Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tính dễ bị tổn thương lĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện hòa...

Tài liệu đánh giá tính dễ bị tổn thương lĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

.PDF
108
273
91

Mô tả:

Header Page 1 of 162. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH DƢƠNG HỒNG GIANG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2017 Footer Page 1 of 162. Header Page 2 of 162. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH DƢƠNG HỒNG GIANG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Mai Trọng Nhuận HÀ NỘI – 2017 Footer Page 2 of 162. Header Page 3 of 162. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội, Chi cục Thống kê huyện Hòa Vang và Phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong khuôn khổ một luận văn, do điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Tác giả Dƣơng Hồng Giang Footer Page 3 of 162. Header Page 4 of 162. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong công trình của ngƣời khác. Tác giả Dƣơng Hồng Giang Footer Page 4 of 162. Header Page 5 of 162. MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT HUYỆN HÒA VANG, ĐÀ NẴNG............................................................................................................................................. 4 1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu .................................................. 4 1.1.1. Khái niệm chung về tính dễ bị tổn thương (TDBTT)........................................................ 4 1.1.2. Khái niệm tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ....................................................... 5 1.1.3. Các phương pháp tiếp cận tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ............................ 8 1.1.4. Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ........................ 11 1.1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................................. 17 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng lĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện hòa vang, thành phố đà nẵng .............................................................................. 20 1.2.1. Khung nghiên cứu............................................................................................................. 20 1.2.2. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương tlĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện hòa vang ..................................................................................................................... 23 1.2.3. Số liệu và phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 41 CHƢƠNG 2: CÁC YẾU TỔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT HUYỆN HÒA VANG, ĐÀ NẴNG..................................... 43 2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên huyện hòa vang....................................................................... 43 2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên .................................................................................................. 43 2.1.2. Khí hậu .............................................................................................................................. 44 2.1.3. Thủy văn ............................................................................................................................ 45 2.1.4. Các nguồn tài nguyên....................................................................................................... 46 Footer Page 5 of 162. Header Page 6 of 162. 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................................. 48 2.2.1. Cơ cấu kinh tế ................................................................................................................... 48 2.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt huyện Hòa Vang ....................................................... 50 2.3. Thực trạng lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ............................................................ 52 2.3.1. Thực trạng tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang ..................................... 52 2.3.2. Tình hình phát triển trồng trọt huyện Hòa Vang ............................................................. 52 2.4. Xu thế biến đổi khí hậu huyện Hòa Vang ........................................................................... 56 CHƢƠNG 3: TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT HUYỆN HÒA VANG, ĐÀ NẴNG ........................................................... 61 3.1. Hiện trạng cơ cấu cây trồng tại huyện Hòa Vang........................................................... 61 3.2. Tác động của các tai biến đến sản xuất trồng trọt tại huyện Hòa Vang ........................ 62 3.3. Tính dễ bị tổn thƣơng lĩnh vực trồng trọt của huyện Hòa Vang ................................... 66 3.3.1. Mức độ phơi bày trước hiểm họa biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ...................................................................................................................................... 67 3.3.2. Độ nhạy cảm do biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ............. 69 3.3.3. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang .... 71 3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang .......................................................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 81 1. KếT LUậN: ...................................................................................................................... 81 2. KIếN NGHị ...................................................................................................................... 82 PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 89 Footer Page 6 of 162. Header Page 7 of 162. CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu HDI Chỉ số phát triển con ngƣời IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu. UNDP Cơ quan Phát triển liên hiệp quốc TDBTT Tính dễ bị tổn thƣơng UNDP Cơ quan Phát triển liên hiệp quốc UNFCCC Chƣơng trình khung về Biến đổi khí hậu Liên hợp quốc CVCA Phƣơng pháp phân tích tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu Footer Page 7 of 162. Header Page 8 of 162. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại các cách tiếp cận về khái niệm Tính dễ bị tổn thƣơng .................................... 4 Bảng 1.2: Tính dễ bị tổn thƣơng trong đánh giá của hội chữ thập đỏ ........................................... 17 Bảng 1.3: Bảng sắp xếp dữ liệu chỉ số phụ theo vùng.................................................................. 27 Bảng 1.4: Sơ bộ về tác động của BĐKH đến lĩnh vực trồng trọt .................................................. 32 Bảng 1.5: Bảng các biến thành phần của độ phơi bàytrong tính toán chỉ số TDBTT ................... 34 Bảng 1.6: Bảng các biến thành phần của độ nhạy trong tính toán chỉ số DBTT.......................... 36 Bảng 1.7. Bảng các biến thành phần của khả năng thích ứng AC ................................................. 40 Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình (0C), độ ẩm (%) tháng và năm 2013 tại huyện Hòa Vang ............ 45 Bảng 2.2: Lƣợng mƣa trung bình năm (mm) tại Hòa Vang giai đoạn 2008 - 2013 ...................... 45 Bảng 2.3: Cơ cấu tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng huyện Hòa Vang: ......................... 47 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế qua các năm ............................................................. 49 Bảng 2.5. Diện tích, sản lƣợng, năng suất cây lúa giai đoạn 2008 – 2013 .................................... 53 Bảng 2.6. Diện tích, sản lƣợng, năng suất cây ngô giai đoạn 2008 – 2013 ................................... 54 Bảng 2.7: Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho thành phố Đà Nẵng tƣơng ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình (B2)................................ 57 Bảng 2.8: Mức thay đổi tỷ lệ lƣơng mƣa (%) so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho thành phố Đà Nẵng tƣơng ứng với các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2)và trung bình (B2) .............................................. 57 Bảng 2.9: Bảng thống kê số ngày nhiệt độ vƣợt quá 35 °C từ 2005 đến 2012 ............................. 59 Bảng 2.10: Bảng thống kê nhiệt độ tháng vƣợt quá 35oC từ năm 2008 – 2013 ............................ 59 Bảng 3.1: Thống kê bão, lũ qua các năm trên địa bàn TP Đà Nẵng từ năm 2005 - 2013 ............. 62 Bảng 3.2: Thông số của mức độ phơi bày trƣớc hiểm họa E ........................................................ 67 Bảng 3.3: Kết quả tính toán độ phơi bày đối vớilĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ................. 68 Bảng 3.4: Thông số của độ nhạy cảm lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ................................. 69 Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa các biến thành phần và TDBTT ....................................................... 70 Bảng 3.6: Kết quả tính toán độ nhạy cảm lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ........................... 71 Bảng 3.7. Thông số của khả năng thích ứng lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ....................... 71 Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa các biến thành phần và biến phụ ...................................................... 72 Bảng 3.9: Kết quả tính toán khả năng thích ứng lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang ................. 73 Bảng 3.10: Bảng kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng V ....................................................... 75 Bảng 3.11: Giải pháp nâng cao năng lực thích ứng ....................................................................... 78 Footer Page 8 of 162. Header Page 9 of 162. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ cách tiếp cận từ trên xuống (Outcome Vulnerability) ........................................... 8 Hình 1.2. Sơ đồ cách tiếp cận từ dƣới lên (Contextual Vulnerability) ............................................ 9 Hình 1.3. Cách tiếp cận tổng hợp .................................................................................................. 11 Hình 1.4. Tổn thƣơng về sinh kế tại Mô-dăm-bíc ......................................................................... 12 Hình 1.5. Tổn thƣơng đới ven biển ở vùng biển quốc gia Cape Cod (CACO) ............................. 13 Hình 1.6: Sơ đồ đánh giá TDBTT nông nghiệp cấp tỉnh, huyện ................................................... 19 Hình 1.7. Sơ đồ Phƣơng pháp luận Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng ............................................. 21 Hình 1.8. Sơ đồ tiếp cận đánh giá TDBTT của BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt ......................... 22 Hình 1.9. Sơ đồ xác định các chỉ số của tính dễ bị tổn thƣơng ..................................................... 26 Hình 1.10. Sơ đồ quy trình xác định và tính toán các chỉ số của tính dễ bị tổn thƣơng ................ 31 Hình 2.1. Bàn đồ huyện Hòa Vang................................................................................................ 43 Hình 2.2.Ruộng lúa huyện Hòa Vang............................................................................................ 50 Hình 2.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Hòa Vang.............................................................. 52 Hình 3.1. Cơ cấu cây lúa trên toàn huyện Hòa Vang .................................................................... 61 Hình 3.2. Hòa Phú chuyển đổi diện tích lúa vụ hè thu sang trồng mía ......................................... 65 Hình 3.3: Kết quả so sánh E, S, và AC của 3 xã ........................................................................... 75 Bảng 3.10: Bảng kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng V ....................................................... 75 Hình 3.4. Bản đồ dễ bị tổn thƣơng của 3 xã .................................................................................. 76 Hình 3.5. Sơ đồ mối quan hệ các chỉ số nguồn vốn với chỉ số AC vả chỉ số V ............................ 77 Footer Page 9 of 162. Header Page 10 of 162. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH), với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và nƣớc biển dâng, tác động và đe dọa lớn nhất đến nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH đã thực sự làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan đang gia tăng, tác động trực tiếp đến sản xuất, đời sống hàng ngày của con ngƣời. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới bị tổn thƣơng nặng nhất do BĐKH và nƣớc biển dâng. Hiện tƣợng cực đoan khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam trong đó có thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng bao gồm quần đảo Hoàng Sa Và vùng đất liền nằm ở 15°55' đến 16°14' vĩ độ Bắc, 107°18' đến 108°20' kinh độ Đông. Thành phố có 6 quận(Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hòa Vang và Hoàng Sa). Nằm cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 7km, huyện Hòa Vang bao bọc thành phố nhƣ một vòng cung rộng lớn về phía Tây, có tọa độ địa lý trải dài từ 15055' đến 16031' vĩ độ Bắc và từ 108049' đến 108014' kinh độ Đông. Huyện Hòa Vang bao gồm 11 xã: Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Khƣơng, Hoà Phú, Hoà Châu, Hoà Tiến và Hoà Phƣớc với tổng diện tích tự nhiên là 73.488,7650 ha. Huyện Hòa Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng trên cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, bị chia cắt theo hƣớng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khí hậu huyện Hòa Vang có hai mùa rõ rệt là mƣa và khô, chế độ nhiệt tƣơng đối ổn định, chế độ nắng, mƣa, ẩm thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi và sinh vật phát triển. Tuy nhiên, chế độ khí hậu kết hợp với địa hình đất đai cũng gây ra nhiều hạn chế đến hiệu quả sử dụng đất. Vào mùa mƣa, bão lớn kèm mƣa to, gió mạnh gây xói mòn, rửa trôi và ngập úng, còn mùa khô gây nên hạn hán, , gây tác hại đến đời sống nhân dân và sự phát triển của một số ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Các nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam chỉ ra ngành nông nghiệp dễ bị tổn thƣơng do BĐKH. Trong những năm gần đây, do ảnh hƣởng của BĐKHvới các hiện tƣợng nhiệt độ trung bình có xu hƣớng tăng lên, lƣợng mƣa trung bình nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, tần suất và quy luật bão lũ có sự thay đổi khó lƣờng đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến diện tích và năng suất nông nghiệp, làm 1 Footer Page 10 of 162. Header Page 11 of 162. ngƣời nông dân tại Đà Nẵng càng trở nên dễ bị tổn thƣơng. Hòa Vang là huyện chiếm 77,5% diện tích đất thành phố Đà Nẵng, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 81,38% diện tích tự nhiên, sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyện với giá trị sản xuất trồng trọt chiếm đến 56% (2008-2013) trên giá trị sản xuất nông nghiệp. Do đó, lĩnh vực trồng trọt tại huyện Hòa Vang rất dễ bị tổn thƣơng do BĐKH, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến BĐKH phức tạp và khó lƣờng trong tƣơng lai. Việc xác định mức độ tổn thƣơng của sản xuất nông nghiệp trong đó có lĩnh vực trồng trọt tại Hòa Vangnhằm góp phần tìm ra các giải pháp thích ứng với BĐKHvà giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề cấp thiết hiện nay.Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng lĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” đƣợc lựa chọn thực hiện để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các yếu tố và tính dễ bị tổn thƣơng lĩnh vực trồng trọt do BĐKH huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của lĩnh vực này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hoàn thiện phân tích phƣơng pháp chỉ số trong đánh giá tổn thƣơng trên cơ sở phân tích, đánh giá: (i) các đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong lĩnh vực trồng trọt do BĐKH đã áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam; (ii) thực trạng trồng trọt và tác động của BĐKH đến trồng trọt huyện Hòa Vang - Tính toán tính dễ bị tổn thƣơng trong lĩnh vực trồng trọt do BĐKH của một số xã đại diện tại huyện Hòa Vang bằng phƣơng pháp chỉ số 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: các yếu tố gây tổn thƣơng và tính dễ bị tổn thƣơng đối với lĩnh vực trồng trọt do BĐKH huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi không gian: Xã Hòa Phong, Hòa Tiến và Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây là 3 xã có diện tích trồng trọt lớn trên địa bàn huyện và đại diện cho các vùng địa hình đồng bằng, trung du và đồi núi cao của huyện, có biểu hiện rõ nétảnh hƣởng của BĐKH đến hoạtđộng lĩnh vực trồng trọt. - Phạm vi thời gian: Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng ở hiện tại trong 5 năm (20092 Footer Page 11 of 162. Header Page 12 of 162. 2013). Đây là khoảng thời gian nghiên cứu có số liệu, đặc biệt là các số liệu thống kê của cấp huyện đầy đủ và phù hợp để có thể thu thập. Đây cũng khoảng thời gian tối thiểu (5 năm) để nghiên cứu diễn biến của biến đối khí hậu tại địa phƣơng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn có 3 chƣơng chính nhƣ sau: Chƣơng 1: Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Chƣơng 2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính dễ bị tổn thƣơng lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Chƣơng 3: Tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu lĩnh vực trồng trọt huyện Hòa Vang, Đà Nẵng 3 Footer Page 12 of 162. Header Page 13 of 162. CHƢƠNG 1: PHƢƠNGPHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT HUYỆN HÒA VANG, ĐÀ NẴNG 1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu 1.1.1. Khái niệm chung về tính dễ bị tổn thương(TDBTT) Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng giữa các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nên khó có thể phân loại thành một hệ thống thống nhất. Trong nỗ lực để phân loại các thuật ngữ này, Adger (2006) [22] đã thành công và chỉ ra rằng sự đa dạng trong khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng phản ánh “tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc biểu hiện tại những nơi nhất định trong những thời điểm nhất định”. Điều đó nghĩa là tính dễ bị tổn thƣơng sẽ thay đổi phụ thuộc bối cảnh cụ thể, vùng cụ thể, thời điểm cụ thể và quan điểm, mục tiêu của ngƣời đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Bảng 1.1: Phân loại các cách tiếp cận về khái niệm Tính dễ bị tổn thƣơng Cách tiếp cận về Mục tiêu khái niệm Tính dễ bị tổn thƣơng Các nghiên cứu trƣớc đây (trƣớc 1999) Tính dễ bị tổn thƣơng về Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc phát triển để giải thích tổn nạn đói và thiếu an ninh thƣơng về nạn đói do thiếu lƣơng thực hoặc mùa màng thất lƣơng thực bát, và để mô tả tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ kết quả của việc thiếu quyền lợi và năng lực. Tính dễ bị tổn thƣơng về Xác định và dự đoán nhóm đối tƣợng, khu vực dễ bị tổn hiểm họa tự nhiên thƣơng thông qua phân tích hậu quả và khả năng xảy ra hiểm họa tự nhiên. Sinh thái học nhân văn Phân tích một cách hệ thống về những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tính dễ bị tổn thƣơng đối với hiểm họa tự nhiên với nỗ lực giải thích vì sao nhóm đối tƣợng ngƣời nghèo và yếu Footer Page 13 of 162. 4 Header Page 14 of 162. thế là dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc hiểm họa tự nhiên. Mô hình “Hiểm họa tự Phát triển hoàn thiện thêm mô hình sinh thái học nhân văn nhiên - Áp lực và giải nhằm liên kết chặt chẽ rủi ro hiểm họa với các yếu tố kinh tế, tỏa” chính trị, xã hội và quản lý thiên tai và các can thiệp, thể hiện hiểm họa là áp lực và cũng là tính chất của tính dễ bị tổn thƣơngvề xã hội và vật lý Các nghiên cứu sau này (sau 1999) Tính dễ bị tổn thƣơng về Giải thích tính dễ bị tổn thƣơng về xã hội và lý sinh (các yếu BĐKH và các dao động tố chính) trƣớc các rủi ro tƣơng lai bằng nhiều phƣơng pháp khí hậu nghiên cứu đã đƣợc áp dụng trƣớc đó. Sinh kế bền vững và tính Giải thích vì sao một số bộ phận dân số trở nên nghèo hoặc dễ bị tổn thƣơng về tiếp tục nghèo bằng cách phân tích mối quan hệ giữa các yếu nghèo đói tố kinh tế và xã hội. Tính dễ bị tổn thƣơng Giải thích tính dễ bị tổn thƣơng của hai hệ thống có mối quan của hệ thống sinh thái xã hệ chặt chẽ: con ngƣời và môi trƣờng. hội Nguồn: Adger (2006) Nhìn chung, có thể chia thành 3 trƣờng pháiquan điểm chính về tính dễ bị tổn thƣơng là: (1) Chú trọng đến sự tiếp xúc với các hiểm họa vật lý, mức độ thiệt hại và các tác động; (2) Chú trọng đến các khía cạnh xã hội và các tổn thƣơng liên quan đến xã hội; (3) Kết hợp cả hai phƣơng pháp và xác định tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ là hiểm họa nơi mà chứa đựng những rủi ro sinh lý cũng nhƣ những tác động thích ứng của xã hội [7]. Nhƣ vậy, theo các định nghĩa đã có trƣớc, thì TDBTT gồm 2 yếu tố: 1) mức độ tổn thất, suy thoái của (hệ thống) và 2) mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của đối tƣợng bị tổn thƣơng. 1.1.2. Khái niệm tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu Liên quan đến khía cạnh BĐKH, nghiên cứu và đánh giá TDBTT đã đƣợc đề cập, thực hiện với nhiều công trình của các giả và tổ chức trên thế giới đƣợc dựa trên các ý niệm và phƣơng pháp nghiên cứu trƣớc đây về TDBTT, nhƣng tiến bộ hơn các nghiên cứu trƣớc trong việc phát triển những phân tích về TDBTT một cách đa ngành, đa hệ Footer Page 14 of 162. 5 Header Page 15 of 162. thống, đa góc độ và đa quy mô. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH đã đƣợc đƣa ra từ nhiều nghiên cứu, nhƣng đƣợc xem xét một cách đầy đủ nhất, bao trùm nhất là định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), theo đó tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: IPCC, 1992[37] định nghĩa “Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống không thể đối phó đƣợc với tác động của BĐKH và nƣớc biển dâng”. IPCC trong báo cáo lần thứ 2 SAR, 1996[38] định nghĩa: “Tính dễ bị tổn thƣơng là quy mô mà BĐKH có thể gây thiệt hại hoặc làm tổn hại đến một hệ thống, nó phụ thuộc không chỉ vào độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng với các điều kiện khí hậu mới”. Trong báo cáo lần thứ 3 TAR, 2001[39], IPCC định nghĩa: “Tính dễ bị tổn thƣơng tới BĐKH là mức độmà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hƣởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực của BĐKH, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tính dễ bị tổn thƣơng là hàm của độ nhạy cảm (mức độ mà một hệ thống phản ứng với một thay đổi về khí hậu, bao gồm tác động có lợi hay có hại), khả năng thích ứng (mức độ mà hệ thống điều chỉnh các thiệt hại tiềm năng hay tận dụng các cơ hội thuận lợi mà thay đổi về khí hậu mang lại) và mức độ mà hệ thống tiếp xúc với các hiểm họa khí hậu”. Điểm nổi bật trong định nghĩa của IPCC là định nghĩa này tích hợp các yếu tố hiểm họa, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Theo định nghĩa này, một hệ thống có khả năng tổn thƣơng cao là một hệ thống rất nhạy cảm với các thay đổi nhỏ của khí hậu. Năm 2007, trong báo cáo lần thứ 4 của IPCC[40], định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng và các yếu tố thành phần so với các định nghĩa trƣớc đó đã đƣợc làm rõ hơn, theo đó “Tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống dễ bị tổn thƣơng và không thể đối phó đƣợc, với tác động bất lợi của BĐKH, bao gồm cả những dao động và hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Tính dễ bị tổn thƣơng là hàm của đặc tính, cƣờng độ và tỉ lệ của biến đổi và dao động khí hậu mà hệ thống bị phơi bày, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của nó”. Nhƣ vây, theo định nghĩa này, TDBTT gồm 3 hợp phần: mức độ phơi bày, mức độ Footer Page 15 of 162. 6 Header Page 16 of 162. nhạy cảm và khả năng thích ứng. Mức độ phơi bày là mức độ mà hệ thống bị phơi bàyvới các biến đổi và dao động khí hậu quan trọng. Mức độ nhạy cảm là mức độ mà hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi cũng nhƣ bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu(IPCC, 2007) [40].Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống có thể điều chỉnh thành phần hoặc chức năng của nó trƣớc BĐKH (bao gồm các dao động và cực đoan khí hậu), nhằm mục đích (i) giảm nguy cơ bị tổn thƣơng, (ii) tận dụng cơ hội do môi trƣờng thay đổi đem lại, và/hoặc (iii) ứng phó với các hậu quả xảy ra(IPCC (2007) [40]. Các hợp phần của tính dễ bị tổn thƣơngbao gồm: TDBTT=f(Mức độ phơi bày, Độ nhạy cảm, Khả năng thích ứng) Trong đó: Tác động tiềm năng (potential impact) = Mức độ phơi bày(exposure) + Độ nhạy cảm (sensitivity) Định nghĩa này của IPCC thể hiện rằng một hệ thống càng bị coi là dễ bị tổn thƣơng nếu nó phơi bày và nhạy cảm càng nhiều với BĐKHvà khả năng thích ứng càng thấp, và ngƣợc lại, hệ thống ít tổn thƣơng hơn nếu mức độ phơi bày và nhạy cảm thấp nhƣng khả năng thích ứng cao.Trong đó, vai trò của khả năng thích ứng rất quan trọng. Khả năng thích ứng của hệ thống càng cao thì hệ thống đó càng có khả năng điều chỉnh trƣớc dao động và BĐKH, do đó càng tổn thƣơng ít hơn[40]. Căn cứ theo định nghĩa này, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008)[1] đã đƣa ra định nghĩa trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKHnhƣ sau “Khả năng (tính) dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKHlà mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH”. Trong báo cáo lần thứ 5 năm 2013, IPCC định nghĩa “Tính dễ bị tổn thƣơng là xu hƣớng hay khuynh hƣớng bị tác động bất lợi. Tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm các khái niệm và các yếu tố bao gồm độ nhạy cảm hoặc nhạy cảm với tổn hại và thiếu năng lực để đối phó và thích ứng”. Trong báo cáo này, tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác định trong từng bối cảnh cụ thể, tƣơng tác với hiểm họa và mức độ phơi bày trƣớc hiểm họa tạo nên các rủi ro. Tính dễ bị tổn thƣơng là một tậphợp các yếu tố từ bối cảnh văn hóa, xã hội, môi Footer Page 16 of 162. 7 Header Page 17 of 162. trƣờng, chính trị và kinh tế [41]. Trong luận văn nàysử dụng định nghĩa của IPCC trong báo cáo 2007 [40] và của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008) [1] vàquan điểm của IPCC trong báo cáo 2013[41] vềđánh giá tính dễ bị tổn thƣơng dựa trên cách tiếp cận tổng hợp, xem xét đối tƣợng bị ảnh hƣởng không chỉ trên góc độ tiếp xúc với những thiên tai mà còn dựa trên khả năng thích ứng với thiên tai đó, để xây dựng khung lý thuyết cho đánh giá TDBTT. 1.1.3. Các phương pháp tiếp cận tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tổng quan các khung và phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu về TDBTT do BĐKH trong nƣớc và trên thế giới, nhìn chung, các phƣơng pháp tiếp cận này có thể chia thành 3 loại chính sau đây: 1.1.3.1. Cách tiếp cận từ trên xuống Cách tiếp cận từ trên xuống (Outcome Vulnerability) là phƣơng pháp tiếp cận dựa trên kết quả coi TDBTT là điểm cuối của phân tích, là tác động (tiềm năng) còn lại của BDKH trên một đối tƣợng bị phơi bày cụ thể (có thể về mặt lý sinh và xã hội) sau khi đã thực hiện những biện pháp thích ứng khả thi [56]. Cách tiếp cận này đặc biệt chú trọng vào các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ nhằm giảm thiểu các tác động của BĐKH. Vì vậy, TDBTT đƣợc xác định bởi khả năng thích ứng của hệ thống. Dao động và BĐKH Độ nhạy cảm Độ phơi bày Tác động tiềm năng Khả năng thích ứng Tính dễ bị tổn thƣơng - Kết quả Hình 1.1: Sơ đồ cách tiếp cận từ trên xuống (Outcome Vulnerability) Nguồn: Allen và cs (2005), dựa trên Holding (1987) Footer Page 17 of 162. 8 Header Page 18 of 162. Cách tiếp cận này tập trung đánh giá các rủi ro khí hậu trong dài hạn nhƣ vài thập kỷ và thƣờng đến 2100 và dựa trên các kịch bản BĐKH. Điển hình các khung, phƣơng pháp sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống bao gồm: Phƣơng pháp 7 bƣớc của IPCC; Phƣơng phápđánh giá của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Hoa Kỳ. 1.1.3.2. Cách tiếp cận từ dưới lên Cách tiếp cận từ dƣới lên(Contextual Vulnerability) coi TDBTT là điểm bắt đầu, là khả năng không thể ứng phó hiện tại của một hệ thống với những điều kiện khí hậu đang biến đổi[56]. Cách tiếp cận này chú trọng vào các yếu tố kinh tế xã hội chính hiện tại của hệ thống hoặc các tác nhân của TDBTT (bao gồm các điều kiện về kinh tế, xã hội, thể chế,v.v...). Do vậy, với cách tiếp cận này, TDBTT trƣớc các tác nhân BĐKH sẽ xác định khả năng thích ứng của hệ thống. Cấu trúc thể chế, chính trị và Dao động và biến đổi Cấu trúc kinh tế, xã hội khí hậu và sự thay đổi cấu trúc sự thay đổi cấu trúc Các điều kiện của bối cảnh Các yếu tố thể chế Các yếu tố KT-XH Tính dễ bị tổn thƣơng - Bối cảnh Các yếu tố lý sinh Các yếu tố công nghệ Khả năng thích ứng Hình 1.2. Sơ đồ cách tiếp cận từ dƣới lên (Contextual Vulnerability) Nguồn: Thomas Fellman(2012), dựa trên O’ Brian (2007) Cách tiếp cận nàymới đƣợc đƣa ra trong những năm gần đây, bổ sung cho cách tiếp cận từ trên xuống (Outcome Vulnerability) do dựa trên các chiến lƣợc đối phó của địa Footer Page 18 of 162. 9 Header Page 19 of 162. phƣơng, công nghệ và kiến thức bản địa, năng lực và khả năng đối phó của cộng đồng và chính quyền trƣớc các dao động khí hậu hiện tại. Cách tiếp cận này rất hữu ích trong việc xây dựng các chiến lƣợc cụ thể và thực hiện chính sách[56]. Điển hình cho cách tiếp cận này là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong Chƣơng trình Hành động Thích ứng Quốc gia (NAPA) của UNFCCC, Chƣơng trình Biến đổi khí hậu –Văn phòng hợptác phát triển quốc tế Mỹ (VARA)và hầu hết các khung và phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng đƣợc sử dụng tại Việt Nam đều theo cách tiếp cận từ dƣới lên (Contextual Vulnerability) bao gồm khung và phƣơng pháp của Hội chữ thập đỏ, chƣơng trình giảm thiểu BĐKH tại các thành phố châu Á, Viện Nƣớc, Tƣới tiêu và Môi trƣờng. Thực tế cho thấy có 2 cách tiếp cận về khái niệm Tính dễ bị tổn thƣơng khác nhau cho thấy việc đánh giá TDBTT phụ thuộc và bối cảnh, mục đích, địa điểm, thời gian nghiên cứu cũng nhƣ quan điểm của từng nhà nghiên cứu. Do đó, khó có thể nói khái niệm nào hay cách tiếp cận nào hơn cách nào.Chính xác hơn, cả hai cách tiếp cận trên đều bổ sung lẫn cho nhau trong việc đánh giá TDBTT từ các khái niệm và quan điểm khác nhau trƣớc đó. Một cách thì thiên về khoa học tự nhiên (cách tiếp cận từ trên xuống), cách còn lại dựa trên nền tảng khoa học xã hội (cách tiếp cận từ dƣới lên) đƣa lại những góc độ đánh giá khác nhau và đều quan trọng trong việc giúp con ngƣời thấu hiểu những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực đó với BĐKH. Và quan trọng hơn, trong quá trình nhận thức về một hệ thống phức tạp đa biến (vật lý, môi trƣờng, xã hội, văn hóa và kinh tế), rõ ràng chúng ta cần đánh giá TDBTT của hệ thống một cách đa chiều hoặc tích hợp các phƣơng pháp đánh giá để có thể nhìn thấy bức tranh đầy đủ của TDBTT do BĐKH. 1.1.3.3. Cách tiếp cận tổng hợp: Kết hợp cả hai cách tiếp cận trên đƣợc gọi là cách tiếp cận tổng hợp nhƣ dự án “Đánh giá rủi ro do BĐKH và kế hoạch thích ứng tại vùng ven biển Mandurah – Úc” đƣợc thực hiện bởi Chính phủ Úc năm 2009, Khung hƣớng dẫn đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng, khả năng thích ứng và hành động (CV&A) của Văn phòng Phát triển Quốc tế Canada và Phƣơng pháp của Viện Môi trƣờng Stockholm và Viện Công nghệ Ấn Độ [56]. Footer Page 19 of 162. 10 Header Page 20 of 162. Toàn cầu Sự phát triển thế giới Khí nhà kính toàn cầu Mô hình khí hậu toàn cầu Khí hậu khu vực Tác động Chính sách thích ứng TDBTT (xã hội) TDBTT (lý sinh) Khả năng thích ứng Nguồn lực KT Cơ sở hạ tầng Thể chế Quá khứ Công nghệ Thông tin và kỹ năng Công bằng Hiện tại Khu vực Tƣơng lai Hình 1.3. Cách tiếp cận tổng hợp Nguồn: Thomas Fellman (2012), dựa trên Dessau and Hulme (2004, p112) 1.1.4. Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu Nhƣ vậy, tính dễ bị tổn thƣơng trên thế giới đƣợc nghiên cứu ở các quy mô, khía cạnh khác nhau: vùng/khu vực, hệ thống tự nhiên - xã hội, kinh tế, chính trị, môi trƣờng, y tế... dƣới các tác động và hoàn cảnh đa dạng (sự BĐKH toàn cầu, tai biến thiên nhiên và biến động môi trƣờng, biến động giá cả hàng hóa trên thị trƣờng, sự khan hiếm lƣơng thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, thảm họa công nghệ, chiến tranh,…). Và TDBTT trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam cũng đƣợc đánh giá bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Ta có thể phân loại thành ba phƣơng pháp chính về đánh giá TDBTT do BĐKHlà: (1) Phƣơng pháp chỉ số; (2) Phƣơng pháp mô hình và GIS; và (3) Phƣơng pháp các bên tham gia[56]. 1.1.4.1. Phương pháp đánh giá TDBTT bằng chỉ số Các phƣơng pháp đánh giá TDBTT bằng chỉ số thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ thƣớc đo Footer Page 20 of 162. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng