Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đất cô thủy...

Tài liệu đất cô thủy

.DOCX
38
248
71

Mô tả:

đất lâm nghiệp
MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................2 NỘI DUNG...............................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP......................................3 I.Khái niệm..........................................................................................................3 II.Đặc điểm của đất nông nghiệp........................................................................3 III. Vai trò của đất nông nghiệp........................................................................12 CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP........13 I. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta...................................................13 II. Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp...........................................................22 III. Suy thoái đất nông nghiệp...........................................................................26 CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT.......................................................32 KẾT LUẬN.............................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................37 1 MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết đất đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, đất là nơi cư trú, tồn tại và phát triển của các loài sinh vật và loài người. Đất được coi là tài sản hữu hình và có thể được định giá trên thị trường. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, là yếu tố quan trọng nhất cấu thành bất động sản và thị trường bất động sản. Và đặc biệt đất còn là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong nông nghiệp. Hiện nay môi trường sống trên Trái Đất đang bị ô nhiễm trầm trọng. Điều đó trở thành mối lo lắng chung cho toàn xã hội vì ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống của con người và làm biễn đổi đặc điểm sinh thái Trái Đất. Đất nông nghiệp hiện nay cũng bị nhiều bãi rác xâm lấn. Lượng phân bón hóa học, lượng thuốc trừ sâu bị lạm dụng khiến đất nông nghiệp ngày càng trở lên bạc màu, phèn hóa, nhiễm mặn. những khu rừng bị chặt phá, khai thác bừa bãi khiến cho lượng đất trống đồi núi trọc tăng cao gây hiểm họa khôn lường. rác thải, chất thải ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ độc hại. Vì vậy, đã có rất nhiều vsaans đề môi trường xảy ra xung quanh đất nông nghiệp. Ở Việt Nam, thực trạng này cũng rất đáng lo ngại và nghiêm trọng nên chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu về “ Đất nông nghiệp”. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP I.Khái niệm - Đất là diện tích đất cụ thể của bề mặt Trái Đất : khí hậu , địa hình, nước, thổ nhưỡng, trầm tích, sinh vật, hoạt động con người. - Đất nông nghiệp là : đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. II.Đặc điểm của đất nông nghiệp II.1.Phân loại đất nông nghiệp Dựa vào mục đích sử dụng chủ yếu của đất nông nghiệp và đặc điểm địa hình chia đất nông nghiệp làm 4 loại : - Đất nông nghiệp hàng năm Diện tích đất nông nghiệp dùng để trồng cây các loại cây ngắn ngày bao gồm: diện tích đất trồng lúa, diện tích đất trồng màu, diện tích đất gieo mạ, diện tich đất làm nương rẫy, diện tích trồng cây hàng năm khác. - Đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi Là loại đất dùng chủ yếu cho chăn nuôi như đất chuyên trồng cỏ cho chăn nuôi, đất trồng cỏ tự nhiên đã được quy hoạch, cải tạo chăm sóc nhằm mục đích chăn nuôi. - Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản Là toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào mục đích nuôi tôm ,ngao... như ao, hồ,đầm. Ngoài ra các loại đất mặc nước có thể nuôi trồng thủy sản nhưng không nhằm mục đích thủy sản như các hồ, sông phục vụ chủ yếu cho thủy lợi trong nông nghiệp - Đất trồng cây lâu năm 3 Là toàn bộ diện tích trồng cây dài ngày, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch nhiều lần và có chi phí kiến thiết cơ bản đáng kể như : như mía, dừa... II.2.Phân bố của đất nông nghiệp Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hôi. Vì vậy việc phân bố quỹ đất đai đặc biệt là quỹ đất nông nghiệp bị chi phối của hai yếu tố đó rất mạnh. Phân bố đất đai theo vùng bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên gắn với đất đai mạnh hơn, còn phân bố theo loại cây trồng lại bị chi phối bởi các yếu tố về mặt xã hội mạnh hơn. Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong và cả nước . a. Phân bố đất nông nghiệp theo vùng kinh tế - Vùng trung du miền núi phía bắc Đất nông nghiệp có 1.201.437 ha chiếm 11,67% so với tổng quỹ đất tự nhiên của vùng. Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu trồng cây hàng năm ( lua, sắn, đậu, đỗ…). Phần lớn đất nông nghiệp ở vùng này là cây công nghiệp dài ngày ( chè, café..) và cây ăn quả. - Vùng đồng bằng sông Hồng Đất nông nghiệp có 664.638 ha, chiếm 56,56% so với tổng diện tích toàn vùng. Đất trong vùng được hình thành và bồi tụ thường xuyên bởi phù xa của 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên địa hình tương đối bằng phẳng, chất lượng đất tốt, rất phù hợp cho việc trồng lúa. Vì vậy đồng bằng sông Hồng được coi là vựa lúa ở các tỉnh phía bắc. Do quá trình đô thị hóa, dân số đông nên đất nông nghiệp bị giảm mạnh 4 Hình 1: Phân bố đất nông nghiệp ở 2 đồng bằng lớn - Vùng duyên hải miền Trung Đất nông nghiệp chiếm 604.956 ha chiếm 12,05% so với quỹ đất tự nhiên của vùng. Vùng này có sự biến động đất nông nghiệp tương đối lớn theo hướng giảm cây hàng năm, tăng các loại cây lâm nghiệp bảo vệ môi trường - Vùng Tây Nguyên Đất nông nghiệp là 798.358 ha, chiếm 11,2% so với quỹ đất tự nhiên của vùng. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đất của vùng Tây Nguyên là đất dỏ bazan màu mỡ nên rất thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: café, cao su, hạt điều….Đất chưa sử dụng 1.580.342 ha, đất có khả năng nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, tiềm năng về nông nghiệp ở vùng này rất lớn - Vùng Đông Nam Bộ Diện tích đất nông nghiệp là 1.029.375 ha, chiếm hơn 41,22 quỹ đất của vùng. Vùng này chủ yếu là đất bazan màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển các cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, đây là 1 5 trong những vùng kinh tế trù phú, là miền đất có sức hấp dẫn đối với người làm nông ngiệp. Tuy nhiên, hiện tại trong vùng vẫn còn 35.087 ha đất chưa sử dụng, trong đó đất có khả năng nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể. Đây là nguồn lực quý giá cần được khai thác - Vùng đồng bằng sông Cửu Long Đây là vùng đất nông nghiệp chiếm thành phần lớn đất nông nghiệp 2.620.238 ha trong tổng số 3.955.550 ha, chiếm 73,77% diện tích nông nghiệp. Hệ thống đất đai của vùng này được hệ thống sông Cửu Long bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ. Vì vậy, đấy được coi là vựa lúa của cả nước, vùng có sản lượng lương thực và sản lượng lương thực hàng hóa lớn nhất trong cả nước b. Phân bố đất nông nghiệp theo cây trồng Hình 2: Phân bố cây trồng theo năm Trong tổng số 7.637.710 ha đất nông nghiệp của cả nước , đất trồng cây hàng năm có 5.553.889 ha, đất trồng cây lâu năm chiếm 1.449.607 ha. Còn lại là đất đồng cỏ và đất mặt nước có sử dụng vào nông nghiệp Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng luas chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Tổng diện tích trồng lúa năm 1994 là 4.230.077 ha chiếm 54,42% diện tích đất 6 nông nghiệp. Đất trồng lúa chủ yếu tập trung ở 2 vựa lúa của cả nước là trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Đứng thứ 2 trong diện tích cây hàng năm là đất trồng màu và cây công nghiệp hàng năm. Trong đất chuyên trồng màu , đất trồng ngô ngày càng tăng và từng bước thay thế cho cây khoai lang và cây sắn. Trong đất cây công nghiệp hàng năm đất trồng các loại đay, lạc… chiếm tỷ trọng đáng kể và được phân bố chủ yếu ở các bãi ven sông. Hai vùng có diện tích cây màu và cây công nghiệp hàng năm lớn nhất nước là vùng miền núi và trung du Bắc Bộ và vùng Đông Nam Bộ Đất trồng cây công nghiệp lâu nắm như café, chè, cao su… chiếm tỷ trọng lớn và tập trung ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng miền núi trung du Bắc Bộ, ở các vùng này đã hình thành nên các vùng cây ăn quả nổi tiếng như bưởi, xoài, chôm chôm. II.3 Thành phần cấu tạo của đất nông nghiệp. - Đất nông nghiệp có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. - Thành phần của đất nông nghiệp chủ yếu là nước và không khí trong đó : 25 % là không khí , 25 % là nước, 15% các chất khoáng, 5 % chất hữu cơ ( 85% chất mùn, 10% rễ cây, 5% các sinh vật ) . 7 Hình 3: Thành phần của đất nông nghiệp Các loại đất dao động trong một khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu vực. Các loại đất được hình thành thông quá quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ. Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất. Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn. Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể. 8 Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính[cần dẫn nguồn]: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:    Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét. - Cấp hạt cát có kích thước từ <2mm đến 0.05mm - Hình dạng tròn hay khối góc cạnh - Thành phần hóa học của các hạt cát thô chứa chủ yếu là thạch anh (SiO2) hay các khoáng silicate nguyên sinh khác - Do có kích thước to, nên các tế khổng giữa các hạt các hạt cát thường to, nước và không khí dễ dàng di chuyển trong các loại đất cát, có ý nghĩa là đất thoát nước tốt - Tuy nhiên, diện tích bề mặt riêng trên một đơn vị thể tích của cát thấp , nên đất có khả năng giữ nước thấp, thường không dính, dẻo khi ướt, dễ bị hạn Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét. - Kích thước của cấp hạt thịt có đuờng kính 0.05-0.002mm - Do có kích thước nhỏ nên tế khổng giữa các hạt thịt nhỏ hơn rất nhiều so với cát - Không có tính dính, dẻo khi ướt ( nhưng trên thực tế đất thịt có thể kết dính do có sự pha lẫn các hạt sét lẫn) Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét. - Cấp hạt sét có đường kính <0.002mm 9 - Có diện tích bề mặt riêng rất lớn, nên có khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cao - Có tính dính khi ướt  Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian.Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ... Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi là đất cổ. Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất. . Tỷ trọng của đất Ðịnh nghĩa: Tỷ trọng của đất là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái rắn, khô kiệt với các hạt đất xếp sít vào nhau so với khối lượng nước cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 40C Ðể tính tỷ trọng người ta áp dụng công thức: d= P / P1 Trong đó: d- Tỷ trọng của đất. P- Khối lượng các hạt đất (khô kiệt, xếp xít vào nhau và không có khoảng hổng không khí) trong một thể tích xác định (thường được đo bằng g/cm3). P1- Khối lượng nước được chứa trong cùng thể tích ở điều kiện T0: 4oC (g/cm3). Màu sắc của đất • Màu sắc đất thường ít ảnh hưởng đến trạng thái và sử dụng đất, nhưng chúng có mối tương quan nhất định đến một số tính chất khác của đất • Người ta thường dùng một hệ thống màu chuẩn đó là bản so màu Munsell • Trong hệ thống này, mỗi màu gồm có 3 thành phần o HUE: sắc màu (thường là đỏ hay vàng) o CHROMA: độ chói 10 o VALUE: giá trị (độ sáng) - Các nguyên nhân gây ra màu sắc của đất • Phần lớn màu của đất được hình thành do màu của các oxides Fe và chất hữu cơ phủ trên bề mặt các hạt đất • Chất hữu cơ phủ thường có màu sậm và che khuất các màu của oxide Fe • Các tầng đất sâu do chứa hàm lượng chất hữu cơ thấp nên thường biểu hiện màu của các oxide Fe - Ý nghĩa màu sắc của đất. • Màu thường giúp chúng ta phân biệt các phát sinh hay tầng chẩn đoán trong đất. • Tầng A thường có màu tối sậm, tầng B thường có màu sáng hơn • Do màu sắc của đất hình thành bởi các khoáng chứa Fe, các khoáng Fe này lại rất dễ thay đổi tình trạng oxi hóa-khử, • Dựa vào màu sắc ta có thể nhận biết được tình trạng oxi hóa-khử của đất, đất thoáng khí hay yếm khí. Độ rỗng của đất - Định nghĩa: độ rổng là tỉ lệ thể tích phần rỗng trên đơn vị tổng thể tích đất - Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng độ rỗng của đất • Sa cấu ; Cấu trúc • Độ rỗng có thể biến thiên từ 25% ở các tầng đất sâu bị nén chặt, đến khoảng 60% ở tầng đất mặt có hàm lượng chất hữu cơ cao • Cũng như dung trọng, độ rỗng của đất có thể thay đổi do phương pháp quản lý đất Kích thước các lỗ rỗng (tề khổng): đại tế khổng (đường kính > 0.08mm) và vi tế khổng (đường kính < 0.08mm) 11 Đại tế khổng: nước, không khí dễ dàng di chuyển; sự xuyên phá của rễ cây dể dàng; là nơi cư trú của các vi động vật đất. Vi tế khổng: Nước di chuyển trong vi tế khổng rất chậm, và phần lớn nước được giữ lại trong vi tế khổng, lượng nước này không hữu dụng đối với thực vật. Ảnh hưởng của quá trình canh tác đến kích thước tế khổng Canh tác liên tục, nhất là trên các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ nguyên thủy cao thường làm giảm số lượng đại tế khổng trong đất III. Vai trò của đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng nó vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt vừa là tư liệu lao động. Là loại đất phù hợp cho trồng cây lương thực , cây hoa màu và chỉ trồng trên đất nông nghiệp thì mới đảm bảo cho hiệu quả , năng suất cao góp phần phát triển kinh tế xã hội. Là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và cùng với sự phát triển của xã hội, là điều kiện chung của lao động. Nó quyết định đến sự phát triển và tồn tại của xã hội loài người. Tham gia vào ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngoài ra còn tham gia vào các ngành thủy lợi, giao thông… Đất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng của lao động mà còn là nơi cung cấp thức ăn cho con người và động vật. Đối với ngành nông nghiệp độ phì của đất lại rất quan trọng có tác động đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi. Trong nông nghiệp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng “Bản thân đất đai phát sinh như một tư liệu sản xuất”. Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai. Quá trình lao động và sản xuất ra sản phẩm có quan hệ mật thiết với những đặc tính của đất, chất lượng đất quyết định. Vì vậy, đất đai có một vị trí quan trọng trong các nghành sản xuất đặc biệt là 12 sản xuất Nông nghiệp. Đất là nguồn lực quan trọng để con người tiến hành được các hoạt động sản xuất vật chất. CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP. I. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. I.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.128 nghìn ha, đứng thứ 04 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2015, nhóm đất nông nghiệp là 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 113,04 nghìn ha/năm), vượt 0,91% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (26.550,00 nghìn ha).  Đất trồng lúa Năm 2015, diện tích đất lúa là 4.030,75 nghìn ha, chiếm 12,17% diện tích tự nhiên và chiếm 15,04% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước; giảm 89,44 nghìn ha so với năm 2010 (trong đó: diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 3.275,38 nghìn ha, giảm 22,10 nghìn ha). Theo chỉ tiêu Quốc hội duyệt đến năm 2015 đất trồng lúa còn 3.951 nghìn ha, cho phép giảm diện tích đất trồng lúa 169,18 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 39,49 nghìn ha). Như vậy, việc giảm diện tích đất trồng lúa và đất chuyên trồng lúa nước vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. Diện tích đất trồng lúa phân theo các vùng như sau: - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 526,49 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 258,31 nghìn ha), chiếm 13,06% diện tích đất trồng lúa của cả nước. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bắc Giang (69,20 nghìn ha), Điện Biên (59,54 nghìn ha), Thái Nguyên (45,69 nghìn ha), Phú Thọ (44,41 nghìn ha), Sơn La (42,59 nghìn ha), Lạng Sơn (41,61 nghìn ha). So với năm 2010, diện tích đất trồng lúa toàn vùng giảm 2,80 nghìn ha, đạt 98,03% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (đất chuyên trồng lúa nước chỉ tiêu Quốc hội duyệt tăng thêm 2,61 nghìn ha nhưng thực tế thực hiện lại giảm 0,67 nghìn ha); trong đó có 10 tỉnh giảm với diện tích 13,34 nghìn ha (Lai Châu 3,51 nghìn ha, Bắc Giang 2,42 nghìn ha, Thái Nguyên 2,34 nghìn ha, còn lại các tỉnhĐiện Biên, Yên Bái, Phú Thọ... mỗi tỉnh giảm khoảng 1 nghìn ha); 4 tỉnh tăng 10,53 nghìn ha (Sơn La 5,32 nghìn ha, 13 Bắc Kạn 2,91 nghìn ha, Hà Giang 2,13 nghìn ha,...). - Vùng Đồng bằng sông Hồng có 586,50 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 541,64 nghìn ha), chiếm 14,55% diện tích đất trồng lúa của cả nước. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh như: thành phố Hà Nội (109,28 nghìn ha), Thái Bình (79,58 nghìn ha), Nam Định (75,96 nghìn ha), Hải Dương (63,75 nghìn ha),... So với năm 2010, đất trồng lúa giảm 33,45 nghìn ha, đạt 97,67% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (đất chuyên trồng lúa nước giảm 25,84 nghìn ha, đạt 99,30%). Diện tích đất trồng lúa giảm nhiều tại thành phố Hà Nội 5,50 nghìn ha, Thái Bình 5,08 nghìn ha, Hải Phòng 4,59 nghìn ha, Nam Định 4,11 nghìn ha, Hà Nam 2,73 nghìn ha, Hải Dương 2,66 nghìn ha, Vĩnh Phúc 2,20 nghìn ha,... - Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 696,12 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 580,34 nghìn ha), chiếm 7,25% diện tích tự nhiên của vùng và 17,27% diện tích đất trồng lúa của cả nước, tăng 0,29 nghìn ha so với năm 2010, trong đó: + Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 407,61 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 343,77 nghìn ha), chiếm 58,55% diện tích đất trồng lúa của vùng. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Thanh Hóa (143,02 nghìn ha), Nghệ An (105,00 nghìn ha), Hà Tĩnh (69,62 nghìn ha),... So với năm 2010, đất trồng lúa giảm 0,27 nghìn ha, đạt 95,41% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (đất chuyên trồng lúa nước tăng 10,96 nghìn ha), trong đó có 4 tỉnh giảm (6,40 nghìn ha), Thanh Hóa 3,63 nghìn ha, Quảng Trị 1,81 nghìn ha,...; có 02 tỉnh tăng 6,13 nghìn ha (Hà Tĩnh 4,93 nghìn ha, Quảng Bình 1,19 nghìn ha). + Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 288,51 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 236,57 nghìn ha), chiếm 41,45% diện tích đất trồng lúa của vùng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận (53,29 nghìn ha), Bình Định (54,00 nghìn ha), Quảng Nam (58,34 nghìn ha), Quảng Ngãi (41,91 nghìn ha). Đất trồng lúa so với năm 2010 tăng 0,56 nghìn ha, vượt 5,58% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (trong đó đất chuyên trồng lúa nước tăng 11,95 nghìn ha), trong đó có 04 tỉnh tăng (3,98 nghìn ha), Quảng Nam 1,93 nghìn ha, Bình Thuận 0,85 nghìn ha, Bình Định 0,65 nghìn ha, Khánh Hóa 0,54 nghìn ha; có 04 tỉnh giảm (3,42 nghìn ha), Quảng Ngãi 1,61 nghìn ha, Phú Yên 0,96 nghìn ha, Đà Nẵng 0,52 nghìn ha, Ninh Thuận 0,33 nghìn ha. - Vùng Tây Nguyên có 168,20 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa 14 nước là 98,08 nghìn ha), chiếm 4,17% diện tích đất trồng lúa của cả nước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk (62,35 nghìn ha), Gia Lai (57,57 nghìn ha). Đất trồng lúa so với năm 2010, tăng 1,32 nghìn ha, so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt đạt 97,09% (đất chuyên trồng lúa nước tăng 10,58 nghìn ha, đạt 99,03%), trong đó: có 2 tỉnh tăng (4,23 nghìn ha), gồm: Đắk Lắk 3,70 nghìn, Kon Tum 0,53 nghìn ha; có 3 tỉnh giảm (2,91 nghìn ha), gồm: Gia Lai 2,18 nghìn ha, Lâm Đồng 0,44 nghìn ha, Đắk Nông 0,28 nghìn ha. - Vùng Đông Nam Bộ có 145,69 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 86,27 nghìn ha), chiếm 3,61% diện tích đất trồng lúa của cả nước, tập trung tại tỉnh Tây Ninh (74,13 nghìn ha), Đồng Nai (29,96 nghìn ha). Đất trồng lúa so với năm 2010, giảm 35,53 nghìn ha, so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt vượt 9,90% (đất chuyên trồng lúa nước giảm 18,76 nghìn ha, vượt 13,67%). Đất trồng lúa giảm nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh (10,31 nghìn ha), Tây Ninh (9,37 nghìn ha), Đồng Nai (8,77 nghìn ha), Bình Dương (4,43 nghìn ha),... - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 1.907,75 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước là 1.710,74 nghìn ha), chiếm 47,33% diện tích đất trồng lúa của cả nước, tập trung tại các tỉnh Kiên Giang (387,94 nghìn ha), Long An (263,02 nghìn ha), An Giang (255,05 nghìn ha), Đồng Tháp (225,27 nghìn ha), Sóc Trăng (147,67 nghìn ha), Cà Mau (99,57 nghìn ha), Trà Vinh (96,63 nghìn ha)... 2,500 1.000 ha Vùng Trung du miền núi phía Bắc 2,000 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1,500 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Vùng Tây Nguyên 1,000 Vùng Đông Nam Bộ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (1.000 ha x 2 lần) 500 Năm 2010 Năm 2015 15 Biểu đồ: Xu hướng thời kỳ 2011 - 2015 biến động đất trồng lúa theo vùng So với năm 2010, đất trồng lúa giảm 19,27 nghìn ha, đạt 97,84% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (đất chuyên trồng lúa nước giảm 10,33 nghìn ha, đạt chỉ tiêu Quốc hội), trong đó: có 8 tỉnh giảm (39,31 nghìn ha), tập trung chủ yếu tại Cà Mau (17,31 nghìn ha), Bến Tre (7,12 nghìn ha), Tiền Giang (5,40 nghìn ha), Cần Thơ (3,65 nghìn ha)...và có 5 tỉnh tăng (20,04 nghìn ha), tập trung chủ yếu tại Kiên Giang (10,57 nghìn ha), Long An (4,42 nghìn ha), Bạc Liêu (3,91 nghìn ha), Sóc Trăng (1,08 nghìn ha),... Trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích đất trồng lúa tăng khoảng 45 nghìn ha từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng tràm và đất chưa sử dụng; đồng thời đất trồng lúa giảm 135 nghìn ha, trong đó chuyển đổi nội bộ khoảng 40 nghìn ha sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng, xây dựng nông thôn mới...) khoảng 95 nghìn ha. Như vậy, đất trồng lúa thực giảm 89,44 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục bị suy giảm cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tốc độ đất trồng lúa giảm chậm hơn so với giai đoạn 2001 - 2010 và chiếm khoảng 53% diện tích đất trồng lúa được Quốc hội cho phép giảm (đất chuyên trồng lúa nước đạt 56%). Một số tỉnh diện tích đất chuyên trồng lúa nước chỉ tiêu duyệt tăng nhưng thực tế thực hiện lại giảm như Thanh Hóa, Tây Ninh, Bến Tre, Đăk Nông, Bình Dương... Mặc dù, diện tích đất trồng lúa giảm so với năm 2010, nhưng nhờ tăng cường công tác thủy lợi, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới vào sản xuất..., nên năng suất lúa vẫn tiếp tục tăng 16 từ 53,4 tạ/ha lên 57,6 tạ/ha (năm 2014) và sản lượng lúa tăng từ 40 triệu tấn lên 44,97 triệu tấn (tăng 10,2%). Bình quân đạt 495 kg thóc/người/năm, tăng 35 kg/người/năm so với năm 2010 (460 kg/người/năm). Hệ số sử dụng đất đạt 1,95 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2010 (1,82 lần). Sản xuất lúa đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới.  Đất rừng phòng hộ Cả nước có 5.648,99 nghìn ha, chiếm 35,98% đất lâm nghiệp, giảm 146,48 nghìn ha so với năm 2010, chỉ tiêu Quốc hội cho phép tăng nhưng thực hiện giảm (5.826,00 nghìn ha). Gồm: - Đất rừng tự nhiên: 3.949,85 nghìn ha; - Đất rừng trồng: 634,77 nghìn ha; - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng: 729,49 nghìn ha; - Đất trồng rừng: 334,88 nghìn ha. Trong đất rừng phòng hộ có trên 4.200 nghìn ha rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu; 180 nghìn ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; 150 nghìn ha rừng chắn gió, chắn cát bay và 31 nghìn ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và xây dựng các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo.  Đất rừng đặc dụng Có 2.210,25 nghìn ha, chiếm 14,08% đất lâm nghiệp, tăng 71,05 nghìn ha so với năm 2010 và đạt 99,56% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (2.220,00 nghìn ha), bao gồm: - Đất rừng tự nhiên 1.967,09 nghìn ha; - Đất rừng trồng 87,36 nghìn ha; - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng 107,84 nghìn ha; - Đất trồng rừng 47,94 nghìn ha. Trong hệ thống rừng đặc dụng có 164 khu bảo tồn thiên nhiên gồm 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài, 45 khu bảo vệ cảnh quan văn hoá, lịch sử và môi trường và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học. Rừng đặc dụng phân bố nhiều ở Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (923,53 nghìn ha), Tây Nguyên (488,36 nghìn ha), Trung du và miền núi phía Bắc (465,65 nghìn ha). Nhiều địa phương có diện tích rừng đặc dụng lớn như: Đắk Lắk 224,87 nghìn ha, Nghệ An 169,44 nghìn ha, Quảng Nam 137,32 nghìn ha, Quảng Bình 123,58 nghìn ha, Đồng Nai 101,26 nghìn ha, Kon Tum 90,86 nghìn 17 ha, Lâm Đồng 85,67 nghìn ha, Thừa Thiên Huế 84,53 nghìn ha,... Giai đoạn 2011 - 2015, diện tích đất rừng đặc dụng tăng 71,05 nghìn ha so với năm 2010, vẫn thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội 9,76 nghìn ha. Diện tích rừng đặc dụng tăng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (33,30 nghìn ha), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (30,80 nghìn ha), Đồng bằng sông Cửu Long (4,96 nghìn ha), trong đó một số tỉnh tăng cao như: Hòa Bình (8,56 nghìn ha), Quảng Nam (7,69 nghìn ha), Bình Định (6,92 nghìn ha), Cao Bằng (6,10 nghìn ha), Đắk Lắk (5,56 nghìn ha), Thừa Thiên Huế (5,46 nghìn ha), Bắc Kạn (5,13 nghìn ha), Cà Mau (4,66 nghìn ha), Phú Thọ (4,76 nghìn ha),... diện tích đất rừng đặc dụng tăng chủ yếu do thành lập thêm một số khu bảo tồn và trồng mới đất rừng; đã góp phần tạo môi trường thuận lợi để bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đặc thù, bảo tồn quỹ gen, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, việc sử dụng đất rừng đặc dụng vẫn còn tồn tại sau: - Hiện tượng xâm canh, xâm cư đối với một số khu rừng đặc dụng còn xảy ra do áp lực về đất đai và khai thác tài nguyên. - Hiện tượng xâm lấn ranh giới giữa các khu rừng đặc dụng với vùng đệm, kể cả những nơi ranh giới đã được xác định còn xảy ra khá phổ biến dọc theo vùng ranh giới. Tại những nơi dân còn sống trong rừng hay nương rẫy của họ còn ở bên trong khu rừng đặc dụng, thường xảy ra xâm phạm ranh giới để khai thác tài nguyên rừng để sản xuất (tại các Vườn quốc gia: Ba Vì, Tam Đảo, Cát Tiên, Yok Don,...). Trong quá trình thành lập một số khu rừng đặc dụng, vẫn có diện tích đất của một số cơ quan Nhà nước và các hộ dân nằm bên trong và phần giáp ranh của các khu rừng đặc dụng.  Đất rừng sản xuất Có 7.840,91 nghìn ha, chiếm 49,94% đất lâm nghiệp, tăng 409,11 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân mỗi năm tăng khoảng 81,82 nghìn ha), đạt 99,04% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (7.917,00 nghìn ha), gồm: Trong đất rừng sản xuất có: - Đất rừng tự nhiên: 4.103,77 nghìn ha; - Đất rừng trồng: 2.070,84 nghìn ha; 18 - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng: 746,55 nghìn ha; - Đất trồng rừng: 919,75 nghìn ha. Rừng sản xuất phân bố nhiều ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2.939,86 nghìn ha), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (2.646,27 nghìn ha), Tây Nguyên (1.686,10 nghìn ha)... Một số địa phương có diện tích rừng sản xuất lớn như: Nghệ An 512,70 nghìn ha, Gia Lai 479,34 nghìn ha, Lạng Sơn 446,12 nghìn ha, Kon Tum 386,60 nghìn ha, Lâm Đồng 321,44 nghìn ha, Thanh Hóa 318,54 nghìn ha, Đắk Lắk 307,36 nghìn ha, Quảng Bình 304,18 nghìn ha, Yên Bái 284,57 nghìn ha,... Tuy nhiên, công tác giao đất, giao rừng mới chỉ tập trung giao đất chứ chưa thực sự giao rừng và tài sản trên đất rừng được giao. Nhiều nơi, diện tích rừng và đất rừng chưa được giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Việc lấn chiếm, tranh chấp diễn ra phức tạp; hồ sơ giao đất, giao rừng thiếu nhất quán, quản lý không chặt chẽ, đồng bộ. - Tình trạng phá rừng, khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên. Nhiều điểm nóng về phá rừng nghiêm trọng, kéo dài chưa được giải quyết triệt để, tình trạng phá rừng trái pháp luật còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi.  Đất nuôi trồng thuỷ sản Có 749,11 nghìn ha, chiếm 2,80% diện tích nhóm đất nông nghiệp, đạt 19 99,88% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (749,99 nghìn ha). Trong đó: Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn có 460,11 nghìn ha, chiếm 61,42%; Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long 508,58 nghìn ha (chiếm 67,89%), Đồng bằng sông Hồng 107,45 nghìn ha (chiếm 14,34%). So với năm 2010, đất nuôi trồng thủy sản tăng 59,28 nghìn ha (bình quân tăng 11,86 nghìn ha/năm). Nguyên nhân tăng chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa bị nhiễm mặn, tập trung tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cà Mau 41,34 nghìn ha). Tuy nhiên, việc chuyển một số lớn diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nước mặn ở một số địa phương còn thiếu cân nhắc đến lợi ích chung toàn vùng, đã có những ảnh hưởng không tốt đến ngành trồng trọt, nhất là trồng lúa; diện tích nuôi trồng thủy sản còn phát triển theo phong trào; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế; tư duy sản xuất nhỏ, thiếu định hướng, tầm nhìn, thiếu chính sách cụ thể sử dụng đất, mặt nước lâu dài, ổn định, thiếu vốn đầu tư...; cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng nuôi còn nhiều bất cập, hầu hết hiện nay hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản sử dụng chung, cùng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì vậy nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp thải ra nguồn nước.  Đất làm muối Năm 2015 có 16,70 nghìn ha (trong đó diện tích đất sản xuất muối công 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng