Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ CỦA BỘ CÔNG CỤ NEI VFQ-25 PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT TRONG KHẢO S...

Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ CỦA BỘ CÔNG CỤ NEI VFQ-25 PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT TRONG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN GLAUCOMA

.DOCX
11
237
138

Mô tả:

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ CỦA BỘ CÔNG CỤ NEI VFQ-25 PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT TRONG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN GLAUCOMA 1 Lê Đỗ Mười Thương, 2Lê Văn Hòa, 3Lê Thanh Thảo. (1): Bộ môn y học cộng đồng Trường Cao đẳng y tế Quảng Nam. (2): Sinh viên y đa khoa- Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. (3): Khoa Glaucoma – Bệnh viện mắt Trung ương Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu này đánh giá sự phù hợp của thang đo NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt trong khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo có độ tin cậy cao thể hiện qua chỉ số Cronbach’s alpha của các tiểu phần giao động từ 0,66-0,87; chỉ số Cronbach’s Alpha tổng của 25 câu hỏi là 0,94. So với thang đo chất lượng cuộc sống chủ quan, thang đo NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt có sự tương quan mạnh (r=0,79 (p<0,01) cho thấy tính hợp lệ của thang đo khi sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma. Cuối cùng, sự khác biệt giữa điểm số trung bình trong các tiểu phần cũng như sự khác biệt về điểm số trung bình cả thang đo ở hai nhóm bệnh nhân ( nhóm bệnh nhân mới và nhóm bệnh nhân được theo dõi) thể hiện sự phù hợp của thang đo trong việc so sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma theo nhóm. ASSESSING THE VALIDITY OF THE NEI VFQ-25 TOOLKIT IN VIETNAMESE VERSION IN SURVEYING THE QUALITY OF GLAUCOMA PATIENTS 1 Le Do Muoi Thuong, 2Le Van Hoa, 3Le Thanh Thao. (1): Department of Community Medicine, Quang Nam College of Medicine (2): General medical student - University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City. (3): Glaucoma Department - Central Eye Hospital Summary of the study: This study evaluates the suitability of the Vietnamese version of the NEI VFQ-25 scale in surveying the quality of life of glaucoma patients. The result of the study shows that the scale has high reliability shown by the Cronbach's alpha index of subdivisions ranging from 0.66 to 0.87; Cronbach's Alpha total index of 25 questions is 0.94. In the comparision with the subjective scale of quality of life, the NEI VFQ-25 scale in Vietnamese version is strongly correlated (r = 0.79 (p <0.01), that shows the validity of the scale when used to evaluate the quality of life of Glaucoma patients. Finally, the difference between the mean scores in the subdvisions as well as the difference in mean scores of the whole scale in the two groups of patients (new patient group and the group of monitored patients) demonstrates the suitability of the scale in comparing the quality of life of group Glaucoma patients. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU Mất thị lực do Glaucoma là tình trạng bệnh lý không hồi phục cho dù được điều trị Nội khoa hay Ngoại khoa. Hai mục tiêu chính của việc điều trị Glaucoma là bảo tồn được thị trường và duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân [1]. Trong khi việc điều trị bảo tồn thị trường cho bệnh nhân Glaucoma ở Việt Nam hiện nay đạt được nhiều hiệu quả tích cực thì việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lại chưa được quan tâm thích đáng. Các bộ công cụ khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma bằng tiếng Việt hiện nay rất ít và độ tin cậy thấp. Đồng thời tính thích hợp của bộ câu hỏi bằng tiếng Việt là vấn đề lớn có thể dẫn đến các sai lệch kết quả nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. NEI VFQ-25 là bộ công cụ được sử dụng phổ biến trên thế giới để khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma [2], [3], [4]. Nghiên cứu này đánh giá độ tin cậy và sự thích hợp của bộ công cụ NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt trong việc khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma đến khám và điều trị tại bệnh viện mắt Trung ương. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt trong khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma 2. Xác định tính thích hợp của bộ công cụ NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt trong khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma đến khám và điều trị tại bệnh viện mắt Trung ương.. 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Phiên bản NEI VFQ-25 tiếng Việt được phiên dịch bởi 2 phiên dịch riêng biệt có kiến thức về tiếng anh chuyên ngành. Việc chỉnh sửa một số từ ngữ được chúng tôi thống nhất thực hiện nhằm phù hợp với văn hóa Việt Nam. Quá trình dịch ngược được thực hiện bởi một phiên dịch viên khác nhằm hạn chế các sai sót trong quá trình dịch thuật. - Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua một mẫu gồm 2 nhóm bệnh nhân Glaucoma: Nhóm bệnh nhân Galucoma được theo dõi liên tục và nhóm bệnh nhân mới. 1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018. 1.3. Mẫu và cỡ mẫu (dành cho kiểm định độ tin cậy của thang đo): - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ước lượng cho một trung bình. n= Z2(1-α/2) Trong đó: n: Cỡ mẫu, z(1-α/2): Hệ số tin cậy, bằng 1,96 ứng với độ tin cậy 95%, σ: Độ lệch chuẩn điểm số của thang đo , d: là sự sai biệt lớn nhất mong muốn Dựa theo nghiên cứu của Balkrishnan R và công sự [5] sử dụng các chỉ số kết quả điểm trung bình của thang đo NEI VFQ-25, chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 142. Trên thực tế cỡ mẫu chúng tôi thu thập bao gồm 180 bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện đưa vào nghiên cứu. 1.4. Công cụ nghiên cứu: Dựa trên bộ công cụ NEI VFQ-25 [6] được phát triển bởi viện mắt quốc gia Hoa Kỳ (NEI). 1.5. Xử lý và phân tích số liệu. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.1. Độ tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Tính thích hợp của bộ câu hỏi trong khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân Glaucoma được xem xét trong mối tương quan tuyến tính với điểm số của thang đo chất lượng cuộc sống chủ quan. 1.6. Sai số và khống chế sai số: - Trong quá trình phát triển bộ câu hỏi có thể phát sinh những sai lệch liên quan đến dịch thuật. Để hạn chế sai lệch này chúng tôi sử dụng 2 phiên dịch viên riêng biệt có kiến thức về tiếng anh chuyên ngành đồng thời kiểm tra bằng quá trình dịch ngược bởi một phiên dịch khác. - Sai số hệ thống có thể xảy ra do quy trình lấy mẫu không chính xác. Để hạn chế tối đa các sai số lại này chúng tôi lựa chọn nhân viên điều tra có kinh nghiệm về y tế công cộng đang làm việc tại viện mắt Trung ương. 2. KẾT QUẢ. Sau khi điều tra 180 đối tượng nghiên cứu, 161 đối tượng đã hoàn thành các biểu mẫu trả lời, 19 đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc chưa hoàn thành các phiếu phỏng vấn. Các đặc điểm dân số học và tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới. Bảng 2. 1. Đặc điểm dân số học và tình trạng thị giác của mẫu nghiên cứu. Đặc điểm Tuổi (Trung bình, Độ lệch chuẩn) Giới tính Dân tộc Phân loại bệnh nhân Tình trạng thị lực Tình trạng nhãn áp Giá trị Nam Nữ Kinh Khác Được theo dõi liên tục Không được theo dõi Bình thường Kém Rất kém/Mù lòa Bình thường Số lượng Tỷ lệ % 47,63 ± 15,02 64 39,8 97 60,2 156 96,9 5 3,1 81 50,3 80 49,7 119 73,9 19 11,8 23 14,3 46 28,6 Cao 85 52,8 Rất cao/Mù lòa 30 18,6 Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 47,63 ± 15,02. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nữ cao hơn nam (60,2% so với 39,8%). Tỷ lệ đối tượng có tình trạng thị lực bình thường là 73,9%; 11,8% đối tượng có thị lực kém và 11,8% đối tượng có thị lực rất kém hoặc mù lòa. Về tình trạng tăng nhãn áp, tỷ lệ đối tượng có nhãn áp cao chiếm 52,8%; 28,6% đối tượng có nhãn áp bình thường và 18,6% đối tượng có nhãn áp rất cao hoặc đã bị mù. Bảng 2. 2. Độ tin cậy của các tiểu mục và thang đo thông qua kiểm định Cronbach's Alpha. Tiểu mục 1. Sức khỏe tổng quát 2. Tầm nhìn chung 3. Tình trạng đau ở mắt 4. Các khó khăn trong hoạt động gần 5. Các khó khăn trong hoạt động xa 6. Các tác động cụ thể của chức năng thị giác lên đời sống a. Các chức năng xã hội b. Sức khỏe tâm thần liên quan đến thị giác c. Khó khăn trong công việc d. Sự phụ thuộc do thị giác 7. Tình trạng lái xe 8. Nhận biết màu sắc 9. Tầm nhìn ngoại vi Chỉ số Cronbach’s Alpha tổng Số câu hỏi trong tiểu mục Chỉ số Cronbach’s Alpha 1* 1 2 3 3 N/A N/A 0,66 0,80 0,84 2 0,87 4 0,77 2 3 2** 1 1 25 0,80 0,82 N/A N/A N/A 0,94 * Không tính chỉ số số Cronbach’s Alpha cho các tiểu mục chỉ có 1 biến ** Tình trạng lái xe của bệnh nhân bao gồm 2 câu hỏi điều kiện gộp thành 1 biến Chỉ số Cronbach’s Alpha của riêng các tiểu mục dao động từ 0,66 (tình trạng đau ở mắt) đến 0,87(Các chức năng xã hội). Chỉ số Cronbach’s Alpha tổng 25 câu hỏi (24 biến) là 0,94. r=0,79 p=0,00 Biểu đồ 2. 1. Tương quan giữa điểm trung bình của thang đo NEI VFQ-25 và đánh giá chất lượng cuộc sống chủ quan của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm 100. Biểu đồ 2.1 cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa điểm trung bình của thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống NEI VFQ-25 và đánh giá chất lượng cuộc sống chủ quan của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm 100 với r=0,79 (p<0,01). Bảng 2. 3. Sự khác biệt điểm số trung bình chất lượng cuộc sống theo thang đo NEI VFQ-25 giữa 2 nhóm bệnh nhân. Phân loại bệnh nhân BN được theo dõi BN mới 1. Sức khỏe tổng quát BN được theo dõi BN mới 2. Tầm nhìn chung BN được theo dõi BN mới 3. Tình trạng đau ở mắt BN được theo dõi 4. Các khó khăn trong hoạt động gần BN mới BN được theo dõi BN mới 5. Các khó khăn trong hoạt động xa 6. Các tác động cụ thể của chức năng thị giác lên đời sống BN được theo dõi a. Các chức năng xã hội n 81 80 81 80 81 80 81 80 81 80 Điểm trung bình 40,12 41,88 49,38 47,81 57,41 60,31 49,71 58,41 60,91 69,27 SD 1,95 1,86 15,30 21,49 21,81 18,95 25,97 22,84 25,61 22,25 81 63,27 29,54 p 0,52 0,59 0,37 0,03 0,03 0,11 BN mới b. Sức khỏe tâm thần liên quan BN được theo dõi BN mới đến thị giác BN được theo dõi BN mới c. Khó khăn trong công việc BN được theo dõi BN mới d. Sự phụ thuộc do thị giác BN được theo dõi BN mới 7. Tình trạng lái xe BN được theo dõi BN mới 8. Nhận biết màu sắc BN được theo dõi BN mới 9. Tầm nhìn ngoại vi BN được theo dõi BN mới Điểm CLCS tổng theo thang đo 80 81 80 81 80 81 80 81 80 81 80 81 80 81 80 70,16 35,96 36,80 43,83 54,84 45,37 54,67 53,70 65,63 72,53 85,63 65,12 72,50 55,11 61,79 25,27 25,59 26,57 24,14 22,37 29,05 20,55 40,53 34,07 29,21 23,12 29,23 22,36 18,55 15,60 0,84 0,00 0,01 0,04 0,00 0,07 0,01 * T test Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân về điểm số trung bình các tiểu mục trong thang đo bao gồm: Các khó khăn trong hoạt động gần, Các khó khăn trong hoạt động xa, các khó khăn trong công việc liên quan thị giác, sự phụ thuộc do thị giác, tình trạng lái xe và khẳ năng nhận biết màu sắc (p<0,05). Điểm số chất lượng cuộc sống tổng theo thang đo cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân, trong đó nhóm bệnh nhân mới có chất lượng cuộc sống cao hơn so với nhóm bệnh nhân đã được theo dõi lâu năm (p=0,01). 3. BÀN LUẬN. Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến thị giác trên nhóm bệnh nhân Glaocoma. Nhóm đối tượng nghiên cứu được lựa chọn có các đặc điểm dân số học và tình trạng thị giác (Bảng 1) khá tương đồng với các nghiên cứu dịch tễ trước đây ở bệnh nhân Glaocoma tại Việt Nam [1], [7], [8]. Kiểm định Cronbach’s Alpha (Bảng 2) cho thấy sự nhất quán nội bộ trong các tiểu phần giao động từ 0,66-0,87; chỉ số Cronbach’s Alpha tổng của 25 câu hỏi là 0,94. Theo Nunnally, chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo chấp nhận được nằm trong khoảng từ 0,6-0,95 [9]. Trong đó từ 0,9-0,95 thể hiện sự nhất quán nội bộ cao và giá trị của thang đo rất tốt, không có tình trạng mẫu xấu. Điều này thể hiện thang đo NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt có tính tin cậy cao. Chúng tôi thực hiện câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống chủ quan của đối tượng nghiên cứu một cách độc lập với quá trình khảo sát trên bộ công cụ NEI VFQ-25. Kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa điểm trung bình của thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống NEI VFQ-25 và đánh giá chất lượng cuộc sống chủ quan của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm 100 với r=0,79 (p<0,01). Điều này cho thấy tình hợp lệ của thang đo khi đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaocoma. Cuối cùng, sự phù hợp của thang đo cũng được thể hiện khi chúng tôi so sánh điểm số trung bình của chất lượng cuộc sống trên hai nhóm bệnh nhân Glaocoma. Trong đó nhóm bệnh nhân mới (tình trạng mắc bệnh nhẹ hơn, thời gian mắc bệnh ngắn) có điểm số CLCS cao hơn so với nhóm bệnh nhân được theo dõi (tình trạng mắc bệnh nặng hơn và trong thời gian dài hơn), sự so sánh này thể hiện giá trị phân biệt tốt của thang đo khi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaocoma. 4. KẾT LUẬN. Quá trình phân tích cho thấy dữ liệu thu thập được từ phiên bản tiếng Việt của NEI VFQ25 được chúng tôi phát triển phù hợp, có độ tin cậy cao, có tính đáp ứng tốt cho đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaocoma. Chỉ số Cronbach’ Alpha cho cao cho thấy thang đo được thiết kế tốt. So sánh với chất lượng cuộc sống chủ quan của đối tượng khi khảo sát độc lập cho thấy sự tương quan mạnh giữa hai thang đo. Giá trị khác biệt giữa trung bình chất lượng cuộc sống của 2 nhóm bệnh nhân khẳng định sự phù hợp của thang đo khi so sánh cấp nhóm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Khánh Vân và cộng sự (2008). Bài Giảng Nhãn Khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Tripop S. Et al (2005). Health related quality of life instruments for glaucoma: a comprehensive review. J Med Assoc Thai, 88 (9), 155-162. 3. Rossi GC. Et al (2003). The Italian version of the 25-item National Eye Institute Visual Function Questionnaire: translation, validity, and reliability. J Glaucoma, 3, 213-220. 4. Nordmann JP. Et al (2004). Psychometric Validation of the National Eye Institute Visual Function Questionnaire – 25 (NEI VFQ-25) French version: in a population of patients treated for ocular hypertension and glaucoma. Pharmacoeconomics, 22, 197-206. 5. Balkrishnan R Et al (2003). Medication-related predictors of health-related quality of life in glaucoma patients enrolled in a medicare health maintenance organization. Am J Geriatr Pharmacother, 1 (2), 75-81. 6. Mangione CM ET al (1998). Psychometric properties of the National Eye Institute Visual Function Questionnaire (NEI-VFQ). NEI-VFQ Field Test Investigators. Arch Ophthalmol, 116 (11), 1496-1504. 7. Nguyễn Đức Anh (2004). Bệnh Glôcôm, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 8. Phan Dẫn và cộng sự (2008). Nhãn khoa giản yếu tập II, Nhà xuất bản y học Hà Nội, 9. Nunnally. J. C (1978). Psychometric theory (2nd ed.), New York, NY: McGrawHill, BÁO CÁO TÓM TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU: Tính thích hợp của bộ câu hỏi bằng tiếng Việt trong nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma là vấn đề lớn có thể dẫn đến các sai lệch kết quả nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. NEI VFQ-25 là bộ công cụ được sử dụng phổ biến trên thế giới để khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma. Nghiên cứu này đánh giá độ tin cậy và sự thích hợp của bộ công cụ NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt trong việc khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma đến khám và điều trị tại bệnh viện mắt Trung ương. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt trong khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma 2. Xác định tính thích hợp của bộ công cụ NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt trong khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma đến khám và điều trị tại bệnh viện mắt Trung ương.. 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của thang đo NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt thông qua một mẫu 161 bệnh nhân Glaucoma tại bệnh viện mắt Trung Ương. Nghiên cứu được triển khai trong 12 tháng từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.1. Độ tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Tính thích hợp của bộ câu hỏi trong đo lường chất lượng cuộc sống được phân tích bởi tương quan tuyến tính, sự khác biệt giữa điểm CLCS trung bình các nhóm được so sánh bởi test T. 2. KẾT QUẢ VÀ PHÁT HIỆN CHÍNH. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo có sự độ tin cậy cao thể hiện qua chỉ số Cronbach’s alpha của các tiểu phần giao động từ 0,66-0,87; chỉ số Cronbach’s Alpha tổng của 25 câu hỏi là 0,94. So với thang đo chất lượng cuộc sống chủ quan, thang đo NEI VFQ-25 phiên bản tiếng Việt có sự tương quan mạnh (r=0,79 (p<0,01) cho thấy tính hợp lệ của thang đo khi sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma. Cuối cùng, sự khác biệt giữa điểm số trung bình trong các tiểu phần cũng như sự khác biệt về điểm số trung bình cả thang đo ở hai nhóm bệnh nhân ( nhóm bệnh nhân mới và nhóm bệnh nhân được theo dõi) thể hiện sự phù hợp của thang đo trong việc so sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma theo nhóm. 3. KẾT LUẬN. Quá trình phân tích cho thấy dữ liệu thu thập được từ phiên bản tiếng Việt của NEI VFQ25 được chúng tôi phát triển phù hợp, có độ tin cậy cao, có tính đáp ứng tốt cho đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Glaucoma. Chỉ số Cronbach’ Alpha cao cho thấy thang đo được thiết kế tốt. So sánh với chất lượng cuộc sống chủ quan của đối tượng khi khảo sát độc lập cho thấy sự tương quan mạnh giữa hai thang đo. Giá trị khác biệt giữa trung bình chất lượng cuộc sống của 2 nhóm bệnh nhân khẳng định sự phù hợp của thang đo khi so sánh cấp nhóm. SUMMARY REPORT BACKGROUND AND OBJECTIVES: The appropriateness of the Vietnamese questionnaire in the study of the life quality of Glaucoma patients is a major problem that can lead to deviations in research results on the life quality of patients. NEI VFQ-25 is a widely used tool in the world to measure the life quality of Glaucoma patients. This study assessed the reliability and suitability of the NEF VFQ-25 toolkit in Vietnamese version in examining the life quality of Glaucoma patients . Objectives of the study: 1. To assess of the reliability of the NEF VFQ-25 toolkit in the Vietnamese version in surveying the life quality of the Glaucoma Patient 2. To determine the suitability of the NEI VFQ-25 toolkit in the Vietnamese version in surveying the life quality of the Glaucoma Patient coming for examination and treatment at the Central Eye Hospital 1. SUBJECS AND METHODS OF THE RESEARCH Study evaluates the suitability of the NEI VFQ-25 scale in the Vietnamese version through a sample of 161 Glaucoma patients at the Central Eye Hospital. The study was conducted in 12 months from January 2017 to January 2018. Data was processed on the software SPSS 16.1. The reliability of the questionnaire was assessed through the Cronbach Alpha coefficient. The appropriateness of the questionnaire in measuring life quality was analyzed by linear correlation, the differences of the mean scores of life quality among the groups was compared by T test. 2. RESULTS AND MAJOR FINDINGS. Results of the study show that the scale has high reliability shown by the Cronbach's alpha index of subdivisions ranging from 0.66 to 0.87; Cronbach's Alpha total index of 25 questions is 0.94. In the comparision with the subjective scale of quality of life, the NEI VFQ-25 scale in Vietnamese version is strongly correlated (r = 0.79 (p <0.01), that shows the validity of the scale when used to evaluate the quality of life of Glaucoma patients. Finally, the difference between the mean scores in the subdvisions as well as the difference in mean scores of the whole scale in the two groups of patients (new patient group and the group of monitored patients) demonstrates the suitability of the scale in comparing the quality of life of group Glaucoma patients. 3. CONCLUSION The analysis process shows that the data collected from the Vietnamese version of NEF VFQ-25 is suitable, highly reliable and good for evaluating the life quality of Glaucoma patients. The high Cronbach 'Alpha index shows a well-designed scale. In the comparison with subjective life quality of subjects in an independent survey, there is a strong correlation between the two scales. The difference between the average life quality of the two groups of patients confirms the suitability of the scale when comparing groups.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan