Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đào tạo thẩm phán hình sự ở việt nam hiện nay...

Tài liệu đào tạo thẩm phán hình sự ở việt nam hiện nay

.PDF
202
29
116

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Luận án không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Văn Toàn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 9 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ................................... 9 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu ........................................................ 24 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .............................................. 27 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 28 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO THẨM PHÁN HÌNH SỰ ............................................................................................................ 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với Thẩm phán hình sự, đào tạo Thẩm phán hình sự ........................................................................................................ 30 2.2. Các nội dung cơ bản của đào tạo Thẩm phán hình sự ................................. 50 2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến quá trình đào tạo Thẩm phán hình sự ....... 64 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 68 Chương 3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THẨM PHÁN HÌNH SỰ ................ 70 3.1. Các quy định của pháp luật đối với hoạt động đào tạo Thẩm phán hình sự 70 3.2. Thực trạng tổ chức và thực hiện đào tạo Thẩm phán hình sự ...................... 80 3.3. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo Thẩm phán ................................................................................................................... 106 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 118 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THẨM PHÁN HÌNH SỰ ............................................................ 121 4.1. Quan điểm về nâng cao chất lượng đào tạo thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................... 121 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự ..... 130 Kết luận chương 4 ............................................................................................. 153 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 158 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, xuất phát từ xu hướng chuyên môn hóa nghề nghiệp, đào tạo Thẩm phán nói chung, đào tạo Thẩm phán hình sự nói riêng cũng là đào tạo một “nghề” đặc biệt không nằm ngoài xu hướng đó, nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán hình sự, nâng cao chất lượng xét xử, khắc phục tình trạng oan sai (tuy ít, nhưng vẫn tồn tại) trong xét xử các vụ án hình sự. Thẩm phán có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng cũng như số lượng của đội ngũ Thẩm phán, là trung tâm trong chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước. Trong đó đội ngũ Thẩm phán hình sự cần phải đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, tránh bỏ loạt tội phạm nhưng cũng không làm oan sai…Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) đã nêu rõ một số định hướng về cải cách tư pháp: “Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra những trường hợp oan sai… Tăng cường đội ngũ Thẩm phán và hội thẩm nhân dân cả về số lượng và chất lượng”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn…”. Như vậy, yêu cầu về tăng cường đội ngũ Thẩm phán nói chung, Thẩm phán hình sựnói riêng đáp ứng cả về số lượng và chất lượng theo hướng cập nhật kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn đã 1 đặt ra nhiệm vụ mới cho hoạt động đào tạo Thẩm phán hình sự. Thứ hai, hội nhập quốc tế đã đem lại những cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống tư pháp nói chung, đội ngũ Thẩm phán hình sự nói riêng. Việt Nam đã và đang ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong quá trình hợp tác quốc tế, hệ thống pháp luật và thể chế tư pháp Việt Nam đã có những điều chỉnh, sửa đổi, hoàn thiện khá tích cực để bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc pháp lý quốc tế, đã từng bước chuyển hoá các nguyên tắc pháp lý quốc tế cơ bản như nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, không phân biệt đối xử, công khai, minh bạch trong hoạt động ban hành pháp luật, áp dụng pháp luật, trong quy trình ra các quyết định hành chính, tư pháp; nguyên tắc bảo đảm quyền được xét xử theo một thủ tục tố tụng công bằng, bình đẳng; nguyên tắc bảo đảm các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là bảo đảm quyền bào chữa của người bị tình nghi phạm tội. Bên cạnh những tiền đề to lớn đó, những thách thức lớn cũng đang đặt ra đối với hệ thống tư pháp như: Sự xuất hiện của nhiều tổ chức phạm tội xuyên quốc gia, số vụ có sự móc nối giữa đối tượng phạm tội ở trong nước với các tổ chức tội phạm ở nước ngoài có xu hướng gia tăng. sự bất tương thích về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và thủ tục tố tụng tư pháp của Việt Nam so với các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế; sự hạn chế, lạc hậu trong nhận thức hiểu biết và đặc biệt là kỹ năng áp dụng pháp luật (bao gồm cả việc áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế) của đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đội ngũ Thẩm phán nói riêng trong khi xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình hội nhập. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế và kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến hội nhập, đến việc xử lý các yêu cầu tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm, kỹ năng xét xử các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài vẫn đang trong tình trạng hình thức và kém hiệu quả. Những thách thức đó, đặt ra yêu cầu rất lớn đối với công tác đào tạo luật nói chung, đào tạo Thẩm phán nói riêng. 2 Thứ ba, trong những năm qua, hoạt động đào tạo Thẩm phán hình sự đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp cho sự phát triển của hệ thống Tòa án. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế nhất định. Hiện nay, chương trình đào tạo Thẩm phán (đào tạo nghiệp vụ xét xử) được xây dựng nhằm đào tạo và chung để bổ nhiệm Thẩm phán xét xử tất cả các loại vụ việc thuộc Thẩm quyền của Tòa án nhân dân (Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán Trung cấp, Thẩm phán Cao cấp, Thẩm phán TAND tối cao). Mà chưa có chương trình đào tạo chuyên biệt theo hướng đào tạo Thẩm phán hình sự sơ cấp, đào tạo Thẩm phán hình sự Trung cấp, đào tạo Thẩm phán hình sự cao cấp. Điều này trái với yêu cầu chuyên môn hóa nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán hình sự và dàn trải nhưng lại không chuyên sâu dẫn đến những hạn chế nhất định trong hoạt động xét xử của Thẩm phán hình sự. Bên cạnh đó, nhiều nội dung mới về pháp luật chưa được cập nhật trong nội dung chương trình đào tạo. Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự mới có hiệu lực pháp luật, nhiều vấn đề mới liên quan đến xét xử các vụ án có bị hại, bị cáo là người dưới 18 tuổi, các vụ án yếu tố nước ngoài, các loại tội phạm hình sự xuyên quốc gia, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học vào nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ cho hoạt động xét xử đối với nhiều Thẩm phán còn hạn chế cần phải được khắc phục. Do đó, đặt ra yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo Thẩm phán hình sự nói chung, Thẩm phán xét xử vụ án hình sự có bị hại, bị cáo là người dưới 18 tuổi và công tác bồi dưỡng Thẩm phán tại các Tòa án chuyên trách của TAND các cấp trong hệ thống Tòa án. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ lý luận và thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu là: Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo Thẩm hình sự ở Việt Nam hiện nay (khái niệm, vị trí vai trò của Thẩm phán hình sự, các nội dung cơ bản của đào tạo Thẩm phán hình sự, các yếu tố tác động đến đào tạo Thẩm phán hình sự). Thứ hai, đánh giá những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong đào tạo Thẩm phán hình sự từ giai đoạn 2004 đến nay. Thứ ba, trên cơ phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chỉ ra yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự trong thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự (bao gồm đào tạo nguồn Thầm phán, đào tạo lại (bồi dưỡng cho Thẩm phán đã được bổ nhiệm) ở Việt Nam hiện nay. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ 2004 đến nay. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số nội dung về đào tạo Thẩm phán hình sự trước mốc thời gian nói trên. - Số liệu: Luận án sử dụng số liệu khảo sát trong quá trình nghiên cứu và số liệu từ các công trình nghiên cứu đã được công bố. Bên cạnh đó Luận án còn sử dụng số liệu thống kê về đào tạo Thẩm phán của hai cơ sở đào tạo của Học viện Tư pháp và Học viện Tòa án. 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước về nhà nước và pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp, lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật, Hiến pháp, pháp luật Hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, thể hiện trong quá trình chỉ đạo cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp khảo sát thực tiễn. Ngoài ra, luận án được nghiên cứu trên cơ sở các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Lịch sử pháp luật, lý luận về pháp luật, luật hành chính, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật. Qua đó rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong chương 1 để phân loại và nghiên cứu nội dung các công trình khoa học trong và ngoài nước. Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện chương 1, chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Ở chương 2, nghiên cứu sinh phân tích, xây dựng khái đào tạo Thẩm phán hình sự, lý luận về vị trí vai trò của Thẩm phán hình sự, đào tạo Thẩm phán hình sự, các nội dung cơ bản và các yếu tố tác động đến đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam. Chương 3 phân tích thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. Chương 4 chỉ ra yêu cầu và kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. 5 Phương pháp phân tích chủ yếu dựa trên kết quả đã được thống kê, tổng kết. Đây là một phương pháp phổ biến trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu pháp luật nói riêng, sẽ rất khó cho bất cứ nhà nghiên cứu nào khi nghiên cứu không sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó. Nghiên cứu về đào tạo Thẩm phán hình sự là một vấn đề rộng, có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về đào tạo nói chung và đào tạo Thẩm phán hình sự nói riêng và các lĩnh vực pháp luật có liên quan. Vì vậy, sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích đánh giá pháp luật dựa trên những nghiên cứu có sẵn để tìm hiểu về đào tạo Thẩm phán hình sự dưới nhiều khía cạnh là một nội dung quan trọng. Lý luận về đào tạo Thẩm phán hình sự, vị trí vai trò của Thẩm phán nói riêng là một phần rất quan trọng của luận án. Nội dung các chương thứ 2, 3 của luận án được dựa trên cơ sở phân tích, giải thích, so sánh và đánh giá các thành tố và các yếu tố tác động tới đào tạo Thẩm phán hình sự. Các quy định pháp luật được viện dẫn trong luận án là cơ sở pháp lý cho việc đào tạo Thẩm phán hình sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam hiện nay. Khi nghiên cứu, luận án còn sử dụng các số liệu, thông tin cụ thể từ các cơ quan của hệ thống Tòa án và cơ sở đào tạo (Học viện Tư pháp, Học viện Tòa án). Từ đó, đưa ra những phân tích, đánh giá, nhằm hướng tới sự thuyết phục cao nhất đối với người đọc. Việc nghiên cứu đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay phải được hỗ trợ bởi việc giải thích, phân tích các nội dung đưa ra trong luận án theo một xu hướng gắn kết logic với nhau. Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả sơ lược về cơ sở đào tạo, hệ thống Tòa án. Phương pháp miêu tả không phải là phương pháp thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của luận án, việc sử dụng phương pháp miêu tả là cần thiết nhằm giới thiệu sơ lược về tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo Thẩm phán, hệ thống Tòa án. Phương pháp so sánh: Thông thường phương pháp so sánh được sử dụng trong rất nhiều các nghiên cứu pháp luật. Phương pháp so sánh được áp dụng khi bàn về khía cạnh lý luận và khía cạnh thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay. 6 Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu nhằm thu thập, tổng hợp số liệu. Bên cạnh đó nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích để nghiên cứu thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay nhằm chứng minh cho các luận giải của mình. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, xây dựng, phân tích làm rõ khái niệm Thẩm phán hình sự, đào tạo Thẩm phán hình sự, phân tích vị trí, vai trò, đặc điểm riêng biệt của Thẩm phán hình sự, các yếu tố tác động đến đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu hạn chế đó là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự. Thứ ba, trên cơ sở những yêu cầu đặt ra, luận án đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án khắc phục sự thiếu vắng những công trình khoa học nghiên cứu về đào tạo Thẩm phán chuyên trách (đào tạo Thẩm phán hình sự) ở Việt Nam hiện nay. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam. Trong đó, xây dựng khái niệm Thẩm phán hình sự, đào tạo Thẩm phán hình sự. Phân tích, làm rõ các nội dung cơ bản của đào tạo Thẩm phán hình sự và các yếu tố tác động đến đào taọ Thẩm phán hình sự. Đồng thời phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến đào tạo Thẩm phán hình sự. Những đóng góp trên sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về đào tạo Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay. Là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo có thể kế 7 thừa và phát triển lý luận về đào tạo Thẩm phán hình sự và đào tạo Thẩm phán chuyên biệt theo hướng chuyên môn hóa (Thẩm phán dân sự, Thẩm phán hành chính…). 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho hệ thống Tòa án Việt Nam tiếp tục triển khai xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động đào tạo Thẩm phán. - Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về đào tạo Thẩm phán nói chung, đào tạo Thẩm phán hình sự nói riêng…Đặc biệt, các cơ sở đào tạo có thể tham khảo trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên đào tạo Thẩm phán… 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 04 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về đào tạo Thẩm phán hình sự Chương 3: Thực trạng đào tạo Thẩm phán hình sự ở Việt Nam Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Thẩm phán hình sự 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Bài viết Yale and the New Science of Jurisprudence 1915, in the book “The History of Legal Education in the US: Commentaries an Primary Sources”(Tạm dịch: Yale và xu hướng phát triển mới của Khoa học pháp lý, trong cuốn sách “Lịch sử giáo dục pháp lý ở Mỹ: Bình luận một số nguồn chính”) [126] của Arthur L.Cornin đã khái quát về hoạt động đào tạo, phương pháp và nội dung đào tạo luật nói chung, đào tạo Thẩm phán nói riêng tại Đại học Yale - Hoa Kỳ và xu hướng phát triển mới của khoa học pháp lý. Bài viết How to teach Law: An Outline and Bibliography (Tạm dịch: Cách dạy Luật: Đề cương và Tài liệu tham khảo) [127] phân tích về phương pháp giảng dạy luật tại Hoa Kỳ, phác thảo về phương pháp và hệ thống học liệu sử dụng trong đào tạo luật. Bài viết A Comparision of the Use of Treatises and the Use of CaseBooks in the Study of Law 1912 (Tạm dịch; So sánh việc sử dụng sách chuyên khảo và sử dụng “Case-Books” trong nghiên cứu luật 1912) [131] của George Chase đã tập trung so sánh việc sử dụng các sách chuyên khảo và sử dụng “Case-books” trong học luật. Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích những ưu nhược điểm của hai phương pháp để đề xuất cách thức áp dụng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các học liệu nên được sử dụng trong giảng dạy, chưa chỉ rõ cách thức, phương pháp giảng dạy sử dụng bản án trong các mô hình đào tạo cụ thể như thế nào. Bài viết Adapting the Case-Book to the Needs of Professional Training 1988 (Tạm dịch: Áp dụng sách tuyển tập các vụ án gắn với nhu cầu đào tạo chuyên nghiệp năm 1988) [132]của Henry Winthrop Ballantine đã phân tích tính cấp thiết đối với việc áp dụng sách tuyển tập các vụ án trong đào tạo pháp 9 luật tại Hoa Kỳ, từ đó đề xuất xây dựng tuyển tập các vụ án tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bài viết tập trung vào vấn đề đào tạo luật tại Hoa Kỳ nên không gắn với thực tế giảng dạy tại Việt Nam để lựa chọn các vụ án phù hợp. Bài viết Weakness of the “Case Method” in American Law schools: Suggestions Looking Toward Improved Intruction 1910 [133] của Josef Redlich đã phân tích về những vấn đề bất cập trong phương pháp giảng dạy theo tình huống tại các Trường luật tại Hoa Kỳ, đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả của các phương pháp này. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu bàn luận về phương pháp tình huống nói chung, trong đó vụ việc được lựa chọn có thể là án lệ hoặc không, chứ chưa trực tiếp bàn về bất kỳ một phương pháp giảng dạy cụ thể nào. Bài viết Legal Education in Autralia - A Never Ending Story (Tạm dịch: Đào tạo luật tại Úc - Câu chuyện chưa có hồi kết) [117] của Chief Justice Robert Fench AC đã phân tích về vấn đề đào tạo pháp luật tại Úc, trong đó nhấn mạnh việc giảng dạy dựa trên các văn bản pháp luật, ngoài ra việc giảng dạy luật còn thông qua các án lệ. Cuốn sách French Legal Method (tạm dịch: Phương pháp Luật của Pháp) của nhà luật học người Pháp Eva Steiner đã hệ thống những phương pháp được sử dụng trong đào tạo luật ở Pháp. Tác giả cho rằng “đào tạo luật ở Pháp chủ yếu hướng đến mục đích cung cấp các kiến thức về những nguyên tắc pháp luật cùng với khả năng vận dụng các khái niệm trừu tượng và sự xây dựng các lập luận logic” [129, tr.105]. Phương pháp diễn dịch (suy luận đi từ cái chung đến cái riêng) có nền tảng rất sâu sắc trong hệ thống pháp luật nước Pháp. Sinh viên luật về cơ bản được giảng dạy với phương pháp tư duy diễn dịch. Theo cách này, sinh viên luật bắt đầu cách giải quyết một vấn đề pháp luật với các nguyên tắc và quy định trong các bộ luật, sau đó sẽ áp dụng các nguyên tắc quy phạm pháp luật đối với các tình huống cụ thể. Tác giả cho rằng “trong các trường luật của Pháp, các sinh viên luật bắt đầu kiến thức thực hành của họ trong nghề luật bằng việc phân tích các quyết 10 định của Tòa phá án” [129, tr.222]. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ dừng lại ở việc đề cập các phương pháp được sử dụng trong đào tạo luật nói chung ở Pháp, mà chưa đi sâu phân tích các phương pháp đào tạo cụ thể được sử dụng với từng đối tượng khác nhau. Bài viết “Legal Education in Germany’’, in Globalization and the U.S Law School Comparative and Culture Persepectives 1906-2006 (Tạm dịch: “Đào tạo luật ở Đức”, trong bối cảnh toàn cầu hóa và quan điểm văn hóa và so sánh trường Luật ở Mỹ từ 1906 đến 2006) [135] của Thomas Lundmark đã khái quát về mô hình đào tạo luật tại Đức. Là quốc gia có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc trưng của truyền thống dân luật. Quy trình đào tạo luật và nghề luật ở Đức là toàn diện, thống nhất trên phạm vi toàn liên bang (gồm 16 bang). Đào tạo nghề luật ở Đức có điểm giống với nhiều nước trong hệ thống pháp luật châu Âu ở chỗ, đây là giai đoạn đào tạo kiến thức về các nghề luật như: Thẩm phán, luật sư, công tố… Nhưng khác biệt là: i) đây là một phần không thể thiếu trong đào tạo luật ở bậc đại học; ii) ở Đức không tồn tại mô hình đào tạo nghề thẩm phán như ở Pháp (sinh viên luật ở Pháp sau khi tốt nghiệp đại học, nếu có tham vọng trở thành thẩm phán thì phải tiếp tục thi và theo học trong trường đào tạo thẩm phán), mà pháp luật của Đức quy định một quy trình chung cho đào tạo mọi nghề luật, nghĩa là, các sinh viên luật, sau khi tốt nghiệp đại học có đủ tư cách hoạt động ở mọi nghể luật. Như vậy, có thể thấy việc quy định 2 bước trong quy trình đào tạo luật ở Đức vừa có những điểm tương đồng với các nước trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng, thể hiện rõ nét ở việc đào tạo nghề luật trong giai đoạn thứ hai. Bài viết “The Reform of Legal Education in China and Japan: Shifting from the Continental to the American Model”, (Tạm dịch: Cải cách giáo dục pháp lý ở Trung Quốc và Nhật Bản: Chuyển từ mô hình lục địa sang mô hình Mỹ) của Xiangshun Ding [137]; Bài “Changes in Japanese Legal Education” (Tạm dịch: Sự thay đổi trong đào tạo luật ở Nhật Bản) của WATON [136], 11 Andrew và bài giảng “Legal Profession in Japan” (Tạm dịch: Nghề tư pháp tại Nhật Bản) của Giáo sư Fujimoto Akira [130]. Các công trình trên đã đề cập đến cách thức đào tạo nghề tư pháp tại Nhật Bản. Điểm khác biệt với mô hình đào tạo nghề tư pháp ở Việt Nam là các chức danh thẩm phán, công tố viên, luật sư có cùng chương trình học và thi. Sau khi vượt qua kỳ thi tư pháp quốc gia lần 2, các ứng viên bắt đầu lựa chọn nghề cụ thể và thực tập để chuyên sâu cho nghề/ công việc đã lựa chọn. Hai kỳ thi chức danh quốc gia chung cho các ứng viên trở thành luật sư, thẩm phán và công tố viên, trong đó tại Việt Nam, ba chức danh này có những kỳ thi tuyển riêng, mỗi ứng viên đều có định hướng rõ rang trước khi đăng ký thi tuyển, đặc biệt luật sư thuộc lĩnh vực tư, trong khi đó công tố viên và thẩm phán lại là người làm trong cơ quan nhà nước, do đó quy trình bổ nhiệm của những chức danh tư pháp cũng khác nhau. Công trình “The Chinese Characteristic’ of Clinical Legal Education” (Tạm dịch: Đặc điểm đào tạo luật thực hành ở Trung Quốc) [138] của Y.Cai &J.Pottenger đã chia sẻ nhiều điểm tương đồng về đào tạo luật tại Trung Quốc với nhiều quốc gia trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia điển hình cho mô hình đào tạo riêng các chức danh Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư. Điểm đặc biệt ở Trung Quốc là các chương trình đào tạo cử nhân cho thẩm phán, kiếm sát viên và luật sư. Nói cách khác, thay vì đào tạo nghề ban đầu, ở Trung Quốc tổ chức đào tạo nghề cấp bằng cử nhân. Khoa Luật Đại học Bắc Kinh hiện đang có ba chương trình cấp bằng đại học dưới hình thức từ xa: một chương trình phối hợp với TANDTC Trung Quốc để tổ chức chương trình đào tạo bậc cử nhân cho các Thẩm phán. Về phương pháp đào tạo và tài liệu đào tạo của các chương trình này không có gì đặc biệt, cũng tương tự như các chương trình đào tạo cử nhân luật khác. Tuy nhiên điểm đặc biệt là trong các chương trình này ở Khoa Luật Đại học Bắc Kinh là có rất nhiều hội thảo về các chủ đề khác nhau. Tỷ lệ các buổi học so với hội thảo thường vào khoảng 2/1 hoặc 3/2. Tóm lại, các công trình nêu trên đã tập trung phân tích về đào tạo luật 12 nói chung, đào tạo nghề Thẩm phán nói riêng tại một số quốc gia trên thế giới. Đối với đào tạo nghề Thẩm phán, các công trình chủ yếu đề cập đến quy trình đào tạo, đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo và thời gian đào tạo để trở thành Thẩm phán tại các quốc gia. Tuy có sự khác nhau về mô hình đào tạo nghề tư pháp song các quốc gia đều thống nhất ở mục tiêu hướng tới là làm thế nào để đào tạo được một đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp, bản lĩnh đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn. Có thể khẳng định, mô hình đào tạo thẩm phán ở mỗi quốc gia sẽ là kinh nghiệm quý báu đối với mô hình đào tạo thẩm phán tại Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận đào tạo Thẩm phán, Thẩm phán hình sự. * Nhóm công trình nghiên cứu về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp nói chung, xây dựng đội ngũ Thẩm phán nói riêng Nguyễn Văn Quyền “Bàn về những nội dung cơ bản của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” [71]; Phan Hữu Thư với bài viết: “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh và đổi mới công tác đào tạo” [84]; Nguyễn Văn Huyên với bài “Nghiên cứu một số quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tuyển chọn cán bộ tư pháp” [47; tr.90]; Các công trình nêu trên đã khái quát quá trình ra đời và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; những tác động của Nghị quyết 08-NQ/TW đến các cơ quan tư pháp của Việt Nam, nhấn mạnh đến tính độc lập của toà án và thẩm phán. Nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là thẩm phán có trình độ, có năng lực, phẩm chất đáp ứng đòi hỏi của cải cách toà án Việt Nam. 13 Trên cơ sở đó, định hướng cho việc tuyển chọn cán bộ tư pháp gắn liền với yêu cầu kiện toàn và đối mới hệ thống các cơ quan tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp quốc gia và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuyển chọn cán bộ tư pháp phải dựa trên các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong đó có các tiêu chí cơ bản: có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuyển chọn cán bộ tư pháp phải bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch khách quan, công bằng, đồng thời nghiên cứu từng bước mở rộng nguồn cán bộ tư pháp thực hiện luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ tư pháp một cách hợp lý. Tuyển chọn cán bộ tư pháp cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Những nội dung nêu trên là một trong những cơ sở lý luận về quan điểm của Đảng và Nhà nước mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa và làm rõ hơn, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. * Nhóm công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò của Thẩm phán, Thẩm phán hình sự Bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế” của Nguyễn Hòa Bình [7]; Giáo trình “Những vấn đề chung về nghề Thẩm phán” của Học viện Tòa án [38]; Bài viết “Vai trò của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp trong tố tụng hình sự hiện hành và những khó khăn trong thực tiễn xét xử” của Phạm Minh Tuyên đăng trên tạp chí Kiểm sát số 11 tháng 6 năm 2011 [95]. Các công trình tập trung phân tích yêu cầu của cải cách tư pháp, đồng thời nhấn mạnh trí vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán trong cải cách tư pháp nói chung, trong việc nâng cao hoạt động xét xử nói riêng * Nhóm công trình nghiên cứu yêu cầu đối với công tác đào tạo Thẩm phán 14 Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX.04.06 do TS. Uông Chu Lưu làm Chủ nhiệm đềtài; Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, GS.TSKH. Lê Cảm và TS. Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên, 2004), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội [11] Cải cách tư pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước của GS. TS. Nguyễn Đăng Dung [20]; Cải cách tư pháp: ý nghĩa, mục đích và trọng tâm, của GS.TSKH. Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số2/2003 [109]; Tòa án và vấn đề cải cách tư pháp, của tác giả Phạm Văn Hùng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số135/2006 [46]; Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học của Lê Thành Dương, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, 2002[24]; Tác giả Trương Thị Hoà với bài viết “Cải cách tư pháp và việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ quan tư pháp” [37]; Nguyễn Đình Lục với bài viết “Sau ba năm thực hiện chiến lược cải cách tư pháp” [ 51]. Nhóm công trình trên nhấn mạnh yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp đối với việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán, từ đó hướng đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng về phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xét xử. Cuốn sách Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự (Theo quy định của của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), của Phạm Minh Tuyên (2018), Nxb Thanh niên [98] đã khái quát trình tự tố tụng và các bước tiến hành khi xét xử vụ án hình sự, cũng như xử lý tốt các tình huống phát sinh khi xét xử để ản án tuyên ra đều bảo đảm đúng nguyên tắc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm, góp phần nâng cao vị thế của Tòa án nhân dân. Những nội dung trong cuốn sách không chỉ 15 trình bày trình tự, thủ tục tố tụng một cách đơn thuần mà còn bao gồm nhiều kỹ năng khi xét xử vụ án hình sự. Đây chính là những yêu cầu rất cần thiết đối với Thẩm phán hình sự. Đào tạo Thẩm phán hình sự phải đáp ứng được những yêu cầu này. * Nhóm công trình nghiên cứu về những chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử trong các mối quan hệ của Thẩm phán Công trình “Đạo đức Nghề luật”của Học viện Tư pháp [42] là kết quả hợp tác giữa Học viện Tư pháp của Việt Nam với Dự án phát triển tư pháp và sự tham gia từ cơ sở (JUDGE), tư vấn biên soạn bởi GS.TREVOR C.W.FARROW và tài trợ bởi CIDA, đã khái quát đặc điểm của nghề luật nói chung, đặc điểm nghề của các đội ngũ cán bộ tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên; kinh nghiệm của một số nước như Canađa, Trung Quốc, Liên bang Nga, Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ trong việc xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử trong thực tiễn truy tố, xét xử của đội ngũ cán bộ tư pháp. Hạn chế của nhóm này là chưa dựa vào dữ liệu lịch sử để làm rõ các luận cứ, nhận xét; ít đề cập đến mối quan hệ chính trị với tư pháp nói chung và mối quan hệ giữa đường lối chính trị, tác động chính trị đối với nhân viên tư pháp trên các khâu tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đào tạo.... Bài viết “Trau dồi phẩm chất đạo đức Thẩm phán, tăng cường sự liêm chính” của Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao [8]. “Ứng xử của Thẩm phán trong mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan thông tấn, báo chí” của Nguyễn Minh Sử - Lê Thị Dung [74]; “Tính độc lập trong chuẩn mực đạo đức Thẩm phán” của Lưu Tiến Dũng [23]; “Sự liêm chính, vô tư, khách quan trong chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán” của Trần Văn Độ [28]; “Sự công bằng, bình đẳng, đúng mực trong đạo đức Thẩm phán” của Nguyễn Thúy Hiền [34]; “Yếu tố nào tạo nên đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán?”, Báo Pháp luật, 16 số 33 ngày 16/3/1999; Phạm Hồng Thái [75] Nhóm công trình nêu trên đã phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng quy tắc đạo đức của Thẩm phán; lịch sử phát triển quy tắc đạo đức Thẩm phán ở Việt Nam qua các thời kỳ; các chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán ở Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng chương trình đào tạo Thẩm phán nói chung, Thẩm phán hình sự nói riêng về đạo đức nghề nghiệp. * Nhóm công trình nghiên cứu mô hình, kinh nghiệm đào tạo Thẩm phán của một số quốc gia trên thế giới Bài viết “Mô hình tuyển dụng -đào tạo Thẩm phán hiện nay của một số quốc gia và Việt Nam, nhìn từ góc độ so sánh”, Tạp chí Nghề luật, số 4/2009, trình bày sơ lược về mô hình tuyển chọn và đào tạo Thẩm phán ở 6 nước khác nhau (Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Nhật Bản). Đề tài khoa học “Mô hình đào tạo Thẩm phán, công tố viên, luật sư và khả năng, điều kiện vận dụng kinh nghiệm ngước ngoài vào đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam” do Trần Minh Tiến chủ nhiệm [88] đã làm rõ một số vấn đề lý luận về đào tạo nghề các chức danh tư pháp như: Làm rõ quan niệm về đào tạo nghề, vị trí và vai trò của các chức danh Thẩm phán, Công tố viên, Luật trong mối quan hệ với các yêu cầu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong bối cảnh cải cách tư pháp và đổi mới giáo dục đại học hiện nay; Tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài về mô hình đào tạo đào tạo các chức danh tư pháp, trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá khả năng áp dụng vào mô hình đào tạo chức danh tư pháp ở Việt Nam; Xác định sự cần thiết của việc nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, từ đó đề xuất những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Bài viết “Sơ lược về chế định Thẩm phán của một số quốc gia trên thế giới”của tác giả Ngô Cường [18] được đăng trên Tạp chí Tòa án đã khái quát về chế định Thẩm phán và tổng quát mô hình đào tạo Thẩm phán của 11 quốc gia, bao gồm một số quốc gia theo truyền thống luật dân sự, như: Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan; một số quốc gia theo truyền thống 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan