Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học đáp án trắc nghiệm sản khoa...

Tài liệu đáp án trắc nghiệm sản khoa

.DOC
135
8795
71

Mô tả:

THĂM DÒ SẢN KHOA 1. Soi ối là thủ thuật chỉ nên thực hiện ở tuổi thai từ tuần thứ ........ trở đi . 2. Chỉ định của soi ối nào sau đây là không đúng: A. Chỉ định một cách hệ thống để phát hiện 1 số trường hợp nước ối xanh. B. Thai già tháng. C. Giúp lấy máu da đầu của thai nhi để chẩn đoán suy thai. D. Chẩn đoán nhau tiền đạo. E. Gây vở ối nhân tạo tránh sa dây rốn 3. Chống chỉ định nào của soi ối sau đây là sai: A. Nhiểm trùng âm đạo. B. Nhau tiền đạo C. Ngôi đầu. D. Thai chết trong tử cung E. Ngôi ngược 4. Khi soi ối, kết quả nào sau đây có thể chẩn đoán được là suy thai: A. Nước có lẫn chất gây. B. Nước ối có màu vàng C. Nước ối có màu xanh đặc D. Câu A, B, C đều đúng E. Câu B vad C đúng 5. Khi nhuộm nước ối bằng kỷ thuật Brosen và Gordon, thai đã trưởng thành thì có tỷ lê tế bào màu da cam là: A. <2% B. >2% C. >5% D. >7% E. >10% 6. Định lượng hCG nhằm mục đích, ngoại trừ: A. Dự đoán sẩy thai B. Chẩn đoán thai ngoài tử cung C. Chẩn đoán và theo dõi bệnh tế bào nuôi D. Dự đoán bất thường nhiểm sắc thể E. Chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung 7. Đỉnh cao của mức hCG đạt được từ tuần thứ ....... của thai kỳ. 8. Trong thai ngoài tử cung, trong 50% trường hợp, nồng độ hCG thường thấp dưới: A. < 300 UI/l. B. < 500 UI/l C. < 800 UI/l D. < 900 UI/l E. < 1000 UI/l 9. Có 4 áp dụng siêu âm trong sản khoa là: A. Sinh trắc học thai nhi B. Đánh giá cấu trúc và hình thái thai nhi và bánh nhau C. Đánh giá sự tương thích của thai và tử cung D. Hướng dẫn các thủ thuật xâm nhập 1 E. Đánh giá phát triển thai 10. Chỉ định siêu âm trong quí đầu thai kỳ nhằm mục đích, ngoại trừ: A. Chẩn đoán thai sống hay chết B. Chẩn đoán thai trong hay ngoài tử cung C. Chẩn đoán một thai hay đa thai D. Chẩn đoán giới tính thai nhi E. Chẩn đoán tuổi thai 11. Vai trò cuả siêu âm trong hướng dẫn thăm dò chẩn đoán tiền sản là: A. .................. B. .................. C. ................... 12. Ngày nay, siêu âm trong thai nghén là một xét nghiệm có tính chất thường qui và phụ nữ mang thai nên đi khám siêu âm ít nhất ...... lần trong một thai kỳ. 13. Siêu âm có thể chẩn đóan dị tật của thai nhi nào sau đây: A. Vô sọ. B. Não nhỏ. C. Hở đốt sống (Spina Bifida) D. Bụng cóc E. Tất cả các câu trên đều đúng. 14. Thời điểm phát hiện dị dạng thai nhi tốt nhất bằng siêu âm theo tuổi thai là: A. 10 - 14 tuần. B. 14 -16 tuần. C. 16 - 20 tuần. D. 20 - 22 tuần E. sau 22 tuần 15. Tất cả các câu sau đây về siêu âm đều đúng, ngoại trừ: A. Là một phương pháp hoàn toàn vô hại, hữu hiệu và có thể thay thế hoàn toàn được X quang. B. Là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán nhau tiền đạo C. Trong một thai kỳ, lý tưởng nhất là được khám siêu âm ít nhất 3 lần. D. Giá trị các hình ảnh và các số đo thu được phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đọc. E. Ở từng thời điểm của thai kỳ, siêu âm có những chỉ định và giới hạn riêng. 16. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm nếu túi thai đo được từ bao nhiêu mm trở lên mà không thấy được phôi thai bên trong thì phải nghỉ đến thai phải chết: A. 12 mm B. 16 mm C. 25 mm D. 45 mm E. 55 mm 17. Trên siêu âm, có thể thấy được nhịp đập của tim thai từ tuần lễ vô kinh: A. 10 ngày sau khi trể kinh B. 6,5 tuần vô kinh nếu siêu âm qua đường bụng C. 5,5 tuần vô kinh nếu siêu âm qua đường âm đạo D. 7 tuần vô kinh E. 10 tuần vô kinh 18. Tình ảnh túi thai thấy được qua siêu âm từ tuần vô kinh thứ: 2 A. 3 tuần vô kinh B. 4 tuần vô kinh C. 5 tuần vô kinh D. 6 tuần vô kinh E. 7 tuần vô kinh 19. Một phụ nữ trể kinh 1 tháng rưỡi, sau đó bị rong huyết kéo dài kèm đau bụng từng cơn trước đó. Siêu âm cho thấy tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai, lòng tử cung hẹp, không thấy hình ảnh túi thai và phôi thai chỉ thấy có các cấu trúc hồi âm hổn hợp. Hai phần phụ không thấy bất thường. Chẩn đoán siêu âm được nghỉ đến nhiều nhất là: A. Doa sẩy thai B. Sâỷ không hoàn toàn. C. Sẩy thai hoàn toàn D. Thai trứng E. Thai ngoài tử cung 20. Trong quí đầu thai kỳ, việc xác định tuổi thai dựa vào: A. Kích thước túi thai (GS) B. Kích thước túi ối (AS) C. Chiều dài đầu mông (CRL) D. A, B, và C đúng E. B, và C đúng 21. Khi siêu âm phát hiện song thai trong thai kỳ, những đặc điểm nào sau đây cần chú ý khảo sát: A. Đặc điểm và số lượng của bánh nhau B. Số lượng túi ối C. Giới tính thai nhi D. So sánh kích thước 2 thai E. Các câu trên đều đúng 22. Việc ước định thể tích nước ối trên siêu âm qua chỉ số AFI là: A. AFI bình thường khoảng 5-25 Cm B. AFI < 5cm là thiểu ối C. AFI >25 cm là đa ối D. A, B cà C đúng E. B và C đúng 23. Trên siêu âm, để chẩn đoán nhau tiền đạo người ta dựa vào, chọn câu đúng nhất: A. Bánh nhau bám xuống đoạn dưới B. Bánh nhau che lấp cổ tử cung C. Chổ thấp nhất của mép bánh nhau với lỗ trong cổ tử cung < 5cm D. Các câu trên đều sai E. Các câu trên đều đúng 24. Nhịp tim thai cơ bản là: A. 110-150 lần/p B. 110-160 lần/p C. 120-150 lần/p D. 120-160 lần/p E. 100-160 lần/p 25. Độ giao động nội tại cuatim thai bình thường là: A. <5 nhip B. 5-10 nhip 3 C. 5-25 nhip D. 10-25 nhip E. >25 nhip 26. Nhịp tim thai chậm được định nghĩa là: A. <100 lần/ p B. <120 lần/ p C. <130 lần/ p D. <140 lần/ p E. <110 lần/ p 27. Nhịp tim thai nhanh được định nghĩa là A. >180lần/ p B. >170 lần/ p C. >160 lần/ p D. >150 lần/ p E. >140 lần/ p ĐÁP ÁN: 2D 3C 4E 5E 6E 8C 9C 10D 13E 14D 15D 16C 17E 18B 19B 20D 21E 22D 23C 24D 25D 26B 27C ĐẺ KHÓ DO CÁC NGUYÊN NHÂN Chọn một câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau. 1. Cơn co tử cung chuyển dạ được gọi là tăng khi: A. Trương lực cơ tử cung tăng. B. Cơn co tử cung ngắn và mạnh, thời gian nghỉ ngắn. C. Trương lực cơ lẫn tần số cơn co đều tăng. D. Chỉ có a và c đúng. E. Cả A, B và C đều đúng. 2. Trong chuyển dạ, nếu có cơn co tử cung tăng, nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ đến là: A. Có chướng ngại trên đường tiến của thai nhi. B. Nhiễm trùng ối. C. Đa thai. D. Đa ối. E. Dị dạng tử cung. 3. Cơn co tử cung tăng có thể gặp trong tình huống nào sau đây: A.Ngôi ngang. B.Ngôi trán C.Nhau bong non. D.Dùng thuốc tăng co không đúng kỹ thuật. E. Tất cả các câu trên đều đúng. 4. Biến chứng đáng ngại nhất của cơn co tử cung tăng nếu không được điều trị là: A.Vỡ ối sớm. B.Chuyển dạ kéo dài. C. Vỡ tử cung. 4 D. Rách cổ tử cung E. Băng huyết sau đẻ 5. Về điều trị cơn co tử cung tăng trong chuyển dạ, chọn câu đúng nhất: A.Luôn luôn phải mổ lấy thai B.Các loại thuốc giảm co loại bêta-mimétique luôn luôn có kết quả tốt C.Phải điều trị nội khoa trước, nếu thất bại mới mổ đẻ D.Điều trị tuỳ theo nguyên nhân - nói chung tỉ lệ mổ lấy thai cao E. Chỉ cần cho thuốc làm mềm cổ tử cung, cuộc đẻ sẽ diễn tiến tốt 6. Nguyên nhân nào sau đây không thường gặp trong đẻ khó do cơn co tử cung giảm: A.Mẹ suy dinh dưỡng B.Mẹ thiếu máu mãn C.Đa ối D.Nhau bong non E. Tử cung kém phát triển 7. Các câu sau đây về sanh khó do cơn co tử cung giảm đều đúng, ngoại trừ: A. Rất ít khi dẫn đến biến chứng suy thai B. Sau sanh dễ bị băng huyết do đờ tử cung C. Có thể là thứ phát sau một thời gian cơn co tử cung tăng D. Tương đối ít nguy hiểm cho thai nhi hơn là cơn cơ tử cung tăng E. Khó điều trị nội khoa hơn so với cơn co tử cung tăng 8. Cơn co tử cung chuyển dạ gọi là giảm khi: A.Thời gian nghỉ giữa các cơn co dài và cường độ cơn co yếu B.Trương lực cơ tử cung giảm C.Cường độ mạnh nhưng thời gian co ngắn D.Chỉ có A và B đúng E. Cả A, B và C điều đúng 9. Đối với một trường hợp cơ co tử cung giảm do đa ối, hướng xử trí thích hợp là: A. Mổ lấy thai B. Tia ối C. Tăng co với oxytocin D. Truyền dung dịch đường ưu trương E. Lóc rộng màng ối 10. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân gây cơn co tử cung tăng: A.Não úng thuỷ B.Ngôi ngang C.Đa ối D.U tiền đạo E. Khung chậu hẹp 11. Tất cả những câu sau đây liên quan đến khung chậu hẹp hoặc biến dạng đều đúng, ngoại trừ: A.Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh B.Bệnh ở cột sống không ảnh hưởng đến kích thước khung chậu C.Cần phải nghĩ đến khi sản phụ quá thấp (<1,45m) D. Là nguyên nhân chính gây đẻ khó E. Biến dạng của khung chậu càng quan trọng khi nguyên nhân xuất hiện càng sớm 12. Những ảnh hưởng sau đây của khung chậu hẹp lên thai kỳ đều đúng, ngoại trừ: 5 A.Đáy tử cung có thể cao hơn bình thường do ngôi thai không lọt B. Tỉ lệ ngôi bất thường cao C.Nếu là ngôi chỏm thì luôn luôn ở kiểu thế sau D.Ngôi thường lọt theo kiểu không đối xứng E. Nguy cơ sa dây rốn tăng cao 13. Khi đã chuyển dạ thật sự, dấu hiệu nào sau đây gợi ý nhiều nhất đến khả năng khung chậu hẹp: A.Cơn gò thưa B. Cơ gò cường tính C.Ngôi thai chưa lọt D. Dấu hiệu đầu chồm vệ E. Thai suy 14. Biến chứng nào sau đây không phải là hậu quả của một cuộc sanh khó do khung chậu hẹp: A.Thai suy trường diễn B. Dò bàng quang - âm đạo - trực tràng C.Rách tầng sinh môn D. Băng huyết sau sanh do đờ tử cung E. Sa dây rốn 15. Yếu tố nào sau đây trong tiền sử sản khoa không có giá trị nhiều để gợi ý đến khả năng khung chậu hẹp: A. Tiền sử chấn thương xương chậu B. Tiền sử con chết trong chuyển dạ hoặc ngay sau sanh C. Tiền sử sinh non D. Tiền sử phải được giúp sanh sau một cuộc chuyển dạ kéo dài E. Phát triển thể chất và tâm thần của những con trước có vấn đề 16. Nguyên nhân thường nghĩ đến nhiều nhất trong thai to là: A. Thai già tháng B. Mẹ bị tiểu đường C. Dị dạng thai nhi D. Bất hợp nhóm máu Rh E. Nhiễm trùng bào thai 17. So với một thai bình thường, thai to toàn phần có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Các đường kính đầu thai to hơn rất nhiều B. Đường kính lưỡng mõm vai to hơn rất nhiều C. Chiều dài thai dài hơn rất nhiều D. Móng tay móng chân dài hơn rất nhiều E. Bụng thai nhi to một cách bất cân xứng so với đầu thai 18. Tất cả các câu sau đây về diễn tiến chuyển dạ trong thai to đều đúng, ngoại trừ: A. Dễ có rối loạn cơn co tử cung B. Dễ bị vỡ ối non C. Chuyển dạ kéo dài D. Nếu đầu thai sổ được thì các phần còn lại của thai cũng sẽ sổ dễ dàng E. Dễ dẫn đến băng huyết sau sanh 19. Biến chứng nào sau đây có thể xảy ra cho một thai to sau sinh đường âm đạo: A. Gãy xương đòn B. Tổn thương thần kinh cánh tay 6 C. Tổn thương hành tuỷ D. Xuất huyết não E. Tất cả đều đúng 20. Diễn tiến đáng ngại nhất trong một cuộc chuyển dạ sinh thai to là: A. Ngôi thai không lọt B. Thai suy trong chuyển dạ C. Mẹ dễ bị rách tầng sinh môn D. Kẹt vai sau khi sổ đầu E. Chuyển dạ diễn tiến chậm 21. Trên lâm sàng, dấu hiệu nào sau đây có giá trị nhất giúp chẩn đoán não úng thuỷ? A. Bề cao tử cung to hơn bình thường B. Ngôi bất thường C. Đầu chồm vệ D. Khám âm đạo thấy xương sọ mềm E. Khám âm đạo thấy các đường thóp dãn rộng 22. Trong trường hợp não úng thuỷ to, đã được chẩn đoán chắc chắn bằng siêu âm và X- Quang, hướng xử trí là: A. Mổ lấy thai cho tất cả mọi trường hợp vì không thể sanh ngã âm đạo B. Chỉ mổ lấy thai trong trường hợp ngôi mông C. Chỉ mổ lấy thai nếu khung chậu hẹp hoặc giới hạn D. Nếu là ngôi chỏm cần làm nghiệm pháp lọt, nếu thất bại sẽ mổ lấy thai E. Chọc sọ hút bớt dịch não tuỳ, cho sanh ngã âm đạo 23. Dây rốn được gọi là ngắn khi có chiều dài: A. 50 - 60cm B. 40 - 50cm C. 30 - 40cm D. 20 - 30cm E. Dưới 10cm 24. Dây rốn ngắn có thể gây hậu quả nào sau đây? A. Ngôi ngang B. Đứt dây rốn, gây tử vong thai nhi C. Suy thai D. Lộn tử cung E. Tất cả các câu trên đều đúng 25. Điều kiện nào sau đây cần phải có để chẩn đoán sa dây rốn thật sự? A. Ối đã vỡ B. Nhìn thấy dây rốn trôi ra ngoài âm hộ C. Dây rốn sa ra ngoài âm hộ và không còn đập D. A và B đúng E. Cả A, B và C đều đúng 26. Sa dây rốn phức tạp là: A. Sa dây rốn trong song thai B. Phần dây rốn sa ra ngoài không thể nhét vào được C. Sa dây rốn kèm sa chi D. Đoạn dây rốn bị sa có kèm theo thắt nút E. Dây rốn chỉ nằm một bên ngôi thai và màng ối còn 27. Tất cả các câu sau đây về sa dây rốn đều đúng, ngoại trừ: A. Có thể do phá ối không đúng kỹ thuật, không đúng chỉ định 7 B. Nguy cơ gây tử vong thai nhi sẽ ít hơn nếu có kèm sa chi C. Dây rốn dài làm tăng nguy cơ sa dây rốn D. Có nguy cơ làm nhau bong non E. Tỉ lệ sa dây rốn trong thai non tháng cao hơn so với đủ tháng 28. Trong sa dây rốn, hậu quả xấu nhất cho thai trong trường hợp nào? A. Ngôi đầu B. Ngôi mông C. Ngôi ngang D. Sa dây rốn trong bọc ối E. Sa dây rốn kèm sa chi 29. Phát hiện sa dây rốn, tim thai còn đập, điều nào sau đây quan trọng nhất trong khi chờ đợi mổ lấy thai? A. Cho mẹ thở oxy B. Cho thuốc giảm co C. Đắp ấm phần dây rốn sa ra ngoài D. Cho sản phụ nằm đầu thấp, một người cho tay vào âm đạo đẩy ngôi thai lên E. Cố gắng đẩy dây rốn lên 30. Nếu phát hiện sa dây rốn trong bọc ối, tim thai đều, cổ tử cung mở 5cm, con ước lượng # 2,8kg, khung chậu bình thường. Hướng xử trí thích hợp là: A. Theo dõi chuyển dạ, đến khi ối vỡ đẩy dây rốn lên B. Chờ cổ tử cung mở trọn, phá ối rồi giúp sanh bằng forceps C. Theo dõi chuyển dạ, cho sản phụ nằm đầu thấp, mông cao D. Mổ lấy thai ngay E. Theo dõi chuyển dạ, nếu có dấu suy thai sẽ mổ lấy thai 31. Tất cả các câu sau đây về sa dây rốn đều đúng, ngoại trừ: A. Có tỷ lệ cao nhất trong ngôi ngang và ngôi mông kiểu chân B. Nguyên nhân có thể là do khung chậu hẹp C. Dù dây rốn không bị chèn ép nhiều (như trong ngôi ngang), thai vẫn có thể bị suy do dây rốn khô D. Điều đầu tiên nên làm khi phát hiện sa dây rốn là xem mạch rốn còn đập không E. Nếu sa dây rốn khi cổ tử cung mở hết, đầu lọt thấp thì nên giúp sanh bằng forceps hơn là bằng giác hút Câu hỏi điền từ: 32. Cơn go tử cung được phát hiện bằng cảm giác đau của người mẹ, khi cường độ cơn go tử cung ..................... 33. Khi chuyển dạ cơn go tử cung ở tư thế nằm ngữa thường .........nằm nghiêng 34. Khi chuyển dạ cơn go xuất hiện ở sừng bên trái tử cung ................. hơn sừng bên phải 35. Các trung tâm sản khoa thường phát hiện cơn go bằng ................. sản khoa Câu hỏi đúng/sai 36. Khi chuyển dạ cơn go tử cung tăng thường do nguyên nhân cơ giới A. Đúng B. Sai 37. Những sản phụ có tiền sử viêm cổ tử cung, khi chuyển dạ cổ tử cung mở nhanh hơn A. Đúng 8 B. Sai 38. Khi chuyển dạ tinh thần sản phụ có ảnh hưởng đến cơn go A. Đúng B. Sai 39. Khi cơn go tử cung tăng cần khám kỹ để phát hiện bất tương xứng A. Đúng B. Sai 40. Thông tiểu là việc làm không cần thiết khi cơn go tử cung tăng A. Đúng B. Sai Đáp án: 1A; 2A; 3E; 4C; 5D; 6D; 7E; 8D; 9B; 10C; 11B; 12C; 13D; 14A; 15C; 16B; 17B; 18D; 19E; 20D; 21E; 22E; 23C; 24E; 25A; 26C; 27D; 28A; 29D; 30D; 31C. 32.  25 mmHg 33. Tăng 34. Yếu 35. Monitoring 36A; 37B; 38A; 39A; 40B NGÔI NGƯỢC 1. Xác định định nghĩa đúng về ngôi ngược A. Ngôi ngược là một ngôi dọc đầu ở dưới, mông hoặc chân ở trên đáy tử cung B. Ngôi ngược là một ngôi dọc đầu ở trên, mông hoặc chân ở dưới C. Ngôi ngược là một ngôi có đầu ở trên đáy tử cung D. Ngôi ngược là một ngôi có tay và chân ở dưới hố chậu E. Ngôi ngược là một ngôi có trục dọc 2. Ngôi ngược gồm có mấy loại (theo phân loại) A. Ngôi ngược hoàn toàn B. Ngôi ngược không hoàn toàn C. Ngôi ngược không hoàn toàn kiểu mông D. Ngôi ngược hoàn toàn kiểu chân E. Chỉ có a và b 3. Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân về phía mẹ trong ngôi ngược A. Tử cung kém phát triển B. Tử cung 2 sừng C. Dây rốn quấn cổ D. Tử cung có vách ngăn E. U xơ có vách ngăn 4. Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân về phía mẹ trong ngôi ngược A. Đa thai B. Bụng cóc 9 C. Não úng thủy D. Dây rốn quẩn cổ E. Thai vô sọ 5. Điểm mốc của ngôi ngược là: A. Xương chẩm B. Mỏm vai C. Cằm của thai D. Đỉnh xương cùng E. Mông 6. Khi cổ tử cung đã mở, ối vỡ phần nào không sờ được trong ngôi ngược khi khám âm đạo A. Xương cùng B. Cơ quan sinh dục của thai C. Xương sườn D. Hậu môn E. Mông 7. Xác định câu sai khi nói về kiểu thế lọt của ngôi ngược A. Cùng chậu trái ngang B. Cùng chậu trái trước C. Cùng chậu trái sau D. Cùng chậu phải trước E. Cùng chậu phải sau 8. Xác định câu sai khi nói về kiểu thế lọt của ngôi ngược A. Cùng chậu phải ngang B. Cùng chậu trái trước C. Cùng chậu trái sau D. Cùng chậu phải trước E. Cùng chậu phải sau 9. Xác định câu sai khi nói về kiểu sổ của ngôi ngược A. Cùng chậu phải ngang B. Cùng chậu phải trước C. Cùng chậu phải sau D. Cùng chậu trái trước E. Các câu b-c-d 10. Xác định câu nào không nói về tính chất của bàn chân trong thăm khám ngôi ngược A. Các ngón ngắn B. Góc mở của ngón cái rộng C. Sờ được gót 10 D. Có 2 mắt cá E. Sờ được góc mông giữa cẳng và bàn chân 11. Chọn câu đúng nhất cho việc xác định nơi đẻ của chuyển dạ ngôi ngược A. Tự đỡ đẻ ở nhà B. Đẻ ở nhà có mụ vườn C. Đẻ tại trạm y tế D. Đẻ tại bệnh viện huyện E. Đẻ tại cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật 12. Trường hợp nào sau đây không nên đẻ theo phương pháp Vermelin A. Thai nhỏ B. Đẻ con rạ C. Thai sổ nhanhd. D. Đẻ con so E. Tầng sinh môn giãn tốt 13. Câu nào dưới đây không nói về mục đích của phương pháp Xô-vianốp A. Giúp cho ngôi lọt xuống trong tiểu khung từ từ B. Giúp cho đầu thai nhi cúi tốt khi sổ đầu C. Lợi dụng ngôi làm cho cổ tử cung và âm đạo giãn tốt D. Giúp cho tầng sinh môn giãn tốt E. Tất cả đều đúng 14. Điền vào không nên làm khi sổ đầu trong ngôi ngược A. Sử dụng thuốc tăng co giúp cơn co mạch lên B. Hướng dẫn thai phụ rặn mạnh C. Kết hợp đẩy đầu trên khớp vệ người mẹ D. Kéo chân thai nhi giúp sổ nhanh E. Cắt tầng sinh môn 15. Xác định tên của hai thủ thuật lấy đầu hậu trong ngôi ngược A. Xovi anốp B. Mauriceau C. Lovset D. Brach E. B và D 16. Trong thủ thuật Xô vi anốp khi nào có thể buông tay để mông sổ A. Khi cổ tử cung mở hết B. Khi sản phụ bắt đầu rặn C. Khi ối vỡ 11 D. Bắt đầu truyền oxy toiml E. Trong cơn rặn mông thai nhi muốn đẩy vật tay người đỡ 17. Trong đỡ đẻ ngôi ngược không hoàn toàn kiểu mông, tay người hộ sinh bắt đầu ôm vào phần nào của thai để di chuyển dần lên: A. Ôm vào đùi thai nhi B. Ôm vào cẳng chân thai nhi C. Ôm vào bụng thai nhi D. Ôm vào ngực thai nhi E. Ôm vào mông thai nhi 18. Thủ thuật Lovset dùng để hỗ trợ A. Sinh vai và tay B. Sổ đầu hậu C. Làm giãn tầng sinh môn D. Hỗ trợ làm bớt căng dây rốn E. Lấy đầu bằng Forcép 19. Mục đích của thủ thuật Maurriceau là để A. Giúp cổ tử cung mở hết B. Giúp hạ tay và vai C. Giúp đầu cúi tốt D. Giúp sản phụ rặn tốt E. Giúp mông thai nhi sổ dễ 20. Loại Forcep nào dưới đây dùng để lấy đầu hậu A. Forcep Tarnier B. Forcep Simpson C. Forcep Piper D. Forcep kielland E. Không có loại nào 21. Đại kéo thai trong ngôi ngược can thiệp vào giai đoạn nào của cuộc đẻ A. Toàn bộ cuộc đẻ B. Toàn bộ sổ mông C. Giai đoạn đẻ vai D. Giai đoạn sổ đầu E. Giai đoạn hạ tay Đáp án: ngôi ngược 1B 11E 21A 2E 12D 3C 13B 4D 14D 12 5D 6C 7A 8A 9E 10B 15E 16E 17A 18A 19C 20C TIỀN SẢN GIẬT- SẢN GIẬT Câu hỏi ngắn 1. Kể 6 dấu hiệu lâm sàng của tiền sản giật nặng: 1................................................ 2.............................................. 3.............................................. 4................................................ 5................................................ 6................................................... 2. Kể 3 dấu hiệu cận lâm sàng của tiền sản giật nặng: 1............................................. 2............................................ 3............................................ 3. Kể 3 biến chứng do tiền sản giật- sản giật gây ra cho thai: 1......................................... 2.......................................... 3.......................................... 4. Kể 2 biện pháp phải làm ngay khi bệnh nhân lên cơn sản giật 1............................................ 2........................................... 5. Kể tên 4 giai đoạn của một cơn sản giật điển hình: 1.......................................... 2......................................... 3........................................ 4........................................ Trả lời Câu hỏi đúng / sai 1. Tiền sản giật có thể gặp trong bệnh lý chữa trứng: A. Đúng B. Sai 2. Phù xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ luôn luôn là dấu hiệu của tiền sản giật A. Đúng B. Sai 13 3. Tiền sản giật nặng có thể gây vỡ gan xuất huyết vào trong ổ bụng A. Đúng B. Sai 4. Sản giật luôn luôn đòi hỏi phải có protein trong nước tiểu A. Đúng B. Sai 5. HELP là một biến chứng nặng của tiền sản giật- sản giật A. Đúng B. Sai 6. Sản giật luôn luôn xãy ra trước đẻ: A. Đúng B. Sai 7. Để cắt cơn sản giật người ta có thể dùng Seduxen đường trực tràng: A. Đúng B. Sai 8. Phù xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ là một dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán tiền sản giật- sản giật: A. Đúng B. Sai 9. Tiền sản giật -sản giật có thể được coi như là một hội chứng thiếu Prostagladin: A. Đúng B. Sai 10.Trong tiền sản giật- sản giật thì protein niệu là dấu hiệu sau cùng của bộ 3 triệu chứng (protein niệu, phù, huyết áp cao): A. Đúng B. Sai Câu hỏi điền từ 1. Tiền sản giật- sản giật thường xãy ra vào tuần lễ ......... (A).........của thai kỳ và chấm dứt sau .......(B)..... tuần sau đẻ. 2. Trong sản khoa , .......(A)............... đi kèm với protein niệu và phù tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt được gọi là ......(B)............ 3. Sản giật là một biến chứng của....... (.A)...................nếu không được phát hiện và điều trị. 14 4. Hội chứng HELLP là viết tắc của các từ ...... (A)............................, ............ (B).......................và ..............(C)................. 5. Thuốc đối kháng của magnesium sulfat là........................ Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Theo phân loại cao huyết áp và thai nghén thì tiền sản giật- sản giật thuộc nhóm: A. Cao huyết áp do thai đơn thuần B. Cao huyết áp mãn có kèm theo biến chứng ở thận C. Cao huyết áp do thai có kèm protein niệu hoặc phù. D. Cao huyết áp thoáng qua E. Cao huyết áp không rõ nguyên nhân 2. Biến chứng nào sau đây không liên quan đến tiền sản giật- sản giật: A. Sẩy thai B. Thai chết trong tử cung C. Rau bong non D. Sản giật E. Thai chậm phát triển trong tử cung 3. Tuần tự các giai đoạn của một cơn sản giật điển hình là: A. Xâm nhiễm- co giật- hôn mê- giật cứng B. Xâm nhiễm- co cứng - co giật- hôn mê C. Co giật- co cứng- hôn mê- xâm nhiễm D. Co cứng- co giật- xâm nhiễm- hôn mê. E. Tất cả đều sai 4.Trong trường hợp sản phụ bị phù 2 chi dưới xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ cần tiến hành : A. Sử dụng thuốc lợi tiểu B. ăn chế độ giảm muối C. Tìm kiếm protein niệu D. Nhập viện ngay. E. Cần chuyền thêm đạm để bù lượng đạm bị mất qua nước tiểu. 5. Tiên lượng mức độ nặng hay nhẹ của tiền sản giật - sản giật tuỳ thuộc vào: A. Mức độ huyết áp tăng B. Mức độ Protein niệu C. Mức độ phù D. Lượng n ước tiểu 15 E. Tất cả các yếu tố trên 6. Câu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của phù sinh lý trong thai nghén. A. Phù mềm, ấn lõm B. Chỉ phù nhẹ ở mắt cá chân C. Sáng chưa phù chiều mới xuất hiện phù D. Phù toàn thân và cả buổi sáng khi thức dậy E. Phù giảm hoặc mất khi kê chân lên hoặc nằm nghỉ và nghiên trái. 7. Hiện nay thuốc điều trị chọn lọc để dự phòng lên cơn co giật và chống co giật là: A. Kháng sinh chích tĩnh mạch B. Magesium sulfate C. Seduxen D. Hydralazin E. Coctail lytic 8. Các biện pháp được khuyến cáo đối với thai phụ bị tiền sản giật nhẹ bao gồm: A. Nghỉ ngơi và theo dõi sát B. Dùng thuốc lợi tiểu để giảm phù C. Thuốc hạ huyết áp Aldomet D. Magesium sulfate E. Tất cả đều đúng 9. Khi điều trị Magesium sulfate cần đề phòng sự ngộ độc bằng cách phải theo dõi: A. Mạch, huyết áp B. Nhịp thở C. Phản xạ xương bánh chè D. Lượng nước tiểu hằng giờ E. Cả B,C,D đều đúng 10. Thuốc nào sau đây không được sử dụng trong tiền sản giật- sản giật: A. Papaverin B. Magesium sulfate C. Oxytocin D. Ergometrin E. Seduxen 11. Để phòng chống sản giật, người ta phải: A. Chế độ ăn ít muối B. Chích Seduxen 10mg C. Tiêm phòng uốn ván đầy đủ D. Phát hiện sớm các dấu hiệu tiền sản giật và điều trị kịp thời bằng cách khám thai đầy đủ theo quy định. 16 E. Tấ cả đều đúng 12. Tỷ lệ tiền sản giật là: A. Dưới 5% B. 5- 15% C. 15-25% D. 25- 35% E. Trên 35% 13. Dấu hiệu nào sau đây không gặp trong hội chứng HELLP A. Tan máu. B. Đau vùng thượng vị C. Tăng các men gan D. Hạ Calci máu E. Tiểu cầu giảm 14. Trong sản giật, đường dùng Seduxen để cắt cơn giật có thể là: A. Tiêm bắp B. Tiêm tĩnh mạch C. Thụt vào trực tràng D. Cả A, B, C đều đúng E. Chỉ có B, C đúng 15. Dấu hiệu sớm để phát hiện sự ngộ độc khi dùng Magnesium sulfat trong điều trị sản giật: A. Giảm lượng nước tiểu ( dưới 100ml/ 4 giờ) B. Giảm phản xạ xương bánh chè C. Tần số thở dưới 16lần/ phút D. Ngừng tim E. Tất cả đều đúng 16.Trị số huyết áp tâm thu nào sau đây được xác định là tăng huyết áp: A. 130mmHg B. 135 mmHg C. 140 mmHg D. 150 mmHg E. 160 mmHg 17.Trị số huyết áp tâm trương nào sau đây được xác định là tăng huyết áp: A. 85 mmHg B. 90 mmHg C. 100 mmHg D. 110 mmHg E. 112 mmHg 18.Huyết áp tâm thu tăng bao nhiêu so với trị số ban đầu thì gọi là tăng huyết áp: A. 10 mmHg B. 15 mmHg C. 20 mmHg D. 25 mmHg E. 30 mmHg 17 19.Huyết áp tâm trương tăng bao nhiêu so với trị số ban đầu thì gọi là tăng huyết áp: A. 5 mmHg B. 10 mmHg C. 15 mmHg D. 20 mmHg E. 25 mmHg 20.Tỷ lệ % cao huyết áp gia tăng trong thai nghén là: A. Dưới 5% B. 5-10% C. 15- 20% D. 21- 25% E. 25- 50% 21.Tỷ lệ sản giật trước đẻ là: A. 30% B. 40% C. 50% D. 60% E. 70% 22.Tỷ lệ sản giật xãy ra sau đẻ là: A. 25 % B. 30% C. 35% D. 40% E. 50% 23.Với những đặc tính nào sau đây là của tiền sản giật: A. Huyết áp tăng trong thai kỳ B. Phù C. Protein niệu D. Cả A,B,C đều đúng E. Chỉ có A, C là đúng 24.Chẩn đóan thích hợp nhất trong trường hợp mang thai tuần thứ 12 mà có tăng huyết áp là: A. Tiền sản giật B. Sản giật C. Cao huyết áp mãn D. Cao huyết áp chồng chất E. Cao huyết áp thoáng qua 25.Thai chậm phát triển trong tử cung thường xãy ra trong bệnh lý tiền sản giật là do: A. Bất thường về thai B. Bất thường về cấu trúc rau C. Suy tử cung- rau mãn tính D. Rau bong non 18 E. Chế độü ăn uống kiêng kem khi mang thai 26. Đau 1/4 hạ sườn phải trong tiền sản giật là do: A. Nhồi máu gan B. Căng dãn bao gan C. Vỡ gan D. Viêm túi mật E. Đau dạ dày 27. Trong tiền sản giật, xét nghiệm nào sau đây cho thấy bệnh trở nặng: A. Tăng BC đa nhân B. Giảm tiểu cầu C. Tăng Hematocrit (Hct) D. Giảm Hematocrit (Hct) E. B,C đúng 28. Thuốc chống cao huyết áp được sử dụng trong tiền sản giật- sản giật khi huyết áp tâm trương trên mức: A. 90mmHg B. 100 mmHg C. 110 mmHg D. 120 mmHg E. 130 mmHg 29. Tất cả các điều sau đây đều có thể theo dõi và điều trị tiền sản giật ở nhà, ngoại trừ: A. Nghỉ ngơi tại giường B. Nằm nghiêng trái C. Theo dõi cử động thai D. Theo dõi cân nặng mẹ hằng ngày E. Dùng Magnesium sulfat 30. Mục tiêu của tiêm Magnesium sulfat trong tiền sản giật nặng là: A. Ngăn chận cơn giật B. Dự phòng cơn giật C. Ổn định chức năng thận D. Làm hạ huyết áp E. Tất cả đều đúng 31. Thuốc nào sau đây để đối kháng khi bị ngộ độc Magnesium sulfat: A. Insulin B. Dextose 5% C. Calcium gluconat D. Magnesium gluconat E. Adrenalin 32. Khi sử dụng Magnesium sulfat liều cao cần phải theo dõi các dấu hiệu lâm sàng nào sau đây: 19 A. Phản xạ xương bánh chè B. Lượng nước tiểu C. Nhịp thở D. Tất cả 3 yếu tố trên E. Chỉ cần theo dõi trên ECG Đáp án Câu hỏi ngắn: 1. 1. HA t đ  160mmHg v à HA tt  110mmHg 2. Rối loạn thị giác và não 3. Đau đầu mà không đáp ứng các thuốc thông thường 4. Đau vùng thượng vị hoặc 1/4 trên hạ sườn phải 5. Phù phổi hoặc xanh tím 6. Thiểu niệu (  400ml/ 24 giờ) 2. 1. Protein niệu  3g/ 24 giờ hoặc 3+ trở lên. 2. Tiểu cầu  150.000mm3 3. Tăng các men gan(SGOT, SGPT) 3. 1. Thai kém phát triển 1. Đẻ non 2. Thai chết lưu 4. 1. Ngáng miệng để đề phòng căn lưỡi 2. Chích ngay Seduxen để chống co giật trước khi chuyển 5. - Giai đoạn xâm nhiễm - Giai đoạn giật cứng - Giai đoạn giật gián cách - gia đoạn hôn mê Câu hỏi Đ/S 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7Đ, 8S, 9Đ, 10Đ Câu hỏi điền từ 1. (A) tuần 20, (B) 6 tuần sau đẻ 2. ( A) Cao huyết áp, (B) TSG 3. (A) tiền sản giật nặng 4. (A) tan máu hemolysis, ( B)tăng các men gan Elevated Liver enzyme và ( C)giảm tiểu cầu Low platelets. 5. Calcium gluconate Câu hỏi lựa chọn 1C, 2A, 3B, 4C, 5E, 6D, 7B, 8A, 9E, 10D, 11D, 12B, 13D, 14E, 15B, 16C, 17B, 18E, 19C, 20B, 21C, 22A,23D,24C, 25C, 26B, 27E, 28C, 29E, 30B, 31C, 32D 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng