Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng ...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

.PDF
116
116
135

Mô tả:

Mục tiêu đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN VĂN SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN VĂN SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. KIỀU THỊ THU HƯƠNG THÁI NGUYÊN, 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ mang tên “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác dưới mọi hình thức. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bảo vệ Luận văn về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2020 Tác giả Phan Văn Sơn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện làm luận văn tốt nghiệp theo chương trình đào tạo Thạc sĩ của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tiến sỹ Kiều Thị Thu Hương giáo viên trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo đã bổ sung, cập nhật kiến thức khoa học bổ ích cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể, cá nhân: Ban quản lý VQG Xuân Sơn, Chi cục thống kê huyện Tân Sơn, Hạt Kiểm lâm Tân Sơn, UBND các xã: Xuân Sơn, Thu Cúc, Kim Thượng và các hộ gia đình đã cùng làm việc, cung cấp thông tin, tải liệu quý giá cho tôi trong quá trình xây dựng luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng xong do về điều kiện thời gian, nhân lực, trình độ và điều kiện nghiên cứu nên luận văn không thể tránh những thiếu sót nhất định. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp để bản luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 03 năm 2020 Tác giả Phan Văn Sơn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ..................................................... viii TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN ..................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 4 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm rừng, Quản lý bảo vệ rừng, quản lý rừng bền vững .............. 4 1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng .................................................................... 5 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp, nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng ...... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8 1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới ............................................ 8 1.2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ........................................... 13 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 29 2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ................................................... 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 32 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội ....................................... 37 iv 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 39 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 39 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 39 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 39 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 40 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 40 2.4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích thông tin ............................ 42 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 43 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44 3.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ............................................................................................ 44 3.1.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng .......................... 44 3.1.2. Những diễn biến về diện tích và chất lượng rừng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 53 3.2. Hoạt động QLBVR tại Hạt kiểm lâm Tân Sơn ....................................... 54 3.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ............................................. 54 3.2.2. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng ................................................... 57 3.2.3. Công tác tuần tra phát hiện xử lý vi phạm ............................................ 60 3.2.4. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn ........ 61 3.2.5. Phân tích SWOT cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn................................................................................................. 63 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ....................... 65 3.3.1. Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ....... 66 3.3.2. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ...................................................................................................... 67 3.3.3. Mức độ ưu tiên của các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng ......... 69 3.3.4. Tác động của quản lý, bảo vệ rừng ....................................................... 70 v 3.4. Những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn ................................................................................... 74 3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 74 3.4.2. Khó khăn, kiến nghị .............................................................................. 74 3.5. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng ........... 78 3.5.1. Giải pháp về kinh tế .............................................................................. 78 3.5.2. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 78 3.5.3. Giải pháp về xã hội ............................................................................... 79 3.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ......................................................... 79 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ĐDSH Đa dạng sinh học 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế 4 KBVR Khoán bảo vệ rừng 5 KHHGD Kế hoạch hóa gia đình 6 QHLN Quy hoạch lâm nghiệp 7 QLBVR Quản lý bảo vệ rừng 8 QLRBV Quản lý rừng bền vững 9 RTN, RT Rừng tự nhiên, rừng trồng 10 RTN, RT Rừng tự nhiên, Rừng trồng 11 SXLN Sản xuất lâm nghiệp 12 THPT-THBT Trung học phổ thông - trung học bổ túc 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 VQG Vườn quốc gia vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Dân số, mật độ dân số, tỷ lệ tăng dân số tại huyện Tân Sơn năm 2019 ........................................................................... 32 Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2019 ....... 47 Bảng 3.2. Diện tích rừng phân theo chủ quản lý giai đoạn 2015 - 2019 ........ 50 Bảng 3.3. Trữ lượng, năng suất, độ che phủ rừng giai đoạn 2015 - 2019 ...... 51 Bảng 3.4. Biến động tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu ................... 53 Bảng 3.5: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền giai đoạn 2015 - 2019....... 55 Bảng 3.6. Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra ....... 58 Bảng 3.7. Tổng hợp số vụ vi phạm pháp luật ........................................... 60 Bảng 3.8. Phân tích SWOT cho công tác quản lý, bảo vệ rừng................ 63 Bảng 3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ rừng ......... 65 Bảng 3.10. Mối quan tâm của các bên liên quan đến công tác QLBVR........... 67 Bảng 3.11. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng .................................................................. 68 Bảng 3.12. Mức độ ưu tiên của các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ................................................................................... 69 Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu .......................................................................... 70 Bảng 3.14. Nhận thức của người dân trong quản lý bảo vệ rừng ............... 71 Bảng 3.15. Nhu cầu gỗ bình quân một năm của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu .......................................................................... 72 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của rừng đến môi trường ....................................... 73 Bảng 3.17. Tổng hợp khó khăn, kiến nghị trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ...................................................................................... 75 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1. Vị trí địa lý huyện Tân Sơn ......................................................... 29 Hình 3.1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR huyện Tân Sơn ..... 44 Hình 3.2. Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục về lâm nghiệp cho người dân trên địa bàn huyện Tân Sơn ....................................... 54 Hình 3.3. Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện năm 2019 ....... 57 ix TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Phan Văn Sơn 2. Tên luận văn: Đánh giá Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 4. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Trung tâm huyện lỵ nằm tại xã Tân Phú có trục đường Quốc lộ 32A chạy qua, cách thành phố Việt Trì 75km, cách thủ đô Hà Nội 117km, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương giữa huyện với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của tỉnh và của cả nước. Mục tiêu đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng Phương pháp thu thập số liệu và Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn cụ thể phỏng vấn: x - Phỏng vấn cán bộ huyện 08 cán bộ cụ thể: 01 cán bộ phòng TNMT; 01 cán bộ phòng NN&PTNT; 01 cán bộ pháp chế Hạt kiểm lâm; 03 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn (01 cán bộ/xã); BQL rừng đặc dụng VQG Xuân Sơn phỏng vấn 02 cán bộ phụ trách địa bàn về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa bàn. Kết quả điều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn. (phụ lục số 1) - Phỏng vấn 06 cán bộ thôn (02 cán bộ thôn/xã) về công tác chỉ đạo, giám sát và tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Lựa chọn 120 hộ gia đình đại diện trong xã để phỏng vấn (40 hộ gia đình/xã, 20 hộ gia đình/thôn) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động đã và đang thực hiện, kết quả tác động, thuận lợi, khó khăn và các giải pháp đề xuất khắc phục. Kết quả điều tra theo phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn (phụ lục số 3, phụ lục số 4). Kết luận - Tân Sơn là huyện miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp lớn: tổng diện tích đất lâm nghiệp là 57.801,5/68.858,0ha chiếm 83,9% diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng đặc dụng là 15.048,8/57.801,5 ha chiếm 26,0%, diện tích rừng phòng hộ 9.320,8ha/57.801,5ha chiếm 16,2%, diện tích rừng sản xuất 33.431,9ha/57.801,5ha chiếm 57,8% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Hiện nay công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn chủ yếu do Ban quản lý rừng đặc dụng (14.367,9 ha), doanh nghiệp nhà nước (5.086,0ha), hộ gia đình (26.266,2 ha) và UBND xã (11.906,9ha). Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã và đang nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước theo các chương trình dự án nhờ vậy những hoạt động quản lý, bảo vệ rừng đã và đang thực hiện có hiệu quả, góp phần nhất định trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương. - Các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán… Trong đó yếu tố phong tục - tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. xi - Để công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn có hiệu quả, bền vững thì một trong những vấn đề mang tính chất quyết định là làm cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của người dân. Ngoài ra, cần chú trọng nhiều hơn nữa vào các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng về vị trí, vai trò, trách nhiệm, lợi ích khi tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng cần phải được quan tâm và duy trì thường xuyên. Đồng thời cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý rừng và sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với chúng ta. Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, đặc biệt là rừng nhiệt đới ẩm. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ nước. Ngoài những ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố đất đai, khí hậu. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ phì nhiêu của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn rửa trôi, xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Ở Việt Nam ngoài những chức năng trên rừng còn mang các ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau. Tuy nhiên có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng trên Trài đất ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất, đó là do áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu, vùng xa còn thấp kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách của Nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều sự thay đổi… Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế phù hợp thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng. 2 Tân Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt trì khoảng 75 km về phía Đông Bắc. Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp năm 2019 huyện Tân Sơn. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 68.858,3 ha, trong số đó có 57.800,9 ha đất quy hoạch lâm nghiệp - chiếm tỷ lệ 83,9% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong số diện tích đất lâm nghiệp có 42.245,7 ha là đất có rừng, diện tích rừng quy hoạch rừng phòng hộ là 9.320,8 ha, diện tích rừng quy hoạch rừng sản xuất là 33.431,3 ha, diện tích rừng quy hoạch rừng đặc dụng là 15.048,8 ha, diện tích ngoài 3 loại rừng là 192,2 ha. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp chính quyền quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Do đó diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn, rừng được tăng lên cả về số lượng và chất lương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng như: việc ngăn chặn tình trạng phá rừng, suy giảm rừng, lẫn chiếm đất rừng của các đối tượng được giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng còn hạn chế; công tác bảo vệ và phát triển rừng còn nặng về lợi ích trước mắt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém, hiệu quả sản xuất lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện... Điều này khẳng định việc tìm hiểu vấn đề và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng là điều quan trọng và cấp bách hiện nay. Chính vì vậy đề tài: “Đánh giá Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3 - Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc để xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để giúp các cơ quan chính quyền địa phương cũng như cán bộ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả hơn. - Là tài liệu tham khảo trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng cho các khu vực có điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tương đồng. 4 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm rừng, Quản lý bảo vệ rừng, quản lý rừng bền vững 1.1.1.1. Khái niệm rừng Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng, bởi lẽ rừng chính là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử ngày càng phát triển thì những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Năm 1930, Morozov đã đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý”. (Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004)) Năm 1952, M.E.Tcahenco đã định nghĩa: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và cả vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài” (Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004)) Năm 1974, LS.Melekhop cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”(Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004)) Việt Nam, Quốc Hội nước ta đã ra luật số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017, rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. (Luật Lâm nghiệp số 16 năm 2017) 5 1.1.1.2. Quản lý bảo vệ rừng: Quản lý bảo vệ rừng là tổng hợp các biện pháp tác động tích cực vào rừng nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến, năm 2003) 1.1.1.3. Quản lý rừng bền vững (QLRBV): Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh. (Luật Lâm nghiệp số 16 năm 2017) Theo định nghĩa trên, thì QLRBV có thể hiểu là: các phương thức quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng lâu dài phải đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế, môi trường, quốc phòng, an ninh. 1.1.2. Đặc điểm và phân loại rừng 1.1.2.1. Đặc điểm của rừng Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Do vậy, rừng có những đặc điểm cụ thể như sau: Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó (Luật Lâm nghiệp số 16 năm 2017) Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)) Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định. (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)) 6 Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)) Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)) Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)) 1.1.2.2. Phân loại rừng Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau: Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất) (Luật Lâm nghiệp, số 16, 2017) 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp, nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng 1.1.3.1. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp. 7 Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó). (Luật Lâm nghiệp số 16, 2017) 1.1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)) Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)) Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng (Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003)).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng