Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đấu trang phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn ...

Tài liệu đấu trang phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh ninh bình thực trạng và giải pháp

.PDF
100
19
94

Mô tả:

VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Q U Á C H N G Ọ C TUẤN ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH: TH ựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH s ụ MÃ SỐ: 5.05.14. LUẬN VÃN THẠC s ĩ LU Ậ T HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ KHÁNH VINH ! t h ư viên 1 trường đai hoc lúât ha nòi [ phòng bóc ÎS Q Jl HÀ NỘI - 2004 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM. 5 1.1. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành. 5 1.2. Phân biệt các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ với các hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ. 26 1.3. Khái quát lịch sử phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm an toàn giao thông từ năm 1945 đến nay. 30 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU KIỆN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THựC TRẠNG ĐÂU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1. Tinh hình phạm tội xâm phạm an toàn giaothôngđường 35 bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm antoàn thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình. 35 giao 44 2.3. Thực trạng tổ chức đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình. 67 2.4. Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình trong những năm tới. 71 CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐÂU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH NINH BÌNH. 76 3.1. Một số vấn đề chung về phòng ngừa và chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. 76 3.2. Các biện pháp phòng ngừa và chống cụ thể đối với các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình. 78 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 NHỦNG t ừ v i ế t t ắ t t r o n g l u ậ n VĂN: 1. ATGT : An toàn giao thông. 2. ATGTĐB : An toàn giao thông đường bộ. 3. BLHS : Bộ luật hình sự. 4. BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự. 5. GTVT : Giao thông vận tải. 6. PTGTĐB : Phương tiện giao thông đường bộ 7. TAND : Toà án nhân dân. 8. TNGT : Tai nạn giao thông. 9. TNGTĐB : Tai nạn giao thông đường bộ. 10. TTATGT : Trật tự an toàn giao thông. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải giữ một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ. Cũng như bất cứ hoạt động nào khác của con người, hoạt động giao thông vận tải nói chung và hoạt động giao thông vận tải đường bộ nói riêng đều lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu hướng tới. Hiệu quả của giao thông vận tải đường bộ không những chỉ là trật tự, an toàn công cộng trong lĩnh vực giao thông mà còn là sự an toàn tuyệt đối về tính mạng, sức khoẻ và tài sản. Xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động giao thông vận tải đường bộ và hiệu quả như đã nêu trên, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật và cao hơn là pháp luật hình sự thông qua việc quy định những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ đến mức độ nào sẽ bị xử lý bằng hình sự. Việc vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ có những nguyên nhân và điều kiện riêng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Các vi phạm này đều do con người thực hiện hoặc cố ý hoặc vô ý. Làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội là cơ sở để tìm ra các biện pháp ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này. Tỉnh Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vị trí yết hầu của trục đường giao thông Bắc - Nam, nơi có mật độ các phương tiện giao thông đường bộ liên tỉnh qua lại dày đặc, do vậy cũng là một trong những địa phương xảy ra nhiều tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đồng thời nó còn gây ra những tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Đảm bảo an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông đường bộ nói riêng đang là nhiệm vụ cấp thiết được Đảng và Nhà nước ta đặt ra, trong đó hoạt động đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có vị trí và vai trò đặc biệt. Để đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có hiệu 2 quả đòi hỏi phải nắm vững được cơ sở lý luận về an toàn giao thông đường bộ cũng như thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội này, tìm ra những nguyên nhân và điều kiện của tình hình phạm tội. Với việc thực hiện đề tài "Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp", tác giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn và nâng cao nhận thức trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học và các quy định của luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự đối với các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở Ninh Bình trong thời gian 5 năm (1999-2003), qua đó có cơ sở đưa ra một số đề xuất cá nhân về giải pháp đấu tranh nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình. 2. Tình hỉnh nghiên cứu. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu đối với các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ đã được tiến hành có kết quả ở các cấp độ tiến sỹ, thạc sỹ luật học như công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Chính về "Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông vận tải đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay", tác giả Nguyễn Văn Hạnh về "Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải và đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải trong quân đội", tác giả Phan Huy Thái về "Điều tra các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện", tác giả Ngô Huy Ngọc về "Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội", tác giả Bùi Kiến Quốc về "Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội " 3 Các công trình nghiên cứu kể trên đã được các tác giả nghiên cứu một cách khá toàn diện ở những góc độ và mức độ khác nhau. Tuy nhiên tác giả nhận thấy trong một phạm vi nhất định việc nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình, nguyên nhân và điều kiện, thực trạng đấu tranh cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn là cần thiết và hữu ích, kết quả nghiên cứu cũng phần nào làm rõ hơn những quy định về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Bộ luật hình sự năm 1999. 3. M ục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, tình hình, nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình, thực trạng đấu tranh phòng chống để đề ra những giải pháp hữu ích cho cuộc đấu tranh phòng chống các tội này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, tác giả giải quyết các nội dung cơ bản sau: - Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. - Nghiên cứu tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình trong 5 năm (1999-2003), làm rõ nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. - Đề xuất các giải pháp khắc phục tình hình phạm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình. 5. Phạm vi nghiên cứu. - Phân tích làm rõ quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. - Phân tích tình hình, nguyên nhân và điều kiện phạm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở địa bàn tỉnh Ninh Bình. 4 - Nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình. 6. C ơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu. Cở sở lý luận của luận văn được xác định trên cơ sở lý luận khoa học luật hình sự, các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, các kết quả nghiên cứu, các luận điểm khoa học trong công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về lĩnh vực hình sự và các chuyên ngành liên quan. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản về Nhà nước và Pháp luật. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học Luật hình sự, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, xã hội học, tội phạm học; nghiên cứu các vãn bản pháp luật hình sự, thực tiễn xét xử, đấu tranh phòng chống, các tài liệu nghiên cứu có liên quan. 7. Điểm mới về khoa học của luận văn. Đánh giá tình hình, nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1999 đến năm 2003. Nêu ra thực trạng đấu tranh phòng chống, những mặt được và chưa được của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này trong thời gian qua; dự báo diễn biến của tình hình tội phạm này cũng như các giải pháp đấu tranh phòng chống trong thời gian tới ở tỉnh Ninh Bình. 8. B ố cục của luận vãn. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương với phần mở đầu và kết luận: Chương I: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam. Chương II: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ và thực trạng đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Chương III: Các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Bình. 5 CHƯƠNG 1 CÁC TỘI XÂ M PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TH EO LU Ậ T HÌNH s ự V IỆ T NAM. 1.1. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành. 1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành. Theo Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 thì "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những trật tự khác của pháp luật xã hội chủ nghĩa". Xét về mặt cấu trúc, tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bới những yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được trong tư duy và do vậy cho phép chúng ta nghiên cứu chúng một cách độc lập với nhau. Những yếu tố đó theo khoa học luật hình sự Việt Nam là khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Bốn yếu tô này tồn tại thống nhất và là tiền để, điều kiện cho nhau với tư cách là bộ phận cấu thành của thể thống nhất là tội phạm. Thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không có tội phạm. Bốn yếu tố này có những nội dung biểu hiện khác nhau, chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tổng hợp những yếu tố này trong khoa học luật hình sự được gọi là cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành 6 tội phạm là những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, do luật định, có tính bắt buộc phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Trong tất cả các cấu thành tội phạm các dấu hiệu bắt buộc phải có là: - Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách quan của tội phạm; - Dấu hiệu lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm; - Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự thuộc chủ thể của tội phạm; Các dấu hiệu khác của bốn yếu tố cấu thành tội phạm như dấu hiệu hậu quả, dấu hiệu động cơ phạm tội, dấu hiệu mục đích phạm tội, ... tuỳ theo từng nhóm (loại) tội phạm mà có (hoặc không) quy định trong từng cấu thành tội phạm cụ thể. [18, tr.51-55]. Từ định nghĩa tội phạm và những yếu tố cấu thành tội phạm nói chung như nêu trên ta có thể định nghĩa: C ác tội xâm phạm an toàn giao thòng đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho x ã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách c ố ỷ hoặc vỗ ỷ, xâm phạm các quy tắc an toàn giao thông đường bộ, gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại đáng k ể về người và tài sản; được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 tại chương XIX từ Điều 202 đến Điều 207. Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bao gồm: + Tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điểu 202); + Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203); + Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204); + Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205); + Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206); + Tội đua xe trái phép (Điều 207); 7 Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nằm trong chương X IX Bộ luật hình sự năm 1999 có tên gọi chung là: "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" với hai nhóm tội: các tội xâm phạm an loàn giao thông và các tội phạm khác. Do vậy ngoài những đặc điểm chung cơ bản của các tội trong chương là xâm phạm khách thể an toàn công cộng, trật tự công cộng, các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ còn có những đặc điểm riêng và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng thể hiện trong cấu thành tội phạm của mình. Những dấu hiệu đó được xem xét cụ thể ở những nội dung sau: * K hách th ể của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường b ộ : “Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại” [18, tr.62]. Cũng giống như những hoạt động khác của con người, hoạt động phạm tội cũng nhằm vào những khách thể cụ thể. “Các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cũng như tội phạm nói riêng đều là những hành vi về hình thức mâu thuẫn với quy phạm pháp luật và về nội dung gây thiệt hại ở những mức độ khác nhau cho các quan hệ xã hội đã được nhà nước xác lập” [18, tr.61]. Đối với các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, khách thể của tội phạm không chỉ là sự an toàn công cộng, trật tự công cộng trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà còn là sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của toàn xã hội trực tiếp hoặc không trực tiếp tham gia giao thông. Bởi vì bất kỳ hoạt động di chuyển nào của con người dù ở trình độ cao hay thấp đều cần phải tuân theo những quy tấc nhất định. Nhất là trong giai đoạn hiện nay và sau này khi mà số lượng, chủng loại cũng như chất lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông đảo, đa dạng, phong phú thì sự vi phạm các nguyên tắc, các quy định về đảm bảo trật tự công cộng, an toàn công cộng trong lĩnh vực giao thông không dừng lại đơn thuần ở việc vi phạm các quy tắc, các quy định của nhà nước, của xã hội khi tham gia giao thông mà những hành vi ấy còn gây ra hoặc đe doạ gây ra các thiệt hại hết sức nghiêm 8 trọng về tính mạng, sức khoẻ của con người và tài sản của xã hội. Tức là các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ luôn đồng thời xâm hại hoặc đe doạ xâm hại hai khách thể: trật tự, an toàn giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người. Tuy nhiên không phải bất kỳ một hành vi xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nào cũng đều bị coi là phạm tội mà chỉ có những trường hợp xác định, được cụ thể hoá và quy định tại các điều từ 202 đến 207 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được kể tên ở trên mới bị coi là tội phạm. Trong hai khách thể nói trên, sự an toàn về giao thông đường bộ bao giờ cũng bị xâm hại trước và trên cơ sở đó thì hành vi phạm tội mới có thể xâm hại đến sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người khác. Sự an toàn về giao thông đường bộ và sự an an toàn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người là hai khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Ta cũng có thể nói sự an toàn giao thông đường bộ là khách thể đặc trưng, còn sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản là khách thê bắt buộc của nhóm tội này. * Mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ: Cũng như mặt khách quan của các loại tội phạm khác, mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những biểu hiện đó có thể là hành động hoặc không hành động. Người ta không thể coi những gì chỉ diễn ratrong tư tưởng con người mà không biểu hiện ra bên ngoài là tội phạm. Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ cũng như bất cứ tội phạm nào, khi xảy ra đẽu có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là: - Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; 9 - Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (Công cụ, phươns tiện, cách thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,...) © H ành vi khách quan của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường Trong những biểu hiện của mặt khách quan thì hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu đầu tiên, quan trọng nhất và bắt buộc phải có của mọi cấu thành tội phạm. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội có thể có, có thể không tuỳ theo từng cấu thành tội phạm cụ thể. Phải có hành vi khách quan thì mới có tội phạm, do đó, trước hết phải có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ mới có các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Việc nghiên cứu, đánh giá hành vi khách quan là cơ sở để xác định có hay không có tội phạm xảy ra. Để cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, trước tiên phải có hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ được quy định ở các văn bản chuyên ngành. Quy phạm pháp luật quy định cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là quy phạm viện dẫn. Do vậy để xác định có tội hay không có tội, cần xem xét người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ hay không. Hiện nay, chúng ta đã có Luật giao thông đường bộ được thông qua ngày 29/06/2001 có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2002, Nghị định SỐ14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường bộ. (Trước đây áp dụng Nghị định 36/CP ngày 10/07/2001, Nghị định 36/CP ngày 29/05/1995 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 75/1998/NĐ-CP ngày 26/09/1998 của Chính phủ). Đây là các văn bản chuyên ngành cho chúng ta viện dẫn đến khi vận dụng các quy định của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. 10 Hành vi khách quan của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là hành vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ được quy định ở các văn bản chuyên ngành được kể tên ở trên, gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi này bao gồm: - Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; - Hành vi cản trở giao thông đường bộ; - Hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; - Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điểu kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ; - Hành vi tổ chức đua xe trái phép; - Hành vi đua xe trái phép; Để thấy rõ, đánh giá đầy đủ về hành vi khách quan của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, ta hãy lần lượt đánh giá từng hành vi khách quan trong từng cấu thành cụ thể tương ứng với từng tội trong nhóm. a. Đầu tiên là hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hành vi khách quan trong tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Để làm rõ hành vi này trước hết cần làm rõ một sô khái niệm sau đây theo Luật giao thông đường bộ: - Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường - Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm xe cơ giới, xe thô sơ và các xe máy chuyên dùng tham gia hoạt động giao thông đường bộ. Phương tiện cơ giới đường bộ là phương tiện di chuyển bằng sức của động cơ hoạt động trên đường bộ gồm xe ôtô, máy kéo, xe môtô 2 bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. Phương tiện thô sơ đường bộ gồm các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe xúc vật kéo và các loại xe tương tự. Xe máy chuyên dùng gồm các xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ. - Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi trực tiếp thực hiộn chức năng điều khiển sự vận động phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên đường - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Luật giao thông đường bộ, được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định SỐ14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường bộ. Hành vi này bao gồm các dạng hành vi vi phạm cụ thể như: + Hành vi không chấp hành tín hiệu, báo hiệu đường bộ theo Điều 11 Luật giao thông đường bộ bao gồm vi phạm các quy định của hệ thống báo hiệu bằng hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn; + Hành vi vi phạm vê tốc độ và khoảng cách giữa các xe được quy định tại Điều 12 - Luật giao thông đường bộ; + Hành vi vi phạm quy định vê điểu kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng được quy định tại các Điều: 48, 51, 52 Luật giao thông đường bộ; + Hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người lái xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ tham gia giao thông được quy định tại các Điều: 53, 55, 57, 58 - Luật giao thông đường bộ; + Hành vi vi phạm về sử dụng làn đường được quy định tại Điều 13 Luật giao thông đường bộ; 12 + Hành vi vi phạm về VƯ0 xe, chuyển hướng xe, lùi xe, tránh xe, nhường đường được quy định tại các Điều: 14, 15, 16, 17, 22, 23 - Luật giao thông đường bộ; + Hành vi vi phạm vê dừng, đ ỗ xe trên đường trong và ngoài đô thị được quy định tại các Điều: 18, 19 - Luật giao thông đường bộ, Điều 4 Nghị định 14/2003/NĐ-CP; + Hành vi vi phạm quy đinh khi qua phà, qua cầu phao được quy định tại Điều 21 - Luật giao thông đường bộ; + Hành vi vi phạm quy định vê giao thông trên đường cao tốc, gião thông trong hầm đường bộ được quy định tại Điều 24, Điều 25 - Luật giao thông đường bộ; + Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm tải trọng và kh ổ giới hạn của đường bộ được quy định tại Điều 26 - Luật giao thông đường bộ; về xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông theo Điều 5 Nghị định 14/2003/NĐCP ngày 19/02/2003 của Chính phủ; + Hành vi vi phạm về kéo xe, kéo rơ m oóc, chở người, đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe dược quy định tại các Điều: 27, 28, 29 - Luật giao thông đường Hành vi vi phạm quy định về điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ chỉ cấu thành tội phạm khi gây ra thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản của người khác. Tức là gây chết người, làm bị thương người khác mà tỷ lệ giảm sức khoẻ của người bị hại (các bị hại) được xem xét tuỳ theo số người bị thương tích hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản (trong trường hợp không gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cho người khác). b. Hành vi cản trở giao thông đường bộ là những hành động làm cho giao thông đường bộ không hoạt động được hoặc hoạt động không như dự kiến bình thường. Những hành vi này là hành vi vi phạm nghiêm trọng điều 8 Luật giao thông đường bộ. Luật hình sự Việt Nam chỉ coi cản trở giao 13 thông đường bộ là phạm tội khi hành vi cản trở mang tính nguy hiểm cao cho xã hội: gây thiệt hại về tính mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản hoặc đe dọa thực tê gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Hành vi cản trở giao thông đường bộ có các dạng hành vi sau: + Đ ào, klioan, x ẻ các công trình giao thông đường bộ; + Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trỏ giao thông; + T háo dỡ, di chuyển trái phép làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ; + Mở đường giao cắt trái phép c/ua đường bộ, đường có giải phản cách ; + Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; + Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ; + Vi phạm quy định vê bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường b ộ ; + Hành vi khác cản trở giao thông đường bộ. Các hành vi cản trở giao thông đường bộ chủ yếu được thực hiện bằng hành động: đào, khoan, tháo dỡ, làm sai lệch, lấn chiếm, ... nhưng cũng có một số hành vi thực hiện bằng không hành động như không đặt đèn, biển báo, rào chắn, ... khi thi công trên đường bộ. c. Hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không b ảo đảm an toàn là hành vi mặc dù biết rõ phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn nhưng vẫn cố tình đưa vào tham gia giao thông đường bộ. Hành vi này chỉ bị coi là tội phạm khi gây ra hậu quả nghiêm trọng (Thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác) và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm. Phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn được hiểu là phương tiện có những hỏng hóc mà về mặt kỹ thuật người ta 14 hoàn toàn có thể nhận thức được hoặc thiếu các bộ phận cần thiết được quy định tại Điều 48; Điều 52 - Luật giao thông đường bộ, bao gồm các hành vi: + Điều động phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng là không đảm bảo an toàn; + C ho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. d. Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật (Vi phạm về điều kiện điều khiển phương tiện theo Điều 53 - Luật giao thông đường bộ) điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ. Hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm khi có hậu quả xảy ra là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được giao hoặc điều động điều khiển phương tiện (không đủ điều kiện) đã gây ra tai nạn giao thông dẫn đến thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản của người khác. Người không đủ điều kiện điều khiển phương tiên giao thông đường bộ là người không có bằng hoặc giấy phép lái xe hoặc không có đủ điều kiện khác như: tình trạng sức khoẻ, tinh thần không đảm bảo (theo Điều 53, 54, 55, 57 - Luật giao thông đường bộ). Hành vi vi phạm thể hiện qua các hành động: - Điều động người không có bằng hoặc giấy phép lái xe hoặc các điều kiện khác điều khiển phương tiện giao thông đường b ộ ; - G iao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. e. Hành vi tổ chức đua xe trái phép: là hành vi đứng ralôi kéo, kích động, rủ rê người khác tham gia vào việc đua xe trái phép. Đua xe trái phép là sự đua xe không được sự cho phépcủa cấp có thẩm quyền. (Vi phạm Điều 8 Luật giao thông đường bộ) 15 Phương tiện đua xe là ôtô, xe máy và các loại xe có gắn động cơ. Hành vi tổ chức đua trái phép các loại phương tiện không được kể tên ở trên sẽ không phạm vào tội tổ chức đua xe trái phép. Hành vi tổ chức đua xe trái phép được thể hiện dưới các dạng hành - Vạch k ế hoạch, tổ chức đua xe; - Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác tham gia đua xe; - Đứng ra tổ chức, kêu gọi người khác đóng tiền tham gia đua xe; - T ổ chức mạng lưới canh gác, b ảo vệ, giám sát cuộc đua xe, tổ chức cá cược, tổ chức chống lại cán bộ công an, dân phòng; - Cung cấp phương tiện đua xe cho người đua xe; - Cho người đua xe vay tiền, thuê, mượn phương tiện. [18, tr.526] Tội tổ chức đua xe trái phép là tội có cấu thành hình thức cho nên chỉ cần có dấu hiệu hành vi là yếu tố thuộc mặt khách quan để khẳng định có hay không có tội phạm. g. Hành vi đua xe trái phép là hành vi trực tiếp tham gia vào việc đua xe. Hành vi đua xe chỉ có thể bị coi là tội phạm khi có hậu quả xảy ra hoặc có một dấu hiệu về nhân thân (đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích). Người phạm tội trực tiếp tham gia bằng hành động trực tiếp điều khiển phương tiện đua. Cũng cần phân biệt giữa hành vi đua xe với hành vi chạy xe quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu. Việc xác định hành vi vi phạm thuộc loại nào sẽ dẫn đến thái độ xử lý khác nhau của Nhà nước đối với người vi phạm, đó là xử lý bằng chế tài hành chính hoặc xử lý bằng chế tài hình sự. Phương tiện đua xe là ôtô, xe máy hoặc loại xe khác có gắn động cơ. Hành vi phạm tội đã vi phạm Điều 8 Luật giao thông đường bộ. (Đ Hậu quả nguy hiểm cho x ã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. + Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm : 16 “Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.” [18, tr.80]. Hầu hết các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là những tội có cấu thành vật chất cho nên việc xem xét, nghiên cứu về dấu hiệu hậu quả có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 và nay là Bộ luật hình sự năm 1999, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi được xác định với 3 mức độ: Hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ được xác định căn cứ vào quy định giải thích trong các văn bản hướng dẫn: Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/01/1986, Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 07/01/1995 của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ nội vụ (Nay là Bộ Công an) hướng dẫn áp dụng Điều 186, 188 Bộ luật hình sự 1985 và hiện nay là Nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra được xác định dưới hình thức là các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản. Hiện nay, mức độ đánh giá tính nghiêm trọng của hậu quả được quy định cụ thể đối với từng loại thiệt hại ở từng mức độ khác nhau theo các mục 4.1, 4.2, 4.3 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP. Mặc dù Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP chỉ hướng dẫn áp dụng đối với các quy định về hậu quả ở Điều 202, tuy nhiên do đặc điểm và tính chất của các tội thuộc nhóm này nên nó vẫn được đối chiếu để áp dụng đối với các tội khác cùng nhóm. Nghị quyết hướng dẫn: - Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác có các trường hợp: a. Làm chết một người;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất