Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của việt nam...

Tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của việt nam

.DOC
329
115
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TS. UNG THỊ MINH LỆ TP Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ với đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tiến DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa FE Fix Effect (hiệu ứng cố định) FMOLS Fully Modified Ordinary Least Squares FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GSO Tổng cục thống kê Việt Nam IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NSNN Ngân sách Nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Ordinary Least Square (phương pháp bình phương nhỏ nhất) RE Random Effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) TTKT Tăng trưởng kinh tế TW Trung Ương UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc VAR Vector Auto Regression WTO Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG TT NỘI DUNG TRANG 1 Bảng 2.1 FDI ở các vùng của Việt Nam 50 2 Bảng 2.2 FDI ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 53 3 Bảng 2.3 Tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 55 2006-2012 4 Bảng 2.4 GDP bình quân ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 56 5 Bảng 2.5 Tăng trưởng kinh tế và FDI ở các vùng của Việt Nam giai 58 đoạn 2006-2012 6 Bảng 2.6 Tỷ trọng FDI trong GDP các vùng của Việt Nam giai đoạn 61 1995-2012 7 Bảng 2.7 FDI ở các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 64 8 Bảng 2.8 Lợi thế so sánh ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 67 9 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng dấu 10 Bảng 3.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm thu hút dòng vốn FDI và kỳ vọng dấu 11 Bảng 4.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình tăng trưởng kinh tế 80 88 99 12 Bảng 4.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson của các biến 100 13 Bảng 4.3 Kiểm định tính dừng của các biến 101 14 Bảng 4.4 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger 102 15 Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến đặc tính địa phương của FDI 104 16 Bảng 4.6 Hồi quy tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo 106 phương pháp GMM Arellano-Bond 17 Bảng 4.7 Kiểm định đồng liên kết Westerlund 18 Bảng 4.8 Ứớc lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG 108 109 TT NỘI DUNG (tiếp theo) TRANG 19 Bảng 5.1 Hồi qui tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo phương 121 pháp GMM Arellano-Bond ở các vùng 20 Bảng 5.2 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG ở các vùng 21 Bảng 5.3 Hồi qui tăng trưởng kinh tế với tác động của FDI theo phương 123 125 pháp GMM Arellano-Bond ở các liên kết vùng 22 Bảng 5.4 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn theo phương pháp PMG ở các liên kết vùng 127 23 Bảng 6.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình 139 24 Bảng 6.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson của các biến 139 25 Bảng 6.3 Ước lượng các yếu tố thu hút dòng vốn FDI theo phương 141 pháp GMM Arellano-Bond 26 Bảng 6.4 Kiểm định tính dừng Fisher với độ trễ 2 142 27 Bảng 6.5 Kiểm định phần dư 143 28 Bảng 6.6 Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn các yếu tố thu hút dòng vốn FDI theo phương pháp PMG 144 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ TT NỘI DUNG TRANG 1 Hình 1 Quy trình nghiên cứu 16 2 Hình 1.1 Các kênh tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế 18 3 Hình 2.1 FDI ở các vùng của Việt Nam 51 4 Hình 2.2 GDP bình quân ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 5 Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1996-2012 6 Hình 2.4 FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 1996-2005 7 Hình 2.5 FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 56 57 59 60 8 Hình 2.6 FDI/GDP ở các vùng Việt Nam giai đoạn 1995-2012 61 9 Hình 3.1 Biên sản xuất và vai trò của FDI 71 i 12 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu công trình nghiên cứu ............................................................................1 2. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................8 6. Các công trình nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế......................................8 7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................15 8. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................16 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Giới thiệu ...........................................................................................................18 1.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế......................................20 1.2.1. Lý thuyết tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế ..................................20 1.2.2. Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế .....................................................................................23 1.2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian...................23 13 i 1.2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chéo hoặc bảng .................29 1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI ....................................................................37 1.3.1. Lý thuyết các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI ........................................37 1.3.2. Đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI .........39 1.4. Kết luận ...............................................................................................................44 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu ............................................................................................................46 2.2. Đặc điểm các vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam...........................................46 2.2.1. Đặc điểm vùng Đồng bằng Sông Hồng .......................................................47 2.2.2. Đặc điểm vùng Trung du miền núi phía Bắc ...............................................47 2.2.3. Đặc điểm vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ...........................48 2.2.4. Đặc điểm vùng Tây Nguyên.........................................................................48 2.2.5. Đặc điểm vùng Đông Nam Bộ .....................................................................49 2.2.6. Đặc điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................49 2.3. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam .....................................................................................................50 2.3.1. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI ở các vùng của Việt Nam ......................50 2.3.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam ..........................54 2.3.3. Dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam................58 2.4. Đóng góp của dòng vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam...................................62 2.5. Đánh giá lợi thế so sánh của các vùng ở Việt Nam ........................................66 2.6. Kết luận ..............................................................................................................68 3 3 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Giới thiệu ............................................................................................................69 3.2. Mô hình kinh tế lượng .......................................................................................69 3.2.1. Mô hình tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế....................69 3.2.1.1. Khung phân tích ..................................................................................69 3.2.1.2. Mô hình thực nghiệm ..........................................................................72 3.2.2. Các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI........................................80 3.2.2.1. Khung lý thuyết ...................................................................................80 3.2.2.2. Mô hình thực nghiệm ..........................................................................84 3.3. Phương pháp ước lượng ....................................................................................88 3.3.1. Phương pháp ước lượng GMM Arellano-bond và PMG ............................89 3.3.2. Các bước tiến hành......................................................................................93 CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỔNG THỂ VÙNG CỦA VIỆT NAM Tóm tắt .......................................................................................................................95 4.1. Giới thiệu ............................................................................................................96 4.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu .............................................................98 4.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................98 4.2.2 Kiểm định hệ số tương quan .........................................................................100 4.2.3. Kiểm định tính dừng ....................................................................................100 4.3. Kết quả thực nghiệm..........................................................................................101 4 4 4.3.1. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ........................................................101 4.3.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế theo phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond ....................................................103 4.3.3. Ước lượng tính năng động của dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp PMG .............................................................................107 4.4. Thảo luận kết quả ước lượng ............................................................................110 4.5. Kết luận ...............................................................................................................117 CHƯƠNG 5 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: LỰA CHỌN VÙNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt .......................................................................................................................118 5.1. Giới thiệu ............................................................................................................118 5.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu .............................................................119 5.2.1. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................119 5.2.2. Kiểm định hệ số tương quan ........................................................................120 5.3. Kết quả thực nghiệm..........................................................................................120 5.3.1. Kết quả thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam ........................................................................120 5.3.2. Kết quả thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế ở các liên kết vùng của Việt Nam ...........................................................124 5.4. Thảo luận kết quả ước lượng ...........................................................................128 5.4.1. Thảo luận về tính đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế vùng ......................128 5.4.2. Thảo luận về tính hội tụ (liên kết) trong tăng trưởng kinh tế vùng .............130 5.5. Kết luận ...............................................................................................................134 5 5 CHƯƠNG 6 CÁC YẾU TỐ THU HÚT DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM Tóm tắt .......................................................................................................................136 6.1. Giới thiệu ............................................................................................................137 6.2. Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu .............................................................138 6.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................138 6.2.2 Kiểm định dữ liệu .........................................................................................139 6.3. Kết quả thực nghiệm..........................................................................................140 6.3.1. Ước lượng các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam theo phương pháp GMM Arellano – Bond.........................................................140 6.3.2. Ước lượng tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam bằng phương pháp PMG .............142 6.4. Thảo luận các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam............................145 6.5. Kết luận ...............................................................................................................150 CHƯƠNG 7 TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 7.1. Tổng kết chung ...................................................................................................151 7.1.1. Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam ..............................................................................................151 7.1.2. Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế: lựa chọn vùng ở Việt Nam ..................................................................................................152 7.1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam .........................................154 7.2. Đóng góp của luận án.........................................................................................155 7.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết ...........................................................................155 6 6 7.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn...........................................................................157 7.3. Gợi ý chính sách .................................................................................................158 7.3.1. Gợi ý chính sách đối với tổng thể vùng ở Việt Nam ....................................158 7.3.1.1. Gợi ý chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ..............................159 7.3.1.2. Gợi ý chính sách để tăng cường thu hút dòng vốn FDI......................164 7.3.2. Gợi ý chính sách đối với riêng vùng ở Việt Nam ........................................168 7.3.3. Gợi ý chính sách đối với liên kết vùng ở Việt Nam .....................................169 7.4. Hạn chế của luận án ...........................................................................................171 7.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................................171 KẾT LUẬN ................................................................................................................173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục chương 1 Phụ lục chương 2 Phụ lục chương 3 Phụ lục chương 4 Phụ lục chương 5 Phụ lục chương 6 -1- -1- MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu công trình nghiên cứu Từ những năm 1960, dòng vốn FDI đã được lý giải bởi Hymer. Từ khi xuất hiện đến nay, dòng vốn này đã có những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận đầu tư và không ngừng gia tăng qua thời gian trên bình diện quốc tế. Mức độ lan tỏa ngày càng sâu rộng khắp các châu lục với sự đa dạng, nhiều chiều. Trong đó, đáng kể nhất là tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cũng như những tác động lan tỏa khác. Thực tế đó, dẫn đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài với những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Kết quả đạt được rất đa dạng: Tác động dương của FDI đến tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Aviral và Mihai, 2011; Chien et al., 2012; Elsadig, 2012); Tăng trưởng kinh tế tác động đến FDI (Anh và Thang, 2007; Ab Quyoom Khachoo và Khan, 2012; Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli, 2012; Chirstian và C. Richard, 2012; Cuong et al., 2013). Một số nghiên cứu phát hiện mối tương quan đồng thời hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Caves, 1996; Zhang 2000; Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen, 2010; Chien và Linh, 2013) và các nghiên cứu cho thấy tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cần có những điều kiện về nguồn nhân lực, quy mô thị trường, độ mở của nền kinh tế (Blomstrom et al., 1992; Borensztein et al., 1998; Basu et al., 2003). Bên cạnh đó, FDI không có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Ericsson và Irandoust, 2001; Carkovic và Levine, 2002; Dilek và Aytac, 2013). Trên thực tế, các nghiên cứu giữa FDI và tăng trưởng kinh tế chủ yếu thực hiện ở không gian quốc gia và một số ít thực hiện ở không gian vùng trong quốc gia. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được thực hiện chủ yếu đối với tổng thể quốc gia, như các nghiên cứu của Nguyễn Mại (2003), Nguyen Thi Phuong Hoa (2004), Nguyễn Thị Tuệ Anh, (2006), Le Thanh Thuy (2007) và một số nghiên cứu ở cấp độ vùng (Sajid Anwar -2- -2- và Lan Phi Nguyen, 2010; Chien et al., 2012). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tồn tại đa dạng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu nói chung cũng như phương pháp nghiên cứu định lượng nói riêng chưa được quan tâm, cũng như tính cập nhật dữ liệu thực tiễn chưa được thực hiện, nhất là thời điểm kinh tế có những khó khăn như hiện nay. Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP (Điều 15), ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về Lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, Việt Nam có sáu vùng kinh tế-xã hội: vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng có những đặc trưng về kinh tế xã hội, nên mức phát triển, cũng như tính hấp dẫn dòng vốn FDI khác nhau. Mặc dù dòng vốn FDI ở các vùng có khác biệt, nhưng đóng góp của FDI đối với tăng trưởng kinh tế rất đáng kể, thể hiện tỷ lệ FDI/GDP qua các năm: 19% (năm 2011), 17% (năm 2012); FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đóng góp vào ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm, tạo nguồn thu cho NSNN, góp phần hội nhập quốc tế. Khi nghiên cứu chi tiết các cấp không gian, thì đóng góp của FDI đối với tăng trưởng kinh tế có sự chênh lệch giữa các vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng ở Việt Nam. Do đó, cần có công trình nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các không gian của Việt Nam, đặc biệt với phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ đó có cơ sở khoa học đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, góp phần hoàn thiện lý thuyết, đưa ra giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời tăng cường thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Từ những thực tiễn trên, dựa vào: -3- -3- (i) Mô hình lý thuyết của Cobb-Douglas (1928), Slolow (1956, 1957) và các lý thuyết đánh giá tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư như MacDougall (1960), Hymer (1960) và các đóng góp khác được thực hiện bởi Buckley và Casson (1976), Caves (1971), Dunning (1973), Kindleberger (1969) và Vernon (1966); (ii) Dựa trên các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp định lượng (Caves, 1996; Zhang, 2000; Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Wei K., 2008; Sajid và Nguyen, 2011; Elsadig, 2012; Dilek và Aytac, 2013, …); (iii) Khai thác và sử dụng phương pháp GMM (Difference Generalized Method of Moments) của Arellano-Bond (1991) và phương pháp PMG (Pooled Mean Group) của Pesaran, Shin và Smith (1999) với dữ liệu bảng được thu thập từ năm 1997 đến năm 2012 ở các tỉnh thành Việt Nam từ Tổng Cục Thống kê. Đề tài nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam được thực hiện. 2. Lý do chọn đề tài FDI và tăng trưởng kinh tế được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm thực hiện với đối tượng nghiên cứu (không gian, thời gian), phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng chưa có sự thống nhất về quan hệ tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, vấn đề vẫn đang được quan tâm tranh luận. Ở Việt Nam, từ khi mở cửa nền kinh tế và quan trọng là từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời (1987), FDI có những đóng góp tích cực đối với kinh tế-xã hội trên nhiều phương diện. Đến nay, kinh tế có những khó khăn mang tính toàn cầu, Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng giao thương quốc tế, vẫn tiếp tục quan tâm thu hút dòng vốn FDI. Vấn đề đặt ra, mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế như thế nào là điều cần được nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết. Mặc dù có vài nghiên cứu đã được thực hiện để giải quyết vấn đề, nhưng kỹ thuật, phương pháp thực hiện cũng như phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu mang tính so sánh cấp vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng cần được quan tâm cập nhật và hoàn thiện. Thực tế đó, đòi hỏi cần thực
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất