Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp giang,...

Tài liệu đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp giang, tỉnh cao băng

.PDF
75
33
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- LÝ VĂN LONG TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG HỢP GIANG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- LÝ VĂN LONG TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG HỢP GIANG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Lớp : K48 - LTKHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2016 -2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Quý Nhân Thái Nguyên - năm 2019 1 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trường và giảng viên hướng dẫn thầy Hoàng Quý Nhân, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng”. Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Hoàng Quý Nhân người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập. Và em cũng xin cảm ơn công ty TNHH đầu tư phát triển và môi trường Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có cố gắng nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 17 tháng 05 năm 2019 Lý Văn Long 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần và định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt ....................... 17 Bảng 4.1 . Dân số tỉnh cao bằng những năm gần đây ..................................... 48 Bảng 4.2 Tổng nhân khẩu thường trú tại phường Hợp Giang ..................... 51 Bảng 4.3: Các nguồn sinh ra chất thải rắn ....................................................... 52 Bảng 4.4: Lượng rác phát sinh tại trong phường Hợp Giang năm 2018 .... 53 Bảng 4.5. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt ở phường Hợp Giang ....................................................................................................................... 55 Bảng 4.6. Các phương tiện thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ........ 57 Bảng 4.7: Lịch làm việc của các công nhân ...................................................... 59 Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về việc phân loại CRT sinh hoạt............ 63 Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về thu gom và xử lý CTR tại gia đình . 64 Bảng 4.10. Mức độ quan tâm của người dân đến việc quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang ................................................................................ 65 Bảng 4.11 Chất lượng dịnh vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn ..... 66 Bảng 4.12 Mức độ của người dân theo dõi về thông tin môi trường ............ 67 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................. 16 Hình 4.1: Thành phố Cao Bằng .......................................................................... 36 Hình 4.1. Biểu đồ Dân số tỉnh Cao Bằng những năm gần đây ..................... 49 Hình 4.2. Biểu đồ Tổng nhân khẩu thường trú tại phường Hợp Giang ...... 51 Hình 4.3. Biểu đồ Lượng rác phát sinh tại phường Hợp Giang năm 2018 53 Hình 4.4. Biểu đồ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................................. 56 Hình 4.5. Công nhân đang quét, thu gom rác .................................................. 58 Hình 4.6. Sơ đồ xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................... 60 Hình 4.7. Phân loại rác ......................................................................................... 61 Hình 4.8. Đốt rác tại bãi rác Nà Lần.................................................................. 62 Hình 4.9. Biểu đồ Đánh giá của người dân về việc phân loại CRT sinh hoạt .................................................................................................................................. 63 Hình 4.10. Biểu đồ Thu gom và xử lý CTR sinh hoạt tại gia đình ................ 64 Hình 4.11. Biểu đồ Mức độ quan tâm của người dân đến việc quản lý rác thải sinh hoạt.......................................................................................................... 65 Hình 4.12. Biểu đồ Chất lượng dịnh vụ thu gom rác thải sinh hoạt ............. 66 Hình 4.13. Biểu đồ Mức độ theo dõi về thông tin môi trường ....................... 67 4 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 BXD Bộ xây dựng 3 CNH Công nghiệp hóa 4 CTR Chất thải rắn 5 CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt 6 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 7 HĐH Hiện đại hóa 8 QĐ Quyết định 9 QL Quốc lộ 10 TCQT Tiêu chuẩn Quốc tế 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 12 THCS Trung học cơ sở 13 THPT Trung học phổ thông 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 TP Thành phố 16 UBND Ủy ban nhân dân 5 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 2 DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... 4 MỤC LỤC ................................................................................................................. 5 Phần 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 9 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 9 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 10 1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 11 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................... 11 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 11 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 13 2.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 13 2.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 14 2.2.1. Khái niệm môi trường và chất thải rắn sinh hoạt .................................. 14 2.2.1.1. Khái niệm môi trường ............................................................................... 14 2.2.1.2. Tiêu chuẩn môi trường .............................................................................. 14 2.2.1.3. Khái niệm chất thải.................................................................................... 14 2.2.1.4. Khái niệm về chất thải rắn ........................................................................ 14 2.2.1.5. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt ........................................................ 14 2.2.1.6. Khái niệm về quản lý chất thải rắn ........................................................... 15 2.2.1.7. Thu gom chất thải rắn................................................................................ 15 2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt ........................................................... 15 2.2.3. Nguồn gốc - phát sinh chât thải rắn sinh hoạt....................................... 16 2.2.4. Thành phần và tính của chất thải rắn sinh hoạt ..................................... 16 6 2.2.5. Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường và cộng đồng ................. 17 2.2.5.1. Tác hại của chất thải rắn tới sức khỏe con người .................................... 17 2.2.5.2. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường .................................................. 18 2.3. Tổng quan về rác thải trên thế giới và Việt Nam ..................................... 21 2.3.1. Tổng quan rác thải trên Thế Giới .......................................................... 21 2.3.2. Tổng quan rác thải ở Việt Nam ............................................................. 27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 34 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 34 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 34 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 34 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 34 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 34 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 35 3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia .......................................... 35 3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu................................ 35 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36 4.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng ......................................................................................................................... 36 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................... 36 4.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 36 4.1.1.2. Thời tiết, khí hậu........................................................................................ 38 4.1.1.3. Thuỷ văn và sông ngòi .............................................................................. 39 4.1.1.4. Tài nguyên đất đai ..................................................................................... 40 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 41 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế..................................................................... 41 7 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .......................................................... 46 4.1.2.3.Văn hóa xã hội ............................................................................................ 46 4.1.2.4.Y tế - giáo dục............................................................................................. 47 4.1.2.5. Dân số và lao động .................................................................................... 48 4.2. Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng .............................................................................. 52 4.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng ......................................................................................................... 52 4.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng ......................................................................................................................... 54 4.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng................................................................................................................. 55 4.2.4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng .............................................................................. 56 4.2.4.1. Hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng ............................................................................................. 57 4.2.4.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng .......................................................................................................... 60 4.2.5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng ............................................ 62 4.3. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng ................................................................ 68 4.3.1. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng ...................................................................................... 68 4.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng ...................................................................................... 69 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 71 8 5.1. Kết luận .................................................................................................... 71 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 73 9 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thế giới đang ngày càng phát triển không ngừng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra manh mẽ. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều kiện đó thúc đẩy các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đât nước nâng cao nhu cầu của người dân được cải thiện cũng đồng nghĩa với lượng rác thải ngày càng tăng và liên tục thay đổi. Trong quá trình sinh hoạt, một khối lượng chất thải khổng lồ chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để được con người thải vào môi trường gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội luôn đi đôi với việc quan tâm tới vấn đề rác thải, góp phần cải thiện môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng được nâng cao, lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi. Hiện nay, chỉ ở các trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nông thôn hầu như chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu. Cao Bằng một mảnh đất anh hùng, vùng đất của cách mạng đang từng ngày đổi mới trong tiến trình CNH - HĐH đất nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng, sự đổi mới phương thức quản lý và chính sách đầu tư kinh tế đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất mới, với 10 nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Sự phát triển về kinh tế một mặt đã tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân, giúp cải thiện mức sống, chất lượng cuộc sống của những đứa con vùng kháng chiến năm xưa được nâng lên từng bước, mặt khác đây cũng là nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đòi hỏi cần có sự quản lý phù hợp và sự chung tay giữa cơ quan quản lý và toàn thể nhân dân trong lĩnh vực BVMT đảm bảo cho một môi trương sống Xanh - Sạch Đẹp. Một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường đáng phải quan tâm đó là hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hiện nay do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên tỉnh chưa đầu tư được dây truyền công nghệ để xử lý triệt để các loại rác thải, chủ yếu sử dụng phương pháp xử lý thủ công nên vẫn còn gây ra các tác động xấu tới môi trường. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng quản lý và biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của rác thải sinh hoạt là vấn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm. Từ những lý do trên đây, cùng với sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Hoàng Quý Nhân, em tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Băng”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Khóa luận đặt ra các mục tiêu chính sau: - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Cao Bằng nói chung, phường Hợp Giang nói riêng. - Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất các biện pháp hiệu quả trong việc thu gom và xử lý rác (CTR) 11 phù hợp với điều kiện của tỉnh để đạt hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng về hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về hiểu biết và hành vi trong công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân đối với môi trường. - Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong việc thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng đồng của người dân hiện nay qua việc hiểu biết và hành vi của người dân về công tác thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt nói chung. - Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho người dân nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài mang tính chất thăm dò hiểu biết và hành vi của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày và qua công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt. - Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khoá sau. - Qua đề tài em cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo 12 trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt. - Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể. 13 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011. - Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu - Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/04/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011. - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc quy định chi tiết số điều của nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/05/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng chính phủ ban hành. 14 - Căn cứ Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. - Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Khái niệm môi trường và chất thải rắn sinh hoạt 2.2.1.1. Khái niệm môi trường “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [7]. 2.2.1.2. Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường [7]. 2.2.1.3. Khái niệm chất thải Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [7]. 2.2.1.4. Khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, cá hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của công đồng [6]. 2.2.1.5. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt Chất thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ 15 gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…[6]. Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng,… đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. 2.2.1.6. Khái niệm về quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải… Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải [11]. 2.2.1.7. Thu gom chất thải rắn Thuật ngữ thu gom tập trung (hay còn gọi là thu gom thứ cấp) bao hàm không chỉ việc thu gom nhặt các chất thải rắn từ những nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm tiêu huỷ. Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi là một phần của hoạt động thu gom thứ cấp. Như vậy thu gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ [8]. 2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Theo điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 nghị định về 16 quản lý chất thải và phế liệu[12]: Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau: - Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); - Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh); - Nhóm còn lại. 2.2.3. Nguồn gốc - phát sinh chât thải rắn sinh hoạt Rác thải được phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động mà rác được phân chia thành các loại như sơ đồ: Khu thương Khu dân cư mại, khách sạn... Khu xây dựng Cơ quan và phá hủy công công sở trình xây dựng Khu công cộng (nhà Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp ga,...) CTRSH Hình 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Qua sơ đồ ta thấy chất thải rắn sinh hoạt được thải ra từ nhiều hoạt động khác nhau như: các khu dân cư, khu thương mại, cơ quan công sở, các hoạt động công nông nghiệp,... tuy nhiên hàm lượng và thành phần rác thải ở các khu vực là khác nhau, trong số đó rác thải sinh hoạt chiếm đa số. 2.2.4. Thành phần và tính của chất thải rắn sinh hoạt Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu và khoa học thì chất thải rắn 17 sinh hoạt chủ yếu chứa các chất hữu cơ khá cao tiếp đó là các chất vô cơ. Thành phần cụ thể được thể hiện như bảng 2.1: Bảng 2.1. Thành phần và định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt 13 Định Nghĩa Ví Dụ 1. Các chất cháy được a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa, giấy. giấy vệ sinh… b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi. Vải, len, nilon… c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm. Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô… d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm được Đồ dùng bằng gỗ như chế tạo từ gỗ, tre, rơm… bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa… e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được Phim cuộn, túi chất dẻo, chế tạo từ chất dẻo. chai, lọ. Chất dẻo, các đầu vòi, dây điện… f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm đượcchế Bóng, giày, ví, băng cao tạo từ da và cao su. su… 2. Các chất không cháy a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, dây điện, hàng chế tạo từ sắt mà dễ bị nam rào, dao, nắp lọ… châm hút. b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam Vỏ nhôm, giấy bao gói, châm hút. đồ đựng… c. Thuỷ tinh Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng chế tạo từ thuỷ tinh. thuỷ tinh, bóng đèn… d. Đá và sành sứ Bất kỳ các loại vật liệu không Vỏ chai, ốc, xương, gạch, cháy khác ngoài kim loại và đá, gốm… thuỷ tinh. 3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc… phân loại trong bảng này. Loại này có thể chia thành hai phần: kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5 mm. 2.2.5. Tác hại của rác thải sinh hoạt tới môi trường và cộng đồng 2.2.5.1. Tác hại của chất thải rắn tới sức khỏe con người Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức 18 khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt...Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động. Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da... Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800oC trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường [13]. 2.2.5.2. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường Hiện nay do khối lượng rác thải phát sinh với một lượng quá lớn, ở các địa phương công tác thu gom xử lý và tiêu hủy đã và đang vượt quá năng lực. Điều này là nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường đất, nước,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan