Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế t...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh thái nguyên

.PDF
102
238
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THANH HIỀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THANH HIỀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học môi trường Mã ngành: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thanh Hiền ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, đôn đốc cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các phòng ban chức năng, các y bác sĩ cùng toàn thể bệnh nhân và người thân của bệnh nhân đã làm việc và điều trị tại các bệnh viện: bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện Gang Thép của tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho luận văn của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường cùng các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn của gia đình và bạn bè thân thiết đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài./. Thái nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Học viên Hoàng Thị Thanh Hiền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MUC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp của đề tài ......................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm thuật ngữ liên quan ............................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của chất thải y tế nguy hại (Trịnh Thị Thanh, 1998) [12] ....... 5 1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe cộng đồng và môi trường ..... 5 1.1.4. Quản lý chất thải rắn trong bệnh viện .................................................... 8 1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải y tế ............... 17 1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 19 1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 20 1.3.1. Tình hình quản lý chất thải y tế trên thế giới ........................................ 20 1.3.2. Tình hình quản lý chất thải y tế ở Việt Nam ........................................ 22 1.3.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại tỉnh Thái Nguyên......................... 26 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 28 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 28 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 28 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 28 2.2.1. Giới thiệu chung về lĩnh vực y tế tại tỉnh Thái Nguyên ........................ 28 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên....................................................... 28 2.2.3. Đánh giá chung về công quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................................. 28 iv 2.2.4. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ..................................................................................... 28 2.2.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................. 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 29 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 29 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin................................................................ 30 2.3.3. Phương pháp phân tích ........................................................................ 30 2.4. Xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá ............................................ 31 2.5. Xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí .............................................. 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 36 3.1. Giới thiệu chung về lĩnh vực y tế tại tỉnh Thái Nguyên ............................... 36 3.1.1. Đánh giá chung về hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 36 3.1.2. Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện........... 38 3.1.3. Giới thiệu khái quát về các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 41 3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 44 3.2.1. Tải lượng phát sinh chất thải rắn y tế tại các bệnh viện ........................ 44 3.2.3. Thành phần CTRYT ............................................................................ 47 3.2.4. Công tác phân loại và thu gom CTRYT ............................................... 48 3.2.6. Công tác vận chuyển, lưu trữ ............................................................... 57 3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................. 61 3.3.1. Đánh giá về công tác phân loại, vận chuyển, xử lý, thu gom và lưu trữ CTYT .... 61 3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý CTYT tại các Bệnh viện .. 64 3.4. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế - bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ......................................................................................... 66 3.4.1. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện ...... 66 3.4.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện qua ý kiến phỏng vấn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân............................................................. 70 v 3.4.3. Cơ cấu tổ chức cho công tác quản lý chất thải ..................................... 72 3.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.............................................. 73 3.5.1. Giải pháp xử lý chất thải y tế ............................................................... 73 3.5.2. Phân loại và bao gói rác thải y tế ......................................................... 74 3.5.3. Thu gom, vận chuyển và lưu trữ rác thải .............................................. 75 3.5.4. Nâng cao năng lực quản lý, đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức trong bệnh viện...................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 78 1. Kết luận ......................................................................................................... 78 2. Kiến nghị....................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 80 vi DANH MUC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên ký hiệu BV : Bệnh viện BVMT : Bảo vệ môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTLN : Chất thải lây nhiễm CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn CTR YT : Chất thải rắn y tế CTYT : Chất thải y tế CTYTNH : Chất thải y tế nguy hại KCB : Khám chữa bệnh NVYT : Nhân viên y tế PKĐKKV : Phòng khám ða khoa khu vực QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QLCT : Quản lý chất thải QLMT : Quản lý môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam, TYT : Trạm y tế XLNT : Xử lý nước thải vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung quy trình quản lý CTRYT ..................................................... 13 Bảng 1.2. Lượng chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới................................22 Bảng 1.3. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế ........................ 23 Bảng 1.4. Khối lượng chất thải y tế ở một số địa phương năm 2009 ...................... 24 Bảng 1.5. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện .......................... 25 Bảng 2.1. Ví dụ về tiêu chí đánh giá việc phân loại CTR bệnh viện ....................... 32 Bảng 3.1. Quy mô giường bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......... 37 Bảng 3.2. Danh sách một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại ..................................... 38 Bảng 3.3. Bình quân khối lượng chất thải theo quy mô giường bệnh ..................... 44 Bảng 3.4. Khối lượng CTYT của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Thái Nguyên ........ 44 Bảng 3.5. Nguồn thải từ hoạt động khám chữa bệnh .............................................. 46 Bảng 3.6: Đánh giá công tác phân loại rác thải tại các bệnh viện ........................... 49 Bảng 3.7: Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện A ........... 51 Bảng 3.8: Thực trạng thu gom, phân loại CTRYT tại Bệnh viện C ........................ 52 Bảng 3.9: Thực trạng thu gom, phân loại CTRYT tại Bệnh viện Gang Thép ......... 53 Bảng 3.10: Đánh giá công tác xử lý rác thải tại các bệnh viện ............................... 56 Bảng 3.11: Thực trạng vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện C ........ 57 Bảng 3.12: Thực trạng vận chuyển, lưu trữ CTRYT tại Bệnh viện A ..................... 58 Bảng 3.13: Thực trạng vận chuyển, lưu trữ CTRYT tại Bệnh viện Gang Thép ...... 59 Bảng 3.14: Đánh giá công tác vận chuyển rác thải tại các bệnh viện ...................... 62 Bảng 3.15: Đánh giá công tác lưu trữ rác thải tại các bệnh viện ............................. 63 Bảng 3.16: Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải ......................................................................... 66 Bảng 3.17. Hiểu biết của cán bộ bệnh viện và vệ sinh viên về nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi chất thải y tế.......................................................... 68 Bảng 3.18: Trách nhiệm của cán bộ y tế và vệ sinh viên về quản lý CTYT ............ 69 Bảng 3.19: Đánh giá của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện ....................................................................... 70 Bảng 3.20. Đánh giá ý thức, hiểu biết của bệnh nhân, người nhàbệnh nhân về chất thải Bệnh viện ................................................................................ 71 Bảng 3.21. Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức dành cho công tác QLCT ............... 72 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Khối lượng CTYT của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Thái Nguyên ........ 45 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh công tác thu gom, phân loại CTRYT tại 03 bệnh viện .............. 55 Hình 3.3. Biểu đồ so sánh công tác vận chuyển và lưu trữ CTRYT tại các bệnh viện ........ 60 Hình 3.4. Biểu đồ so sánh sự hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải ........................................... 67 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vấn đề môi trường được các quốc gia và cộng đồng trên Thế giới đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài cho các thế hệ mai sau. Toàn Thế giới đều đã nhận thức được rằng: Phải bảo vệ môi trường mới có thể giúp xã hội loài người phát triển bền vững. Một trong những công việc quan trọng giúp bảo vệ môi trường đó là giải quyết vấn đề ô nhiễm, bao gồm: giải quyết ô nhiễm do những nguồn nước thải, ô nhiễm các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, sinh học, các chất thải trong y tế…. Để xử lý các loại chất thải trên không phải đơn giản. Với mỗi loại chất thải, chúng ta cần có những biện pháp xử lý khác nhau từ khâu thu gom đến khâu tiêu hủy cuối cùng. Trong số các loại chất thải, chất thải y tế được xem là khá nguy hại vì tính chất phức tạp và khả năng lây nhiễm cao, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng. Việc quản lý tốt, xử lý triệt để loại chất thải này là vấn đề chính quyền và lãnh đạo nhiều cơ sở y tế các cấp đặc biệt quan tâm. Xu thế áp dụng các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh cũng như việc gia tăng sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế đã khiến lượng chất thải y tế phát sinh ngày càng nhiều, trong đó có nhiều nhóm chất thải thuộc loại nguy hiểm đối với môi trường và con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Trong thời gian qua, các cơ sở y tế đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý chất thải, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong ngành y tế. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải y tế nói riêng và quản lý môi trường nói chung tại các bệnh viện vẫn đang bộc lộ một số bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở y tế chưa có đủ nguồn lực trong công tác quản lý môi trường, đồng thời ngành y tế vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể cho công tác quản lý chất thải y tế. 2 Tỉnh Thái Nguyên có 01 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 13 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 9 trung tâm y tế huyện, thành phố và nhiều cơ sở khám chữa bệnh, là một trong các nguồn chính xả chất thải y tế. Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện theo hướng dẫn của Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện được ban hành theo Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới đối với bệnh viện nên trong quá trình triển khai thực hiện các bệnh viện đã gặp không ít những khó khăn, thách thức và bất cập như hệ thống xử lý chất thải được xây dựng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả; Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh; nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn đề tài sẽ nhìn nhận thẳng thắn về thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện hiện nay, có rất nhiều thách thức đặt ra cần phân tích đầy đủ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, từ đó tìm ra các giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải y tế (CTYT) tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của CTYT phát sinh từ các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT), người bệnh và cộng đồng xung quanh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát thực trạng chất thải y tế của các bệnh viện nghiên cứu. - Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế của các bệnh viện nghiên cứu. 3 - Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế (CTYT) tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Bệnh viện A, Bệnh viện C và Bệnh viện Gang Thép). - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Bệnh viện A, bệnh viện C và bệnh viện Gang Thép). 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn - Về mặt lý luận Luận văn tổng kết kết quả nghiên cứu lý luận về chương trình quản lý chất thải y tế trong thời gian qua. - Về mặt thực tiễn Phân tích thực trạng quản lý chất thải y tế, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xử lý CTYT, qua đó đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý chất thải y tế (CTYT) tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Đóng góp của luận văn - Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất thải y tế hiện nay, làm rõ khái niệm về chất thải y tế và nghiên cứu các nội dung quản lý CTYT hướng dẫn của Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện được ban hành theo Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế. - Làm rõ thực trạng hoạt động quản lý CTYT tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016, đi sâu phân tích những mặt còn hạn chế làm ảnh hưởng đến việc xử lý CTYT tại bệnh viện. - Đưa ra một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác động trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn nhằm tăng cường quản lý CTYT tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các giải pháp này đều là những giải pháp thiết thực, tập trung giải quyết vấn đề còn hạn chế nhằm tăng cường quản lý CTYT tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái niệm thuật ngữ liên quan - Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo y tế [10]. - Chất thải y tế thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. + Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. + Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh [10]. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [13]. - Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [10]. - Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế [13]. - Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế [13]. 5 - Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học [13]. 1.1.2. Đặc điểm của chất thải y tế nguy hại (Trịnh Thị Thanh, 1998) [12] - Tiếp xúc với CTYT nguy hại có thể có nguy cơ bị chấn thương hoặc nhiễm mầm bệnh. Chất thải y tế nguy hại có một số đặc tính như: Có khả năng lây nhiễm; gây độc gen, gây độc tế bào; có chứa độc chất, hóa chất độc hại; có tính ăn mòn; có tính phóng xạ (đối với các cơ sở có xạ trị); sắc nhọn. - Tất cả mọi người khi tiếp xúc với CTYT nguy hại đều có thể có khả năng bị tác động xấu tới sức khỏe. Các đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn nhất của CTYT nguy hại bao gồm: + Cán bộ, NVYT: Bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, nhân viên văn phòng, sinh viên thực tập, công nhân vận hành các công trình xử lý chất thải,… + Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong BV: Nhân viên công ty vệ sinh môi trường, nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu vực nhà tang lễ, trung tâm khám nghiệm tử thi,… + Đối tượng khác: Người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên BV, người liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác; bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú; người nhà bệnh nhân và khách thăm; cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế; cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của các cơ sở y tế. 1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe cộng đồng và môi trường a. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe - Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người, nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết 6 đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), virus HIV,... (Kỳ Phương, 2009) [9]. - Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm CTYT lây nhiễm cơ thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức: qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Việc quản lý CTYT lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người thông qua môi trường trong BV. Chẳng hạn một số người có khả năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trước khi đến BV, nhưng khi đến và làm việc trong BV sau một thời gian bị mắc bệnh hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở (Bộ Y tế, 2006) [2]. - Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng,… Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,… Một số ví dụ về ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: + Thủy ngân là một chất độc hại trong CTYT. Thủy ngân có mặt trong một số thiết bị y tế, nhất là các thiết bị chẩn đoán như: nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân,... và một số nguồn khác như khi bóng đèn huỳnh quang, compact sử dụng bị vỡ. + Chất khử trùng được dùng với số lượng lớn trong BV, chúng thường có tính ăn mòn và có thể kết hợp thành các hợp chất có độc tính cao hơn. + Dư lượng các hóa chất sử dụng tại các phòng xét nghiệm khi thải vào hệ thống thoát nước có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn nước tiếp nhận. 7 + Tương tự như vậy đối với dư lượng dược phẩm trong các chất thải có chứa dược phẩm. Dư lượng dược phẩm thải có thể bao gồm: các loại kháng sinh, các thuốc khác nếu không được xử lý khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và các loài thủy sinh trong các nguồn nước tiếp nhận (Đại học Y Thái Nguyên, 2007) [4]. - Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, 2017) [14]. - Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Trong BV, các chất phóng xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, 2017) [14]. b. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường (Hoàng Thị Liên, 2009) [7] - Đối với môi trường đất: Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn. - Đối với môi trường không khí: Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,... phát sinh trong các khâu phân loại, thu gom, vận chuyển. 8 Trong khâu xử lý, đặc biệt là với các lò đốt CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như sau: + Ô nhiễm bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quy trình vận hành, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các chất độc hại. + Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặc chất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit. + Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần halogen (Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những chất rất độc dù ở nồng độ nhỏ. + Kim loại nặng: đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân có thể phát sinh từ các lò đốt CTYT nếu trong quá trình phân loại không tốt. Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh các chất gây ô nhiễm cho môi trường không khí. - Đối với môi trường nước: Nước thải từ các cơ sở y tế có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này. 1.1.4. Quản lý chất thải rắn trong bệnh viện 1.1.4.1. Quy định về phân định, phân loại CTRYT * Chất thải lây nhiễm (CTLN) - Chất thải sắc nhọn bao gồm: các loại kim tiêm, kim luồn, kim bướm, kim chọc dò, kim châm cứu thải bỏ; ống pipet, ống mao dẫn, ống xét nghiệm thủy tinh bị vỡ; lưỡi dao mổ, lưỡi dao cạo dùng cho người bệnh;… - Chất thải rắn lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: các chất thải thấm máu, dịch cơ thể; các chất thải phát sinh từ phòng bệnh cách ly; dây truyền dính máu, truyền plasma (bao gồm cả túi máu); găng tay y tế;… 9 - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu bao gồm: các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người được thải ra sau phẫu thuật; nhau thai, thai nhi; xác động vật thí nghiệm (Cục Quản lý Môi trường Y tế, 2015) [3]. * Chất thải hóa học nguy hại - Các loại thuốc kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, thuốc quá hạn sử dụng. - Các loại hóa chất, chất khử khuẩn thải chứa các thành phần hóa học nguy hại; chất hàn răng amalgan thải. - Các thuốc gây độc tế bào thải bỏ. - Vỏ chai, lọ đựng các loại: thuốc gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic); các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào; các loại thuốc kháng sinh;… - Nhiệt kế thủy ngân hỏng, huyết áp kế thủy ngân hỏng. - Bóng đèn huỳnh quang hỏng; pin thải, ắc quy thải; vật dụng, thiết bị điện tử thải bỏ và các vật liệu có chì thải bỏ. - Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải có chứa các chất vượt ngưỡng quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT. - Tro thải từ quá trình xử lý chất thải rắn y tế có chứa các chất vượt ngưỡng quy định tại QCVN07:2009/BTNMT (Cục Quản lý Môi trường Y tế, 2015) [3]. * Chất thải phóng xạ - Các thuốc hoặc hóa chất có chất phóng xạ thải bỏ theo Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị tại Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị có chất phóng xạ thải bỏ; bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, quần áo, găng tay y tế nhiễm xạ, giấy thấm, bông gạc,… (Cục Quản lý Môi trường Y tế, 2015) [3]. 10 * CTRYT thông thường Chất thải rắn y tế thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, bao gồm: - Chất thải không có khả năng tái chế + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khoa, phòng, các buồng bệnh không cách ly không có khả năng tái chế. + Chất thải ngoại cảnh: rác thải từ khu vực ngoại cảnh. + Bột bó trong gẫy xương kín không bị lây nhiễm, các mảnh kính vỡ, chai, lọ thủy tinh vỡ (loại chai lọ không dùng để chứa các hóa chất độc hại, thuốc có thành phần độc hại) không phát sinh từ các buồng bệnh cách ly hoặc các loại đinh và các vật sắc nhọn sử dụng trong xây dựng, sửa chữa của cơ sở y tế. - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế có nồng độ các yếu tố nguy hại dưới ngưỡng theo quy định của QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước; tro của lò đốt chất thải y tế có nồng độ các yếu tố nguy hại dưới ngưỡng theo quy định của QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. - Chất thải y tế lây nhiễm sau khi xử lý bằng công nghệ khử khuẩn an toàn không có khả năng tái chế. - Chất thải có khả năng tái chế + Từ hoạt động văn phòng, sinh hoạt trong cơ sở y tế: Giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon, túi đựng phim; chai, lọ, lon nước uống giải khát bằng nhựa hoặc kim loại; thức ăn thải từ căng tin, nhà ăn; + Từ hoạt động chuyên môn y tế: Các dây dịch truyền không dính máu, dính dịch cơ thể người; chai nhựa, đồ nhựa, các túi nilon, giấy bóng, giấy bọc, can nhựa không chứa chất lây nhiễm, không có chất hóa học gây độc hoặc nhiễm chất phóng xạ;… (Cục Quản lý Môi trường Y tế, 2015) [3].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan