Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Đánh giá tính thích nghi đất đai phục vụ phát triển hợp lý cây Cam Vinh tại tỉnh...

Tài liệu Đánh giá tính thích nghi đất đai phục vụ phát triển hợp lý cây Cam Vinh tại tỉnh Thái Nguyên

.DOCX
28
265
75

Mô tả:

Lời cảm ơn Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ giúp đỡ du ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã cảm nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin được gửi tới quý thầy cô trong khoa khoa học Môi Trường và Trái Đất – Trường Đại Học Khoa Học Thái Nguyên đã cùng với những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà em cho là rất bổ ích đối với sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường. Đó là môn học “Đánh giá tính thích nghi đất đai”. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo T.s Đỗ Thị Vân Hương đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như các buổi thảo luận, báo cáo cũng như trong buổi đi thực địa. Nếu không có sự dạy bảo của cô thì em nghĩ bài báo cáo này khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô. Bài báo cáo nhiều vấn đề cần nghiên cứu và khảo sát trong khi đó thời gian và kiến thức của em còn nhiều hạn chế. Vì vậy kết quả báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Em mong nhận được sự góp ý của cô để bài báo cáo thêm hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn!! Thái nguyên, ngày 5, tháng 11, năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thu Thủy MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển với nền nông nghiệp chiếm chủ yếu trên 70%. Với diện tích đất tự nhiên là khoảng 33.091.039 ha, có diện tích đồi núi chiếm khoảng ¾ tổng diện tích lãnh thổ. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp cho một số loại cây trồng, vật nuôi có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là cây Cam Vinh , đây có thể coi là một loài có tiềm năng lớn cho ngành Nông - Lâm nghiệp đồng thời góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Với rất nhiều công dụng, đặc biệt với hàm lượng dinh dưỡng cao, cây Cam Vinh đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Cam Vinh hay còn gọi là Cam Xã Đoài là giống Cam Vinh được người Pháp đưa vào từ rất lâu và trồng đầu tiên ở thôn Đoài xã Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An. Giống Cam Vinh có khả năng thích ứng rộng, có thể cho năng suất cao và ổn định ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Với những vùng núi cao có khí hậu mát, Cam Vinh chín có màu vàng hơi đốm xanh, vỏ Cam Vinh sần sùi, mỏng, chất lượng ngon. Đây là giống Cam Vinh ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với Cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3. Cây Cam Vinh sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Sản lượng Cam Vinh ước đạt từ 1,5 – 2 tấn / mẫu. Với giá bán 30 – 40 000 d/kg . Cam Vinh đang là một trong số các giống cây trồng giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu.“Đánh giá tính thích nghi đất đai phục vụ phát triển hợp lý cây Cam Vinh tại tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được sinh trưởng và năng suất của cây Cam Vinh tại tỉnh Thái Nguyên. - Nhận biết được các đặc trưng hình thái, phản ứng của cây trồng với điều kiện thời tiết, sâu bệnh. - Đề xuất một số giải pháp kĩ thuật trong chăm sóc cây Cam Vinh tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học * Trong học tập: Qua việc thực hiện chuyên đề này sẽ giúp cho bản thân làm quen được với thực tiễn, có điều kiện so sánh, đối chứng và kiểm nghiệm giữa lí thuyết và thực tiễn, củng cố được lượng kiến thức chuyên môn đã học từ nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành và có điều kiện tích lũy thêm kiến thức thực tế. * Trong khoa học: Thấy rõ thực trạng kinh tế nông - lâm nghiệp mà cụ thể là diện tích trồng cây Cam Vinh trong thời gian qua phát triển tương đối mạnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả và hiệu quả kinh tế cao của việc gây trồng cây Cam Vinh, một số tác động tích cực về mặt xã hội từ hoạt động này. Để phát triển diện tích đất sản xuất cho cả huyện, tỉnh trong những năm tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả và hiệu quả kinh tế cao của việc gây trồng cây Cam Vinh , một số tác động tích cực về mặt xã hội từ hoạt động này. Cung cấp khái quát tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây Cam Vinh trên địa tỉnh Thái Nguyên. 1.4 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: giới hạn trong lãnh thổ hành chính tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài giới hạn phạm vi là đánh giá tính thích nghi đất đai phục vụ phát triển hợp lý cây Cam Vinh tại tỉnh Thái Nguyên. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. a. Số liệu thứ cấp Tiến hành thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu, tổng hợp kết quả thu được - Phương pháp xây dựng bản đồ Bao gồm phương pháp ghép các bản đồ đơn tính dựa trên phần mềm Mapinfo. Qua đó biên tập, chỉnh sửa, trang chí bản đồ. - Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai theo FAO Phương pháp này được lấy các yếu tố được đánh giá ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Như vậy, mức độ thích hợp tổng quát của một đơn vị bản đò đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất là mức độ thích hợp thấp nhất được xếp hạng của các đặc tính đất đai dựa vào các yếu tố trôi và các yếu tố bình thường trong đánh giá. 1.5. Quan điểm nghiên cứu 1.5.1. Quan điểm hệ thống Đây là quan điểm bao trùm nhất, xác định các phương pháp nghiên cứu đối tượng không theo các thành phần riêng rẽ mà được xét trong một hệ thống. - Cấu trúc đứng của hệ thống là các hợp phần tự nhiên và kinh tế xã hội ở tỉnh Thái Nguyên có tác động đến vấn đề phát triển sản xuất của cây Cam Vinh , đó là: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, dân cư lao động, thị trường, sự phát triển của các ngành kinh tế khác… trong mối quan hệ với nhau. - Cấu trúc ngang thể hiện các đặc điểm tự nhiên của từng khu vực, từng dạng địa hình trong hệ thống các đơn vị lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên - Cấu trúc chức năng là các yếu tố có vai trò làm cho hệ cấu trúc được hài hoà và hệ phát triển tốt. 1.5.2. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là tiêu chuẩn, là cơ sở nghiên cứu của đề tài và kết quả nghiên cứu lại được áp dụng vào thực tiễn. Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá mức độ thích nghi của cây Cam Vinh tại tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 1.5.3. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là khai thác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện tại nhưng không làm tổn hại đến quyền lợi của tương lai. Do vậy khi xem xét sự phát triển của một đối tượng sản xuất cũng như đề ra giải pháp cho nó phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Việc lựa chọn cây Cam Vinh cũng như đưa ra các giải pháp để khai thác tự nhiên, phát triển sản xuất phải hợp lý trong điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm tổn hại đến môi trường không phá vỡ cân bằng sinh thái CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 1.1. 1.1.1. Cơ sở lý luận đề tài Định nghĩa Đánh giá khả năng thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá thích nghi đất đai (Land Evaluation) là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng đất. Đánh giá thích nghi đất đai nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng và quản lý đất đai một cách hợp lý. Đánh giá đất đai cho phép phát hiện các tiềm năng đất đai và tài nguyên thiên nhiên chưa được sử dụng hết hoặc sử dụng chưa hợp lý, để đưa vào sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Cũng trong quá trình đánh giá đất đai sẽ chọn cho vùng đất một hệ thống sử dụng đất hợp lý và bền vững. Đánh giá đất đai có ý nghĩa quan trọng la đưa ra các phương án khắc phục và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sử dụng đất cho từng vùng đất, phù hợp với chất lượng đất đai. 1.1.2. Phân loại khả năng thích nghi Bộ thích nghi đất đai được phân làm 3 lớp: S1( Rất thích nghi), S2 (Thích nghi), S3 (Ít thích nghi). + S1 ( Rất thích nghi ): Đất đai không có các hạn chế có ý nghĩa đối với việc thực hiện lâu dài một loại sử dụng đất được đề xuất, hoặc chỉ có những hạn chế nhỏ không làm giảm năng suất hoặc tăng đầu tư quá mức có thể chấp nhận được. + S2 ( Thích nghi): Đất đai có những hạn chế mà cộng chung lại ở mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được đề ra. Các giới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tư. Ở mức này khả năng sản xuất vẫn là tốt mặc dù chất lượng của nó thấp hơn hạng S1. + S3 (Ít thích nghi ): Đất đai có những giới hạn mà cộng chung lại là nghiêm trọng đối với một loại hình sử dụng đất được ra, tuy nhiên vẫn không phải hoàn toàn bỏ loại sử dụng đã định. Phí tổn thất cao nhưng vẫn có lãi. + N ( Loại không thích nghi): Có nghĩa là đất có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt mà ở loại S không có, rất khó hoặc không thể khắc phục được đối với các LUT. 1.2. Cơ sở thực tiễn đề tài 1.2.1. Tình hình nghiên cưu đánh giá thích nghi đất đai trên th gíi - Tại Liên Xô có hai hướng đánh giá thích nghi: đánh giá chung và đánh giá riêng cho các loại cây trồng. Cả hai hướng đánh giá này đều sử dụng chung đơn vị đất có nước tưới, đất được tiêu úng). Chỉ tiêu đánh giá là năng suất, giá thành sản phẩm.. - Tại các nước Châu Âu phổ biến hai hướng nghiên cứu: + Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên: Xác định tiềm năng sản xuất của đất đai + Nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội: xác định sức sản xuất thực tế của đất đai. 1.2.2. Tình hình nghiên cưu đánh giá thích nghi đất đai tại Việtt Nam - Ở Việt Nam trong những năm 1992, Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị toàn cuốc về Đánh giá đất đai và đã đồng ý, thống nhất là sử dụng phương pháp Đánh giá đất đai của FAO (1976) làm nền tảng cho đánh giá đất đai ở Việt Nam. - Các nghiên cứu đánh giá đất đai đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện bởi chương trình 60 – 02 ở ĐBSCL, phương pháp đánh giá đất đai chủ yếu dựa vào các điều kiện tự nhiên, ít chú ý đến sự lựa chọn và mô tả kiểu sử dụng đất liên quan đến các điều kiện về kinh tế xã hội (Võ Quang Minh, ctc, 1990). - Theo nghiên cứu của Lê Quang Trí (1989) cho thấy các hệ thống cơ cấu cây trồng thuộc huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, kết quả cho thấy có tất cả 28 kiểu sử dụng đất đai được mô tả cho khu vực đất phèn nặng, trung bình và nhẹ. 1.2.3. Đặc điểm tự nhiên. a. Vị trí địa lý. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. PhíaBắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn Phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang Phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang PhíaNam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km). Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.Diện tích tự nhiên 3.562,82 km². b. Địa hình Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m. Địa hình được chia thành 3 vùng: Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thường từ 25 - 350. Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ,... Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc thường từ 15 đến 250. Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đông bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường dưới 100. Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông đi lại có những khó khăn, phức tạp. Song chính sự phức tạp đó lại tạo ra đa dạng, phong phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng - vật nuôi đa dạng và phong phú. c. Khí hậu. Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh. d. Điều kiện địa hình: Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. -Về kiểu địa hình, đại mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt: + Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dẫy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000 m, độ dốc thường từ 25-35 độ. + Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc thường từ 15 - 25 độ. + Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và tỉnh Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30- 50m, độ dốc thường <10 độ. c. Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc – Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Dưới đây là một số khoáng sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển ngành nghề nông thôn: - Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn. - Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn. - Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn. - Đất sét: Sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở Cúc Đường, Khe Me. - Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn. d. Tài nguyên đất: Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh: Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và tỉnh Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu). - Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác. - Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 -250 , rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả. e. Tài nguyên nước mặt: Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là: Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng nước bình quân năm khoảng 2,28 tỷ m nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Gang). Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128/m3/s. -Sông Công: có lưu vực 951km bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1m3/s và lưu lượng mùa kiệt là: 0,8m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m3 Và trong mùa khô là 6,2 triệu m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. f. Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu: - Thắng cảnh Hồ Núi Cốc cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 15 km về hướng tây nam. Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo từ bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thủy chung trong truyền thuyết gắn với nàng Công - chàng Cốc. Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng Sông Công, nằm trên địa phận huyện Đại Từ, ở trên lưng chừng núi. hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành vào năm 1994. hồ gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. diện tích mặt hồ rộng 25 km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, lòng hồ sâu 23m, dung tích nước hồ là 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/ năm. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát lý tưởng. - Di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía đông bắc. Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kì thú. Nơi đây có thác nước, dòng suối trong xanh, mùa hạ khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Di tích danh thắng phượng hoàng, suối nước và bến tắm hang mỏ gà được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994. 1.2.4. Kinh tế - Xã Hội a. Dân số Theo báo cáo thống kê, đến năm 2010, dân số xã Quyết Thắng có 14.414 người chiếm 5,62% dân số toàn thành phố. Mật độ dân số của xã là 1.115 người/km 2. Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ sinh con thứ ba giảm. Xã đã tiến hành việc ký kết giữa các các khu phố trong việc đăng ký Cam Vinh kết thực hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, đây cũng là một trong những việc làm cần được nhân rộng và phát huy trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình. b. Lao động, việc làm và thu nhập Lao động, việc làm: Có thể nói nguồn nhân lực của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá lớn. Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, cho vay vốn để sản xuất, chương trình phát triển lâm nghiệp… tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên cũng như lực lượng lao động nông nghiệp cần giải quyết. Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân ngày được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm. Xã thường xuyên vận động nhân dân tham gia quỹ xoá đói giảm nghèo, hàng năm đã trợ vốn cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải quyết miễn học phí cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số hộ có ti vi, radio, xe máy, điện thoại ngày một tăng lên. Giảm 132 hộ nghèo, đến nay còn 66 hộ = 3,2% (Nghị quyết Đại hội là 1%). c. Bưu chính viễn thông Những năm qua ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay 100% các cơ quan, xí nghiệp, công sở, trường học, đã lắp điện thoại. Nhờ vậy, việc thông tin liên lạc đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác đã góp phần tích cực trong điều hành sản xuất, kinh doanh của nhân dân. d. Cơ sở y tế Công tác y tế được đảm bảo, việc chăm lo sức khỏe cho cộng đồng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Do đó, tại địa phương không có dịch bệnh xảy ra, đội ngũ chuyên môn có trách nhiệm, trang thiết bị được bổ sung hoàn thiện. Thường xuyên đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân và các đối tượng có bảo hiểm y tế, sơ cấp cứu kịp thời những trường hợp rủi ro. Hàng năm, 100% trẻ trong độ tuổi và bà mẹ mang thai được tiêm phòng và uống Vitamin A theo quy định. e. Cơ sở giáo dục – đào tạo Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục, tập trung vào cuộc vận động “hai không”, cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất lượng dạy và học. Hàng năm, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp hàng năm đều tăng. Số học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng đạt cao. Hội khuyến học các cấp hoạt động tốt, đem lại hiệu quả thiết thực, quan tâm và chăm lo đến công tác giáo dục. Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 của tiểu học. Trường trung học cơ sở phấn đấu cuối năm 2010 đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, thành lập trường mầm non Quyết Thắng. Trong xã có 1 cơ sở mầm non tư thục. f. Cơ sở thể dục – thể thao Hiện trạng diện tích đất thể dục thể thao là 1,60 ha, cơ sở vật chất ngành thể dục – thể thao còn thấp, quỹ đất dành cho thể dục – thể thao còn hạn chế. Để thúc đẩy phong trào thể dục – thể thao trong thời gian tới cần đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị. Dành một quỹ đất để xây dựng một số sân bóng đá, khu vui chơi giải trí trên địa bàn xã. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CỦA CÂY CAM VINH VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN. 2.1. Đặc điểm sinh thái của cây Cam Vinh. Cam Vinh là tên của một loại trái cây thuộc chi Cam Vinh chanh hay còn gọi là Cam Vinh Xã Đoài là giống Cam Vinh được người Pháp đưa vào từ rất lâu và trồng đầu tiên ở thôn Đoài xã Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An. Giống Cam Vinh có khả năng thích ứng rộng, có thể cho năng suất cao và ổn định ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Với những vùng núi cao có khí hậu mát, Cam Vinh chín có màu vàng hơi đốm xanh, vỏ Cam Vinh sần sùi, mỏng, chất lượng ngon. Trái Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của Cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da Cam Vinh . Kể cả phần tép Cam Vinh cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng Cam Vinh . Đây là giống Cam Vinh ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với Cam Vinh sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3. Cây Cam Vinh sinh trưởng phát triển tốt, phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Sản lượng Cam Vinh ước đạt từ 1,5 – 2 tấn / mẫu. Với giá bán 30 – 40 000 d/kg . Cam Vinh đang là một trong số các giống cây trồng giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu. 2.2. Một số giống Cam Vinh tại Việt Nam - Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 3-4mm, màu xanh đến xnah vàng, thịt trái vàng cam , ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái), trọng lượng trung bình 20g/trái. - Cam sành: Dạng trái hơi tròn, vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam , khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái. - Cam canh chính: là một loài quýt, vỏ mỏng và bóc dễ. Cây sinh trưởng khỏe, tán cây hình dù, lá màu xanh đậm. - Cam Naven: còn gọi là Cam rốn: nguyên sản ở Califocnia (Mỹ), được trồng ở Việt Nam từ những năm 1937 hiện còn trồng dải dác ở một số vùng nước ta. Cam Xã Đoài, Cam Vân Du,……Cam valencia. 2.3. Đánh giá tính thích hợp của cây Cam Vinh với đất đai tỉnh Thái Nguyên 2.3.1. Đặc điểm sinh vật học của cây Cam Vinh a. Bộ rễ Nhìn chung, Cam Vinh có bộ rễ ăn nông. Theo V.P.Ekimop (Nga) thì biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ Cam Vinh như vai trò của lông hút với các cây trồng khác. Sự phân bố của rễ Cam Vinh phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm, chế độ canh tác, chăm bón, nhưng nhìn chung rễ Cam Vinh ăn nông từ 0 – 30cm. Bộ rễ Cam Vinh hoạt động mạnh vào thời kỳ - Trước khi ra cành xuân ( từ tháng 2 đến tháng 3) - Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (từ tháng 6 đến tháng 8). - Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10). b. Thân, cành, lá - Thân, cành Cam Vinh có đặc điểm là (tự rụng ngọn) sau khi cành phát triển đến mức nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và có khi cả 1 -2 mầm phía dưới sẽ rụng đi hiện tượng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho Cam Vinh không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp, đây là cơ sở cho việc cắt tỉa hàng năm. Một năm Cam Vinh ra nhiều đợt cành. + Cành xuân ra vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa và quả, cành thường ngắn, mật độ lá dầy thích hợp đẻ lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu. + Cành hè được mọc ra từ cành xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 – 7 là cành dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to. + Cành thu: ra vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành xuân và cành hè cùng năm. + Cành đông: ra vào tháng 11- 12 thường sinh ra trên cành quả vô hiệ cành đông là cành yếu nhất trên các loại cành. Cành Cam Vinh được phân chia làm 3 loại: + Cành mẹ: Là cành sinh ra cành quả. Nó có thể là cành xuân, hè, thu năm trước. Qua theo dõi cho thấy tùy theo giống, thường cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao. + Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh, có nhiêm vụ là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn rõ, năm nay là cành dinh dưỡng, sang năm có thể là cành mẹ. Thuộc loại cành dinh dưỡng có một loại cành đặc biệt thường mọc vào mùa hè đó là “cành vượt”. Cành này mọc từ trong thân chính đâm thẳng ra, dài 30cm đến 1,5m, có gai dài và to, đốt lá dài, lá to màu xanh nhạt. Khi còn nhỏ có thể lợi dụng loại cành này để tạo tán hoặc khi cây già yếu cần phục tráng cho cây. Còn đối với Cam Vinh kinh doanh thì cắt bỏ tránh cho cây khỏi rụng quả và bớt sâu bệnh. + Cành quả: Có độ dài từ 3 – 25 cm, thông thường từ 3 – 9cm. Canh quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả không có lá. Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân - Lá: Theo quan điểm tiến hóa thi Cam Vinh vốn có lá kép. Dấu vết còn lại là eo lá dưới gốc lá đơn. Tuổi thọ của lá thay đổi tùy điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Trung bình tuổi thọ của lá là 15 – 24 tháng. Vào mùa đông là thời kỳ dụng lá. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. c. Hoa, quả, hạt - Hoa: Là loại hoa đầy đủ, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra rộ. Một cây Cam Vinh có thể nở tới 60.000 hoa nhưng chỉ còn 1% đậu quả là có thể đạt sản lượng 100kg/cây. Vì vậy hoa thường rụng nhiều, cần yêu cầu thụ phấn. Thông thường tỷ lệ đậu quả là 3- 11%. - Quả : Thuộc loại quả mọng khi còn xanh chứa nhiều acid đến chín thì lượng acid giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2 phần: vỏ ngoài và vỏ giữa. Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tế bào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng. Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng. + Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng. Khi quả con xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được. Khi quả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ. + Lớp trắng: Dưới lớp sắc tố là lớp trắng ( lớp cùi) lớp nay có thể màu trắng, màu vàng hoặc màu Cam Vinh nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tùy giống. Sự phát triển của quả trải qua hai đợt rụng quả sinh lý. - Hạt: Gồm nhiều phôi từ 1 – 7 phôi gọi là hiện tượng đa phôi trong đó có 1 phôi hữu tính còn các phôi khác gọi là phôi vô tính. Thường phôi vô tính nảy mầm thành cây khỏe hơn mầm từ phôi hữu tính và có khuynh hướng giống mẹ nhiều hơn. Do đó nếu gieo hạt Cam Vinh và có chọn lọc cẩn thân, ta có thể được các cây con tốt. 2.3.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây Cam Vinh a. Nhiệt độ Nhiệt độ yêu cầu khi trồng cây Cam Vinh Cam Vinh có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 39 đô ̣ C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 290C. Nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C cây ngừng sinh trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả. Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 - 20 oC, trong mùa hè từ 25 - 30oC, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30 oC. Nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 - 30oC thì sự hút nước và các chất dinh dưỡng tăng và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá. * Ánh sáng: Cam Vinh không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 Lux, ứng với 0,6 cal/ cm 2 và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày quang mây mùa hè. Sở dĩ như vậy là do cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự đồng hoá CO2, cường độ ánh sáng mạnh làm giảm sự đồng hoá CO2 vì bức xạ tăng trên mặt lá. Nhiệt độ tối thích trên bề mặt lá cho đồng hoá CO2 dao động từ 28 - 30 oC. Nhiệt độ thấp hơn mức tối thích cũng làm giảm sự đồng hoá CO2. Kinh nghiệm muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ cây dầy hợp lý và thường xuyên cắt tỉa đúng kỹ thuật. * Nước: Cam Vinh là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của Cam Vinh quýt thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Điều này giải thích tại sao trồng Cam Vinh quýt trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc. Các thời kỳ cần nước của Cam Vinh là các thời kỳ: Bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha Cam Vinh quýt từ 9.000 - 12.000 m3, tương đương với lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm. Với Cam Vinh , lượng nước cần khoảng 10.000- 15.000 m3/ha/năm. * Gió: Hoạt động của gió là một hiện tượng đáng lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng Cam Vinh . Gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gẫy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất. * Đất: Đất và dinh dưỡng Cam Vinh có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt nặng phù sa châu thổ, đất đồi núi, phù sa cổ, cát pha, bạc màu. Tuy nhiên ở các vùng đất xấu phải thâm canh cao thì mới có hiệu quả kinh tế. Độ pH trong đất từ 4-8 là đất trồng được Cam Vinh nhưng thích hợp nhất là pH từ 5,5-6. Nếu đất chua cần phải bón vôi để nâng cao độ pH lên. Cam Vinh cần được cung cấp đầy đủ và cân đối NPK cũng như các nguyên tố vi lượng. Đạm xúc tiến cho việc phát triển cành lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm. Đạm còn có tác dụng xúc tiến hoặc kiềm hãm việc hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng khác. Lân cần cho quá trình phân hóa mầm hoa. Thiếu lân cành lá sẽ sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được, chất lượng quả sẽ kém đi. Kali cần cho Cam Vinh trong thời kỳ ra lộc non và quả phát triển mạnh. Bón đầy đủ kali sẽ làm tăng năng suất và phẩm chất Cam Vinh . Ngoài ra,các nguyên tố vi lượng cũng có anh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển Cam Vinh như B, Fe, Cu, Zn, Mn… Bón phân chuồng đầy đủ và thường xuyên có thể khắc phục được tình trạng thiếu vi lượng trong đất. Bảng 1: Yêu cầu sử dụng đối với cây Cam Vinh Yêu cầu đất đai của cây Cam Vinh Mức thích nghi Loại đất TPCG S1 Pbe, Pbc, Pe, Pc S2 Fv, Fn, Ft, Fk, Fu, Fe, Fj S3 Fs, Fđ, Fa, Fq, Fp, X N Các đất khác d c b, e Cao Vàn cao vàn Vàn thấp, Trũng Điều kiện Chủ động Bán chủ động Khó khăn Không tưới Điều kiện Chủ động Bán chủ động Khó khăn Không tiêu úng 5,0 6,5 6,5 - 7,5 > 7,5; < 5,0 Địa hình tương đối tưới tiêu pHKCl OM (%) >2 1-2 a, g <1 SL >3 -8 0 – 3; >8 - 15 > 15 20 >20 Độ dày >100 >70100 >50 70 <50 CHÚ THÍCH TPCG: Thành phần cơ giới OM: Hàm lượng chất hữu cơ SL: Độ dốc 2.3.3. Đánh giá thích hợp của cây Cam Vinh với đất đai tỉnh Thái Nguyên 2.3.3.1. Phương pháp đánh giá Mỗi cây trồng có những đặc điểm sinh thái riêng; đồng thời sự phát triển của các loại cây trồng đều có quan hệ mật thiết trực tiếp chịu ảnh hưởng cộng hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên như Địa hình, Khí hậu, Thuỷ văn, Đất trồng... Trong giới hạn đề bài và khả năng của người thực hiện, để đánh giá mức độ thích hợp đất đai của cây Cam Vinh chỉ dựa trên 6 chỉ tiêu quan trọng nhất thích hợp Loại đất, Độ dốc, Tp cơ giới, Tầng dày, Ph, OM hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Bảng 2: Phân cấp chỉ tiêu và đánh giá riêng đối với mỗi chỉ tiêu Chỉ tiêu Loại đất Độ dốc Tp cơ giới Tầng dày pH OM hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Giá trị Pbc, Pc Fv, Fk Fs, Fa, Fq, Fp 3- 8 8 – 20 >20 b, c d 1 2 3 <5 5.5 – 6.5 6.5 – 7.5 <1 Rất thích nghi (S1) + Ít thích nghi(S3) + + + + + + + + + + + + + 1-2 >2 Cấp thích nghi Thích nghi (S2) + + - Khi đánh giá đất đai cho phát triển cây Cam Vinh đề tài căn cứ vào đặc trưng sinh thái của cây Cam Vinh để lựa chọn hệ thống chỉ tiêu nhằm mục đích đánh giá một cách phù hợp và đúng đắn. Các yếu tố đất đai được lựa chọn để đánh giá như: Loại đất, thành phần cơ giới đất, độ dày tầng đất, pH, độ dốc, OM, Glây là các yếu tố giới hạn khả năng sinh trưởng, phát triển ảnh hưởng tới năng suất của cây Cam Vinh - Xây dựng thang điểm, bậc trọng số trong đánh giá: Thang điểm cho từng chỉ tiêu được xác định thông qua đặc điểm và vai trò của từng chỉ tiêu đối với đối tượng đánh giá. Thang điểm được chia thành 3 bậc và có điểm số tương ứng với từng mức độ thích nghi. a. Kết quả đánh giá Đối với cây Cam Vinh trung du, việc đánh giá được thực hiện theo phương pháp chấm điểm dựa vào khả năng thích nghi của các đơn vị. Thang điểm được chia thành 3 cấp: Rất thích nghi (S1): 3 điểm; Thích nghi trung bình (S2): 2 điểm; Ít thích nghi (S3): 1 điểm. Đánh giá tính thích nghi đất đai cho phát triển cây Cam Vinh được tiến hành trên cơ sở đã loại trừ những đơn vị tự nhiên có chứa đựng yếu tố giới hạn như khu vực núi đá và mặt nước. Các khu vực núi đá vôi và mặt nước, không thích nghi cho cây Cam Vinh phát triển. Hai đơn vị này không được đưa vào đánh giá và xếp luôn vào mức độ không thích nghi (ký hiệu: N). Loại trừ 2 đơn vị trên, đánh giá tính thích nghi đất đai cho phát triển cây Cam Vinh được thực hiện trên 150 đơn vị đất đai theo công thức trung bình cộng. ( [diem_G] *2 + [diem_SL] *1 + [diem_Ph] *2 + [diem_OM] *2 + [diem_TPCG] *1 + [diem_TD] *1) /6 Kết quả đánh giá như sau: Điểm cao nhất là Smax = 3,5 điểm, điểm thấp nhất là Smin = 1,33 điểm. Khoảng cách điểm giữa các mức độ là 0,72 điểm: + Điểm thích nghi (Dmax – Dmix)/3= (3.5 – 1.33)/3 = 0.72 Bảng: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với cây Cam Vinh. Bậc S1 S2 S3 Mức độ thích nghi Rất thích nghi Thích nghi Ít thích nghi Khoảng điểm 1.33 – 2.05 2,06 – 2.78 2,79 – 3.51 2.4. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thái Nguyên Bản đồ đơn vị đất đai là kết quả của việc chồng xếp các bản đồ đơn tính: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, OM, pH. Xác định chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đối với điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên dựa trên 6 chỉ tiêu phân cấp vì các lý do: + Loại đất theo phương pháp phân loại của FAO – UNESCO có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một số loại đất nhất định. + Độ dốc là yếu tố địa hình quan trọng cần được nghiên cứu vì chúng có ảnh hưởng lớn tới khả năng trồng các loại cây, tới hiệu quả kinh tế và vấn đề bảo vệ đất chống xói mòn. + Độ dầy đất, thành phần cơ giới, là những tính chất vật lý quan trọng có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây và điều kiện canh tác, hiệu quả kinh tế. Bảng 3 : Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Chỉ tiêu Loại đất Kí hiệu Pbc Pc Py Pg Pf Fk Fv Fs Fa Fq Fp Fl Phân cấp I. Nhóm đất phù sa Đất phù sa được bồi chua Đất phù sa không được bồi chua Đất phù sa ngòi suối Đất phù sa Gley Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng II.Nhóm đất đỏ vàng Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Đất đỏ nâu trên đá vôi Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Đất vàng đỏ trên đá macma axit Đất vàng nhạt trên đá cát Đất nâu vàng trên phù sa cổ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước III. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi Hs Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Ha Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit IV. Nhóm đất xám bạc màu B Đất xám bạc màu trên phù sa cổ V.Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ trên núi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan