Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong day môn sinh học thcs...

Tài liệu Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong day môn sinh học thcs

.PDF
15
414
101

Mô tả:

Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do -Hạnh phúc ========šµ›========== ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Họ và tên : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Giáo viên Tổ Khoa học Tự nhiên Trường : THCS HỒNG LÝ TÊN ĐỀ TÀI: Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Trang 1 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS a . Đặt vấn đề 1,Cơ sở lý lụân: Như chúng ta đã biết phương pháp dạy học ngày nay là phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, thầy là người chỉ đạo, trọng tài, tổ chức hướng dẫn người học giúp người học tìm ra kiến thức. Mặt khác sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài người. Do đó việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì quan trọng. Có rất nhiều phương pháp dạy học, tuy nhiên tuỳ nội dung chương trình mà áp dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Thông thường trong giảng dạy các khái niệm sinh học được sử dụng phương pháp thiết lập sự liên hệ giữaa các khái niệm. Phương pháp này có ưu thế giúp học sinh nắm khái niệm một cách sâu sắc, biết liên hệ những khái niệm mới với các khái niêm đã biết, khái niệm đã học của chương này được liên hệ với khái niệm của chương kia, thậm chí khái niệm trong lĩnh vực này liên hệ với khái niệm của lĩnh vực khác. Sử dụng phương pháp thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm giúp cho việc phát triển trí tuệ của học sinh, rèn luyện trí nhớ tạo điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích cực. Chương trình sinh học trung học cơ sở có rất nhiều khái niệm sinh học. Nếu sử dụng phương pháp dạy học cũ là giảng giải minh hoạ thì học sinh nhớ máy móc kiến thức, ít nghiên cứu sách giáo khoa, không sáng tạo trong giờ học, kiến thức thu được rời rạc không có tính hệ thống, không phát hiện được sự khác nhau giữa các kh¸i niªm sinh häc cũng như các qui luật di truyền và biến dị để vận dụng vào thực tế cuộc sống, các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể kháe m¹nh, t¹o ®iều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lượng. Trang 2 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS 2,Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế giảng dạy sinh học , qua dù giê của nhiều đồng nghiệp trong đơn vị tôi và một số đơn vị bạn, tôi thấy có rất nhiều giáo viên quan tâm tới việc dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong giảng dạy môn sinh học. Nhưng cũng không ít những giáo viên không thấy hết vai trò, tầm quan trọng của việc dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm số đông trong giảng dạy. Qua khảo sát chất lượng học sinh trường, tôi thấy: - Đa số học sinh chưa nắm chắc các khái niệm sinh học. - Kiến thức thực tế còn hạn chế. - Tỉ lệ học sinh yếu kém nhiều, học sinh khá giỏi ít. VËy việc dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm như thế nào cho phù hợp với từng nội dung giảng dạy, sử dụng trong các giờ học như thế nào để đạt hiệu quả cao ? Trên cơ sở tiếp thu việc đổi mới phương pháp dạy học thực hiêkn chương trình và sách giáo khoa mới vµừa thực tế giảng dạy môn sinh học tôi mạnh dạn chọn việc sử dụng việc thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong giảng dạy sinh học là một sáng kiến để thu hút học sinh yêu thích môn sinh ,giúp các em hiểu bài tốt hơn. Tôi mạnh dạn xác định hướng đi của đề tài này là: “dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn sinh học THCS ” 3,Phạm vi sáng kiến: Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn sinh học THCS Trang 3 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Phần II: giải quyết vấn đề B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện. Để sử dụng phương pháp liên hệ giữa các khái niệm trong dạy học sinh học trước hết giáo viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng chương từng bài. Trong giờ dạy giáo viên phải biết tạo ra những tình huống cú vấn đề để kích thích các em giải quyết vấn đề, đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi. biết kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Muốn làm được như vậy giáo viên chỉ cần hướng cho học sinh biết cách giải quyết vấn đề từng bước một, măt khác phải hình thành cho các em kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa. Trong mỗi bài giáo viên cần định hướng cho các em xem mục nào cú thể sử dụng các khái niệm , lập sơ đồ liên hệ giữa các khái niệm dạng nào cho hợp lí, có hiệu quả nhất. Giáo viên cần hình thành dần cho các em khả năng xây dựng sơ đồ và cách nhớ bài học theo ngôn ngữ sơ đồ ; đọc nội dung từ sơ đồ tư duy bằng các khái niệm. Đây là một công việc khú khăn và yêu cầu phải nhớ sâu sắc bài học, nhờ đú mà khả năng tự học của các em ngày càng cao. Để tổ chức bài giảng theo phương pháp liên hệ giữa các khái niệm giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đi theo các bước sau; 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nội dung bài học để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng phần, từng mục. 2. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi. 3. Học sinh phõn tớch nội dung bài học xác định khái niệm 4. Học sinh tự lập khái niệm 5. Học sinh thảo luận trước lớp về kết quả lập được. 6. Giáo viên chỉnh lớ để có khái niệm chính xác khoa học 7. Ra bài tập bổ sung và củng cố. Trang 4 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS II. Các giải pháp để tổ chức thực hiện. Thùc tế giảng dạy sinh học đã chứng tỏ việc học tập dễ dàng hơn khi học sinh biết cách liên hệ các khái niệm với nhau .đó là liên hệ giữa những khái niệm mới với những khái niệm đã biết ,giữa khái niệm đã học của chương này được liên hệ với khái niệm vủa chương kia ,thậm chí khái niệm trong lĩnh vực này liên hệ với khái niệm của lĩnh vực khác .Để hiểu rõ hơn chúng ta có thể xem xét một cách cụ thể các kiểu liên hệ này : 1/liên hệ khái niệm mới với cái đã biết: Ví dụ 1: Dạy mục I: Bài Tế bào trong môn Sinh học 8. Giáo viên có thể cho học sinh liên hệ tế bào với mét quèc gia. Đường biên giới của quốc gia tương ứng với màng tế bào. Các cửa hải khẩu quan trọng ứng với các kênh vận chuyển ( Prôtêin xuyên màng ) trên màng tế bào chỉ cho phép những gì đi qua có lợi cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia/ tế bào. Cơ quan tử như ti thể có thể ví như nhà máy điện của đất nước vì nó sản sinh ra năng lượng.Từ đó ta có thể đặt câu hỏi cho học sinh: Tế bào nào trong cơ thể có nhiều ti thể nhất? Học sinh có thể suy luận theo lô gic: Những tế bào nào hoạt động nhiều nhất thì sẽ cần nhiều năng lượng nhất và do vậy sẽ có nhiều ti thể nhất. Vậy nên tế bào cơ tim là những tế bào liên tục hoạt động kể từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi chết nên nó phải có nhiều ti thể nhất. Có thể đặt ra câu hỏi khác: Trong tế bào của người và động vật, ti thể tập trung chủ yếu ở đâu? Rõ ràng là học sinh nếu chưa được học nhưng bằng suy luận logic từ những cái đã biết trong đời sống có thể suy ra được câu trả lời một cách chính xác. Hay chúng ta có thể ví bộ máy Gôngi như một phân xưởng lắp ráp của một nhà máy.Tại đây các bộ phận khác nhau (Prôtêin, Gluxit, lipit) được lắp ráp lại với nhau, sau đó được đóng gói và vận chuyển đi tới nơi tiêu thụ.Bộ máy Gôngi có thể xem Trang 5 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS như một xưởng tái chế. Tại đây những gì không dùng đến sẽ được phân hủy để giữ lại những bộ phận còn dùng được, những bộ phận nào không dùng được sẽ bị loại ra khỏi tế bào. Việc so sánh và liên hệ như vậy sẽ đem lại nhiều hứng thú cho học sinh và giúp các em nhớ, tái hiện lại thông tin tốt hơn. Ví dụ 2: Trong giảng dạy bài “ Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện” trong Sinh häc 8. Trong môc II:Sự hình thành phản xạ có điều kiện . -GV cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm ,quan sát tranh hình 52-1,52-2,52-3, 52-4/sgk -GV cho HS thảo luận ?Để thành lập được phản xạ có ĐK cần có những ĐK gì ? -Điều kiện để thành lập phản xạ CĐK : +Phải có sự kết hợp giữa kích thích có ĐK với kích thích KĐK. +Quá trình kết hợp phải được lập đi lập lại nhiều lần . ?Thực chất của việc thành lập phản xạ có ĐK ? -Thực chất của việc thành lập phản xạ CĐK là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau -GV hoàn thiện kiến thức . -GV có thể mở rộng liên hệ với thực tế :Sự hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau giống như đường đi trên một bãi cỏ, nếu ta đi thường xuyên sẽ có con đừờng càng rõ , còn nếu ta không đi nữa cỏ sẽ lấp kín con đường sẽ mất. -GV yêu cầu HS liên hệ thực tế àtạo thói quen tốt . -Trong thí nghiệm trên nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ? +Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện với đời sống ? Trang 6 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Khi phản xạ CĐK không được củng cố àphản xạ sẽ mất dần . -Ý nghĩa : +Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi . +Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người . -GV liên hệ với việc học tập là phải tích cực, chăm chỉ học hỏi kiến thức mới kết hợp với thường xuyên ôn luyện kiến thức cũ thì các em mới hiểu bài và nhớ lâu hơn. Qua việc liên hệ giữa các khái niệm với những cái đã biết tôi thấy học sinh nắm chắc khái niệm hơn,hiểu rõ bản chất khái niệm giúp các em nắm chắc kiến thức ,hiểu sâu và nhớ kiến thức lâu hơn. 2/Liên hệ các khái niệm với nhau: Để liên hệ các khái niệm then chốt lại với nhau giáo viên giúp học sinh thiết lập “bản đồ các khái niệm”. Cuối mỗi bài học, mỗi chương, giáo viên chỉ ra các khái niệm then chốt cần phải nắm. Học sinh có nhiệm vụ viết các khái niệm ra trên giấy và dùng mũi tên nối các khái niệm lại với nhau thành một mạng lưới. Trên mỗi mũi tên, học sinh phải điền lời giải thích minh họa sự liên hệ nào đó giữa hai khái niệm. Học sinh chỉ ra được càng nhiều mối liên hệ giữa các khái niệm càng tốt. Học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau hoặc dưới sự giúp đỡ của giáo viên để biết được lời chú dẫn nào là sai. Bản đồ các khái niệm có thể được vẽ nhiều cách khác nhau không thể chỉ có một cách duy nhất đúng. Điều quan trọng là bằng cách này học sinh thấy được các mối liên hệ đúng giữa các khái niệm. Các khái niệm của các chương khác nhau cũng cú thể được gộp lại trong một bản đồ khái niệm. Việc tự xây dựng nên các bản đồ khái niệm giúp học sinh ôn bài rất tốt và nắm vững kiến thức. Đặc biệt cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao khi học sinh học ôn thi. -Ví dụ1: Trang 7 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Sau khi học xong chưong biến dị GV củng cố kiến thức bằng cách sử dụng các câu hỏi yêu cầu HS hoàn thành hệ thống kiến thức theo sơ đồ nhánh : ?Có mấy loại biến dị . ? Biến dị di truyền gồm những loại nào ? ? Có những loại đột biến nào ? HS sö dông kiến thức đã học hình thành sơ đồ kh¸i niÖm d¹ng nh¸nh : Biến dị không di truyền(Thường biến) Biến dị Biến dị tổ hợp Biến dị di truyền Đột biến gen Đột biến Đột biến số lưîng NST Đột biến NST Đột biến cấu trúc NST Qua đó tôi thấy HS nắm bài tốt hơn ,sâu hơn ,hiểu đ­ợc bản chất vấn đề ,không nhớ bài một cách máy móc hời hợt dễ quên. Ví dụ 2: Khi học chương I - Khái quát về cơ thể trong Sinh học 8 Học sinh có thể lập được bản đồ khái niệm sau: Tế bào (1) Cơ quan (2) Hệ cơ quan (3 Giữa các khái niệm trờn bản đồ tren có mối liờn hệ chặt chẽ. Trang 8 Cơ thể. Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Mối quan hệ1:Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Mối quan hệ 2:Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Mối quan hệ 3:Cơ thể gồm nhiều hệ cơ quan. =>Tế bào là đơn vị cấu tạo, chức năng của cơ thể. Ví dụ 3: Khi học chương III: ADN và gen-Phần biến dị di truyền- Sinh học 9 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thành lập bản đồ liên hệ các khái niệm sau: Gen (một đoạn ADN) à m A RN à Prôtêin à Tính trạng. Với sự trợ giúp hoặc có thể tự suy luận học sinh tìm ra được: - Gen là khuôn mẫu để tổng hợp m ARN. - mA RN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axítamin cấu thành nên prôtêin. - Prôtêin chịu tác động của môi trường trùc tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. - Bản chất mối liên hệ trong sơ đồ là trình tự các nucleôtớt trong AND (Gen) quy định trình tự các nuclêôtít trong ARN, qua đó quy định trình tự các axítamin cấu thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc tế bào và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. *Bản đồ các khái niệm trên còn được sử dụng vào bài: “Đột biến gen” của chương IV - Phần biến dị di truyền sinh học 9. Dựa vào bản đồ trên học sinh trả lời được câu hỏi tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình? Học sinh tự giải thích được như sau: - Gen (1 đọan ADN ) =>Biến đổi gen à à m ARN à Prôtêin à Tính trạng biến đổi mARN à thay đổi trình tự các a xít a min à biến đổi kiểu hình. Trang 9 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Ví dụ 4: Khi dạy mục I :Hệ sinh thái trong bài Hệ sinh thái- Sinh học 9. Từ bản đồ khái niệm: Quần thể à Quần xã à Hệ sinh thái Học sinh giải thích được vì sao hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. 3/ Liên hệ giữa cấu trúc với chức năng. Học sinh cũng sẽ học tốt hơn nếu các kiến thức của sinh học được trình bày theo mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng. Cấu trúc nào thì chức năng ấy. Nếu học sinh nhớ được cấu trúc của cơ quan thì có thể suy được chức năng mà nó đảm nhận và ngược lại. Ví dụ 1: Dạy mục I : Cấu tạo tim – Bài 17 -Tim và mạch máu- Sinh học 8. Giáo viên kiểm tra kiến thức cũ: vẽ, chú thích sơ đồ hai vòng tuần hoàn máu người Cho biết vai trò của tim trong sự tuần hoàn máu? Học sinh dựa vào kiến thức đã biết ở trên, quan sát hình 17 .1 sách giáo khoa điền vào bảng 17.1 Các ngăn tim co Nơi máu được bơm tới Tâm nhĩ trái co Tâm thất trái Tâm nhĩ phải co Tâm thất phải Tâm thất trái co Vòng tuần hoàn lớn Tâm thất phải co Vòng tuần hoàn nhỏ - Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dầy nhất (để có thể khi co sẽ tạo lực lớn nhất đẩy máu đi) và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất? - Dù đoán xem giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều nhất định. Trang 10 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Học sinh dễ ràng phát hiện ra: + Thành cơ tâm thất dầy hơn thành cơ tâm nhĩ để đảm bảo cho lực cơ bóp lớn đưa máu vào động mạch. + Thành cơ tâm thất trái dày nhất giúp cho nó tống máu và lưu máu trong vòng tuần hoàn lớn. + Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi ) đều cú van tim giúp máu chỉ vận chuyển theo một chiều. Như vậy học sinh hiểu rõ cấu tạo của tim hoàn toàn phự hợp với chức năng mà nú đảm nhiệm. Vớ dụ 2: Dạy mục III: Chức năng của ADN Bài 16- Sinh học 9. Giáo viên có thể hỏi học sinh: Đặc điểm nào về cấu trúc phân tử giúp ADN thực hiện được chức năng bảo quản và truyền đạt thụng tin di truyền. Học sinh phải chỉ ra được: - Cấu trúc của ADN rất hợp lý gồm hai mạch đơn xoắn song song đảm bảo cho các gen xắp xếp theo chiều dọc ADN . -Số lượng nuclêtớt trên ADN lớn, có thể tạo nên hàng nghìn gen khác nhau, đảm bảo cho ADN chứa đựng lượng thông tin di truyền lớn. - Các nuclêôtít trên một mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị rất bền vững. - Các nuclêôtít trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô kém bền giúp hai mạch đơn của ADN dễ dàng tách nhau khi thực hiện cơ chế tự sao mã và sao mã . -ADN giữ được tính ổn định tương đối. -Có 4 loại nuclêôtít ( A – T – G - X) trên ADN tạo ra các ADN khác nhau tạo nên tính đa dạng của ADN -> tạo nên tính đa dạng của di truyền. Qua việc liên hệ giữa cấu tạo phù hợp với chức năng học sinh hiểu bài tốt hơn , nắm được bản chất vấn đề qua đó học sinh nhớ kiến thức liên hệ . Trang 11 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS 4/ Liên hệ khái niệm với thực tiễn . Học sinh sẽ thấy hứng thú và ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sạch và với thực tiễn đời sống hàng ngày. Ví dụ1: Khi giảng bài về vi sinh vật Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh như sau: Làm thế nào khi đi chợ ta có thể phát hiện ra được hộp sữa hay đồ hộp nào đã bị nhiễm khuẩn nhưng chưa tới mức làm biến dạng đồ hộp? Tại sao trong cùng một điều kiện bảo quản, một số chai mật ong lại sủi bọt trong khi đó các chai khác thì lại không? Em có thể nói gì về sự khác nhau giữa hai chai về thành phần mật ong mà không cần phân tích thành phần hóa học của nó. Ví dụ 2: Sau khi học xong cấu tạo và chức năng của tai Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc vệ sinh tai, tự đề ra các biện pháp vệ sinh tai dựa trên các cơ sở khoa học. Cụ thể: Biện pháp Cơ sở khoa học Lau rửa tai bằng khăn mềm, tăm bông Giữ tai sạch, tránh xây xát Không dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai, Màng nhĩ có chức năng khuyêch đại lấy ráy tai, âm.Vật nhọn làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ dẫn đến điếc. Trẻ em cần được giữ vệ sinh để tránh Tai giữa thông với hầu viêm họng. Viêm họng có thể dẫn đến viêm tai giữa. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tác động Làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ mạnh. dẫn tới điếc. Trang 12 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Những vấn đề của thực tiễn đặt ra buộc học sinh phải suy nghĩ tìm cách trả lời sẽ đem lại nhiều hứng thú cho học sinh vì học sinh thấy các kiến thức sẽ rất hữu ích cho đời sống chứ không phải chỉ dùng để thi cử. Đây cũng là cách học và dạy theo kiểu giải quyết vấn đề. Việc học tập thực chỉ cú hiệu quả khi với kiến thức thu được trong quá trình học tập học sinh có thể tự mình giải quyết được những vấn đề mình chưa bao giờ được học. Phần III: kết luận 1. Kết quả nghiên cứu. Sau một thời gian tôi áp dụng phương ph¸p: “ Dạy cách liên hệ giữa các khái niệm và theo dừi sự thay đổi, tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra từ 10 đến 15 phút. Ở các bài kiểm tra này tôi không đề cập đến kỹ năng vẽ bản đồ các khái niệm sinh học mà yêu cầu các em trả lời theo các kiến thức đó học, tụi cho học sinh làm bài kiểm tra để so sánh kết quả giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Đề bài kiểm tra 15 phút môn sinh học 9: Câu 1:Quần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong quần thể thường có mối quan hệ gì? C©u 2: Quần xã· sinh vật là gì? Giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật có những điểm nào giống và khác nhau? Qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy số lượng học sinh theo phương pháp:Thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm ở lớp 9A là cao hơn hẳn so với lớp 9B và chất lượng các bài kiểm tra cao hơn, số điểm yếu kém cũng ít hơn. Điều đó có nghĩa là các em ở lớp dạy thực nghiệm theo phương pháp dạy cách thiết lập sự liên hệ giũaa các khái niệm có kết quả học tập cao hơn. Đặc biệt các em đã hình thành được năng lực tự lập sơ đồ khái niệm, có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trình độ lĩnh hội kiến thức ngày càng được nâng lên. Trang 13 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Kết quả cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 SL % Điểm 5,6 SL Điểm 7,8 % SL % Điểm 9,10 SL % 9A 27 2 7,4 8 26,63 9 33,33 8 26,63 9B 25 4 16 10 40 6 24 5 20 Kết quả học sinh giỏi môn sinh 9 do tôi phụ trách cũng rất khả quan: Có hai học sinh giỏi huyện. Trong đề tài này tôi đã làm được một số việc sau đây: - Giáo viên đã nắm vững các khái niệm sinh học. - Phối hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn triển khai sáng kiến trên vào thực tế để đem lại hiệu quả cao - Tăng cường thực hành thực tế đảm bảo tính trực quan khi học các khái niệm. 2. Kiến nghị đề xuất. Phương pháp này tôi đã thực hiện trong giảng dạy, qua quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh khả năng độc lập nghiên cứu nắm vững các tri thức và sáng tạo hơn trong học tập. Để khẳng định được tính hiệu quả của phương pháp này tôi rất mong được tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn. Khi viết sáng kiến này tôi đã được sự quan tâm của BGH, đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp cùng các quý độc giả để sáng kiến này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hồng Lý ngày 12 / 4 / 2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hương Trang 14 Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm trong dạy môn Sinh học THCS Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan