Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 ở trường Trung học phổ thông...

Tài liệu Dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 ở trường Trung học phổ thông

.DOC
148
729
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH *** *** LÊ THỊ NGỌC ANH DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930- 1945 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 5/2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH *** *** LÊ THỊ NGỌC ANH DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn Mã số : 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG NGHỆ AN, 5/2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng và chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Trí Dũng, người thầy đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và giáo viên tổ Văn trường THPT Trần Hưng Đạo, Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; các bạn bè đồng nghiệp, người thân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khoá học và luận văn. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi đã nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 5 năm 2014 Tác giả Lê Thị Ngọc Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................Trang 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4 6. Cấu trúc luận văn...........................................................................................5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................6 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................6 1.1.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................6 1.1.2. Những định hướng cơ bản của việc dạy học Ngữ văn hiện nay......10 1.1.3. Đặc trưng của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông..............16 1.1.4. Đặc trưng thẩm mỹ của các trào lưu, khuynh hướng văn học........18 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................22 1.2.1. Chương trình phần VHLM Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT.... .........................................................................................................................22 1.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong dạy học phần văn học lãng mạn 1930 - 1945...............................................................................................................29 1.2.3. Tình hình dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.........................................................31 Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945 Ở TRƯỜNG THPT..............................................................................................................36 2.1. Định hướng cơ bản đối với phương pháp dạy học phần VHLM.......36 2.1.1. Bám sát đặc trưng thẩm mỹ, thi pháp của trào lưu VHLM...........36 2.1.2. Nhận thức được tính đa dạng, phong phú trong phong cách các nhà văn lãng mạn..................................................................................................37 2.1.3. Tôn trọng đặc trưng thể loại của từng tác phẩm VHLM................38 2.2. Những nội dung cần dạy học ở phần VHLM.......................................41 2.2.1. Tri thức chung về khuynh hướng, trào lưu văn học lãng mạn.......41 2.2.2. Tri thức về tác giả văn học lãng mạn.................................................46 2.2.3. Tri thức về thể loại..............................................................................51 2.2.4. Tri thức về tác phẩm...........................................................................55 2.3. Phương pháp dạy học phần văn học lãng mạn....................................58 2.3.1. Phương pháp đọc diễn cảm................................................................58 2.3.2. Phương pháp giảng bình.....................................................................61 2.3.3. Phương pháp nêu vấn đề....................................................................64 2.3.4. Phương pháp gợi mở...........................................................................67 2.3.5. Phương pháp thảo luận nhóm............................................................70 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................75 3.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức thực nghiệm.....................75 3.1.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................75 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm...........................................................................75 3.1.3. Nội dung thực nghiệm.........................................................................75 3.1.4. Cách thức thực nghiệm.......................................................................75 3.2.Tổ chức thực nghiệm...............................................................................76 3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...........................................76 3.2.2. Giáo án thực nghiệm...........................................................................76 3.2.3. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng.................................................109 3.3. Đánh giá thực nghiệm..........................................................................109 3.3.1.Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm............................109 3.3.2. Kết quả học tập của lớp thực nghiệm..............................................111 3.3.3.Đề xuất, kiến nghị...............................................................................115 KẾT LUẬN..................................................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................121 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG Viết đầy đủ Bảng 1.1. Chữ viết tắt Thống kê CNLM Chủ nghĩa lãng mạn phần VHLM GV Giáo viên trong chương HS Học sinh trình lớp 11 năm PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa 2000.................................................................................................................25 THPT Trung học phổ thông Bảng 1.2. Thống kê VHCM Văn học cách mạng phần VHLM VHHT Văn học hiện thực trong chương VHLM Văn học lãng mạn trình lớp 11hiện nay........................................................................................26 Bảng 2.1. Thống kê các thể loại VHLM được giảng dạy trong chương trình THPT...............................................................................................................40 Bảng 3.1. Kết quả trả lời trắc nghiệm – Hai đứa trẻ.....................................111 Bảng 3. 2. Kết quả trả lời trắc nghiệm – Chữ người tử tù.............................112 Bảng 3.3. Kết quả trả lời trắc nghiệm – Đây thôn Vĩ Dạ..............................113 Bảng 3.4. Kết quả bài viết lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.......................114 Bảng 3.5: So sánh kết quả ba bài dạy thực nghiệm và đối chứng.................114 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, giáo dục nước ta phải đổi mới căn bản và toàn diện từ trường phổ thông đến các trường Đại học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện của người học trong thời đại mới. Đổi mới phương pháp dạy học Văn cũng không nằm ngoài mục đích trên. Ngữ văn là một môn học có thế mạnh khơi gợi những rung cảm, những cảm xúc thẩm mỹ ở các em học sinh. Vì thế môn Ngữ văn còn góp phần hoàn thiện nhân cách và hình thành đời sống tâm hồn phong phú cho các em học sinh. Các tác phẩm văn học theo khuynh hướng lãng mạn giai đoạn 1930-1945 được đưa vào giảng dạy trong nhà trường đều là những tác phẩm xuất sắc của nền văn học nước nhà. Nhưng chính cái hay của tác phẩm cũng tạo nên những khó khăn cho người dạy. Nếu không có cách tổ chức học tập tốt, người giáo viên sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tác phẩm nghệ thuật mà nhà văn công phu sáng tạo. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông 13 năm, tôi đã trải qua giai đoạn giao thời giữa những phương pháp giảng dạy truyền thống và đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy Văn nói chung và giảng dạy văn học lãng mạn nói riêng song chưa thật hài lòng và thoả mãn. Tôi mong muốn các tiết dạy văn học lãng mạn của mình phải tốt hơn nữa, xứng đáng với giá trị của mỗi tác phẩm. Niềm mong mỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự là bài toán khó đối với tôi. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài Dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Chúng tôi hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ phần nào giúp giáo viên dạy ngữ văn trong trường THPT nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần văn học lãng mạn nói riêng. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học văn Có nhiều bài viết nghiên cứu bản chất các phạm trù lý luận tiếp nhận văn học, lý luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Các công trình nghiên cứu này đã đưa ra nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng giúp giáo viên dạy Ngữ văn trang bị đầy đủ, vững vàng nhiều vấn đề về lý luận và đổi mới phương pháp dạy học để có thể bắt kịp với xu thế dạy học hiện đại. Trong cuốn Văn học giáo dục thế kỷ XXI, Phan Trọng Luận đã thể hiện cái nhìn bao quát về yêu cầu bức thiết của việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo dục Việt Nam: “Bước vào thế kỷ XXI, bài toán về phương pháp đào tạo và phương pháp dạy học cần được tiến hành như một cuộc cách mạng trong giáo dục”. Cũng trên tinh thần ấy, trong bài viết Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, Trần Đình Sử đã có cái nhìn khách quan, sâu sắc về thực trạng của dạy học văn hiện nay; đồng thời đưa ra những giải pháp khoa học nhằm khắc phục những hạn chế trong phương pháp dạy học văn. Các tác phẩm về phương pháp dạy học văn do Phan Trọng Luận chủ biên, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như Đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt ở trường phổ thông của Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn, phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường của Nguyễn Viết Chữ…đã cung cấp cho giáo viên những kiến thức lý luận và phương pháp giảng dạy văn học cơ bản. Bên cạnh đó, những năm gần đây cùng với việc đổi mới quan niệm, cấu trúc chương trình, nội dung chương trình và sách giáo khoa, phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường, khái niệm đọc hiểu được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu. Có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn học trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng đối với đổi mới phương pháp dạy học văn. Điển hình là Trần Đình Sử, ông coi dạy đọc hiểu là một khâu đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học văn. Các cuốn sách Kĩ năng đọc hiểu văn của Nguyễn Thanh Hùng, Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông của Phạm Thị Thu Hương, các bài viết của Đỗ Ngọc Thống, Phan Huy Dũng, Phạm Thị Thu Hiền… ngày càng bàn sâu, bàn kỹ về 3 dạy đọc hiểu văn bản; giúp giáo viên không chỉ tiếp cận với khái niệm mà hiểu rõ bản chất của đọc hiểu, từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học văn. 2.2. Các công trình nghiên cứu về văn học lãng mạn Trào lưu văn học lãng mạn nói chung và các tác phẩm văn học lãng mạn trong nhà trường nói riêng là một khách thể nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo. Ngay từ khi mới ra đời văn học lãng mạn đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan…Hơn 80 năm qua, công trình nghiên cứu về trào lưu văn học này ngày càng nhiều. Nhắc đến tác giả những công trình nghiên cứu ấy không thể không nói tới những tên tuổi như Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Văn Tâm, Hà Văn Đức…Trong đó phải kể đến Văn học lãng mạn Việt Nam của Phan Cự Đệ, tác giả đã có cái nhìn bao quát về văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945. Kể từ khi ra đời đến nay(1981) đã hơn 30 năm nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với giáo viên Ngữ văn. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu và tài liệu viết về việc dạy văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở trường phổ thông. Điển hình là công trình Giảng văn văn học lãng mạn 1930-1945 của tác giả Văn Tâm. Công trình khá đầy đặn, sâu sắc và toàn diện về văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, góp phần to lớn cho giáo viên và học sinh dạy và học VHLM một cách hiệu quả. Dạy học VHLM Việt Nam cũng được các nhà khoa học, nhà giáo quan tâm sâu sắc thể hiện qua số lượng không nhỏ các bài viết trong Sách giáo viên lớp 11, sách Thiết kế bài dạy lớp 11 hoặc các tài liệu Bồi dưỡng giáo viên. Trong đó phải kể đến cuốn Giảng văn văn học Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Mạnh – Trần Đăng Suyền…Trên các Tạp chí văn học , tạp chí Văn học & tuổi trẻ cũng xuất hiện không ít những bài viết về các tác phẩm văn học lãng mạn trong nhà trường. Ngoài ra còn có các bài viết xuất hiện gần đây của các tác giả Đinh Trí Dũng, Phan Huy Dũng, Chu Văn Sơn, Lê Quang Hưng… 4 Từ những vấn đề đã nghiên cứu, công trình của chúng tôi mong muốn tiếp tục mang tới đến một góc nhìn mới tiếp nối những công trình nghiên cứu trước đây, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn nói chung, phần văn học lãng mạn nói riêng trong trường phổ thông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn hướng đối tượng chủ yếu là thực trạng, nội dung và phương pháp nâng cao chất lượng việc dạy học văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài Dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT sẽ được triển khai và nghiên cứu trong phạm vi sau đây: - Chương trình, sách giáo khoa THPT, thực trạng, chất lượng và cách thức nâng cao chất lượng dạy học phần VHLM ở trường THPT. - Địa bàn khảo sát chủ yếu là một số lớp 11 của các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Thực hiện đề tài này luận văn hướng đến mục đích sau: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực nghiệm sư phạm, Luận văn đề xuất một số nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng việc dạy học phần văn học lãng mạn 1930-1945 trong trường THPT. Nghiên cứu, đề xuất những nội dung và phương pháp dạy học phần văn học lãng mạn 1930-1945 trong trường THPT. Thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5 Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu lý thuyết dạy học văn, dạy đọc hiểu văn bản, tổ chức các hoạt động dạy học… làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu về dạy, học phần văn học lãng mạn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học phần văn học lãng mạn hiện nay ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp điều tra: Điều tra qua phiếu, phân tích, xử lý tư liệu, phỏng vấn trực tiếp… 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2. Định hướng, nội dung và phương pháp dạy học phần văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ở trường THPT Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Chủ nghĩa lãng mạn Cuộc Đại cách mạng tư sản năm 1789 đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư sản là một bước ngoặt vĩ đại không những đối với Pháp mà còn đối với cả châu Âu. Chính Lê – Nin cũng nói: “Cả thế kỷ XIX diễn ra dưới khẩu hiệu của cách mạng Pháp”. Sự sụp đổ của xã hội phong kiến và sự kiến lập những quan hệ xã hội mới không thể không tác động sâu xa đến tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp xã hội, một mặt đưa lại sự bất mãn cho lớp người này muốn bảo vệ hay còn luyến tiếc cái cũ, mặt khác không đáp ứng được sự chờ đợi của lớp người kia. Chính trong bối cảnh lịch sử xã hội ấy, chủ nghĩa lãng mạn đã ra đời. Các nhà văn lãng mạn tỏ thái độ bất hoà, bất mãn với hiện thực xã hội bằng sự đắm chìm vào những tình cảm buồn đau như là một “thứ bệnh thế kỷ”, đồng thời phát huy trí tưởng tượng, tìm đến những thế giới đầy mộng mơ, hoặc thuộc quá khứ xa xưa, hoặc ở những miền đất lạ, những xứ sở phương xa, trong đó thiên nhiên cũng như tâm hồn con người chưa bị cuộc sống đô thị và đồng tiền làm vẩn đục. Đây là thời kỳ ý thức cá nhân thức tỉnh sâu sắc ở người cầm bút. Tình hình phân hóa của các giai cấp cũng diễn ra rất phức tạp. Vì thế chủ nghĩa lãng mạn cũng có nhiều dạng thức và do đó có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhiều chuyên gia tỏ ra bất lực khi muốn tìm một định nghĩa đầy đủ, chính xác về hiện tượng văn học này. Chẳng hạn Mécxiê viết: “ Người ta cảm được cái lãng mạn chứ không định nghĩa được nó”. Đuyboa thì nói: “ Đó (chủ nghĩa lãng mạn) là một từ mà mọi người đều gọi ở Pháp, nhưng không thể có hai người cùng hiểu chung một nghĩa”. Giữa nhiều định nghĩa khác nhau vẫn có thể tìm được ít nhiều điểm gặp gỡ. GS Nguyễn Đăng Mạnh quan niệm: “Văn học lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mỹ lấy việc khẳng định cái tôi cá nhân cá thể làm nguồn cảm hứng chủ đạo. Một cái tôi không thỏa mãn với thực tại, tìm cách tự giải 7 thoát khỏi thực tại bằng mộng tưởng và bằng sự đắm mình vào đời sống nội tâm tràn đầy tình cảm, cảm xúc” [23].. Theo PGS.TS Đinh Trí Dũng: “ Có một thời kỳ, người ta thường đối lập giả tạo giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa hiện thực thường được hiểu là sự bám sát thực tế (kể cả kiểu sao chép) do đó có giá trị, còn chủ nghĩa lãng mạn là sự chạy trốn thực tại do đó bi quan, yếm thế, tiêu cực. Hiểu như thế là máy móc. Thực ra chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu văn học lớn và hết sức phức tạp, phát triển mạnh mẽ ở phương Tây vào thế kỷ XVIII, XIX. Nó vừa là một trào lưu, một phương pháp sáng tác, vừa là một khuynh hướng thẩm mỹ không thể thiếu của con người. Đó là khuynh hướng thẩm mỹ lấy việc khẳng định cái tôi cá nhân cá thể làm nguồn cảm hứng chủ đạo. Một cái tôi không thỏa mãn với thực tại, tìm cách tự giải thoát khỏi thực tại bằng mộng tưởng và bằng sự đắm mình vào đời sông nội tâm tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Chủ nghĩa lãng mạn vì thế đề cao trái tim và tình cảm con người, giải phóng tình cảm khỏi sự ràng buộc lí trí. Mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn là mỹ học của cái độc đáo, phi thường, của những tính cách đứng cao hơn hoàn cảnh” [7 ]. Chủ nghĩa lãng mạn dễ có cảm hứng trước ba đề tài: thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo. Ba đề tài ấy giúp nó khơi những nguồn tình cảm đắm say và kích thích mạnh trí tưởng tượng. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, đau buồn, sầu não được coi là những tình cảm đẹp. Vì thế nó thích những cảnh dông dài, trời rộng và hoang vắng, dễ gợi nỗi cô đơn, thích những đêm trăng lạnh, những buổi chiều tà, những trái tim tan vỡ vì tình yêu tuyệt vọng. Chủ nghĩa lãng mạn với nội dung ấy tất dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các thể văn trữ tình dù là tiểu thuyết, truyện ngắn hay bút ký, tùy bút, đặc biệt nó phát triển mạnh mẽ ở thơ trữ tình. Cũng do nội dung ấy nên chủ nghĩa lãng mạn thiên hướng sáng tạo những hình tượng khác thường, có tính biệt lệ, sử dụng rộng rãi bút pháp đối lập để kích thích mạnh vào tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng của người đọc: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, cái đẹp và cái thô kệch, cái cao cả và cái thấp hèn. 8 Trên thế giới, chủ nghĩa lãng mạn ra đời sớm nhất và phát triển rực rỡ nhất là ở Pháp với hàng loạt những tên tuổi lớn như: Victor Hugo, Musset, Vigny, Gautier, Rimbaud, Mallarmé...Thành tựu rực rỡ của văn học lãng mạn đã mang đến một diện mạo mới, một giá trị mới cho văn học nhân loại. 1.1.1.2. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Ở Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn đã có mầm mống từ cuối thế kỷ XIX với thơ, văn, từ khúc của Chu Mạnh Trinh, Dương Khuê, Đào Tấn…Đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa lãng mạn thể hiện đầy đủ đặc trưng của nó trong thơ Tản Đà và văn Hoàng Ngọc Phách. Trước đó, tuy có một số sáng tác nhỏ mang tính lãng mạn nhưng còn tản mác, rời rạc, chưa tạo thành phong trào. Từ năm 1931 đã có sự xuất hiện vài bài thơ lãng mạn của Lan Sơn, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ. Tác phẩm lãng mạn xuất bản trước 1932 có tập thơ Khối tình con của Tản Đà , Linh Phượng ký của Đông Hồ và hai quyển gây được ảnh hưởng một thời gian là Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách và Giọt lệ thu của Tương Phố. Nhưng phải chờ tới khi Nhất Linh xuất hiện cùng với sự ra đời của nhóm Tự lực văn đoàn hô hào thay cũ đổi mới và dấy lên phong trào thơ mới thì trào lưu văn chương lãng mạn mới thực sự có mặt trong dòng văn học Việt Nam. Hai tờ báo Phong hóa và Phụ nữ tân văn đã góp công không nhỏ vào việc giúp cho phong trào thơ mới nở rộ bằng những bài thơ lãng mạn của các nhà thơ không cộng tác với nhóm Tự lực văn đoàn. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có lẽ văn học lãng mạn là hiện tượng phức tạp nhất trong các trào lưu văn học. Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945 ra đời mà không hề biết đến một cuộc cách mạng tư sản hay chủ nghĩa xã hội không tưởng. VHLM Việt Nam ra đời sau chủ nghĩa lãng mạn thế giới một thế kỷ đã thu nạp tất cả những vấn đề tích cực và tiêu cực của các trào lưu, cơ sở xã hội khác nhau: Sau ngày17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng lên đoạn đầu đài ở Yên Bái, Pháp đẩy mạnh việc đàn áp, khủng bố, bắt bớ, tù đày các nhà ái quốc nhằm dập tắt các cuộc khởi nghĩa từ trong trứng nước để củng cố nền đô hộ. 9 Các phong trào tạm thời lắng xuống, các tổ chức ái quốc bị dao động mạnh buộc phải tạm ngưng các hoạt động rút vào bóng tối nhằm bảo toàn tổ chức và nhân sự. Cuộc khủng bố qui mô toàn quốc những năm 30 đã gây một không khí hoang mang, lo sợ trong tầng lớp thanh niên và trí thức. Đây là thời kỳ thoái trào của các hoạt động cách mạng chống Pháp dành độc lập. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Pháp tràn về Đông Dương thuộc địa như một thiên tai khiến cuộc sống xã hội trở nên khó khăn. Hàng hoá rẻ mạt nhưng lại không kiếm ra tiền, các xí nghiệp kinh doanh thi nhau phá sản, sa thải nhân công. Ngân quĩ nhà nước bảo hộ thất thu không đủ khả năng tuyển dụng thêm công chức, nạn trí thức thất nghiệp là mối lo âu chung của những người được Pháp đào tạo.Trộm cướp, thuốc phiện, bài bạc, đĩ điếm trở thành những vấn đề nan giải. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới càng tăng thêm bi quan cho không khí u ám, buồn thảm vốn đang căng thẳng, ngột ngạt. Trong khung cảnh đó những người trí thức ấp ủ tinh thần dân tộc mang tâm trạng tiêu cực muốn thoát ly khỏi những vấn đề bức xúc của cuộc tranh đấu dành độc lập. Họ có thái độ chán nản, xa lánh chính trị. Thái độ này được củng cố trên cơ sở mối bất hòa tuyệt vọng giữa họ và hoàn cảnh xã hội đương thời. Sự ra đời của trào lưu văn chương lãng mạn giải quyết được bế tắc, đáp ứng được nhu cầu cho giới trí thức trong bối cảnh xã hội bi quan đó. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao tự do cá nhân đã đáp ứng được khát vọng giải phóng bản ngã, khát vọng tự do yêu đương cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân. Điều này giải thích được quan điểm mỹ học nghệ thuật vị nghệ thuật của những người trong trào lưu văn chương lãng mạn thuộc giai đoạn 1932-1945 của văn học Việt Nam. Trong văn học 1930-1945, so với trào lưu hiện thực, trào lưu lãng mạn chịu đựng sóng gió dư luận nhiều hơn và nhiều lúc bị đánh giá khá bất công. Tuy vậy, VHLM Việt Nam 1930-1945 đã phát triển rất mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu. Từ năm 1932 đến năm 1935 đã nổ ra hàng loạt các cuộc tranh luận văn học sôi nổi được tham gia của nhiều tờ báo và các nhà văn, nhà thơ như: tranh luận về thơ mới thơ cũ, bỏ cũ theo mới, hôn nhân và gia đình, tranh luận 10 về nghệ thuật phục vụ cái gì…Các cuộc tranh luận này phản ảnh cuộc đấu tranh giữa lễ giáo phong kiến với tự do cá nhân, giữa khuôn sáo và tư tưởng gò bó với cảm xúc cá nhân được tự do bày tỏ. Hai tờ Phong hóa và Ngày nay do Nhất Linh và nhóm Tự lực văn đoàn chủ trương là cơ quan ngôn luận cổ vũ mạnh mẽ cho sự thay cũ đổi mới. Đây cũng là nơi qui tụ văn chương của các nhà văn, nhà thơ trong trào lưu VHLM như Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Huy Cận, Thạch Lam…Sự thành công của trào lưu văn chương lãng mạn cũng phải kể đến các tờ Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông Bán nguyệt san, Tao đàn, Thanh Nghị với sự tham gia của các tác giả như Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Phạm Huy Thông, Bích Khê, Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Xuân Sanh… Sự toàn thắng của phong trào thơ mới cũng là tiếng trống khải hoàn cho trào lưu văn học lãng mạn, chấm dứt hoàn toàn lối thơ văn cũ từ thời Đông Dương tạp chí và Nam Phong trở về trước. 1.1.2. Những định hướng cơ bản của việc dạy học Ngữ văn hiện nay 1.1.2.1. Dạy học Ngữ văn là một khoa học a. Phương pháp dạy học Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, có thể định nghĩa : phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định. Nếu hiểu như vậy thì khái niệm phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động, phương tiện cần thiết, quá trình làm biến đổi đối tượng, mục đích đạt được. Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó đã không được sử dụng đúng. Bất kì phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay thực hành sản xuất để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. 11 Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách khác, phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính vì vậy mà đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm cả phương pháp dạy và phương pháp học, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy. Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy và đối tượng tác động của học chính là học sinh; còn học sinh lại là chủ thể tác động vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.Từ đó có thể thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu của họ. Cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên, người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học. b. Phương pháp dạy học Văn Với tư cách là một khoa học ở Việt Nam, phương pháp dạy học Văn mới chỉ xuất hiện và phát triển khoảng năm mươi năm trở lại đây. Phương pháp dạy học Văn là một khoa học nghiên cứu những đặc điểm và quy luật của quá trình dạy học văn trong nhà trường. Quá trình này bao gồm quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh. Đây cũng là quá trình phức tạp bao gồm quá trình ngôn ngữ, văn học, tâm lí sư phạm. Ba yếu tố tạo thành hoạt động dạy học văn là giáo viên, học sinh và bài văn. Có thể nói một cách đơn giản phương pháp dạy học văn phải giải đáp ba câu hỏi cơ bản: Môn văn là gì? 12 Dạy học văn để làm gì?( nhiệm vụ môn văn)Dạy học văn như thế nào? (nguyên tắc, phương pháp dạy học văn). Như vậy, phương pháp dạy học văn không chỉ quan tâm nghiên cứu các tác phẩm văn chương mà quan trọng hơn phải tìm hiểu dạy học văn để làm gì? Khoa học về phương pháp dạy học văn vừa phải đi sâu tìm hiểu bản chất của văn học, vừa phải khám phá sức mạnh tác động xã hội thẩm mỹ đến nhân cách học sinh. Phương pháp dạy học văn phải dựa trên những nguyên tắc chung của lý luận dạy học: Trước hết phải dạy học theo đặc trưng bộ môn. Nói đến môn văn điều đầu tiên người ta quan tâm đến là tính chất văn, nghệ thuật ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc thẩm mĩ…mà các môn khoa học khác không có được. Bởi thế người thầy phải là những kỹ sư tâm hồn, là nghệ sĩ, là nhà khoa học. Dạy học văn không thể theo công thức máy móc mà phải bám sát với đặc trưng của bộ môn. Chỉ khi ấy mục đích của việc dạy học văn mới đạt mức cao nhất. Bên cạnh đó phải phát huy chủ thể trong quá trình dạy học văn. Không có sự vận động của chủ thể thì mọi hoạt động của giáo viên sẽ trở thành áp đặt. Những năng lực chủ quan của học sinh có được phát huy thực sự thì việc chiếm lĩnh tri thức, việc thưởng thức tác phẩm, hứng thú học tập thực sự mới có được và hiệu quả giảng dạy mới bền vững. Nguyên tắc này đòi hỏi sự đổi mới hàng loạt vấn đề cơ bản từ cơ chế đến phương pháp, là đầu mối quyết định phương hướng giảng dạy của giáo viên và là con đường có triển vọng để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy. Ngoài ra, dạy học văn phải gắn với đời sống bởi đối tượng phản ánh của văn chương là cuộc sống con người. Văn chương dù có viết về vấn đề gì thì cũng là để phản ánh hiện thực đời sống, ước mơ, hoài bão, niềm vui, nỗi buồn của con người. Trong mấy năm trở lại đây, nguyên tắc này ngày càng được quan tâm hơn. Trong các đề kiểm tra đánh giá môn văn, người ra đề chú trọng nhiều hơn vào những kiểu đề , kiểu câu hỏi có tính chất gắn văn học với đời sống. Để HS hoàn thành tốt các kiểu đề và câu hỏi trên đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc dạy văn gắn với đời sống.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất