất phương trình vô tỷ là nội dung quan trọng trong chương trình toán THPT và là nội dung thường xuyên xuất hiện trong các đề thi Đại học, học sinh giỏi các cấp. Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài toán phương trình, bất phương trình vô tỷ trong quá trình học tập do đó phải có phương pháp dạy học phù hợp nhằm mang đến sự yêu thích, tích cực, tự giác ở người học. 1 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh hiện nay. Với những lý do trên, nên tôi chọn đề tài: “DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỶ”. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong giải phương trình, bất phương trình vô tỷ. 3. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 12A1 và 12 A2 trường THPT Tô Hiệu, Hải Phòng. 4. Đối tượng nghiên cứu Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua phương trình, bất phương trình vô tỷ. 5. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa hiện hành, kết hợp với việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua chủ đề giải phương trình, bất phương trình vô tỷ sẽ phát huy được tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo và năng lực phát hiện giải quyết vấn đề trong quá trình hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu phương trình, bất phương trình vô tỷ trong chương trình đại số THPT, ban nâng cao. - Thời gian: Học kì 2 năm học 2016 – 2017. 7. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 7.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và chỉ ra được những vấn đề liên quan đến năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: khái niệm, cấu trúc, các yếu tố đặc trưng của tư duy, các biện 2 pháp bồi dưỡng và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. - Tìm hiểu thực trạng dạy học chủ đề “Phương trình, bất phương trình vô tỷ” trong chương trình đại số lớp 12 ở trường THPT Tô Hiệu, Hải Phòng. - Đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm bồi dưỡng, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 7.2. Nội dung nghiên cứu - Vấn đề, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề. - Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Vấn đề dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh THPT thông qua chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ. - Thực trạng việc dạy học chủ đề “phương trình và bất phương trình vô tỷ” ở trường THPT Tô Hiệu, Hải Phòng. - Các biện pháp thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học môn Toán, tâm lý học, lý luận và phương pháp dạy học môn Toán. - Các sách, báo, tạp chí, các bài viết liên quan đến đề tài. - Các công trình nghiên cứu có các vấn đề liên quan đến đề tài. 8.2. Điều tra quan sát - Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh ở các lớp 12 trường THPT Tô Hiệu, Hải Phòng trong chủ đề phương trình, bất phương trình vô tỷ và quá trình phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. - Điều tra việc học tập môn Toán của học sinh ở các lớp 12 trường THPT Tô Hiệu, Hải Phòng năm học 2016 – 2017. 8.3. Thực nghiệm sư phạm - Tiến hành thực nghiệm sư phạm (có đối chứng) một số giáo án soạn theo hướng của đề tài. 3 - Đánh giá của giáo viên, học sinh về tác dụng của chủ đề “Phương trình, bất phương trình vô tỷ” trong việc phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Đánh giá sự tiến bộ của học sinh sau khi đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nêu trong luận văn vào việc dạy học. - Phương pháp xử lý số liệu: Bằng lý thuyết khảo thí cổ điển, các phần mềm Excel, T-test, phân tích các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm về độ khó, độ tin cậy... 9. Nghiên cứu luận cứ 9.1. Luận cứ lý thuyết - Dựa vào khái niệm dạy học, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “phương trình, bất phương trình vô tỷ” cho học sinh lớp 12 THPT. - Các biện pháp nhằm bồi dưỡng, phát triển năng lực phát hiện cho học sinh lớp 12. 9.2. Luận cứ thực tế Dựa vào kết quả điều tra, quan sát việc dạy học chủ đề “phương trình, bất phương trình vô tỷ “ trong chương trình đại số lớp 12 tại trường THPT Tô Hiệu, Hải Phòng. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Một số biện pháp sử dụng trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh THPT thông qua chủ đề phương trình, bất phương trình vô tỷ. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 1.1.1. Cơ sở lý luận Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề - Cơ sở triết học Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực thúc đẩy quá trình phát triển của mọi sự vật và hiện tượng. Động lực của quá trình dạy học là giải quyết các mâu thuần của các thành tố. + Mục tiêu dạy học mẫu thuẫn với phương tiện dạy học. + Nội dung dạy học và phương tiện dạy học. + Nội dung dạy học và phương pháp dạy học. + Giữa Thầy và trò. Lịch sử cho thấy có một loại mâu thuẫn cơ bản nếu mâu thuẫn này được giải quyết nó sẽ trở thành động lực chủ yếu. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ do tiến trình dạy học đề ra, do giáo viên đề ra với trình độ khả năng có hạn của đứa trẻ vào thời điểm đó. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học mà ở đó người giáo viên tạo ra cho học sinh những tình huống có vấn đề (những mâu thuẫn) và học sinh sẽ chủ động, tích cực suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Sự tích cực trong hoạt động tư duy của học sinh là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của người học. Học sinh vận động phát triển đi lên kéo theo quá trình dạy học cũng vận động và phát triển đi lên. Do vậy người thầy luôn luôn phải bồi dưỡng và phát huy được năng lực tư duy tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vận dụng khái niệm về mâu thuẫn làm cơ sở khoa học cho mình. - Cơ sở tâm lý học Theo tâm lý học thì con người bắt đầu tư duy tích cực khi xuất hiện những vấn đề cần khắc phục, giải quyết. Như vậy phương pháp dạy học và phát hiện vấn đề dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học về quá trình tư duy và về đặc điểm tâm lý học lứa tuổi. 5 Quá trình dạy họ phát hiện và giải quyết vấn đề là quá trình mà thầy đưa trò đến một trơ ngại nào đó mà trở ngại gây ra sự ngạc nhiên, hứng thú, có nhu cầu khám phá và chờ đợi kết quả. Học sinh có thể vượt qua trở ngại này nếu tích cực hoạt động trên sức của mình. Để đi đến kết quả học sinh có thể tích cực suy nghĩ độc lập hoặc dưới sự dẫn dắt của người giáo viên. Kết quả của việc nghiên cứu , suy nghĩ trên đó là tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới. Do vậy tình huống có vấn đề xuất hiện và được giải quyết thông qua sự tích cực hoạt động của người học. Theo tâm lý học kiến tạo, học tập chủ yếu là một quá trình trong đó người học xây dựng tri thức cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những tri thức đã có. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với quan điểm này. - Cơ sở giáo dục học Theo điều 5 luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ : ‘‘Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo cho người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng tự thực hành, lòng say mê và ý chí vươn lên’’ Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập, tạo hứng thú phát triển tư duy sáng tạo cho người học. Đồng thời chuẩn bị năng lực thích ứng thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống. Bồi dưỡng các đức tính cần thiết cho người lao động như tính chủ động, tích cực, cẩn thận, kiên trì, vượt khó làm việc có kế hoạch... 1.1.2. Vấn đề Vấn đề là một tình huống đặt ra cho một cá nhân hay một nhóm có nhu cầu giải quyết mà khi đối mặt với tình huống này họ không thấy ngay con đường hoặc phương pháp dẫn tới lối giải và phương pháp giải không vượt quá xa khả năng của họ [1]. + Một tình huống là vấn đề chỉ khi : 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan