Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng đáp ứng một số nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm th...

Tài liệu đánh giá thực trạng đáp ứng một số nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (glp) tại trung tâm kiểm nghiệm hà giang năm 2016

.PDF
74
329
102

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI KIM BÍCH NGUYỆT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT PHÒNG KIỂM NGHIỆM THUỐC (GLP) TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM HÀ GIANG NĂM 2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI KIM BÍCH NGUYỆT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT PHÒNG KIỂM NGHIỆM THUỐC (GLP) TẠI TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM HÀ GIANG NĂM 2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Thời gian thực hiện: T5/2017 – T9/2017 HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô ở bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương, người đã hướng dẫn trực tiếp, tâ ̣n tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyề n đa ̣t những kinh nghiê ̣m trong suố t quá trình làm luâ ̣n văn, không chỉ những kiế n thức chuyên môn mà còn cả những phương pháp học tập, làm viê ̣c hiêụ quả, khoa ho ̣c và trung thực. Chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang, phòng Tổ chức-kế hoạch-tài chính, các anh chị cùng các bạn đồng nghiệp đã hướng dẫn, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình em thực hiện luận văn. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, tập thể lớp Chuyên khoa I K19 Hà Giang đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình tham gia học tập và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2017 HỌC VIÊN Ds Kim Bích Nguyệt MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1.Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan tới nội dung nghiên cứu .....................3 1.2.Quá trình hình thành và áp dụng GLP trên thế giới và Việt Nam .......................4 1.2.1. Quá trình hình thành và áp dụng GLP trên thế giới .....................................4 1.2.2. Quá trình hình thành và áp dụng GLP tại Việt Nam ....................................5 1.3.Thực trạng triển khai nguyên tắc GLP tại Việt Nam trong những năm gần đây 13 1.3.1. Đối với các đơn vị kiểm nghiệm trực thuộc Trung ương ............................13 1.3.2. Đối với các đơn vị kiểm nghiệm trực thuộc tỉnh .........................................14 1.3.3. Đối với các xí nghiệp sản xuất thuộc công ty cổ phần, công ty TNHH ......15 1.3.4. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng thuốc tại Việt Nam .....................15 1.4.Tổng quan về Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Giang..............................................16 1.4.1. Chức năng ....................................................................................................17 1.4.2. Nhiệm vụ .....................................................................................................17 1.4.3. Tổ chức: .......................................................................................................18 1.4.4. Nhiệm vụ các phòng chuyên môn ...............................................................18 1.4.5. Kết quả hoạt động ........................................................................................19 1.4.6. Một số tồn tại ...............................................................................................20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 21 2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................21 2.2.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................21 2.2.1. Biến số nghiên cứu ......................................................................................21 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................27 2.3.Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................27 2.3.1. Thu thập từ tài liệu.......................................................................................27 2.3.2. Thu thập từ quan sát, phỏng vấn..................................................................27 2.4.Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu..............................................27 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29 3.1.Mô tả thực trạng của Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang năm 2016 ..................29 3.1.1. Tổ chức và nhân sự ......................................................................................29 3.1.2. Cơ sở vật chất ..............................................................................................31 3.1.3. Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh thiết bị phân tích ......................................32 3.1.4. Thuốc thử và chất đối chiếu ........................................................................35 3.1.5. Mẫu thử ........................................................................................................38 3.2.So sánh các điều kiện của Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang năm 2016 so với các yêu cầu của nguyên tắc GLP...............................................................................39 3.2.1. Tổ chức và nhân sự ......................................................................................39 3.2.2. Cơ sở vật chất ..............................................................................................41 3.2.3. Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh thiết bị phân tích ......................................43 3.2.4. Thuốc thử và chất đối chiếu ........................................................................47 3.2.5. Mẫu thử ........................................................................................................48 BÀN LUẬN…. ......................................................................................................... 52 1.Tổ chức và nhân sự ................................................................................................52 2.Cơ sở vật chất .........................................................................................................53 3.Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh thiết bị phân tích .................................................54 4.Thuốc thử và chất đối chiếu ...................................................................................55 5.Mẫu thử…………………………………………………………………………..56 KẾT LUẬN..............................................................................................................58 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................59 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á DSĐH Dược sĩ đại học DSTH Dược sĩ trung học FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ GLP Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc GPs Thực hành tốt HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao HDSD Hướng dẫn sử dụng ISO/IEC-17025 Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KNV Kiểm nghiệm viên KTV Kỹ thuật viên PKN Phòng kiểm nghiệm QĐ Quyết định SOP Quy trình thao tác chuẩn STT Số thứ tự SV-VSV-MP Sinh vật – vi sinh vật – mỹ phẩm TQ Trung Quốc UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam VKNTTW Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương WHO Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1.1 1.2 2.3 Tên bảng Danh sách các đơn vị trong hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước đạt tiêu chuẩn GLP Mẫu kiểm nghiệm và chất lượng qua mẫu lấy để kiểm tra chất lượng năm 2016 Biến số cần thu thập Trang 15 16 21 Khảo sát nhân lực của Trung tâm kiểm nghiệm Hà 3.4 Giang năm 2016 30 Khảo sát trình độ chuyên môn của cán bộ Trung tâm 3.5 kiểm nghiệm Hà Giang 30 Danh mục thiết bị của Trung tâm kiểm nghiệm Hà 3.6 Giang năm 2016 33 Tần suất hiệu chỉnh thiết bị của Trung tâm kiểm nghiệm 3.7 Hà Giang năm 2016 34 Danh mục thuốc thử , chất đối chiếu của Trung tâm 3.8 Kiểm nghiệm Hà Giang năm 2016 36 Danh mục chất chuẩn của Trung tâm Kiểm nghiệm Hà 3.9 Giang năm 2016 37 Kết quả công tác giám sát của Trung tâm Kiểm nghiệm 3.10 Hà Giang năm 2016 38 3.11 So sánh về tổ chức của Trung tâm so với yêu cầu GLP 39 3.12 So sánh về nhân sự của Trung tâm với yêu cầu GLP 40 So sánh cơ sở vật chất của Trung tâm so với yêu cầu 3.13 3.14 GLP So sánh diện tích các phòng chuyên môn so với yêu cầu 41 42 GLP So sánh danh mục thiết bị Trung tâm với danh mục 3.15 thiết bị theo khuyến cáo của WHO 43 So sánh thực trạng chấp hành các yêu cầu về thiết bị 3.16 3.17 theo GLP So sánh tần suất hiệu chỉnh thiết bị theo yêu cầu GLP 44 46 So sánh thực trạng về thuốc thử, chất đối chiếu theo 3.18 GLP 47 So sánh số lượng mẫu lấy của Trung tâm so với yêu cầu 3.19 GLP 48 So sánh số lượng mẫu lấy của Trung tâm so với kế 3.20 3.21 . hoạch, định hướng của Viện kiểm nghiệm thuốc TW So sánh về mẫu thử so với yêu cầu GLP 50 51 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT 3.1 3.2 Tên bảng Sơ đồ tổ chức và quản lý của Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Giang Sơ đồ Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang Trang 29 31 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong chất lượng cuộc sống của xã hội hiện đại. Thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, do vậy để đảm bảo thuốc được sử dụng an toàn, hiệu quả cộng đồng thế giới đã hợp tác với nhau trong việc giám sát, quản lý chất lượng thuốc trong suốt quá trình từ sản xuất tới tay người tiêu dùng. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra bộ tiêu chuẩn thực hành tốt về các hoạt động về lĩnh vực Dược (GPs) bao gồm tiêu chuẩn thực hành tốt trong trong kiểm nghiệm (GLP). Trong bộ tiêu chuẩn GLP có rất nhiều SOP, nhiều hướng dẫn cụ thể được hoạch định sẵn và áp dụng theo hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các phép thử cũng như các kết quả kiểm nghiệm. Hướng tới chuẩn hóa quy trình sử dụng thuốc, Bộ trưởng Bộ y tế đã xây dựng và ban hành quyết định số 1570/2000/QĐ – BYT ngày 22/5/2000 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP). Sau đó căn cứ vào tình hình thực tế tại Việt Nam, Bộ y tế đã ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 1570/2000/QĐ – BYT là thông tư số 45/2011/TT – BYT [2]. Đến năm 2013, Bộ y tế Quyết định hợp nhất về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP) ban hành Quyết định số 03/QĐHN – BYT ngày 14/10/2013 [1]. Để đảm bảo việc triển khai nguyên tắc trên, năm 2002, Chính phủ ban hành Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg nội dung ”phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến 2010” [6]. Sau đó, ngày 10/1/2014, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 68/2014/QĐ – TTg về chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu cụ thể như sau: đến năm 2020, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) [1], [6]. 1 Tuy nhiên, do kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp nên việc đầu tư nâng cấp để đạt tiêu chuẩn GLP gặp không ít khó khăn. Do đó, hầu hết các Trung tâm Kiểm nghiệm các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi trong đó có Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Giang đều chưa đạt GLP. Tại Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Giang, mặc dù được sự quan tâm của Sở y tế, UBND tỉnh đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật xong để đạt tiêu chuẩn GLP thì còn rất nhiều thiếu sót. Để làm rõ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng đáp ứng một số nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP) tại Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang năm 2016”. Đề tài nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng về tổ chức và nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, thuốc thử và mẫu thử của Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang năm 2016. 2. So sánh điều kiện về tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất, thiết bị, thuốc thử và mẫu thử của Trung tâm kiểm nghiệm Hà Giang năm 2016 với một số nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP) 2 Chương 1. 1.1. TỔNG QUAN Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan tới nội dung nghiên cứu * Thuốc: là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm. * Chất lượng thuốc: Là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc đó, được thể hiện ở một mức độ phù hợp những yêu cầu kỹ thuật đã định trước tuỳ theo điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhằm đảm bảo cho thuốc đó đạt các mục tiêu sau: - Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh . - Không có hoặc ít tác dụng có hại . - Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã được xác định. - Tiện dùng và dễ bảo quản. - Hình thức gây được tin tưởng cho người dùng [4]. * Kiểm nghiệm thuốc: Là việc lấy mẫu, xem xét tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành các thử nghiệm tương ứng và cần thiết nhằm xác định nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật không để quyết định việc chấp nhận hay loại bỏ thuốc đó [4].  Tiêu chuẩn chất lượng thuốc: Là một văn bản khoa học kỹ thuật mang tính pháp lý, quy định các chỉ tiêu về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các vấn đề khác liên quan đến chất lượng của một thuốc [3]. * Đơn vị kiểm nghiệm: Là một bộ phận của phòng kiểm nghiệm thuốc được chuyên môn hóa để thực hiện các phân tích theo một kỹ thuật chung, thí dụ phân tích lý, hóa, vi sinh….[3]. * Qui trình thao tác chuẩn: Là các hướng dẫn chi tiết có tính chất pháp lý cho việc thực hiện các bước của một thao tác, một công việc hay một quá trình khi kiểm nghiệm thuốc[3]. 3 * GLP: Là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng anh “ Good laboratory practices” được dịch là “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc”[4]. * Hệ thống phân tích: là một thiết bị hoặc một tập hợp hoàn chỉnh các thiết bị được dùng để tiến hành các phân tích trên một mẫu. * Lô sản xuất: là một lượng thuốc nhất định được sản xuất ra trong một chu kỳ sản xuất, phải đồng nhất và được nhà sản xuất ghi trên nhãn và/hoặc các bao gói bằng cùng một ký hiệu của lô sản xuất. * Đơn vị lấy mẫu: là một phần của lô sản xuất như một số đơn vị đóng gói như: một số gói, một số hộp hay một số thùng nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn được chọn ra để lấy mẫu. * Mẫu phân tích: là một phần của mẫu cuối cùng dùng để phân tích ở phòng kiểm nghiệm. Lượng thuốc trong mẫu phân tích phải đủ để thực hiện tất cả các phép thử theo yêu cầu của tiêu chuẩn quy định * Mẫu lưu: là một phần của mẫu cuối cùng, được giữ lại để kiểm nghiệm lại khi cần thiết. Lượng thuốc trong mẫu lưu cũng phải bằng mẫu phân tích. 1.2. Quá trình hình thành và áp dụng GLP trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Quá trình hình thành và áp dụng GLP trên thế giới Vào những năm 1970, để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của thuốc, cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã ban hành đạo luật về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm nhằm qui định trách nhiệm phải thiết lập sự an toàn và hiệu quả của các loại thuốc và thiết bị dùng cho con người và động vật. FDA đã chọn GLP như là phương pháp để đảm bảo hiệu quả thử nghiệm trong kiểm tra chất lượng. Ngày 19/11/1976 dự thảo cuối cùng về GLP được công bố xem như quy định đầu tiên của FDA. Trong chương trình hợp tác kỹ thuật dược của các nước khối Asean cũng có nội dung xây dựng GLP Asean và cuộc họp lần thứ 14 về hợp tác kỹ thuật Asean ở Kuala Lumpur tháng 12/1994 đã thông qua văn bản hướng dẫn GLP này với tên là “ hướng dẫn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm Asean”. Mục tiêu của GLP Asean là 4 đưa ra những tiêu chuẩn tối thiểu mà các phòng kiểm nghiệm dược phẩm phải tuân theo để đảm bảo cho kết quả thử nghiệm được đúng đắn và tin cậy [15]. 1.2.2. Quá trình hình thành và áp dụng GLP tại Việt Nam Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành quyết định số 1570/2000/QĐ – BYT ngày 22/5/2000 về việc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP). Nguyên tắc này được áp dụng cho các phòng kiểm nghiệm thuốc phục vụ quản lý nhà nước, các phòng kiểm nghiệm của doanh nghiệp dược và cả các phòng kiểm nghiệm thuốc dịch vụ theo hợp đồng. Việc xây dựng những tiêu chuẩn, nguyên tắc GLP được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, nguyên tắc GLP ASEAN và GLP WHO. Vì vậy, những nguyên tắc, tiêu chuẩn được đưa vào GLP Việt Nam là tiên tiến, cập nhật và phù hợp với yêu cầu GLP của các nước trong khu vực và đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế. Để đảm bảo việc triển khai nguyên tắc trên, ngày 10/1/2014, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 68/2014/QĐ – TTg về chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu cụ thể: đến năm 2020, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) [5]. GLP Việt Nam bao gồm 10 nội dung chính sau [4]: 1.2.2.1. Tổ chức và nhân sự - Tổ chức: + Một phòng kiểm nghiệm thuốc thường được chia làm nhiều đơn vị kiểm nghiệm hoặc các bộ phận được chuyên môn hóa dựa trên kỹ thuật kiểm nghiệm (ví dụ : Hóa lý, Vật lý, Vi sinh vật...) hoặc chia theo các đối tượng là sản phẩm được kiểm nghiệm (ví dụ: kháng sinh, vitamin, dược liệu ...). Đôi khi phòng kiểm nghiệm còn có các đơn vị kiểm nghiệm chuyên biệt để phục vụ các yêu cầu như thử độ vô trùng, thử chí nhiệt tố, đo lường vật lý đặc biệt... + Chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị kiểm nghiệm cần phải được xây dựng và được người có thẩm quyền ban hành chính thức. 5 + Ngoài các đơn vị kiểm nghiệm (hay còn gọi là các phòng chuyên môn), mỗi phòng kiểm nghiệm còn phải có bộ phận đăng ký mẫu và bộ phận lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng. Bộ phận đăng ký mẫu có nhiệm vụ nhận mẫu và các tài liệu kèm theo, phân phát mẫu đến các phòng chuyên môn và trả lời kết quả kiểm nghiệm. Bộ phận lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng cập nhật và các tài liệu liên quan cho các đơn vị kiểm nghiệm. + Ngoài ra, phòng kiểm nghiệm cần có một số đơn vị hậu cần để phục vụ cho việc cung ứng trang thiết bị, vật tư, hóa chất, dụng cụ và súc vật thử nghiệm. - Nhân sự: + Phòng kiểm nghiệm phải có đủ nhân viên được đào tạo thích hợp, có chuyên môn và kinh nghiệm để hoàn thành công việc được giao. Caực nhaõn vieõn cần được quán triệt tầm quan trọng của công tác kiểm nghiệm và không được làm thêm những công việc có mâu thuẫn với công tác kiểm nghiệm. + Yêu cầu trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên kỹ thuật. ✓ Trưởng phòng kiểm nghiệm và trưởng các bộ phận phải có trình độ đại học hoăùc sau đại học, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích kiểm nghiệm và lĩnh vực kiểm tra, quản lý chất lượng thuốc ✓ Kiểm nghiệm viên phải có bằng đại học hoặc sau đại học thuộc một ngành chuyên môn thích hợp như dược, hóa phân tích, dược lý, sinh vật, vi sinh vật ... ✓ Kỹ thuật viên trung học phải tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành phù hợp hoặc được đào tạo về công tác kiểm nghiệm. ✓ Công nhân kỹ thuật có trình độ sơ học được đào tạo ở một trường dạy nghề hoặc được học tập, kèm cặp tại các đơn vị kiểm nghiệm thuốc ít nhất 01 năm. + Số lượng biên chế phụ thuộc vào quy mô và điều kiện cụ thể của mỗi phòng kiểm nghiệm. Nói chung tỉ lệ giữa kỹ thuật viên (trình độ trung học) và kiểm 6 nghiệm viên (trình độ đại học) nên là 1:3 đối với phòng kiểm nghiệm hóa lý, 2:5 đối với phòng kiểm nghiệm sinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên nếu phòng đảm nhiệm nhiều công việc phức tạp hoặc phải áp dụng nhiều phương pháp phân tích mới, hay kiểm tra nhiều đối tượng phân tích mới thì tỉ lệ kiểm nghiệm viên phải nhiều hơn. 1.2.2.2. Hệ thống chất lượng - Đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động của phòng kiểm nghiệm tuân theo các nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc”. - Phòng kiểm nghiệm phải đề ra các quy định, mục tiêu, phương pháp và các hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng của các kết quả phân tích. Các tài liệu này phải được phân phát tới từng nhân viên có liên quan, để hiểu và thi hành. - Mỗi phòng kiểm nghiệm phải có một cuốn sổ tay chất lượng gồm có những mục sau: tổ chức của phòng kiểm nghiệm, các hoạt động chuyên môn và quản lý có liên quan đến chất lượng, các quy trình đảm bảo chất lượng chung, quy định về việc sử dụng chất đối chiếu, thông báo và các biện pháp xử lý khi phát hiện sai lệch trong quá trình thử nghiệm, quy trình giải quyết các khiếu nại, sơ đồ đường đi của mẫu và các quy định chất lượng. - Hệ thống chất lượng cần được đánh giá định kỳ và có hệ thống để đảm bảo duy trì tính hiệu quả cũng như áp dụng các biện pháp chấn chỉnh khi cần thiết. - Một cơ quan kiểm nghiệm hay một phòng kiểm nghiệm cần có một người làm công tác phụ trách chất lượng. Người này, ngoài bổn phận và trách nhiệm riêng của mình, phải có trách nhiệm và quyền hạn xác định nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng được thi hành. Người phụ trách chất lượng phải có quyền thảo luận trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất của phòng kiểm nghiệm về những quyết định có liên quan đến chính sách chất lượng. 1.2.2.3. Cơ sở vật chất - Phòng kiểm nghiệm phải được thiết kế phù hợp, đảm bảo đủ chỗ cho trang thiết bị dụng cụ chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên. - Khi bố trí các phòng chuyên môn, phải tạo được sự riêng biệt cho các hoạt động kiểm nghiệm khác nhau. Trong một phòng chuyên môn, phải có đủ các khu 7 vực riêng để đảm bảo sự độc lập của các hệ thống phân tích. Phòng kiểm nghiệm sinh học/ vi sinh vật hay chất phóng xạ phải cách biệt với các phòng kiểm nghiệm khác. Riêng đối với phòng kiểm nghiệm vi sinh vật, hệ thống cấp khí sạch phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Phòng kiểm nghiệm dược lý phải có khu chăn nuôi súc vật thử nghiệm thiết kế đúng với các yêu cầu kỹ thuật quy định. - Nên có những phòng riêng để bảo quản thuốc thử, chất chuẩn, phụ kiện của thiết bị phòng kiểm nghiệm, phòng để lưu mẫu, khu vực chứa dung môi cháy nổ hoặc các hóa chất độc hại. Những khu vực này phải biệt lập với khu vực tiến hành các phân tích và phải được trang bị chống mối mọt, côn trùng, ô nhiễm, cháy nổ...Điều kiện không khí: độ ẩm, nhiệt độ thích hợp. - Môi trường tiến hành các thử nghiệm phải đảm bảo không làm sai lệch các kết quả hoặc gây ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép đo. Phòng kiểm nghiệm phải được bảo vệ tránh các ảnh hưởng quá mức của nhiệt độ, độ ẩm, bụi bặm, tiếng ồn, các rung động và các nhiễu điện từ. - Việc đi lại của nhân viên và sử dụng phòng kiểm nghiệm phải được kiểm soát và giới hạn theo đúng mục đích và điều kiện quy định. Phải có biện pháp thích hợp giữ cho phòng kiểm nghiệm luôn sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp. 1.2.2.4. Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh thiết bị phân tích - Phòng kiểm nghiệm phải được trang bị các máy móc, dụng cụ thích hợp cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu. Các thiết bị phân tích phải phù hợp với phương pháp kiểm nghiệm và phải đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng của đơn vị. - Thiết bị phân tích phải được thiết kế, cấu tạo, điều chỉnh và bảo trì cho phù hợp với các thao tác được thực hiện trên thiết bị đó. Thiết kế và cấu tạo của thiết bị phải cho phép giảm thiểu tối đa sai số, cho phép việc làm vệ sinh cũng như bảo trì được dễ dàng. - Các thiết bị phân tích tự động và phần mềm kèm theo phải cho kết quả chính xác như yêu cầu và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thử 8 nghiệm. Các thiết bị này phải được hiệu chỉnh định kỳ để đảm bảo kết quả phân tích không mắc sai số. - Tần số hiệu chỉnh: Nếu thiết bị không có qui định riêng, thì phải thực hiện đúng theo quy định chung ở mục B, Phần IV: Phụ lục. Việc hiệu chỉnh thiết bị phải được thực hiện theo một lịch cụ thể và phải được lưu vào sổ lý lịch của máy. Tần số hiệu chỉnh thay đổi tùy loại thiết bị. - Phải có bản hướng dẫn sử dụng các thiết bị phân tích, trong đó nêu rõ các thao tác căn bản. Bản hướng dẫn này phải được đặt gần thiết bị để người sử dụng tiện tham khảo. - Mỗi thiết bị phải có một sổ ghi chép gọi là sổ lý lịch máy gồm đầy đủ thông tin liên quan. - Tất cả các thiết bị phân tích cần hiệu chỉnh phải được đánh số, dán nhãn, ghi tình trạng hiệu chỉnh và ngày hiệu chỉnh tiếp theo. Nếu vì bất cứ lý do gì thiết bị được đem ra khỏi phòng kiểm nghiệm một thời gian, phải kiểm tra lại hoạt động và tình trạng hiệu chỉnh của thiết bị trước khi đưa vào sử dụng trở lại. Mặc dù thiết bị đã được hiệu chỉnh nhưng mỗi khi phân tích một mẫu không đạt cũng phải xem lại phần kiểm định thiết bị. - Các thiết bị có dấu hiệu hoạt động quá tải, vận hành không đúng cách, cho kết quả không đáng tin cậy, hỏng hóc hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phải được đánh dấu và dán nhãn rõ ràng, không được đưa vào sử dụng mà phải cách ly, chờ sửa chữa cho tới khi kiểm tra lại và kết quả hiệu chỉnh đạt yêu cầu mới được phép sử dụng. 1.2.2.5. Thuốc thử và chất đối chiếu - Các chất đối chiếu dùng trong phòng kiểm nghiệm gồm có chất đối chiếu gốc và các chất đối chiếu thứ cấp được tạo ra trong phòng kiểm nghiệm. - Việc quản lý chất đối chiếu phải do một người chịu trách nhiệm chính và phải mở sổ theo dõi và phải ghi lại đầy đủ thông tin. 9 - Ngoài sổ theo dõi chất đối chiếu, tất cả các thông tin về đặc tính, thông số kỹ thuật của chất đối chiếu cũng được lưu lại trong một hồ sơ riêng. - Tất cả các chất đối chiếu phải được bảo quản đúng điều kiện qui định và phải được đánh giá định kỳ theo quy trình đánh giá chất đối chiếu của ASEAN để bảo đảm không bị hư hỏng. Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong sổ theo dõi chất đối chiếu cùng với tên người kiểm tra. -. Tất cả các loại chất đối chiếu thứ cấp phải được đóng gói theo nguyên tắc đủ để dùng cho một lần kiểm nghiệm nhằm loại trừ yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự ổn định của sản phẩm. - Súc vật thử nghiệm + Súc vật thử nghiệm phải được nuôi theo đúng những tiêu chuẩn hiện hành về thuần chủng, thức ăn, phương pháp chăm sóc... + Chuồng trại phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn hiện hành. +. Việc đánh giá chất luợng súc vật thử nghiệm phải được thực hiện định kỳ theo những quy trình thao tác chuẩn được ban hành chính thức. 1.2.2.6. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp phân tích - Các tiêu chuẩn chất lượng dùng trong phòng kiểm nghiệm thường dựa vào các chuyên luận của Dược điển Việt Nam hiện hành, Dược điển các nước được Bộ Y tế Việt Nam công nhận và các tiêu chuẩn cơ sở. Các tiêu chuẩn theo Dược điển có thể được thay đổi, bổ sung trong lần xuất bản mới hay được thông báo bởi Hội đồng Dược điển. Riêng các tiêu chuẩn cơ sở muốn sửa đổi phải được sự chấp thuận của cơ quan kiểm nghiệm nhà nước và Cục Quản lý dược- Bộ Y tế. - Bộ phận lưu trữ tiêu chuẩn của một phòng kiểm nghiệm có trách nhiệm cập nhật và lưu giữ tất cả các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho công tác kiểm nghiệm. - Mỗi tiêu chuẩn cần được đánh số và ghi ngày để dễ dàng nhận ra bản mới nhất. Các bản gốc của tiêu chuẩn phải ghi ngày được duyệt bởi cấp trên hay trưởng đơn vị và có ghi chú về tình trạng của tiêu chuẩn. Tất cả những thay đổi hay hiệu đính phải được ghi vào bản gốc với tên của người hiệu đính và ngày tháng. 10 - Các bản tiêu chuẩn gốc phải được lưu giữ tại bộ phận lưu trữ tiêu chuẩn. Chỉ dùng các bản sao cho phòng kiểm nghiệm. Các bản sao phải bảo đảm tính chính xác như bản gốc. - Việc chọn phương pháp phân tích phụ thuộc vào đặc thù của mỗi phòng kiểm nghiệm. Ngoại trừ các phương pháp đã được quy định trong các Dược điển chính thức, các phương pháp phân tích khác phải được thẩm định về độ tin cậy và tính chính xác trước khi đưa vào áp dụng chính thức trong phòng kiểm nghiệm. Nếu một phương pháp phân tích được chọn để thay thế một phương pháp có sẵn trong Dược điển, phải chứng minh được phương pháp này là tương đương hoặc ưu việt hơn phương pháp trong Dược điển và phải được Viện Kiểm nghiệm hoặc Phân Viện kiểm nghiệm chấp nhận bằng văn bản 1.2.2.7. Mẫu thử - Lấy mẫu: + Trường hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trong sản xuất và lưu thông phân phối: tiến hành theo kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc đã được Bộ Y tế và các Sở y tế quy định. Ưu tiên cho các loại thuốc có tầm quan trọng trong việc điều trị và các thuốc có hiện tượng chất lượng không ổn định, trường hợp có những thông tin về thuốc kém chất lượng, không an toàn, ít hiệu lực, có sự khiếu nại của người sử dụng và các trường hợp nghi ngờ có lưu hành thuốc giả. + Người lấy mẫu phải là cán bộ có hiểu biết về phân tích hoặc kiểm nghiệm thuốc, nắm được các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng thuốc, các thủ tục pháp lý và các thao tác kỹ thuật lấy mẫu. + Số lượng mẫu lấy phải đủ để lặp lại các thử nghiệm (ít nhất 3 lần thử) và để lưu mẫu - Nhận mẫu: + Mẫu và các hồ sơ kèm theo được gửi đến bộ phận đăng ký mẫu. + Bộ phận đăng ký mẫu phải mở sổ theo dõi, ghi lại tất cả các chi tiết liên quan: số thứ tự của mẫu, ngày nhận mẫu, ngày chuyển mẫu đến các phòng chuyên môn. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan