Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình trên địa bàn xã tự lạn huyện việt yên tỉnh bắc giang.

.DOC
88
342
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ THÙY LINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƢỚC SINH HOẠT THEO QUI MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TỰ LẠN, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2012 - 2016 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ THÙY LINH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƢỚC SINH HOẠT THEO QUI MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TỰ LẠN, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Lớp : K44 – KHMT – N01 Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2012 – 2016 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Lƣơng Văn Hinh Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi trường cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lương Văn Hinh, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình trên địa bàn xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ”. Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Lương Văn Hinh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường đã nhiệt tình dạy dỗ em trong quá trình học tập và thời gian thực tập tốt nghiệp. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu nên đề tài của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày ….. tháng .…năm 2016 Sinh viên Lê Thị Thùy Linh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt...............................7 Bảng 2.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất của các nước trên Thế Giới .....................................................................................................................................11 Bảng 2.3. Một số bệnh xảy ra và lây lan do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh ở Việt Nam................................................................................................14 Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng nước................................................. 21 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước....................................22 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số các thôn........................................................................30 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt của người dân..............................34 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại hộ gia đình ở xã Tự Lạn..............32 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tại các hộ gia đình ở xã Tự Lạn...................................................................................................... 34 Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan tại một số hộ gia đình tại xã Tự Lạn..................................................................................................36 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tại các hộ gia đình ở xã Tự Lạn.................................................................................................38 Bảng 4.7. Biện pháp xử lý nước sinh hoạt đang được áp dụng tại các hộ gia đình tại xã Tự lạn, huyện Việt Yên........................................................................39 Bảng 4.8. Chất lượng nước giếng trước và sau xử lí bằng qua bể lọc......................41 Bảng 4.9. Chất lượng nước GĐ và GK trước và sau xử lí bằng qua máy lọc..........45 iii DANH MỤC CÁC HÌNH + Hình 2.1: Diễn biến hàm lượng NH trong nước sông đoạn chảy qua khu vực nông thôn giai đoạn 2012 – 2014.............................................................16 Hình 2.2: Diễn biến hàm lượng TSS trong nước sông đoạn chảy qua khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2014.........................................................................16 1 Hình 2.3: Diễn biến hàm lượng BOD trong nước một số hồ tại khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang..................................................................................17 2 Hình 2.4: Diễn biến hàm lượng COD trong nước ao, kênh mương nội đồng tại khu vực nông thôn tỉnh Bắc Giang năm 2014.....................................................17 Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang................................24 Hình 4.2. Biểu đồ nồng độ Fe tại các mẫu nước giếng đào của một số hộ gia đình tại xã Tự Lạn.................................................................................... 35 Hình 4.3. Biểu đồ nồng độ Fe tại các mẫu nước giếng khoan của một số hộ gia đình tại xã Tự Lạn.................................................................................... 37 Hình 4.4. Biểu đồ các biện pháp xử lý nước giếng đào tại các hộ gia đình tại xã Tự Lạn..................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 4.5. Biểu đồ các biện pháp xử lý nước giếng khoan tại các hộ gia đình tại xã Tự Lạn..................................................................................................41 Hình 4.6. Hiệu quả xử lý Fe (của nước giếng đào 1) qua bể lọc...............................43 Hình 4.7. Hiệu quả xử lý Fe (của nước giếng khoan 1) qua bể lọc..........................44 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Fe (của nước giếng khoan 2 ) qua máy lọc .. 47 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Fe (của nước giếng đào 2 ) qua máy lọc..............................................................................................................47 Hình 4.10. Cấu trúc bể lọc nước bằng than hoạt tính................................................53 Hình 4.11: Mô hình bể lọc cát quy mô hộ gia đình...................................................54 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BNN : Bộ Nông nghiệp BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường BYT : Bộ Y tế BTC : Bộ Tài chính DTTN : Diện tích tự nhiên GDP : Tổng sản phẩm nội địa UBND : Ủy ban nhân dân TTMNBB : Trung du miền núi Bắc Bộ SH : Sinh hoạt NN : Nông nghiệp CN : Công nghiệp GĐ : Giếng đào GK : Giếng khoan KCN : Khu công nghiệp v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 3 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài....................................................................................3 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài.....................................................................................6 2.2.1. Khái quát về tài nguyên nước.....................................................................6 2.2. 2. Vai trò của tài nguyên nước.......................................................................9 2.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................................11 2.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước trên thế giới và Việt Nam.............11 2.3.2. Chất lượng nước sinh hoạt tại Việt Nam..................................................12 2.3.3. Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam......................................................15 2.3.4. Thực trạng ô nghiễm môi trường nước tại Bắc Giang.............................16 2.3.5. Nguy cơ thường có do ô nhiễm nước.......................................................18 Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................. 20 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................20 vi 3.2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................20 3.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................20 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................20 3.4.2. Phương pháp kế thừa................................................................................21 3.4.3. Phương pháp điều tra thực địa..................................................................21 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu..................................................21 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................23 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 24 4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang...................................................................................................24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................24 4.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội........................................................................28 4.1.3. Hiện trạng xã hội...................................................................................... 30 4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn khu vực nghiên cứu......................................................................................................... 34 4.2.1. Hiện trạng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn khu vực nghiên cứu...........................................................................................................34 4.2.2. Mục đích sử dụng các nguồn nước của các hộ gia đình..........................32 4.3. Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu......................32 4.3.1. Kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm của người dân đang sử dụng...33 4.3.2. Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt của người dân đang sử dụng......38 4.4. Đánh giá hiệu quả một số phương pháp xử lý nước đang áp dụng tại các hộ gia đình trên khu vực nghiên cứu..................................................................... 39 4.4.1. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý nước tại các hộ gia đình............39 4.4.2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý nước quy mô hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu..............................................................................................41 4.5. Đề xuất biện pháp xử lý nước sinh hoạt qui mô hộ gia đình trên địa bàn khu vực nghiên cứu..................................................................................................47 vii 4.5.1. Đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước trên địa bàn khu vực nghiên cứu.............................................................................................47 4.5.2. Các giải pháp chung quản lý, bảo vệ nguồn nước trên địa bàn khu vực nghiên cứu...........................................................................................................48 4.5.3. Đề xuất các biện pháp xử lý nước quy mô hộ gia đình...........................51 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 56 5.1. Kết luận...........................................................................................................56 5.2. Kiến nghị.........................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp luôn gắn chặt với nguồn nước. Thiếu nước đất đai sẽ khô cằn cây cối, động vật và muôn loài đều không thể tồn tại. Vậy nước là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Nước quan trọng như vậy, nhưng hiện nay tại Việt Nam sự phát triển một cách bùng nổ của các ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa, kéo theo các vấn đề về khí thải, nước thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường, cùng với sự gia tăng dân số, lũ lụt, hạn hán đã khiến các nguồn nước sạch ngày càng bị đe dọa và có nguy cơ cạn kiệt. Chính vì vậy để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước cần được chú trọng. Việt Yên là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang, điển hình là KCN Đình Trám (máy ô tô Huyndai lớn nhất Việt Nam), khu công nghiệp Hoàng Mai, khu công nghiệp Quang Châu, làng nghề trồng rau Quảng Minh, làng giết mổ gia súc Phúc Lâm có quy mô lớn nhất miền Bắc Việt Nam, giải quyết việc làm cho khoảng 34 nghìn lao động. Ngoài ra còn là nơi tập trung số lượng lớn sinh viên do trên địa bàn huyện có trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang. Tuy nhiên một số khu công nghiệp, làng nghề hoạt động với công nghệ cũ và hạn chế về việc xử lý chất thải làm cho môi trường sông, suối, hồ bị ô nhiễm bởi các chất độc hại từ nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động chế biến. Hiện tượng ô nhiễm có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, diện tích nếu không có biện pháp xử lý triệt để. Xã Tự Lạn, cũng không tránh khỏi việc bị tác động tới chất lượng nguồn nước. Để bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý đồng thời có các biện pháp xử lý các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trước khi sử dụng là điều hết sức cần thiết. 2 Xuất phát từ thực tế tại xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lương Văn Hinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp xử lý nước sinh hoạt theo qui mô hộ gia đình tại xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” nhằm đánh giá chất lượng nước trên địa bàn nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị trong việc khai thác, sử dụng đảm bảo chất lượng môi trường. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiện trạng sử dụng và chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra tình hình phát triển kinh tế xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phân tích, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác quản lý khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/06/2012; - Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; - Nghị định số 179/1999/ NĐ- CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/04/2007 về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 162/2003/NĐ- CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lý khai thác sử dụng dữ liệu thông tin về tài nguyên nước - Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT – BTC – BNN giữa Bộ Tài Chính và Bộ Nông Nghiệp ngày 12/6/2008 về sửa đổi bổ xung một số điểm thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT – BTC – BNN ngày 11/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010. - Thông tư số 12/2015/TT-BTNMT ngày 31/03/2015 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - Thông tư 16/2009/TT – BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của bộ tài nguyên và môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Ngày 17-6-2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 04/2009/TT- BYT về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”. Ban hành kèm theo Thông tư này là QCVN 01:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-12-2009 và thay thế Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18-4-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban 4 hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn, uống. Quy chuẩn 01 áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng 3 cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m /ngày đêm trở lên. Quy định cụ thể về các chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ, hàm lượng của các chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ, mức nhiễm xạ, vi sinh vật. Trong đó chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ: Không có mùi, vị lạ; độ pH trong khoảng 6,5-8,5, độ cứng 300 mg/lít, hàm lượng nhôm 0,2 mg/lít, Amoni 3 mg/lít, Clorua 250-300 mg/lít. Quy chuẩn đưa ra chế độ giám sát chất lượng của cơ sở trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 1 lần/tháng, 6 tháng, 2 năm. Ngoài ra, sẽ giám sát đột xuất khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm và khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước. Ngày 17-6-2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 05/2009/TT- BYT về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”. Ban hành kèm theo Thông tư này là QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”. Trong đó giới hạn các chỉ tiêu chất lượng: Không có mùi vị lạ, Clor dư trong khoảng 0,3-0,5 mg/lít, pH trong khoảng 6,0-8,5, hàm lượng Amoni tối đa 3mg/lít, sắt 0,5mg/lít, Clorua 300mg/lít, Florua 1,5mg/lít, Asen tối đa 0,05mg/lít. Cơ sở cung cấp nước xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng, định kỳ xét nghiệm ít nhất 1 lần/3 -6 tháng. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 6 tháng 1 lần, lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn và lấy mẫu nước ngẫu nhiên tại hộ gia đình để xét nghiệm. - Quyết định số 81/2006/QĐ – TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. - Quyết định của thủ tướng chính phủ số 104/2000/QĐTT đã nêu mục tiêu đến năm 2010, nước Việt Nam có 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ 5 sinh với số lượng 60 lít/ngày/người. Đến năm 2020 tất cả người dân đều được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất là 60 lít/ngày/người. Trong quyết định có nêu rõ nhà nước sẽ trợ cấp và vay vốn tín dụng ưu đãi trong việc sử dụng nước sạch của nhân dân. Nhưng đến nay cụ thể nhiều vùng nông thôn vẫn chưa có được mức quy đinh này. - Quyết định của thủ tướng chính phủ số 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ 2010 đến 2020. - Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14 tháng 4 năm 2008 và Văn bản hướng dẫn số 3856/BNN-TL ngày 25 tháng 12 năm 2008, Quyết định số 2444/QĐBNN-TL ngày 31/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành bộ chỉ số và hướng dẫn theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Quyết định 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31/12/2008 của bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường + QCVN 08: 2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. + QCVN 09: 2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Hệ thống pháp luật và bảo vệ tài nguyên nước ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta trong việc tạo ra một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên nước với việc hoàn thành luật tài nguyên nước đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng nước ở nước ta đi dần vào nề nếp, nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ chống ô nhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn các nguồn nước. Trong những năm qua hệ thống pháp luật và bảo vệ tài nguyên nước ngày càng được bổ xung và hoàn thiện đã phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên nước. 6 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài Nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con người. Nước sạch là sự sống, con người, động, thực vật sẽ không tồn tại nếu thiếu nước. Nước uống an toàn và vệ sinh là những yếu tố quyết định để giảm nghèo, để phát triển bền vững. Vậy chúng ta cần phải phân biệt được nước sạch và nước hợp vệ sinh để sử dụng cho cho phù hợp, tránh những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt. 2.2.1. Khái quát về tài nguyên nước. Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ sản v.v... Nước là loại tài nguyên có thể tái tạo được và cần phải sử dụng một cách hợp lý để duy trì khả năng tái tạo của nó. Tổng lượng nước trên trái đất vào khoảng 3 1.386 triệu km trong đó nước trong đại dương (nước mặn) vào khoảng 1.338 triệu 3 km chiếm 96,5%. Nước ngọt trên trái đất chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vào khoảng 2,5%. Và trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước ngầm, nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 3 km , bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất (Hoàng Văn Huệ, 2004) [12]. 2.2.1.1. Nước mặt. Theo khoản 3 điều 2 Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 [21], “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”. 2.2.1.2. Nước ngầm. Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người (Hoàng Thị Minh 7 Nguyệt, 2011) [16]. Bảng 2.1. Những điểm khác nhau giữa nƣớc ngầm và nƣớc mặt Nƣớc mặt Đặc tính Nƣớc ngầm Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định Độ đục Thường cao và thay đổi theo Thấp hay hầu như không mùa có Chất khoáng hòa tan Thay đổi theo chất lượng đất, lượng mưa Ít thay đổi, cao hơn nước mặt ở cùng một vùng Fe và Mn hóa trị II (ở trạng thái hòa tan) Rất thấp, trừ dưới đáy hồ Thường xuyên có Khí CO2 hòa tan Thường rất thấp hay gần bằng 0 Thường xuất hiện ở nồng độ cao NH4 + Xuất hiện có các nguồn nước nhiễm bẩn Thường có SiO2 Thường ở nồng độ trung bình thấp Thường có ở nồng độ cao Nitrat Thường thấp Thường ở nồng độ cao do phân hóa học Các vi sinh vật Vi trùng (nhiều loại gây bệnh) virut, các loại tảo Các vi khuẩn do sắt gây ra thường xuất hiện (Nguồn: Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000)[20]. Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực * Nước ngầm không có áp lực: Là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén chặt. * Nước ngầm có áp lực: Là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. 2.2.1.3. Khái niệm nước sạch Nước sạch được định nghĩa là: Nguồn nước trong, không màu, không mùi, 8 không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở khu vực Châu Á và đi đến nhận xét như sau: Tại một số nước Châu á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) lại cảnh báo rằng: Hàng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do dùng nước bị ô nhiễm. 2.2.1.4. Khái niệm nước hợp vệ sinh Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi (BNN và PTNT – Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn ,2006) [2]. 2.2.1.5. Khái niệm nước sinh hoạt sạch Nước sinh hoạt dùng để uống cần đạt tiêu chuẩn về màu sắc (không quá 15 độ màu, không có màu lạ), độ đục (không quá 5 độ), mùi (không có mùi hôi, mùi lạ), không có váng cặn, độ axit thích hợp (pH = 6,6-8,5), độ cứng phù hợp (không quá 300mg CaC03/lít, Fe không quá 0,3 mg/lít), Mn (không quá 0,1 mg/lít), Cu (không quá 0,1 mg/lít), Zn (không quá 3,0 mg/lít), As (không quá 0,05 mg/lít), Hg (không quá 0,001 mg/lít), Pb (không quá 0,1 mg/lít), Cr (không quá 0,05 mg/lít), xianua (không quá 0,05 mg/lít), florua (không quá 0,1 mg/lít), vi khuẩn nhóm E.coli (không quá 3 vi khuẩn/1ít) (BNN và PTNT – Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn ,2006) [2]. 1.2.1.6. Khái niệm ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng