Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường trung học phổ thông nước cộng hòa dân ch...

Tài liệu Dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân là

.PDF
15
136
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VILAXAY VANGCHIA DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ HÀM SỐ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VILAXAY VANGCHIA DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ HÀM SỐ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Toán Mã số: 8.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Danh Nam THÁI NGUYÊN, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường trung học phổ thông” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Tác giả luận văn Vilaxay VANGCHIA Ngày … tháng … năm 2019 Ngày … tháng … năm 2019 BCN Khoa Toán Cán bộ hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Danh Nam LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường trung học phổ thông”, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Danh Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Toán, Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các GV tổ Toán, HS khối 10 trường THPT Xaysomboun – Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại Trường. Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn học viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Vilaxay VANGCHIA MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật Giáo dục nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào năm 2005 đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”, “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS trong nhà trường” [2]. Những quy định trên phản ánh nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu nói chung của phương pháp giáo dục hiện nay. Mâu thuẫn này đã làm nảy sinh và thúc đẩy đổi mới PPDH ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục với định hướng đổi mới PPDH đó là hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Định hướng này có thể gọi là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động hay hoạt động hóa người học [9]. Đổi mới PPDH môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm khơi dậy và phát triển khả năng tự học, hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Có thể kể ra một số định hướng đổi mới PPDH môn Toán ở trường phổ thông hiện nay là: Phát triển tư duy và rèn luyện các hoạt động trí tuệ; Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Sử dụng đa phương tiện để giải quyết vấn đề, minh họa cho HS tìm tòi từ tình huống nghiên cứu, phát hiện vấn đề; Bồi dưỡng phương pháp tự học, phương pháp đọc sách; Đổi mới phương pháp đánh giá, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ: tự học, chuyên đề, hội thảo, báo cáo, thực hành; Rèn luyện phong cách hòa nhập với cộng đồng [9]. Nhìn chung tư tưởng chủ đạo của đổi mới PPDH là: tập trung vào các hoạt động của trò; trò tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá; tăng cường giao lưu trao đổi giữa trò và trò. Các định hướng này phù hợp với quan điểm tâm lý học cho rằng 1 hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách, phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học Macxít: Con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động. Vấn đề dạy học khám phá dựa trên các hoạt động của HS do GV tạo ra trên lớp, đã được khá nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc khai thác ứng dụng những lý luận này vào thực tế giảng dạy môn Toán ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế, vì hầu hết GV chưa thấy hết được vai trò của phương pháp này nên chưa được coi trọng và áp dụng vào thực tế giảng dạy. Ngoài ra, GV cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu những cơ sở lý luận để xây dựng các hoạt động tương thích với nội dung, chưa được huấn luyện một cách có hệ thống, chưa có nhiều tài liệu tham khảo,... Đổi mới PPDH là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ra những con người phát triển toàn diện đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước CHDCND Lào có chịu tác động của mục tiêu thi cử, do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua các kiến thức để dạy HS cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho HS; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá. Nói chung việc giảng dạy hiện nay ở trường phổ thông là dạy kiến thức, mà ít chú ý đến việc dạy cho HS cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết các vấn đề một cách thông minh, độc lập sáng tạo. Định hướng đổi mới PPDH ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay là làm thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin niềm vui hứng thú trong học tập. Làm cho “học” là quá trình người học tìm tòi khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin để kiến tạo tri thức và tự hình thành phẩm chất và năng lực cho bản thân. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, trong những năm vừa qua có rất nhiều PPDH được nghiên cứu và vận dụng 2 vào thực tiễn dạy học trong trường phổ thông nước CHDCND Lào trong đó có PPDH khám phá. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, PPDH khám phá là PPDH phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. HS được đặt vào vị trí người khám phá, thông qua các hoạt động học tập, người học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Trong quá trình trên, GV có vai trò định hướng để HS khám phá ra tri thức [4]. Bên cạnh việc đổi mới PPDH, việc đổi mới nội dung chương trình SGK là một hướng để nâng cao chất lượng dạy học trong trường phổ thông. Một trong những tư tưởng quan trọng của chương trình môn Toán bậc THPT là tăng cường mạch toán ứng dụng và những ứng dụng của toán học để giúp HS thấy được ý nghĩa của toán học cũng như để tạo những hứng thú đối với họ. Một trong các nội dung toán ứng dụng được đưa vào chương trình toán ở trường phổ thông là nội dung tổ hợp và xác suất. Mặt khác trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông, chủ đề hàm số là một nội dung khó đối với nhiều HS. Nhiều GV cũng gặp trở ngại, khó khăn khi giảng dạy nội dung này. Toán học là một môn học có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy lôgic cho HS, cung cấp cho HS những kiến thức cần thiết trong cộng sống và hiểu biết về thế giới xung quanh. Trong hệ thống dạy học toán học ở Việt Nam cũng như ở Lào, hàm số luôn chiếm một vị trí quan trọng trong SGK, nó tác động đến nhiều vấn đề và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Hàm số là công cụ mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau của hai đại lượng biến thiên một cách ngầm ẩn hoặc tường minh, nó tác động đến nhiều đối tượng khác trong chương trình môn Toán trung học phổ thông, trong đại số và giải tích, nó là yếu tố không thể thiếu trong việc nghiên cứu đồ thị hàm số, tính khả vi, tính khả tích, các bài toán về giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, các bài toán về tìm nghiệm của phương trình... Trong số học, hàm số là một yếu tố quyết định trong việc xây dựng tập số thực. Trong hình học, hàm số cũng là một yếu tố có vai trò quan trọng khi đưa các phép biến hình được giảng dạy vì phép biến hình là một ánh xạ tương tự như hàm số. Do đó, việc đưa khái niệm hàm số vào chương trình là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi chọn đề 3 tài nghiên cứu khái niệm hàm số trong dạy học môn Toán ở trường THPT nước CHDCND Lào. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài là: “Dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường trung học phổ thông nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. 2. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp sư phạm tổ chức dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường THPT thì sẽ tích cực hóa hoạt động học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường trung học phổ thông nước CHDCND Lào. 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp sư phạm tổ chức dạy học khám phá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đổi mới PPDH và PP khám phá trong dạy học môn Toán. - Đánh giá thực trạng vận dụng PP khám phá ở trường trung học phổ thông nước CHDCND Lào. - Đề xuất một số biện pháp sư phạm vận dụng PP khám phá trong dạy học môn Toán ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu viết về lí luận dạy học môn Toán và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ về PPDH khám phá. 4 - Phương pháp quan sát, điều tra: Tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý kiến với một số đồng nghiệp dạy giỏi toán, có kinh nghiệm, tìm hiểu thực tiễn giảng dạy chủ đề hàm số ở một số trường phổ thông. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn HS, GV về dạy và học chủ đề hàm số. - Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án tại trường THPT Xaysomboun (Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào) nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học: Phân tích các số liệu điều tra thực trạng và số liệu thực nghiệm sư phạm. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Một số biện pháp dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường THPT nước CHDCND Lào Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 5 KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu dạy học khám phá chủ đề hàm số, có thể rút ra một số kết luận sau: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về khám phá, dạy học khám phá, các tình huống dạy học khám phá trong môn Toán. Về mặt lí luận, dạy học khám phá chủ đề hàm số là kiểu dạy học được dựa trên những câu hỏi, bài tập định hướng khám phá, GV hướng dẫn HS hoạt động để tự khám phá ra kiến thức mới. Dạy học khám phá chủ đề hàm số đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội về khả năng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá được thực trạng dạy học khám phá chủ đề hàm số ở trường THPT để từ đó đề xuất các tình huống dạy học khám phá tích cực hóa hoạt động của HS. Về mặt thực tiễn, GV có nhận thức tương đối đúng về bản chất của dạy học khám phá chủ đề hàm số và ủng hộ dạy học khám phá chủ đề hàm số này. Vì vậy, việc xây dựng và áp dụng quy trình dạy học khám phá chủ đề hàm số là cần thiết. - Đề xuất được các tình huống dạy học khám phá khái niệm toán học, dạy học khám phá định lý toán học, dạy học khám phá giải bài tập toán học với hệ thống các ví dụ minh họa. - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các tình huống dạy học khám phá đã đề xuất. Những kết quả thu được ở trên bước đầu cho phép kết luận rằng: nếu quan tâm đến việc xây dựng và sử dụng hợp lý các tình huống dạy học khám phá sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới PPDH môn Toán. Vì vậy, giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt 1. Nguyễn Ánh, Đỗ Tiễn Đạt, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm, Nguyễn Văn Tuấn (2006), Hỏi - Đáp về dạy học Toán, Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục Lào (2008), Luật giáo dục Lào, Nxb Giáo dục Lào. 3. Bộ Giáo dục Lào (2009), Chiến lược giáo dục giai đoạn 2009-2020, Viêng Chăn. 4. Bộ Giáo dục Lào (2009). Khung phát triển ngành giáo dục từ 2009-2015, Viêng Chăn. 5. Bộ Giáo dục Lào (2010), Sổ tay nhà quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Tài liệu bổi dưỡng GV thực hiện chương trình, SGK lớp 10 môn Toán, Hà Nội. 7. Nguyễn Hữu Châu (2008), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Thị Diễm (2013), Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học đại số 10. Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục. Trường Đại học Vinh. 9. Dự án phát triển giáo dục THPT (2006), Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS THPT: Một số ví dụ cho các môn học. Tài liệu sản phẩm Dự án của nhóm chuyên gia PPDH. 10. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 11. Lê Sỹ Đồng (2004), Xác suất - thống kê và ứng dụng, NXB Giáo dục. 12. Lê Hồng Đức, Lê Bích Ngọc, Lê Hữu Trí (2003), Phương pháp giải toán tổ hợp, Nxb Hà Nội. 13. Cao Thị Hà (2006), Dạy học một số chủ đề hình học không gian lớp 11 theo quan điểm kiến tạo, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 7 14. Trần Thị Hà (2009), Nguyên cứu một số vấn đề về nội dung, PPDH chủ đề giới hạn và đạo hàm thể hiện qua SGK đại số và giải tích lớp 11, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh. 15. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2007), Bài tập Đại số và giải tích 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Trần Văn Hạo (tổng chủ biên), Vũ Tuấn (chủ biên), Lê Thị Thiên Hương, Nguyễn Tiến Tài Cấn Văn Tuất (2008), Giải tích 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Hiến (2009), Rèn luyện năng lực khám phá toán học, Tạp chí Giáo dục, (225) kỳ 1 tháng 11. 18. Nguyễn Thái Hòe (2004), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Hộ (2008), Xác suất thống kê, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Lê Ngọc Hưng (2009), Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần nguyên hàm - tích phân, giải tích 12 nâng cao thông qua việc xây dựng và sử dụng một số dạng phương tiện dạy học trực quan. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 21. Đinh Thị Thu Hương (2008), Góp phần rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông khả năng liên tưởng và huy động kiến thức trong dạy học đại số và giải tích, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh. 22. Nguyễn Thị Vân Hương, Nguyễn Thị Hồng Quý (2009). Quy trình vận dụng dạy học khám phá để giáo dục môi trường trong môn tự nhiên và xã hội. Tạp chí Giáo dục, số 220 kì 2 tháng 8. 23. Phan Huy Khải (2008), Các chuyên đề toán trung học phổ thông: Các bài toán tổ hợp, Nxb Giáo dục Việt Nam. 24. Nguyễn Phú Khánh (2010). Phân dạng phương pháp giải các chuyên đề giải tích lớp 12, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Bá Kim (1999), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 8 27. Krutecxki A. V (1982), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. M. Alêcxêep, V.Onhsuc, M.Crugliac, V.Zabôtin (1976), Phát triển tư duy học sinh, Nxb Giáo dục Hà Nội. 29. Trần Thành Minh, Nguyễn Thuận Nhờ, Nguyễn Anh Trường (2004), Giải toán tích phân, giải tích tổ hợp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 31. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 32. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 33. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Phouthong VONGPHANKHAM (2016), Rèn luyện kỹ năng giải bài tập giải tích cho sinh viên trường Cao đẳng Bách Khoa nước CHDCND Lào. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 35. Polya G (1995), Toán học và những suy luận c l , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Pôlia G. (1997), Giải một bài toán như thế nào? Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Polya G (1997), Sáng tạo toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 38. Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên) (2010), Bài tập Đại số và Giải tích 11, NXB GD. 39. Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2007), Bài tập đại số và giải tích 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 40. Sounthone PHOMMASONE (2004), SGK môn Toán lớp 10 chỉnh lý, Nxb Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục, Thủ đô Viêng Chăn. 41. Đào Tam (2000), Bồi dưỡng HS giỏi ở trường phổ thông, năng lực huy động kiến thức trong giải bài toán, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục. 42. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 9 43. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn toán ở trường THPT, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 44. Nguyễn Thế Thạch (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 12 môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Chu Trọng Thanh (2009), Sử dụng các khái niệm công cụ trong lý thuyết phát sinh nhận thức của J. Piaget vào môn Toán, Tạp chí Giáo dục, số 207. 46. Nguyễn Đắc Thắng (2011), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cho HS lớp 10, 11 THPT. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 47. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục, số 32. 48. Bùi Văn Nghị (2009) , Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 49. Đào Tam (2007), Phương pháp dạy học hình học ở trường THPT, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 50. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008) , Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 51. Trần Đình Châu - Nguyễn Văn Hiến (2010), “Tổ chức các hoạt động khám phá trong dạy học toán cao cấp”, Tạp chí Giáo dục (229) kì 1 tháng 1. 52. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng l luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 53. Nguyễn Thị Vân Hương - Nguyễn Thị Hồng Quý (2009), “Quy trình vận dụng dạy học khám phá để giáo dục môi trường trong môn tự nhiên và xã hội”, Tạp chí Giáo dục (220) kì 2 tháng 8. 54. Geoffrey Petty (2009), Teaching Today: A Practical Guide - Fourth Revised Edition [Dạy học ngày nay – Hướng dẫn thực hành – Tái bản c chỉnh l lần thứ 4]. Nelson Thornes. 10 55. Jerome S. Bruner (1976), The Process of Education - Revised edition [Quá trình giáo dục – Bản chỉnh l ]. Harvard University Press. B. Tiếng Anh 56. David Dean and Deanna Kuhn (2006), Direct instruction vs. discovery: The long view, Science Education 91 (3): 384–397. 57. Strven Farr (2010), Teaching as leadership: The hihtly effective teacher guide to closing the achievment gap, Jossey-Bass, A wiley Imprint, San Francisco, United States of America. 58. Sally Wehmeire (2005), Oxford advanced Learner’s Distionary. Oxford University Press. 59. Pierre-A Mandrin and Daniel Preckel (2009), “Effect of Similarity-Based Guided Discovery Learning on Conceptual Performance”, School Science And Mathematics 109(3), 133-145. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan