Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may hà nội...

Tài liệu đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may hà nội

.DOC
309
70
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN VÂN THÙY ANH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI Chuyên ngành: Mã số: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (KINH TẾ LAO ĐỘNG) 62340404 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU 2. PGS.TS. CAO VĂN SÂM Hà Nội, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN VÂN THÙY ANH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI Chuyên ngành: Mã số: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (KINH TẾ LAO ĐỘNG) 62340404 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 3. PGS.TS. TRẦN THỊ THU 4. PGS.TS. CAO VĂN SÂM Hà Nội, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ công trình của các tác giả nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Vân Thùy Anh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của rất nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả tới: Trước hết, xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thu và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Cao Văn Sâm về sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thành tốt hơn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Xuân Cầu - Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực về việc tạo điều kiện thuận lợi và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy trong suốt quá trình làm luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học đã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực về những ý kiến đóng góp cho luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới một số cán bộ thuộc Tcty May 10 - CTCP, Tcty Dệt May Hà Nội, CTCP Thương mại Đà Lạt, CTCP Dệt Công nghiệp, CTCP Dệt 10-10, CTCP Đáp Cầu, trường Cao đẳng nghề Long Biên, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam và Viện Dệt May về việc cung cấp các thông tin phục vụ cho việc phân tích trong luận án. Xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Trần Hoài Nam, giảng viên khoa Thống kê đã giúp đỡ xử lý dữ liệu phục vụ cho việc phân tích trong luận án. Xin chân thành cảm ơn một số sinh viên của khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực đã hỗ trợ tác giả trong việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi phục vụ cho việc phân tích trong luận án Xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý trong một số doanh nghiệp Dệt May ở Hà Nội và một số nhà nghiên cứu đã dành thời gian trả lời phỏng vấn sâu để giúp tác giả có những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích trong luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn bố mẹ, chồng con tôi đã giúp đỡ công việc gia đình và động viên tôi trong suốt thời gian viết luận án. MỤC LỤC Lờ i ca m đo an Lờ i cả m C H Ư Ơ 1.1 .1. 1.1 .2. 1.2 .1.2 .1. 1 . 2 . 1.2 .4. 1 . 3 . kỹ thu ật 1.3 .3. C H 2.1 2. . 1 .tri ển ng 2.2 .2.2 .1. 2.2 .2. 2.2 .3. 2.2 .4. 2.3 .C H Ư Ơ các do an i i i v i v i i v1 0 11 01 32 12 22 5 23 43 8 3 4 04 14 34 34 3 4 4 44 44 44 85 05 05 35 5 5 5 5 3.1 .2. hư ởn 3.2 . Dệ t3.2 .1. Ma y3.2 .2. nh ân 3.2 .3. các do 3.2 .4. ng hiệ 3.2 .5. Dệ t3.3 .cô ng 3.3 .1. và ph 3.3 .2. đế nNộ i3.3 .3. ph át C H C Ô 4.1 .cầ uHà Nộ 4.1 .1. 4.1 .2. ng hiệ 4.2 .Dệ t4.2 .1. với ch 4.2 .2. nă ng Nộ i, 4.2 .3. ng hiệ 4.3 .do an 5 7 6 3 6 3 7 7 8 0 8 1 8 7 8 8 8 8 9 5 1 0 1 0 1 0 1 01 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4.3 .1. nh ân 4.3 .2. tro ng 4.3 .3. do an 4.3 .4. tro ng 4.3 .5. do an 4.3 .6. thu ật 4.4 .4.4 .1. 4.4 .2. 4.4 .3. 4.4 .4. 4.4 .5. KẾ T Da nh Tài liệ Tài liệ Ph ụ 1 1 1 1 1 2 1 2 1 3 1 3 1 31 31 41 41 41 14 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT T ừ A T B C B ộ L C B C N C T D M D N Đ G Đ T F D F T M M G D G V H an os H N L B L Đ N L N N P C S X S X T ct T V E U B V in at V N W T X N y/ c C ụ A nB an B ộ L C án C ôn C ôn D ệt D oa Đ án Đ ào V ốn K hu M áy T ổn Gi áo T ổn gH à Tr ư L ao N gN gu P hò Sả nSả nT ổn H ệ th Ủ y T ập đo Vi ệt T ổXí ng Y êu C ụ F or Fr ee G ro H an oi L on T ec hn Vi et na W or DANH MỤC SƠ ĐỒ S T1 2 3 4 S ơ S ơ S ơ S ơ 5 đồ S ơ 6 đồ S ơ T r 20 22 27 39 11 8 13 4 DANH MỤC HÌNH S Tr T1 Hì 47 an nh 48 2 Hì nh 3 2. Hì 60 nh 4 3. Hì 61 nh 3. 61 5 Hì nh 6 3. Hì 82 nh 7 3. Hì 91 nh 3. 8 5. Hì 92 nh 3. 9 6. Hì 93 nh 3. 17. Hì 93 0nh 13. Hì 94 1nh 3. 19. Hì 96 nh 97 12Hì nh 98 13Hì nh 99 14Hì 5nh DANH MỤC BIỂU S T1 2 3 4 Bi ểu Bi ểu Bi ểu Bi ểu 5 đồ Bi ểu đồ 6 Bi ểu 7 đồ Bi ểu 8 đồ Bi 9 ểu Bi 1ểu Bi 0ểu 1đồ Bi 1ểu đồ 1Bi ểu 12Bi 3ểu 1đồ Bi 4ểu 1đồ Bi 5ểu đồ 1Bi 6ểu Tr an 45 45 58 59 64 77 77 80 84 84 85 86 86 87 10 1 11 7 DANH MỤC BẢNG S T 1 B ản 2 gB 3 ản B 4 ản B 5 ản B ản g 6 B ản 7 gB ản 8 gB 9 ản B ản 1B 0ản 1gB ản 1B 2ản 1gB 3ản g 1B 4ản 1gB 5ản 1gB 6ản g 1B ản 17B ản 18B 9ản g Tr an 32 34 62 62 71 78 79 83 89 90 10 6 10 8 10 9 11 0 11 0 11 1 11 7 12 4 13 5 1 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ngày càng hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới. Thành phố Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế - chính trịxã hội của cả nước, là địa phương đứng thứ hai về đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội [18, tr.59], năm 2011, tổng sản phẩm nội địa của thành phố đạt khoảng 283.767 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hà Nội (HN) giai đoạn 2006-2010 đạt 10,4%, trong đó tỷ trọng tăng trưởng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43%. Hiện nay, thành phố có gần 100.000 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số đó, ngành dệt may có 18.483 cơ sở sản xuất (chiếm 18,5% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố), đóng góp khoảng 17,3% tổng sản phẩm nội địa của thành phố Hà Nội hàng năm. Các doanh nghiệp Dệt May (DN DM) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Hội nhập kinh tế quốc tế đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường đối với các DN DM nhưng kéo theo nhiều thách thức. Đó là những thách thức về sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường quốc tế hóa cao độ. Đó còn là những sức ép từ sự đổi mới công nghệ, từ những quy định, hiệp ước quốc tế và những rào cản kỹ thuật trong SXKD. Đó là những đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các DN DM HN phải đảm bảo được năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt và giá thành hợp lý, thực hiện nghiêm túc các quy định quốc tế trong sản xuất sản phẩm. Rõ ràng, một trong những điều kiện để DN có thể đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chính là một nguồn nhân lực chất lượng tốt, đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật (CNKT) đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt về tay nghề và sự cập nhật kiến thức, kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, có đạo đức, thái độ làm việc nghiêm túc, gắn bó với DN. Vai trò của CNKT xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố con người – yếu tố trung tâm của quá trình SXKD của DN. CNKT chính là chủ thể của quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt động tác nghiệp, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho DN. Để thực hiện quá trình tác nghiệp, công nhân sử dụng các loại máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, tác động và làm biến đổi nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ. Biết cách vận hành hiệu quả, an toàn các loại máy móc thiết bị, sử dụng hợp lý các công cụ, dụng cụ, tiết kiệm nguyên vật liệu, người lao động (NLĐ) có thể đóng góp rất lớn vào việc giúp DN sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm một phần đáng kể các chi phí biến đổi cho công cụ, dụng cụ và nguyên vật liệu. Sự thực hiện công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp trên thị trường, đến hình ảnh và uy tín của DN trên thị trường và đối với khách hàng, và vì vậy, cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của DN. Đặc thù của các DN DM là sử dụng nhiều lao động. Hiện nay, ngành Dệt May HN sử dụng khoảng 111.600 lao động [18, tr.131-132]. Trong đó, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng 84,5% (tương đương 98.865 người). Trên thực tế, trình độ hiểu biết về công nghệ và sản xuất, nhất là trình độ đào tạo về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của CNKT trong các DN DM HN còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động SXKD ngày càng được hiện đại hóa. Những hạn chế đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, sản lượng, chất lượng sản phẩm, và từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD và giảm sức cạnh tranh của các DN. Một lực lượng CNKT đáp ứng được yêu cầu công việc, yêu cầu SXKD hiện tại và trong tương lai cả về số lượng và chất lượng là một nguồn lực vô cùng quý giá, một lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng bắt chước. Tuy nhiên, để có thể tạo nên và duy trì được lợi thế cạnh tranh từ lực lượng lao động thành thạo tay nghề, giỏi kiến thức, nghiêm túc trong ý thức và thái độ làm việc, cam kết và trung thành, DN dứt khoát phải quan tâm đến đầu tư cho đào tạo và phát triển (ĐT&PT) CNKT một cách nghiêm túc và hợp lý. Đây có thể coi là một trong những vấn đề cốt lõi, có tính quyết định đến sự thành công không chỉ trong SXKD của các DN DM HN mà xa hơn là của cả quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi cấp bách phải được giải quyết. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội” là thực sự cần thiết. 2. Tổng quan các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước Nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN trước hết cần dựa trên cơ sở lý luận ĐT&PT nguồn nhân lực (NNL) trong các tổ chức. Trên thế giới, các nghiên cứu về ĐT&PT NNL có thể tạm thời chia thành bốn nhóm lớn. Nhóm thứ nhất là các lý thuyết về thiết kế hệ thống đào tạo, điển hình là lý thuyết của Goldstein [120] và O’Connor [126]. Nhóm thứ hai là các lý thuyết giải thích cơ chế học tập của con người như: lý thuyết Cải biến hành vi của Skinner [22, tr.135], lý thuyết Học tập của người lớn - Adults Learning của M. Knowles [119] và Quy trình học hỏi qua kinh nghiệm của D. Kolb [126, tr.132]. Nhóm thứ ba là các nghiên cứu dựa trên cơ sở của các học thuyết về tạo động lực: mô hình các giai đoạn phát triển nghề nghiệp của J.Ivancevich [115, tr.196-199], mô hình ARCS của J. Keller [131]. Nhóm thứ tư là các lý thuyết về đánh giá kết quả đào tạo: Mô hình Đánh giá đào tạo 4 mức độ của Kirkpatrick [117], mô hình 4 mức độ của Kirkpatrick + ROI do J.Phillips phát triển [127], mô hình CIPP của Stufflebeam [128]. Tuy nhiên, các lý thuyết này không đi sâu vào ĐT&PT loại lao động cụ thể là CNKT trong DN. Do vậy, luận án chỉ kế thừa các lý thuyết và vận dụng, phát triển cơ sở lý luận về ĐT&PT CNKT trong DN. Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ĐT&PT CNKT ở Việt Nam có thể chia theo hai hướng chính: một là các nghiên cứu về dạy nghề, ĐT&PT nguồn nhân lực CNKT của một tỉnh, một thành phố hay một ngành, hai là các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN, do các DN tự thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ SXKD của mình. Một số nghiên cứu nổi bật về dạy nghề, ĐT&PT CNKT ở cấp vĩ mô như sau: Luận án tiến sĩ đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Trọng Cảnh [13] đưa ra một số khái niệm về lao động chuyên môn kỹ thuật, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho một lĩnh vực đặc thù là dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Nguyễn Trọng Cảnh cũng đề cập đến thực tế có nhiều công nhân không có văn bằng (chứng chỉ) mà có tay nghề tương đương công nhân bậc 3 cũng được xem như là lao động chuyên môn kỹ thuật. Luận án đã đề xuất mô hình quản lý công tác ĐT&PT NNL chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm bom mìn vật nổ, cũng như đề cập đến những yếu tố bên ngoài tác động đến công tác này. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận từ phía những người quản lý và hoạch định chính sách, nên đề xuất những giải pháp và kiến nghị về Bộ Quốc phòng và Nhà nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích công tác này. Luận án cũng chưa đi sâu đánh giá được tác động của các yếu tố đến việc thực hiện công tác này trong ngành. Trong luận án Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam [27], tiến sĩ Bùi Tôn Hiến đã sử dụng mô hình vốn nhân lực, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động đã qua đào tạo nghề (gồm các yếu tố tác động đến việc tạo ra và giải quyết việc làm và các nhân tố các chính sách sử dụng và phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo nghề). Tác giả Bùi Tôn Hiến cũng đã đề cập đến các khái niệm về đào tạo nghề, lao động đã qua đào tạo nghề và đặc biệt, khái niệm về công nhân kỹ thuật. Các khái niệm trên đã được kế thừa trong luận án này. Đề tài Cải thiện sự phù hợp của Hệ thống đào tạo dạy nghề (TVET) ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của khu vực doanh nghiệp do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề [81] hợp tác tiến hành phân tích thực trạng hệ thống đào tạo nghề tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Nghiên cứu cho thấy các vấn đề chính tồn tại trong hệ thống TVET ở Việt Nam bao gồm: sự rời rạc trong tổ chức và quản lý hệ thống TVET, năng lực của đội ngũ quản lý các cơ sở TVET còn yếu kém, năng lực của đội ngũ giáo viên TVET còn yếu kém, các khóa đào tạo không tương thích với yêu cầu thị trường, người nghèo tại các khu vực nông thôn bị hạn chế về thông tin cũng như khả năng tiếp cận hệ thống TVET. Kết qủa nghiên cứu này cũng giúp tác giả lý giải những bất cập công tác ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN và các nguyên nhân của chúng, cũng như những tác động từ bên ngoài, đặc biệt từ hệ thống dạy nghề của ngành Dệt May. Các tác giả Phạm Trương Hoàng và Nguyễn Thị Xuân Thúy trình bày kết quả khảo sát tại 76 DN sản xuất trong lĩnh vực điện-điện tử và cơ khí tại Việt Nam trong bài báo “Nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam từ góc nhìn của doanh nghiệp” [30]. Bài báo nhận định những vấn đề nổi cộm với đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay là các DN không đánh giá cao chất lượng lao động mới ra trường, xu hướng phát triển theo chiều sâu của các DN sản xuất công nghiệp kéo theo nhu cầu về lao động quản lý, các trường dạy nghề cần tập trung vào đào tạo các kỹ năng cứng, còn kỹ năng mềm thì DN có thể đào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp. Bài báo Đào tạo công nhân kỹ thuật- Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho khu kinh tế Dung Quất của Lê Quang Sơn, Nguyễn Hồng Tây [51] đã tổng kết các kinh nghiệm đào tạo CNKT của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, phân tích bài học thực tiễn về đào tạo CNKT cho khu kinh tế Dung Quất, từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo CNKT nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển khu kinh tế Dung Quất. Đáng chú ý, các tác giả đã đề xuất đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo thông qua đánh giá năng lực chuyên môn nghề nghiệp của người học sau khi học xong một chương trình đào tạo. Các tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn nghề nghiệp này là: kiến thức, kỹ năng và thái độ/hành vi. Mặc dù các tiêu chí đánh giá này chưa được phân tích sâu, nhưng đây cũng có thể coi là những gợi ý cho tác giả trong việc đề xuất các chỉ tiêu đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) với Hiệp hội thúc đẩy Giáo dục và Đào tạo ở nước ngoài (APEPE-Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp) và Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế (OIF), bộ tài liệu hướng dẫn triển khai Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong đào tạo nghề [29] đề cập đến những nội dung cần triển khai nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề, áp dụng cho hệ thống các trường dạy nghề ở Việt Nam. Quan điểm đào tạo theo năng lực, tức là đào tạo con người biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ vào giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn, cung cấp cho họ những năng lực cần thiết, phù hợp để thực hiện tốt các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp. Tác giả đã kế thừa quan điểm tiếp cận đào tạo theo năng lực, vận dụng một số cơ sở lý luận và các hướng dẫn triển khai nhằm thiết kế các giải pháp hoàn thiện ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT đều tập trung vào hướng nghiên cứu ở tầm vĩ mô, đánh giá thực trạng đào tạo CNKT và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng lực lượng lao động này trong một ngành nhất định, hoặc kiến nghị các chính sách quản lý vĩ mô nhằm giải quyết thực trạng thừa thày thiếu thợ trong hoạt động giáo dục đào tạo hiện nay, kiến nghị các chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm kích thích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hướng nghiên cứu thứ hai, ĐT&PT CNKT trong DN, do các DN tự thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của mình chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN đáng chú ý như sau: Tác giả Đoàn Đức Tiến đi sâu vào đánh giá chất lượng đào tạo CNKT trong luận án tiến sĩ với đề tài Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp Điện lực Việt Nam [61]. Tác giả Đoàn Đức Tiến đã sử dụng mô hình đánh giá chương trình đào tạo 4 mức độ của Kirkpatrick để đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo CNKT ngành điện. Ông cũng đã đưa ra một số khái niệm về CNKT, đào tạo CNKT và chất lượng đào tạo CNKT. Cách tiếp cận của luận án nghiêng về phân tích hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề, các trường dạy nghề CNKT của ngành điện mà chưa đi sâu phân tích được thực trạng ĐT&PT do các DN tự triển khai đối với lực lượng CNKT của mình. Hơn nữa, mô hình Kirkpatrick phù hợp với đánh giá từng chương trình đào tạo, nhưng chưa đủ khái quát để đánh giá tổng thể hoạt động ĐT&PT CNKT của một DN cụ thể. Trong bài báo Một số giải pháp nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam [28], tác giả Hoàng Xuân Hiệp đề xuất đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các DN DM bằng tiêu chí số năm đi học, số năm kinh nghiệm, thu nhập bình quân của NLĐ và tỷ lệ biến động lao động. Tác giả Hoàng Xuân Hiệp đánh giá chất lượng vốn nhân lực trong các DN may rất thấp do sản xuất theo kiểu gia công, sử dụng nhiều nhân lực chưa qua đào tạo, số năm kinh nghiệm thấp, thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ biến động lao động cao. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả luận án, những đánh giá về chất lượng vốn nhân lực này chưa cho cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về năng lực, tay nghề thực sự của NLĐ cũng như chưa đánh giá được những đóng góp của hoạt động ĐT& PT NNL của bản thân DN đối với chất lượng vốn nhân lực của DN đó. Nghiên cứu về thực tiễn ĐT&PT CNKT trong DN, do các DN tự tiến hành nhằm đáp ứng các nhu cầu nhân lực phục vụ SXKD chưa nhiều và chưa sâu. Có thể nói, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào xây dựng cơ sở lý luận đầy đủ cho ĐT&PT CNKT trong DN. Các nghiên cứu trên cũng chưa đánh giá kết quả của ĐT&PT CNKT của DN một cách tổng thể và rõ ràng, chưa xem xét được đầy đủ tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động ĐT&PT CNKT của DN. Đây là những khoảng trống đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, cơ sở lý luận nào có thể áp dụng cho đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp? Thứ hai, đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội có đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không? Tại sao?  Thứ ba, những giải pháp nào để hoàn thiện đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu: luận án nhằm những mục đích nghiên cứu cụ thể sau: - Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận về ĐT&PT NNL, và cụ thể là ĐT&PT CNKT trong DN. - Đánh giá thực trạng ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN: nội dung, kết quả, các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả ĐT&PT CNKT. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN với định hướng đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu - CNKT trong các DN DM HN gồm công nhân chính các nghề Sợi-Dệt-May, trực tiếp đứng máy, tham gia sản xuất sản phẩm. Luận án không nghiên cứu ĐT&PT các công nhân phụ, công nhân phục vụ quá trình sản xuất về công nghệ, cơ điện, vệ sinh. - Luận án nghiên cứu “Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp”, tức là nghiên cứu những hoạt động đào tạo CNKT và phát triển CNKT do DN tự thực hiện nhằm có được lực lượng CNKT đáp ứng các yêu cầu sản xuất và những định hướng phát triển tổ chức. Đào tạo CNKT trong DN bao gồm các hoạt động đào tạo kỹ năng và dạy nghề đối với một số nghề tương đối đơn giản, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất-kỹ thuật của DN. Phát triển CNKT trong DN bao gồm các hoạt động phát triển nghề nghiệp và phát triển quản lý. - Về không gian: “các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội” được hiểu là các DN sản xuất sợi, dệt- nhuộm, may và các DN tổ hợp các hoạt động sản xuất này hoạt động tại thành phố Hà Nội hoặc thuộc quản lý của thành phố Hà Nội. Do xu hướng dịch chuyển sản xuất công nghiệp ra khỏi khu vực nội thành thành phố Hà Nội và chủ trương di chuyển DN về các khu vực nông thôn của ngành Dệt May Việt Nam nên hiện nay, rất nhiều DN DM lớn tại Hà Nội chuyển địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định… Mặc dù vậy, các DN này vẫn chịu sự quản lý của thành phố Hà Nội hoặc trực thuộc các DN DM lớn của Hà Nội. - Về thời gian: tiến hành các nghiên cứu và khảo sát thực tế về ĐT&PT CNKT của 60 DN Dệt May Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu định tính: + Nghiên cứu sâu thực trạng ĐT&PT CNKT tại 7 DN DM HN điển hình. + Phỏng vấn sâu và nghiên cứu các tấm gương CNKT điển hình về phát triển nghề nghiệp + Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý (CBQL) và các chuyên gia  Nghiên cứu định lượng Luận án đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá về ĐT&PT CNKT của 2 loại đối tượng: người học (các CNKT, sử dụng BH-CN) và người sử dụng lao động (các CBQL các cấp, sử dụng BH_QL). Khảo sát được thực hiện tại 60 DN Dệt May Hà Nội, trong 2 năm 2011 và 2012. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: kế thừa và sử dụng thông tin từ các nguồn thứ cấp, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập và phân tích thống kê dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. 6. Những đóng góp của luận án Luận án hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về ĐT&PT CNKT trong DN trên nền tảng những lý thuyết về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức. Kế thừa các mô hình đánh giá kết quả đào tạo trong các nghiên cứu trước đây, luận án đã đề xuất đánh giá kết quả hoạt động ĐT&PT CNKT của DN thông qua đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu của công việc của CNKT sau khi được đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc và khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tiêu chí khả năng phát triển nghề nghiệp của người học sau đào tạo là đóng góp mới của luận án so với các nghiên cứu lý thuyết về đánh giá kết quả đào tạo trước đây [28], [61], [116]. Luận án cũng vận dụng Mô hình các giai đoạn phát triển nghề nghiệp của Ivancevich [115, tr.196-199] để giải thích mối quan hệ giữa ĐT&PT CNKT và sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất