Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh nghệ an...

Tài liệu đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh nghệ an

.PDF
129
8
89

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VIỆN NGHIẺN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NGUYỄN LƯƠNG HOÀ LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC • • • • ĐỂ TÀI ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI PHẠM VỂ MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: - LUẬT H Ìhn 3Y - T ố TỤNG HÌNH s ự - TỘI PHẠM HỌC Mã số: 50514 Ngưòi hướng dẫn: PGS-TS. Võ Khánh Vinh Hà Nội - 2003 MỤC LỤC Trang PHAN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHŨNG v â n đ ể c ơ b ả n VỂ m a TUÝ v à p h á p l u ậ t TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI PHẠM VỂ MA TUÝ 1. Những vấn đề cơ bản về ma tuý 1.1. Khái quát chung về ma tuý 1.2. Ảnh hưởng của ma tuý đối với con người và xã hội 2. Những quy định của pháp luật trong đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý 2.1. Pháp luật Quốc tế trong đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý 2.2. Pháp luật Việt nam trong đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU KIỆN CỦA CÁC TỘI PÍH M VỀ MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ]: Tinh hĩnh các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an 2. Nguyên nhân và điểu kiện của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an 3. Thực trạng tổ chức đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý ở Nghệ an trong thời gian qua 4. Dự báo tình hình các tội phạm về ma tuý trong thời gian tới trên địa bàn tinh Nghệ an CHƯƠNG III: MỘT s ố BIỆN PHÁP TẢNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẤl' TRANH PHONG CHONG CÁC TỘI PHẠM VỂ MA TUÝTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHÊ AN 1. Các quan điểm, chủ trương, chính sách chỉ đạo đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý 2. Các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội pham về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an 2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng và chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với công tác phòng, chống các tội phạm về ma tuý 2.2. Tăng cường các biện pháp về kinh tế - xã hội ỉ 11 1ỉ 11 18 22 22 29 44 44 51 61 72 77 78 87 87 89 2.3. Tăng cường các biện pháp về giáo dục 2.4. Tăng cường các biện pháp trong công tác quản lý hành chính 2.5. Tăng cường quản lý các loại thuốc độc dược có tính chất gây nghiện và các tiền chất 2.6. Tăng cường các biện pháp về Pháp luật 2.7. Tăng cường, củng cố hoạt động của các cơ quan bảo vệ Pháp luật 2.8. Tăng cường, củng cố hoạt động của các cơ quan, ban ngành khác trong công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý 94 98 106 KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC 119 98 99 102 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, các loại tội phạm về ma tuý ngày càng gia tăng, trở thành hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới có thể tránh khỏi những hậu quả nặng nể do dòng xoáy khủng khiếp của ma tuý gây nên. Ma tuý đang làm suy thoái nòi giống, sức khoẻ, đạo đức, nhân cách, phẩm giá con người, phá hoại cuộc sống bình yên của nhiều gia đình, làm xói mòn truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc, Nghiêm trọng hơn, ma tuý còn là tác nhân chủ yếu làm phát sinh các loại tội phạm, đồng thời thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển nhanh chóng và rộng khắp. Hiện nay có khoảng 50 triệu người trên thế giới sử dụng trái phép các chất ma tuý. Tổng giá trị thương mại buôn bán ma tuý bất hợp pháp ước tính đạl 400 tỷ Đô la Mỹ, tương đương 8% tổng giá u thương mại hợp pháp của Thế giới(1). Quá trình đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý không còn là vấn để riêng của mỗi quốc gia, nó thực sự là vấn đề chung của cũng đồng quốc tế. Trước nguy cơ đe doạ của ma tuý, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố thập kỷ 1990-2000 là "Thập kỷ đấu tranh chống ma tuý Quốc tế” và ngày 26 tháng 6 hàng năm là "Ngày Quốc tế chống nghiện hút và buôn bán ma tuý". Nhân ngày Quốc tế chống lạm dụng và buôn bán ma tuý 26.6.1996, Nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutros - GhaLi đã ra thông điệp với nội dung: "Ảnh hưởng kinh tế, xã hội của việc lạm dụng và buôn bán ma tuý vô cùng to lớn, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận hiểm hoạ ma tuý trên toàn cầu và điểm lại những tổn hại về kinh tế - xã hội do ma tuý gây ra. Không ai có thể chối cãi mối liên quan giữa lạm dụng ma tuý với tội ác, bản thân việc sản xuất và vận 1 chuyển trái phép các chất ma tuý cũng là tội ác ... Lạm dụng ma tuý và buôn bán ma tuý là vấn đề toàn cầu. Tất cả chúng ta hãy cùng hội nhập vào khối đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù chung ma tuý". 1.2. Ở Việt nam, tình trạng nghiện ma tuý và các tội phạm về ma tuý đang diễn biến phức tạp. Không một địa phương nào, thậm chí không một gia đình nào không bị đe doạ bởi hiểm hoạ ma tuý. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong những năm qua, Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/CP ngày 29.01.1993, về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Nghị quyết nhận định: "Hiện nay ở nước ta nạn nghiện hút, tiêm chích và buôn lậu ma tuý đã tăng lên. Tệ nạn này trái vói đạo đức truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng rất xấu đến phát triển kinh tế, gây hại lớn cho sức khoẻ của một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng xấu đến nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau. Đây là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Cần phải đấu tranh kiên quyết chống tệ nạn này bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, kinh tế, xử lý hành chính và hình sự". Từ nhận định trên, Nghị quyết đã đề ra các chủ trương, biện pháp, tổ chức chỉ đạo và phân công trách nhiệm trong công tác phòng, chống và kiểm soát chất ma tuý. Ngày 01.9.1997, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ra Quyết định số 798/QĐ-CTN, về việc tham gia với danh nghĩa Nhà nước 3 công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma tuý, gồm: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 (được sửa đổi theo Nghị định thư năm 1972); Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1998. Để công tác phòng chống ma tuý đạt hiệu quả cao, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật phòng 2 chống ma tuý vào ngày 09.12.2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01.6.2001. Luật gồm có 8 Chương 56 Điều với những nội dung cơ bản như : Quy định về trách nhiệm phòng, chống ma tuý; Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; Cai nghiện ma tuý; Quản lý Nhà nước về phòng chống ma tuý; Hợp tác Quốc tế về phòng chống ma tuý; Khen thưởng và xử lý vi phạm đối với những hành vi liên quan đến ma tuý... Đặc biệt, Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung và hợp nhất các điểu luật vể tội phạm ma tuý thành một chương mới, trong đó hình sự hoá thêm một số hành vi mà trước đây không coi là tội phạm như: Trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý; sử dụng trái phép các chất ma tuý ... Đồng thời Bộ luật còn quy định theo hướng tăng nặng hình phạt đối với hầu hết các tội phạm về ma tuý, nhiều tội danh cụ thể có mức hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình. Thực tế đấu tranh phòng, chống ma tuý ngày càng nóng bỏng, quyết liệt và phức tạp. Đã đến lúc chúng ta phải huy động tối đa sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của toàn Đảng, toàn dân, của mọi cấp, mọi ngành thực hiện đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới loại bỏ ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, để moi tầng lớp nhân dân không bị lôi cuốn vào dòng xoáy huỷ hoại của cơn lốc ma tuý. Vấn đề đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý hiện nay đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 1.3. Nghệ an là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình phức tạp, diện tích tự nhiên khoảng 16.370 km2, dân số gần 3 triệu người, có 19 huyện, thành, thị, trong đó có 10 huyện rẻo cao, miền núi với hàng cục dân tộc anh em sinh sống, 1 thị xã ven biển, 1 thành phố đô thị loại 2, có có 419 km đường biên giới Việt - Lào với hàng trăm đường tiểu mạch, có 92 km bờ biển, 710 km đường sông, có cửa khẩu, sân bay và bến cảng. Nghệ an còn là trung tâm giao lưu giữa 3 hai miền Nam - Bắc. Cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới toàn diện và thực hiện cơ chế thị trường, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, u ỷ ban nhân dân tỉnh, Nghệ an đã có nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hoá-xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên và từng bước phát triển khá vững chắc. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý phức tạp, cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường và những bất cập trong quản lý kinh tế, xã hội đã làm phát sinh, phát triển nhiều loại tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an. Theo thống kê ở Nghệ an, bình quân mỗi năm xẩy ra trên dưới 1.500 vụ phạm tội các loại, trong đó tội phạm về ma tuý chiếm tới 40%. Nghệ an thực sự là một trong những "điểm nóng" về tội phạm ma tuý trong phạm vi cả . nước. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/CP của Chính phủ (1993 - 2002), bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, trên địa bàn \nh Nghệ an đã phát hiện bắt giữ 2.370 vụ, 3.146 đối tượng pham tội về ma tuý; thu giữ 2.195,34 kg thuốc phiện; 35,20 kg hêrôin; 390 kg cần sa; 4.429 viên ma tuý tổng hợp và nhiều tài sản khác trị giá hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, từ năm 1993 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức cai nghiện cho 6.600 lượt người bằng nhiều hình thức như cai tập trung, cai tại địa phương và tại gia đình(2). Mặc dù vậy, trong thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều khó khăn, vướng mắc về lý luận cũng như thực tiễn chưa được giải quyết. Các cơ quan chức năng đã tiến hành tổng kết từng mặt công tác thực hiện chương trình phòng chống và kiểm soát ma tuý, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo tình hình, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, chưa mang tính tổng quát các vấn đề liên quan đến tội phạm về ma tuý, vì vậy tội phạm về ma tuý vẫn xẩy ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng, không chỉ đơn thuần về số vụ và đối tượng 4 phạm tội bị khởi tố, xét xử nhiều hơn trước, mà tính chất mức độ của tội phạm cũng nghiêm trọng hơn. Có nhiều vụ mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma tuý với số lượng rất lớn, địa bàn hoạt động rộng, nhiều đối tượng tham gia có tổ chức, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng xảo quyệt, táo bạo và liều lĩnh. Ở nước ta, hiện nay chưa có nhiều các công trình chuyên khảo đi sâu nghiên cứu vấn đề đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn của một địa phương cụ thể. Vì lý do đó, với tư cách là một cán bộ của ngành Toà án nhân dân tỉnh Nghệ an, tác giả chọn đề tài "Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an" nhằm nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề chung của các tội phạm về ma tuý theo Bộ luật hình sự Việt nam, nguyên nhân, điều kiện của tình trạng gia tăng tội phạm ma tuý trên địa bàn tỉnh, từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội này, đáp ứng một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay c ua địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu Trong tiếng Việt, thuật ngữ "Ma tuý" mới xuất hiện cách đây khoảng hai thập kỷ, bằng việc phiên âm tương đương tiếng Hán, được địch nguyên nghĩa từ tiếng Anh "Narcoties". Trước đây, trong dân gian cũng như trong tất cả các văn bản tài liệu thường sử dụng từ "Thuốc phiện" để chỉ chất gây nghiện, hiện nay chất gây nghiện xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại nên ma tuý được dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung. Thuật ngữ "Ma tuý" lần đầu tiên được ghi nhận trong một văn bản pháp luật của Việt nam là Bộ luật hình sự năm 1985, tuy nhiên khái niệm về chất ma tuý chưa được cơ quan có thẩm quyền nào giải thích cụ thể. Chúng ta chỉ hiểu đơn giản ma tuý là thuốc phiện, hêrôin ... và quan niệm đó là loại hàng hoá đặc biệt mà Nhà nước cấm lưu thông tự do trên thị trường. 5 Đến năm 1989, các hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý mới được quy định thành một tội độc lập tại điều 96a, mục B, chương I của Bộ luật hình sự và được coi là một trong những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Sau khi Nghị quyết số 06 ngày 29.01.1993 của Chính phủ được ban hành nhằm tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát chất ma tuý, nhiều nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu về vấn đề này ở những phạm vi và khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, Tiến sỹ Bế Trường Thanh nghiên cứu thực trạng tình hình công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý ở Việt nam; Tiến sỹ Hoàng Mạnh Hùng nghiên cứu khái niệm và cách nhận biết các chất ma tuý; Thạc sỹ Trần Đình Luyện nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý trong luật hình sự Việt nam ... Tuy nhiên, các công trình khoa học nói trên chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý trong phạm vi cả nước, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này trên địa bàn hoặc khu vực cụ thể. Vì vậy tác giả chọn đề tài này nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc nguyên nhân, điểu kiện của tội phạm ma tuý và tìm ra các biện pháp hữu hiệu đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đôi tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng tình hình các tội phạm về ma tuý và kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ an. 6 Phạm vi nghiên cứu * Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng từ góc độ tội phạm học kết hợp với việc nghiên cứu vấn đề này theo quan điểm của luật hình sự Việt nam. Thực tiễn được xem xét là những vấn đề đã và đang hiện diện tại tỉnh Nghệ an. 4. * Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá một cách đúng đắn tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an trong 10 năm từ 1993 đến 2002 (kể từ khi Nghị quyết số 06/CP của Chính phủ được ban hành nhằm tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý). - Đánh giá chính xác những ưu điểm cũng như những tồn tại, vướng mắc cần phải được tháo gỡ trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma tuý ở tỉnh Nghệ an trong thòi gian qua. - Xác định đúng nguyên nhân, điều kiện của các tội phạm vể ma tuý, phân tích các ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội, từ đó dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Nghệ an. - Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm vể ma tuý ở Việt nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ an nói riêng. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và tìm hiểu tất cả những tài liệu, số liệu phản ánh đúng thực trạng tình hình tội phạm về ma tuý ở Nghệ an từ năm 1993 đến nay. - Phân tích, làm sáng tỏ nguyên nhân và thực trạng của tình hình. 7 - Nghiên cứu những quy định của pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. - Tìm hiểu, đúc rút những kinh nghiệm từ thực tế đấu tranh phòng chống ma tuý ở địa phương, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về vấn đề này. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của đề tài nghiên cứu là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các quan điểm chính thống của Đảng Cộng sản Việt nam về công tác đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma tuý, chính sách hình sự của nhà nước ta đối với các hành vi phạm tội về ma tuý. Các phương pháp nghiên cứu cụ th ể gồm có: - Phưưng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tư liệu gồm các luật, tài liệu, tạp chí thuộc lĩnh vực ma tuý và phòng chống ma tuý, qua đó xử lý thông tin, dùng các thao tác trí tuệ, thao tác tư duy nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Phương pháp điểu tra xã hội học: + Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu thập những thông tin đáng tin cậy từ các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu về công tác phòng chống ma tuý. + Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm: Trực tiếp tìm hiểu ý kiến, đề xuất từ những người làm công tác phòng chống ma tuý cũng như các đối tượng phạm tội về ma tuý, nhằm củng cố và bổ sung thêm các thông tin, đảm bảo tính khách quan trong công trình nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, tổng hợp các tội phạm về ma tuý. 8 - Phương pháp phân tích, so sách, logic. Từ đó vận dụng lý luận kết hợp với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề. 6. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn Saukhi Nghị quyết 06 ngày 29/01/1993 của Chính phủ được ban hành, đã có nhiều nhà khoa học đầu tư nghiên cứu về công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý ở những phạm vi và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều các công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này trên địa bàn của một địa phương cụ thể. Luận văn này là công trình khoa học đầu tiên trong khoa học hình sự, nghiên cứu tình hình, nguyên nhân, điều kiện của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an kể từ khi thực hiện Nghị quyết 06 của Chính phủ (từ năm 1993 đến nay). Trên cơ sở khảo sát thực nghiệm, phân tích và làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm về ma tuý được quy định tại chương XVIII (từ điều 192 đến 201) - Bộ luật hình sự Việt nam, tập trung chủ yếu vào các tội "Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý"; "Tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý" và "sử dụng trái phép các chất ma tuý"... Từ đó có căncứ để dự báo tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an trong thòigian tới, đồng thời có các biện pháp kịp thời và hiệu quả để đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Thông qua việc nghiên cứu nội dung của đề tài dưới nhiều góc độ khoa học như Luật hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học, quản lý hành chính nhà nước về trật tự an toàn xã hội, tác giả hy vọng sẽ góp phần vào việc đấu tranh phòng chống có hiệu quả đối với các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an. v ể mặt lý luận, luận văn là công trình khoa học đóng góp vào bộ môn tội phạm học liên quan đến ma tuý. v ề mặt thực tiễn, luận văn là đề tài phục vụ cho các ngành, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, đặc biệt cung cấp những thông tin cần thiết cho các cấp lãnh đạo địa phương nghiên cứu để chỉ đạo và thực hiện tốt các 9 biện pháp đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh. Luận văn còn là tiếng nói từ cơ sở để các ngành bảo vệ pháp luật ở Trung ương nghiên cứu nhằm vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách, cũng như triển khai các biện pháp đấu tranh với các tội phạm về ma tuý trong phạm vi cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về ma tuý và pháp luật trong đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý. Chương II: Tình hình, nguyên nhân và điểu kiện của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an. Chương III: Một sô biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Nghệ an. 10 CHƯƠNG I NHŨNG VẤN ĐỂ C ơ BẢN VỂ MA TUÝ VÀ PHÁP LUẬT TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHốNG CÁC TỘI PHẠM VỂ MA TUÝ 1. Những vấn đề cơ bản vê ma tuý 1.1. Khái quát chung vê ma tuý Từ xa xưa, con người đã phát hiện và biết cách sử dụng các chất ma tuý. Sau đó, ma tuý tổn tại, phát triển và lan rộng không ngừng, trở thành một vấn đề lớn mà cả thế giới đang cần phải quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một định nghĩa chung nhất về ma tuý. Xuất phát từ lập trường quan điểm và nghề nghiệp khác nhau, con người có sự giải thích khác nhau về loại chất này. Từ góc độ y học, năm 1982, Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa về ma tuý như sau: "Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật". Đứng trên quan điểm pháp luật, ma túy được lý giải là một chất đặc biệt, có hại nghiêm trọng đến con người và xã hội, thuộc chất bị cấm, là loại hàng hoá bị pháp luật quản lý nghiêm ngặt và khống chế sử dụng. Ngày nay, ngoài sản phẩm của các cây có trong tự nhiên, ma tuý còn được tổng hợp bằng các chất hoá học trong phòng thí nghiệm, do vậy khái niệm vế ma tuý càng trở nên phức tạp. Bàn vế khái niệm "Ma tuý", có nhiều ý kiến khác nhau, có quan điểm cho rằng: "Ma tuý là những chất mà dùng nó một thời gian sẽ gây trạng thái nghiện, hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào thuốc"(3), cũng có quan điểm cho 11 rằng "Ma tuý là chất độc và dược phẩm tinh thần có thể làm cho con người trở nên nghiện"(4). Từ các định nghĩa khác nhau của các học giả, chúng ta thấy rằng ma tuý là khái niệm khó định nghĩa. Bất cứ từ góc độ pháp luật hay từ góc độ xã hội, ma tuý đều là khái niệm tương đối. Theo quan điểm của chúng tôi, ma tuý trước hết là một loại dược phẩm nhưng có tác dụng phụ rất độc hại. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, do trình độ nhận thức của con người còn hạn chế và mức độ phát triển của khoa học chưa cao, thì ranh giới giữa dược phẩm và chất độc của ma tuý chưa được phân định rạch ròi. Nếu sử dụng hợp lý thì ma tuý là dược phẩm, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, nhưng nếu sử dụng bừa bãi hoặc quá lạm dụng thì ma tuý sẽ trở thành chất độc, có khả năng huỷ hoại thể xác và tinh thân của con người. Trên góc độ pháp luật thì thuật ngữ "Ma tuý" lần đầu tiên được quy định tại điều 230 của Bộ luật hình sự Việt nam năm 1985, với tội danh "Tổ chức sử dụng chất ma tuý". Ngày 28.12.1989, Quốc hội nước ta đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, trong đó các hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý được quy định thành một điếu luật riêng tại điều 96a, nằm ở mục B, thuộc chương "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia". Tại thông tư liên ngành số 07 ngày 05.12.1992 của Toà án nhân dán Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn việc áp dụng điều 96a và điều 203 - BLHS, trong đó các chất ma tuý được giải thích như sau: "Các chất ma tuý nêu ở điều 96a bao gồm thuốc phiện và các chất ma tuý khác như Cần sa, hêrôin, Morphine, Canabis, Petanyl, Pethy dine.. Các công ước quốc tế năm 1961, 1971, 1988 đã quy định danh mục các chất ma tuý và tiền chất ma tuý, bao gồm 247 chất được chia thành 4 bảng (Xem phụ lục: Biểu mẫu 1). 12 Sau khi Việt nam tham gia vói danh nghĩa Nhà nước các công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý vào ngày 01.9.1997, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân Tối cao đã ra thông tư liên tịch số 01 ngày 02.01.-1998, trong đó ma tuý được quy định: "Là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học". Trên cơ sở đó, Bộ luật hình sự Việt nam 1999 quy định các chất ma tuý bao gồm: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, lá cây cô ca, quả thuốc phiện khô, tươi, hêrôin, Cô ca in, các chất ma tuý khác ở thể lỏng và thể rắn. Quy định này phù hợp với danh mục về ma tuý của các công ước Quốc tế mà Việt nam đã tham gia. Tóm lại, để hiểu khái niệm như thế nào là chất ma tuý thì còn nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau, song từ những nhận định của các nhà khoa học trong và ngoài nước, dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta có thể hiểu về ma tuý như sau: "Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng"(5). Còn ma tuý gồm những chất nào thì đã được quy định cụ thể trong các công ước quốc tế mà Việt nam đã tham gia. Một s ố loại ma tuý phổ biến : * Cây thuốc phiện: Còn được gọi là cây anh túc, cây á phiện, a phù dung, có tên khoa học là PAPAVER SOMNIFERUM, có tồn tại trong thiên nhiên trên 100 loài thảo mộc họ Papaveracea, trong đó có nhiều loài có khả năng sản xuất được Moocphin với hàm lượng cao. Hiện nay, cây thuốc phiện được trồng nhiều nhất ở vùng "Tam giác vàng" (Biên giới các nước Mianma, Thái lan, Lào) và vùng "Lưỡi liềm vàng" (Iran, Pakistan, Afganistan). 13 Thuốc phiện là nhựa của cây thuốc phiện, gồm có 3 loại: - rhuốc phiện sống: Là sản phẩm chưa tinh chế từ cây thuốc phiện, có màu nâu đen, màu cánh gián giẻo hoặc nhão. - Thuốc phiện chín: Là chất dính, có màu đen, nặng và chắc, được làm ra sau nhiều cổng đoạn xử lý thuốc phiện sống (ví dụ như rút nước...) - Xái thuốc phiện: Là chất còn lại trên bàn đèn sau khi hút, xái này vẫn còn chứa Moocphin. Cứ khoảng 10 kg thuốc phiện thì tinh lọc được 1 kg Moocphin, tồn tại dưới dạng nước hoặc bột, thường ở dạng hạt mịn có màu trắng nhạt. Từ Moocphin người ta điểu chế hêrôin, cứ 1 kg Moocphin thì thu được khoảng 0,9 kg hêrôin. Hêrôin tồn tại ở những dạng nước hoặc bột có màu từ nâu đến trắng, bột càng trắng thì hàm lượng hêrôin càng cao. Ở vùng Đông Nam Á có 4 loại hêrôin: - Hêrôin loại 1: Là chất Moocphin sống. - Hêrôin loại 2: Là hêrôin trước khi chuyển thành Hydrochlonic - Hêrôin loại 3: Chứa khoảng 25-40% hêrôm Hydrochlonic và các chất khác như Caffeine, tồn tại dưới dạng bột, màu nâu nhạt hay xám đen, đôi khi đỏ hay hồng, loại này có thể hút được. - Hêrôin loại 4: Loại này có thể tiêm được, dưới dạng bột trắng, hoi có mùi và độ tinh khiết cao nhất. Sau khi sử dụng hêrôin, con người có cảm giác thư thái, giảm căng thẳng, lo lắng và áp lực. Dùng liều cao có cảm giác phấn khích, rạo rực, thoả mãn, vô cảm, tiêu tan mệt mỏi về thể chất, có tác dụng giảm đau. Liều dùng trung bình từ 10 mg đến 250 mg trong một ngày 14 Tác hại ngắn hạn của hêrôin: Đôi khi có cảm giác buồn nôn và nôn mửa, đồng tử co hẹp, uể oải, đờ đẫn. Mất khả năng tập trung, thờ ơ, hoạt động thể chất kém linh hoạt. Liều quá cao có thể gây tử vong do ngạt thở. Tác hại dài hạn của hêrôin: Tăng liều nhanh và ngày càng phụ thuộc vào thuốc. * Cây cần sa: Còn gọi là cây gai dầu, lanh mèo, gai mèo, đại ma, bồ đà, có tên khoa học là Canabis Sativa, thuộc họ Canabinaceae, là cây thảo mộc có thân mọc thẳng, nhiều cành, cành mọc nhiều nhánh. Chất gây nghiện của loại cây này là Tetrahydro - Cananabinol (THC), cần sa được lấy từ hoa, quả, hạt và lá, từ đó chiết xuất ra nhựa cần sa. Nguồn cung cấp cần sa truyền thống là từ Tây Nam Châu Á (Aíganistan và Pakistan), ngoài ra còn có nguồn cung cấp khác từ Colombia, Maroc, Nigiêra, Namphi, Jamaica, Căm pu chia, Lào và Thái lan. II ìn nay, nhờ những tiến bộ trong chọn giống và canh tác, sản lượng và hàm lượng THC của cây cần sa ngày càng phát triển đã làm tăng lợi nhuận cho bọn buôn lậu ma tuý, đồng thời gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng chống và kiểm soát ma tuý trên thế giới. Các hình thức Cần sa bao gồm: - Cần sa thảo dược: Có màu xanh hoặc hơi đỏ, thường ở dạng không kết dính hoặc kết dính, được sử dụng bằng hình thức hút. - Nhựa cần sa: Là chất lấy ra từ cây cần sa tươi, có màu nâu hoặc đen, ở dạng bột mịn hoặc ép thành miếng, được sử dụng bằng cách hút trực tiếp hoặc bỏ vào thức ăn. - Tinh dầu cần sa: Là nồng độ cần sa sau khi chiết xuất, là chất nhựa có màu hơi đỏ, nâu hoặc xanh, được sử dụng bằng cách nhỏ vào giấy thuốc lá để hút hoặc uống trực tiếp. 15 Sau khi sử dụng cần sa, con người có cảm giác thư thái, phấn khích, hưng phấn cao, nhạy hơn về thị giác, khứu giác, vị giác và thính giác. Tác hại ngắn hạn của cần sa: Huyết áp tăng, giảm trí nhớ và hoạt động chân tay, sau đó con nghiện trở nên im lặng, mơ màng và buồn ngủ. Với liều lượng cao hơn, khả năng nhận biết âm thanh, màu sắc và các cảm giác khác có thể sắc bén hơn, hoặc bị bóp méo đi, suy nghĩ chậm và lẫn lộn. Với liều lượng quá cao, ảnh hưởng của cần sa giống như có ảo giác, có thể gây lo lắng, sợ hãi, thậm chí trở nên hấp tấp, bồng bột. Tác hại dài hạn của cần sa: Tăng liều nhanh và ngày càng phụ thuộc vào thuốc. Mất đi động lực và niềm yêu thích trong những hoạt động đòi hỏi tính kiên nhẫn. Cần sa có hàm lượng lớn hơn 50% hàm lượng của thuốc lá, có nguy cơ gây ra ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính và những bệnh phổi khác nếu dùng thường xuyên. *Cây cô ca: Có tên khoa học là Ery Thoro XyLon - Cô ca lam, thuộc họ Ery Thoro xilanxeae. Cô ca là cây thân gỗ, lá đơn tròn, to, hình bầu dục. Thân cây cao tới 6m, lá mọc so le, cuống ngắn, có 2 lá nhỏ kèm 2 bên biến đối thành gai. Hoa nhỏ mọc đơn hoặc 3,4 chiếc ở kẽ lá. Quả hình trứng, khi chúi có màu đỏ, mỗi quả chứa một hạt có nôi nhũ. Cây cô ca có nguồn gốc từ Nam Mỹ, trồng nhiều ở Bolivia, Pêru, Inđồnêxia, Xrilanca, Ấn độ. Lá côca được sấy hoặc phơi khô, sau đó chiết xuất cứ 300 kg lá thì được 1 kg Côcain. Côcain thường được đóng bánh hoặc ở dạng màu bột vàng sáng, không mùi, vị đắng mát, dễ tan trong nước. Côca thường được sử dụng bằng hình thức nhai hoặc pha chế như pha chè, hàm lượng trung bình từ 12 đến 15 gam mỗi ngày. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất