Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí trong sách giáo khoa Ngữ văn 11...

Tài liệu Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí trong sách giáo khoa Ngữ văn 11

.PDF
58
531
92

Mô tả:

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn có một mong muốn là có sự hiểu biết sâu, rộng về đời sống - xã hội, về các vấn đề tồn tại trong thế giới khách quan. Để có sự hiểu biết ấy, con người cần phải được cập nhật thông tin. Đồng thời, trước những thông tin cập nhật được, con người còn phải suy nghĩ để thể hiện chính kiến của mình. Từ nhu cầu thiết yếu ấy, báo chí ra đời. Sự hình thành và phát triển của báo chí đã thể hiện rõ mục tiêu đáp ứng những yêu cầu cập nhật về thông tin, thể hiện quan điểm, chính kiến của con người về các thông tin ấy trong quá trình tồn tại và phát triển. Nói một cách khác, báo chí là một thể loại ra đời trong đời sống - xã hội của con người, để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Cũng bởi thế, báo chí được coi như một người bạn lớn đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống. Mặt khác, báo chí có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhờ có báo chí, mỗi công dân trong xã hội lại có thể bộc bạch những tâm tư, nguyện vọng của mình như đồng tình hay phản đối một số sự kiện xảy ra... Cũng thông qua báo chí các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với đông đảo quần chúng nhân dân. Báo chí thực sự trở thành người bạn dẫn đường chỉ lối, là món ăn văn hoá tinh thần của mỗi người dân. Có thể khẳng định rằng, mọi nhu cầu và nguyện vọng của con người trong xã hội văn minh đều được phản ánh trong báo chí. Không có báo chí con người không thể tồn tại và phát triển hài hoà. Ở phổ thông, mục đích của việc dạy học tiếng Việt không chỉ đơn thuần là cung cấp những kiến thức về từ ngữ, về câu, về các biện pháp tu từ, tạo lập văn bản... mà cần phải giúp học sinh nói, viết đúng phong cách, phù hợp với các lĩnh vực giao tiếp đạt tính chuẩn mực và hiệu quả cao khi giao tiếp. Đồng thời thông qua việc học những tri thức tiếng Việt, các em có năng NguyÔn ThÞ YÕn 1 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp lực cảm thụ ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật, có khả năng tạo lập những văn bản có tính sáng tạo. Vì vậy, việc tổ chức dạy học các phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung và phong cách ngôn ngữ báo chí nói riêng là quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế dạy học tiếng Việt ở phổ thông, các phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung, phong cách ngôn ngữ báo chí nói riêng ít được coi trọng. Và bản thân các kiến thức của phong cách ngôn ngữ báo chí vừa khó, vừa khô khan nên hầu như những tiết học về nội dung này ít đạt hiệu quả. Hiện nay, cùng với việc thay đổi chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa, tiếng Việt trong chương trình THCS và THPT hiện nay không còn là môn học độc lập như trước mà được tích hợp với Văn và Làm văn tạo thành bộ môn Ngữ văn. Phần tiếng Việt được bố trí xen kẽ với các tri thức đọc hiểu của văn học và tạo lập văn bản của Làm văn. Và các bài phong cách chức năng ngôn ngữ trong tiếng Việt cũng được bố trí như vậy, tạo điều kiện cho việc dạy và học các bài phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung và phong cách ngôn ngữ báo chí nói riêng đạt hiệu quả cao hơn. Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn trong tương lai, để có thể hướng dẫn học sinh thấy được sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt và giúp các em có kỹ năng - kỹ xảo sử dụng tốt tiếng Việt, có tình yêu tiếng mẹ đẻ, có kỹ năng sử dụng tiếng Việt đúng và hay, chúng tôi cho rằng việc: “Dạy học bài" Phong cách ngôn ngữ báo chí" trong SGK Ngữ văn 11”, là quan trọng và cần trọng và cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Dạy học bài "Phong cách ngôn ngữ báo chí" trong SGK Ngữ văn 11”. 2. Lịch sử vấn đề NguyÔn ThÞ YÕn 2 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.1. Từ khi Phong cách học ra đời cho đến nay, việc tìm hiểu về phong cách chức năng ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học. Ngay từ đầu thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về Phong cách học và các phong cách chức năng ngôn ngữ. Còn ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, môn Phong cách học và các vấn đề thuộc phạm vi phong cách chức năng ngôn ngữ cũng được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có bàn về phong cách chức năng ngôn ngữ như: Trong cuốn “Phong cách học”, các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà đã bàn về các vấn đề lý thuyết của phong cách học như về đối tượng nghiên cứu của Phong cách học, các phong cách chức năng ngôn ngữ và việc phân chia chúng. Đồng thời, họ cũng đưa ra khái niệm phong cách chức năng là: “ Phong cách chức năng là khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản (phát ngôn) tiêu biểu” [7, 19]. Không đồng quan điểm với các tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, tác giả Cù Đình Tú lại cho rằng: “ Phong cách chức năng là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu hiện tuỳ thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngoài ngôn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp...” [11, 45]. Trong khi đó các tác giả : Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, lại dựa vào chức năng xã hội của tiếng Việt để chia thành hai loại phong cách chức năng cơ bản: chức năng giao tiếp và chức năng thông báo. Hiện nay, việc phân tách các phong cách chức năng ngôn ngữ cũng chưa được rạch ròi. Đặc biệt là Phong cách ngôn ngữ báo chí. NguyÔn ThÞ YÕn 3 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tác giả Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hoà trước năm 1990, chia phong cách chức năng ngôn ngữ làm hai bậc, phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ, phong cách ngôn ngữ văn hoá (gọt giũa) và xếp phong cách ngôn ngữ báo chí vào phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Đinh Trọng Lạc lại chia phong cách chức năng ngôn ngữ làm 2 loại, kiểu ngôn ngữ nghệ thuật và kiểu ngôn ngữ phi nghệ thuật. Trong đó, phong cách ngôn ngữ báo chí thuộc kiểu ngôn ngữ phi nghệ thuật. Tuy nhiên, việc phân chia này vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm. 2.2. Xuất phát từ thực tế nghiên cứu về phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung và phong cách ngôn ngữ báo chí nói riêng, có thể nói rằng, những bài nghiên cứu về phong cách chức năng nói chung là rất phong phú. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tìm hiểu cách thức tổ chức dạy học một phong cách chức năng ngôn ngữ cụ thể như phong cách ngôn ngữ báo chí thì dường như còn ít được đề cập. Vì vậy, có thể nói đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực trong giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra một phương hướng cho việc tổ chức dạy học phong cách ngôn ngữ báo chí đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các bài phong cách chức năng ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống những kiến thức cơ bản về phong cách ngôn ngữ báo chí. -Từ những kiến thức này vận dụng vào việc tổ chức “Dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí trong SGK Ngữ văn 11”. - Nêu ra các định hướng dạy học bài này đạt hiệu quả. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu NguyÔn ThÞ YÕn 4 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ nội dung đề tài, khoá luận tập trung nghiên cứu đặc điểm, bản chất, đặc trưng, thể loại và dạng tồn tại của phong cách ngôn ngữ báo chí nhằm đưa ra cơ sở lý luận phục vụ cho việc tổ chức dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ở trường phổ thông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và đưa ra cách thức tổ chức “Dạy học bài Phong cách ngôn ngữ báo chí trong SGK Ngữ văn 11” tập 1. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích ngôn ngữ. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp điều tra khảo sát. 6. Đóng góp Nghiên cứu nội dung này sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết của học sinh về kiến thức tiếng Việt, về ngôn ngữ báo chí, các em có cơ sở để viết một số thể loại báo chí như: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, báo tường, bài quảng cáo... Đặc biệt đề tài này sẽ làm phong phú thêm và góp một tiếng nói riêng vào quá trình dạy học tiếng Việt nói chung và phong cách chức năng ngôn ngữ nói riêng. 7. Bố cục Khoá luận được triển khai theo bố cục sau: Mở đầu Nội dung (gồm ba chương): Chương 1. Báo chí trong đời sống xã hội và Phong cách ngôn ngữ báo chí NguyÔn ThÞ YÕn 5 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chương 2. Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” ở trường phổ thông Chương 3. Thực nghiệm Sư phạm Kết luận NguyÔn ThÞ YÕn 6 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1. BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1.1. Khái niệm “Phong cách học” và các phong cách chức năng ngôn ngữ 1.1.1. Khái niện “Phong cách học” Phong cách học là một ngành khoa học còn non trẻ, song trên thực tế nó đã có manh nha từ xa xưa. Từ thời Hy Lạp cổ đại cùng với sự xuất hiện của các triết gia và sự ra đời của các quan điểm triết học dẫn đến một nhu cầu là làm như thế nào để truyền được các quan điểm triết học tới dân chúng một cách sâu rộng nhất? Từ nhu cầu ấy các triết gia Hy Lạp cổ đại dần dần hình thành một môn học có tên là Mĩ từ pháp. Bản chất của môn học này là nghiên cứu cấu tạo, lời văn hoa mĩ và bàn về thuật hùng biện trong diễn thuyết. Có thể coi môn học này chính là những gợi ý sơ giản để về sau hình thành nên ngành phong cách học. Theo “Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học” thì “Phong cách học là khoa học của các phong cách”. Nói cách khác, Phong cách học là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, nghiên cứu về các quy luật sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động nói và viết đạt hiệu lực cao khi giao tiếp. Sự ra đời của Phong cách học xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ là “Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan niệm về Phong cách học là: “Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện nội dung, tư tưởng, tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng nhất định”. [7, 8 - 9]. NguyÔn ThÞ YÕn 7 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Có thể nói, khái niệm này đã bao quát được đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của Phong cách học. 1.1.2. Phong cách chức năng ngôn ngữ Trong Phong cách học, phong cách chức năng ngôn ngữ là nội dung cơ bản, là vấn đề trung tâm của nghiên cứu Phong cách học. Bởi phong cách chức năng ngôn ngữ chính là một tiêu chuẩn để đánh giá tính chất đúng đắn, tính có hiệu lực của lời nói. Cho nên hầu hết các nhà ngôn ngữ khi nghiên cứu Phong cách học đều đưa ra những quan niệm khác nhau về nó. Tuy nhiên, khái niệm về phong cách chức năng ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu đưa ra lại rất phong phú và phức tạp. Để phục vụ cho việc tìm hiểu cách tổ chức dạy học phong cách chức năng ngôn ngữ mà cụ thể là “Phong cách ngôn ngữ báo chí” trong SGK Ngữ văn 11, chúng tôi lựa chọn khái niệm của tác giả Cù Đình Tú. Ông cho rằng: “Phong cách chức năng ngôn ngữ là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu hiện tuỳ thuộc vào tổng hợp các yếu tố ngoài ngôn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp” [11, 32]. Khái niệm này chỉ ra rằng phong cách chức năng ngôn ngữ do hai yếu tố tạo nên: Yếu tố ngôn ngữ và yếu tố ngoài ngôn ngữ. Nói cách khác, khái niệm này đã chỉ rõ các nhân tố cấu thành của phong cách chức năng ngôn ngữ và mối quan hệ giữa chúng. 1.2. Lịch sử phát triển báo chí trong đời sống Báo chí có một vai trò quan trọng trong đời sống - xã hội, từ tầm quan trọng đó báo chí có một lịch sử phát triển khá lâu đời. Những tờ báo đầu tiên của nước ta xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XIX. So với nhiều nước khác, báo chí Việt Nam sinh sau đẻ muộn hơn các nước Châu Âu hàng mấy trăm năm. Nhưng chỉ với hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, báo chí Việt Nam đã NguyÔn ThÞ YÕn 8 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp có một lịch sử phong phú, mang những sắc thái riêng biệt và bước trưởng thành của nó gắn rất chặt chẽ với những biến thiên của lịch sử dân tộc. Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với sự thiết lập chế độ thuộc địa của Chủ nghĩa tư bản Pháp trên đất nước ta. Báo chí ra đời trước tiên do nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hoá của chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, sự phân hoá và phát triển của báo chí lại theo sát từng bước đi của đấu tranh dân tộc và giai cấp diễn ra hết sức sâu sắc trong lòng xã hội nước ta. Cho nên, lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời cũng là sự phản ánh của lịch sử cận - hiện đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí thực dân với một nền báo chí yêu nước và cách mạng. Và đó còn là lịch sử của một nền báo chí luôn theo sát quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN của dân tộc trong thời đại ngày nay. Ở góc độ khác, lịch sử báo chí còn là sự phản ánh của lịch sử văn hoá ngôn ngữ (chữ Quốc ngữ), văn học, nghề in... song trong phần này chúng tôi chỉ tìm hiểu lịch sử báo chí sơ lược ở từng giai đoạn phát triển của nó. Lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 - 1945, đây là bước khởi đầu của báo chí Việt Nam mà Sài Gòn, xứ Nam Kỳ, mảnh đất thuộc địa đầu tiên rơi vào tay thực dân Pháp lại trở thành “Cái nôi đầu tiên” của làng báo chí Việt Nam. Với những tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Sài Gòn : Gia Định Báo, Phan Yên Báo, Nông Cổ Mín Đàm (1901-1924), Lục Tỉnh Tân Văn.. Từ 1945-1975, báo chí Việt Nam tiếp tục phát triển theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc và mục đích chủ yếu là tuyên truyền, cổ vũ đấu tranh, phê phán, lên án tội ác của giặc. Đặc biệt từ 1975 đến nay, báo chí có một vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH của dân tộc. Có thể nói ở giai đoạn hiện nay, báo chí phát triển rực rỡ với sự phong phú của các thể loại và dạng tồn NguyÔn ThÞ YÕn 9 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp tại. Cho đến nay cả nước có hơn 700 tờ báo và tạp chí lớn nhỏ, đã phản ánh được mọi mặt của đời sống. Báo chí Việt Nam có một lịch sử phát triển khá lâu đời. Cùng với lịch sử của dân tộc, báo chí Việt Nam luôn theo sát và phản ánh chân thực đáp ứng được mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Sự phát triển của báo chí cũng là sự phát triển của một phong cách chức năng ngôn ngữ - Phong cách ngôn ngữ báo chí. 1.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí 1.3.1. Khái niệm “Phong cách ngôn ngữ báo chí” Báo chí có vai trò quan trọng trong đời sống. Hàng ngày con người luôn muốn nắm bắt được thông tin và bày tỏ ý kiến bình giá của mình... Từ việc sử dụng ngôn ngữ vào những mục đích khác nhau dần dần đã hình thành “Phong cách ngôn ngữ báo chí”. Phong cách ngôn ngữ báo chí là một trong những phong cách chức năng ngôn ngữ cơ bản. Nó được sử dụng khá phổ biến trong đời sống, xã hội và có vai trò thiết yếu trong việc giúp con người bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trước những sự kiện xảy ra trong đời sống. Để tìm hiểu Phong cách ngôn ngữ báo chí ta xét ngữ liệu sau: “18/09/2009 02:50 PM Đà Nẵng đã có bệnh nhân đầu tiên tử vong do cúm A/H1N1. Đây là ca thứ bảy trong cả nước tử vong do nhiễm bệnh này. Đó là xác nhận của bác sĩ Nguyễn Út - phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng trưa 18/09. Bệnh nhân tên Vũ Văn Mật ( 40 tuổi, trú tại K05/11 Lê Trọng Tấn - Phường An Khê Quận Thanh Khê - Đà Nẵng), bị tử vong khi đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng”(Dẫn theo Viet Nam.net) Ngữ liệu này cung cấp cho chúng ta một thông tin được cập nhật trong đời sống xã hội hàng ngày. Nó phản ánh một vấn đề đang được toàn xã hội NguyÔn ThÞ YÕn 10 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp quan tâm là dịch cúm A/H1N1. Ngữ liệu có thời gian và sự kiện cụ thể: Ngày 18/09/2009, tại Đà Nẵng có ca tử vong đầu tiên do cúm A/H1N! Ngữ liệu còn cung cấp thông tin cụ thể về bệnh nhân: Vũ Văn Mật (40 tuổi - trú tại K05/11 Lê Trọng Tấn - Phường An Khê - Quận Thanh Khê - Đà Nẵng). Qua ngữ liệu này, người viết muốn bày tỏ thái độ lo lắng về khả năng lan tràn của đại dịch cúm A/H1N1 và bày tỏ mong muốn người dân hãy hết sức đề phòng. Từ ngữ liệu trên chúng ta có thể hiểu: “Phong cách ngôn ngữ báo chí công luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai trò của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí - công luận” [7, 98 - 99]. Nói cụ thể hơn đó là vai trò nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo, bạn đọc (phát biểu)... tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ báo chí tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết. Ở dạng viết là những mẩu tin, bài viết trên báo và tờ in, những mẩu rao vặt, quảng cáo viết trên giấy dán nơi đông người... Ở dạng nói có những mẩu tin hàng ngày, những mục thông tin quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình, những lời rao của người bán hàng. Dựa vào các mục đích giao tiếp khác nhau mà người ta chia phong cách ngôn ngữ báo chí thành các thể loại: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, phỏng vấn bạn đọc... Ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí có chức năng là giao tiếp lí trí và chức năng tác động. Giao tiếp lí trí được hiểu cụ thể là thông báo, tác động vào nhu cầu, nguyện vọng của người nghe, người đọc. Mọi nhu cầu và nguyện vọng của con người trong xã hội văn minh đều được phản ánh trong nhu cầu về thông tin. Không có thông tin, con người không thể tồn tại và phát triển hài hoà. 1.3.2. Đặc trưng của “Phong cách ngôn ngữ báo chí” NguyÔn ThÞ YÕn 11 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Muốn thực hiện được chức năng thông báo - tác động trong công việc thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, phong cách ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo những đặc trưng chung là: Tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. 1.3.2.1. Tính thông tin thời sự Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được sử dụng nhằm truyền bá, cung cấp những tin tức nóng hổi hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Cũng vì thế ngôn ngữ báo chí phải có tính thông tin thời sự. Ví dụ: Theo Roi - Tơ, ngày 30/7, Mĩ đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc một dự thảo nghị quyết về việc triển khai một lực lượng đa quốc gia ở Li - bê - ri - a, trong khi ba tàu chiến chở quân Mĩ đang tiến gần bờ biển nước này sẵn sàng tham gia giám sát ngừng bắn tại Li - bê - ri - a. (Theo báo Nhân Dân, ngày 1/8/2003) Ngữ liệu trên đã thông tin về một sự kiện diễn ra lúc bấy giờ được nhân dân thế giới quan tâm. Đó là tình hình chính trị ở Li - bê - ri - a. Ngữ liệu có thời gian và sự kiện cụ thể. Quay trở lại ngữ liệu về Đại dịch cúm A/H1N1, chúng ta thấy ngữ liệu đã cung cấp cho người đọc những tin tức nóng hổi đang được toàn xã hội quan tâm, đó là sự lan tràn của Đại dịch cúm A/ H1N1, một vấn đề cập nhật trong xã hội, đó là tại Đà Nẵng có ca tử vong đầu tiên do cúm A/ H1N1, đây là ca thứ 7 của cả nước bị tử vong do nhiễm bệnh này, ngữ liệu có thời gian (18/09/2009), địa điểm (Đà Nẵng), sự kiện cụ thể. Đặc điểm quan trọng của báo chí là tính thời sự. Đặc điểm này đòi hỏi thông tin phát đi phải cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ, đảm bảo tính khách quan. Ngôn ngữ của báo chí phải là ngôn ngữ của sự kiện, vốn từ mà nó sử dụng là vốn từ phản ánh những vấn đề thời sự của xã hội. 1.3.2.2. Tính ngắn gọn NguyÔn ThÞ YÕn 12 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ cập nhật các thông tin trong đời sống và để truyền tải các thông tin ấy tới công chúng thì ngôn ngữ báo chí phải thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Trên thực tế, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng có những giới hạn nhất định, mà các thông tin cập nhật trong cuộc sống lại rất phong phú. Trên báo, phải đếm từng dòng, từng chữ; trên đài phát thanh, đài truyền hình phải tính từng phút, từng giây. Người đọc báo, người nghe đài thì muốn trong một thời gian ít ỏi biết được thật nhiều tin tức, sự kiện. Báo chí luôn luôn coi trọng việc phải diễn đạt sao cho thật ngắn gọn mà vẫn chứa đựng được nhiều thông tin cao nhất. Vì thế, ngôn ngữ diễn đạt của phong cách báo chí phải ngắn gọn, trực tiếp, tuyệt đối tránh tình trạng dùng từ ngữ trùng lặp, tránh lối nói vòng. Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo... Ở đó có khi chỉ dùng một câu mà người đọc có thể nắm bắt được thông tin cần thiết. Ví dụ: Ngày 3/7, tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng phát triển Châu Á tại Việt Nam ký hiệp định vay cho dự án tài chính nhà ở. (Trích báo Nhân Dân, ngày 1/8/2003) Chỉ với một câu nhưng bản tin trên đã thông tin một cách chính xác và đầy đủ về việc đại diện Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng phát triển Châu Á tại Việt Nam ký hiệp định vay cho dự án tài chính nhà ở, có thời gian là ngày 3/7, có địa điểm cụ thể (tại Hà Nội). Ở bản tin về đại dịch cúm A/H1N1, văn bản trình bày ngắn gọn, có 4 câu, cung cấp 4 thông tin khác nhau. Câu 1 là thông tin Đà Nẵng có bệnh nhân đầu tiên tử vong do cúm A/H1N1. Câu thứ 2, thông tin đây là ca thứ 7 trong cả nước. Câu thứ 3 nói rõ người xác nhận là bác sĩ Nguyễn Út... và câu thứ 4 cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân. NguyÔn ThÞ YÕn 13 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.3.2.3. Tính sinh, động hấp dẫn Không phải thể loại nào cũng có thể viết sinh động, hấp dẫn, nhưng muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc. Điều đó dẫn tới đặc trưng thứ 3 của phong cách ngôn ngữ báo chí. Đặc trưng này thể hiện rõ ở cách dùng từ và đặt câu, và những tiêu đề của bài báo. Báo chí có hấp dẫn thì mới khơi gợi được hứng thú của người đọc, người nghe. Tính hấp dẫn thể hiện ở lượng thông tin mới, thể hiện ở thông tin phải liên quan trực tiếp đến sự kiện với vận mệnh mỗi con người, của cộng đồng. Hình thức diễn đạt của báo chí cũng phải thể hiện tính hấp dẫn, từ khâu lựa chọn kiểu chữ, dùng từ, đặt câu đến khâu đặt tiêu đề, xếp vị trí các tin, bài. Đối với báo hình, cần có sự kết hợp giữa kênh hình (hình ảnh, chữ) và kênh âm thanh (lời thuyết minh) sao cho đạt đến sự hấp dẫn cao nhất. Ví dụ ở mục 1.3.1, có tính hấp dẫn ở thông tin cập nhật, liên quan đến vấn đề được toàn xã hội quan tâm: Đại dịch cúm A/ H1N1. Cách trình bày của bản tin này rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, có bốn câu, mỗi câu truyền tải một thông tin cụ thể. Điều đó gây sự hứng thú cho người đọc. Đặc biệt một số tít của bài báo gây chú ý, kích thích trí tò mò của độc giả. Ví dụ: Những trái tim mòn mỏi chờ mổ. (Báo Tiền phong) Nói “ không” với cuộc chiến vì quyền lực và dầu lửa. (Báo Lao động) Mua của người chán, bán cho người cần. (Báo Mua và Bán) Đọc thể thao không hao mà khoẻ. (Báo Thể thao) NguyÔn ThÞ YÕn 14 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Ba đặc trưng trên được thể hiện bằng những phương tiện diễn đạt thường gặp trong ngôn ngữ báo chí: Ngữ âm - chữ viết, về cách dùng từ ngữ,về ngữ pháp, về các biện pháp tu từ, về bố cục trình bày. Kết luận chương 1: Báo chí có một vai trò quan trọng trong đời sống. Báo chí Việt Nam có lịch sử phát triển khá lâu đời. Cùng với lịch sử của dân tộc, báo chí Việt Nam luôn theo sát và phản ánh chân thực đáp ứng được mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra. Muốn thực hiện chức năng thông báotác động trong cuộc sống phong cách ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo những đặc trưng chung là: Tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn và tính sinh động, hâp dẫn. NguyÔn ThÞ YÕn 15 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 2. DẠY HỌC BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ” Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1. Nội dung phần Phong cách học trong chương trình tiếng Việt- THPT 2.1.1. Nội dung phần Phong cách học trong chương trình tiếng Việt (SGK cải cách giáo dục) Trong chương trình cải cách giáo dục năm 2000, phần tiếng Việt được triển khai thành một quyển riêng và tiếng Việt chỉ được học đến lớp 11. Trong chương trình tiếng Việt ở lớp 11, Phong cách học được gộp thành một chương trình riêng có tên là Phong cách học tiếng Việt. Khi triển khai các kiến thức phong cách học, SGK tiếng Việt lớp 11 có giới thiệu chùm bài phong cách chức năng ngôn ngữ, bao gồm các bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ gọt giũa, Phong cách ngôn ngữ khoa học và Phong cách ngôn ngữ chính luận, Phong cách ngôn ngữ báo - công luận và Phong cách ngôn ngữ hành chính, Phong cách ngôn ngữ văn chương. Bài Phong cách ngôn ngữ báo - công luận được dạy một tiết trong một bài ba tiết cùng với Phong cách ngôn ngữ hành chính. Ở chương trình cải cách giáo dục, Phong cách ngôn ngữ báo chí có tên gọi là phong cách ngôn ngữ báo chí - công luận, điều này đã thể hiện khá rõ mục đích, đặc trưng và chức năng giao tiếp, tác động tới công chúng của Phong cách ngôn ngữ báo chí. Khi triển khai bài dạy, SGK Tiếng Việt lớp 11 đã trình bày các nội dung cơ bản: Khái niệm Phong cách ngôn ngữ báo - công luận: Phong cách báo công luận là kiểu diễn đạt được dùng trên báo, đài ở các mục như tin tức, (tin ngắn, tin nhanh, tin tổng hợp), phóng sự (điều tra, tài liệu), bình luận, (phản ánh công luận và dư luận xã hội), tiểu phẩm, (châm biếm cái xấu có tính thời sự). Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt với các phương diện sau: NguyÔn ThÞ YÕn 16 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Về mặt ngữ âm - chữ viết. Về ngữ âm, người phát thanh viên phải hướng theo chuẩn phát âm, phải hướng về người nhận tin khắp nơi, đọc rõ ràng, tốc độ vừa phải, không nhầm lẫn, đọc diễn cảm và truyền cảm. Về chữ viết, báo chí phải triệt để tôn trọng những quy định về chữ viết, về chính tả, về viết hoa, về cách viết tiếng nước ngoài. Về mặt từ ngữ, ngôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách, đồng thời do nội dung của tin tức, ngôn ngữ báo chí có thể sử dụng cả những từ ngữ khoa học - kỹ thuật, từ ngữ chính trị, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương, từ ngữ khẩu ngữ. Việc sử dụng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm xấu, nhất là từ ngữ khẩu ngữ phải được cân nhắc để thể hiện tính văn hoá cần có của báo chí. Về mặt ngữ pháp, câu văn trên báo chí dù ngắn hay dài đều phải tạo nên tính rõ ràng, chính xác của văn bản, không gây ra những hiểu lầm về nội dung của văn bản. Về bố cục trình bày và biện pháp tu từ: Để đảm bảo tính trung thực, khách quan của tin tức trên báo chí, cách bố cục trình bày thường theo khuôn mẫu như sau: Nguồn tin.., thời gian.., địa điểm..., sự kiện..., diễn biến..., kết quả. Ngôn ngữ báo chí là công cụ thể hiện bộ mặt văn hoá hàng ngày của xã hội cho nên phải mang tính văn hoá trong diễn đạt. Với việc trình bày các nội dung: Khái niệm Phong cách ngôn ngữ báo công luận và đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt với các phương diện về mặt ngữ âm - chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, bố cục, trình bày, biện pháp tu từ... Cách trình bày này có những ưu điểm là đã thể hiện một cách cơ bản về khái niệm Phong cách ngôn ngữ báo - công luận, cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu để các em tạo lập một số thể loại báo chí. Bên cạnh đó, với việc trình bày các nội dung như vậy đã gây ra một số hạn chế nhất định, nội dung trong SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000 chưa nêu NguyÔn ThÞ YÕn 17 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp ra được các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí, đó là những điều kiện thiết yếu để giúp học sinh tiếp cận và viết một số thể loại báo chí được dễ dàng hơn. 2.1.2. Nội dung phần Phong cách học trong chương trình Ngữ văn phổ thông Phong cách học trong chương trình Ngữ văn được triển khai ở Tiểu học, THCS và THPT. Ở Tiểu học và THCS học sinh tập trung làm quen với các biện pháp tu từ. Đến THPT Phong cách học được triển khai ở mảng kiến thức: Kiến thức về phong cách và kiến thức về tu từ học. Về Phong cách học, học sinh được làm quen với 6 phong cách chức năng ngôn ngữ từ lớp 10 đến lớp 12. Nếu như trong SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000, Phong cách ngôn ngữ báo - công luận chỉ được dạy trong 1 tiết ở lớp 11, thì trong SGK Ngữ văn hiện nay, Phong cách ngôn ngữ báo chí được dạy trong một bài 2 tiết với các nội dung sau: Tiết 1, trình bày nội dung: Ngôn ngữ báo chí, tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí (bản tin, phóng sự, tiểu phẩm...). Và chương trình còn đưa ra những nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí. Ở tiết 2, SGK Ngữ văn trình bày nội dung về các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. Về các phương tiện diễn đạt được trình bày với các phương diện như sau: Về mặt từ vựng, từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng. Về ngữ pháp, câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin hính xác. NguyÔn ThÞ YÕn 18 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Về các biện pháp tu từ, ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo chí, ta thấy không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, đảo ngữ, song song phối hợp câu ngắn với câu dài... những biện pháp tu từ này nhằm vào việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại. Đặc biệt, nội dung trong chương trình SGK Ngữ văn đã nêu rõ được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí là tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn và tính sinh động. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên Phong cách ngôn ngữ báo chí. Cách triển khai này cho thấy chương trình cùng với sự đổi mới đã trang bị đầy đủ hơn những tri thức cơ bản của phong cách ngôn ngữ này và giúp cho học sinh có một nền tảng nhất định để các em có thể chủ động, tự tin tạo lập văn bản báo chí. Đồng thời cũng trang bị cho các em những tri thức của tiếng Việt để các em có thể học tập theo hướng tích hợp khi học Làm văn (các bài: bản tin, luyện tập viết bản tin, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn...) và học một số văn bản (Về luân lí xã hội ở nước ta, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức...) 2.2. Việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” của giáo viên “Phong cách ngôn ngữ báo chí” cũng như các phong cách chức năng ngôn ngữ khác đều là nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Hầu hết các phong cách chức năng ngôn ngữ đều được giảng dạy trong thời gian là 2 tiết. Hiện nay, cùng với sự đổi mới nội dung chương trình là sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, khi dạy các kiến thức của phong cách ngôn ngữ báo chí, giáo viên đã cố gắng truyền tải (giảng dạy) theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. NguyÔn ThÞ YÕn 19 K32C - Ng÷ v¨n Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tuy vậy, việc dạy của giáo viên phần lớn vẫn theo sách giáo khoa, chưa có sự sáng tạo riêng, phần lớn các nội dung vẫn dập khuôn theo SGK và SGV. Và việc lý giải các tri thức vẫn chưa tường minh. Ví dụ: Việc phân tích các ngữ liệu để chỉ ra các thể loại văn bản báo chí vẫn chưa được thoả đáng mà vẫn còn ở hình thức chung chung. Phần lớn các giáo viên triển khai bài học theo hướng: Giáo viên đưa ra ngữ liệu và hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu. Việc phân tích để xác định các phương tiện diễn đạt đôi chỗ vẫn chưa thoả đáng, như việc xác định các biện pháp tu từ, giáo viên ít khi lấy ngữ liệu phân tích để rút ra các biện pháp tu từ, mà chủ yếu lấy từ SGK... 2.3. Việc học tập của học sinh Bên cạnh việc giáo viên đưa ra ngữ liệu và hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu, học sinh nghe, trả lời, nhận xét, bổ sung. Học sinh vận dụng kiến thức đó vào giải quyết bài tập. Ngoài những mặt tích cực đó, do các kiến thức của phong cách ngôn ngữ báo chí vừa khô khan lại có nhiều nét tương đồng giữa đặc trưng các thể loại báo chí, nên học sinh thường học với một hình thức chống đối, và việc vận dụng các kiến thức đó vào quá trình tạo lập văn bản còn lúng túng, diễn đạt chưa gãy gọn, chưa phù hợp với các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí. Thể hiện ở việc khi học sinh luyện tập viết một số thể loại báo chí như bản tin, tiểu phẩm, phóng sự... thì chưa thể hiện được các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. 2.4. Nội dung bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” trong sách giáo khoa Ngữ văn Bài này được dạy trong hai tiết. Khi triển khai bài này, ở tiết một sách giáo khoa trình bày nội dung: Ngôn ngữ báo chí, trong đó tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm. NguyÔn ThÞ YÕn 20 K32C - Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan