Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác dụng hạ acid uric, chống viêm, giảm đau của chế phẩm gudcare trên t...

Tài liệu đánh giá tác dụng hạ acid uric, chống viêm, giảm đau của chế phẩm gudcare trên thực nghiệm

.PDF
57
59
65

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUÝ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC, CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CHẾ PHẨM GUDCARE TRÊN THỰC NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUÝ Mã sinh viên: 1501413 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC, CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CHẾ PHẨM GUDCARE TRÊN THỰC NGHIỆM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Thùy Dương 2. ThS. Ngô Thanh Hoa Nơi thực hiện: Bộ môn Dược lực HÀ NỘI - 2020 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thùy Dương, người thầy trực tiếp dẫn dắt, chỉ bảo, quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình làm khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Ngô Thanh Hoa, cô đã cho tôi những lời khuyên quý báu và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình làm thực nghiệm tại bộ môn. Ở cô, tôi không chỉ học được những kiến thức chuyên môn mà còn được dạy những kỹ năng thực nghiệm và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới DS. Đinh Đại Độ, DS. Đinh Thị Kiều Giang, chị Lê Hồng Oanh, chị Trần Thảo Hương, các bạn và các em sinh viên nghiên cứu tại bộ môn Dược lực đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài để có được kết quả cuối cùng. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tới các thầy, cô giáo đã dạy dỗ tôi trong suốt năm năm ở mái trường Đại học Dược nói chung và bộ môn Dược lực nói riêng, cảm ơn các thầy cô vì sự tận tâm với nghề, thầy cô chính là những người truyền cảm hứng, là tấm gương sáng cả về lối sống và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chúng tôi. Mặc dù đã cố gắng hết sức cũng như được tạo mọi điều kiện, song do thời gian nghiên cứu còn ngắn, kiến thức bản thân còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Thị Quý MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 2 1.1. Tổng quan bệnh gout .................................................................................... 2 1.1.1. Tăng acid uric máu và cơ chế bệnh sinh gout .................................................. 2 1.1.1.1. Nguyên nhân tăng acid uric máu ..................................................................... 2 1.1.1.2. Cơ chế bệnh sinh gout .................................................................................... 3 1.1.2. Triệu chứng lâm sàng của gout ....................................................................... 3 1.1.3. Nguyên tắc điều trị bệnh gout ......................................................................... 4 1.1.4. Các thuốc điều trị gout theo y học hiện đại ..................................................... 5 1.1.5. Các vị thuốc điều trị thống phong theo y học cổ truyền................................... 9 1.2. Tổng quan về chế phẩm Gudcare ................................................................ 9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 16 2.1. Đối tượng, nguyên vật liệu và thiết bị ........................................................ 16 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 16 2.1.2. Động vật thí nghiệm ..................................................................................... 17 2.1.3. Hóa chất, thuốc thử ....................................................................................... 17 2.1.4. Thiết bị nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ acid uric của chế phẩm Gudcare ............. 19 2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Gudcare ...... 21 2.3.2.1. Mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan ...................................... 21 2.3.2.2. Mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat ............. 23 2.3.3. Phương pháp đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Gudcare ................. 25 2.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 27 3.1. Kết quả đánh giá tác dụng hạ acid uric của chế phẩm Gudcare trên mô hình gây tăng acid uric máu cấp bằng kalioxonat .................................................. 27 3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Gudcare ........ 29 3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan.............................................................................................. 29 3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat......................................................................... 32 3.3. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau ngoại vi của chế phẩm Gudcare .... 33 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................ 34 4.1. Về tác dụng hạ acid uric máu thực nghiệm của chế phẩm Gudcare ........ 34 4.2. Về tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Gudcare trên mô hình thực nghiệm ..................................................................................................................... 36 4.2.1. Tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Gudcare trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan ..................................................................................... 37 4.2.2. Tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Gudcare trên mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng natri urat .............................................................................. 38 4.3. Về tác dụng giảm đau ngoại vi của chế phẩm Gudcare ............................ 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CK Creatinin kinase huyết thanh COX - 2 Cyclooxygenase - 2 CPK Creatin phosphokinase DRESS Hội chứng phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ưa acid và những triệu chứng toàn thân EULAR European League Against Rheumatism (Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu) IL Interleukin iNOS Nitric oxide synthase LOX Lypoxygenase LPS Lipopolysaccarid MDA Malondialdehyd MSU Tinh thể muối urat natri NaCMC Natri carboxymethyl cellulose NF - κB Nuclear Factor - kappa B (Yếu Tố Nhân kappa) NSAIDs Non Steroid Anti Inflammation Drugs (Thuốc chống viêm không steroid) SCAR Phản ứng bất lợi ở da SOD Superoxid effutase SUA Axit uric huyết thanh TNF Yếu tố hoại tử u ULT Liệu pháp giảm acid uric máu XO Xanthin oxidase DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 1.1. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu 3 Bảng 2.1. Thành phần của chế phẩm Gudcare 16 Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá mức độ viêm dựa theo triệu chứng 25 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Gudcare đến nồng độ acid uric huyết thanh và tỷ lệ giảm acid uric huyết thanh so với lô chứng bệnh Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Gudcare lên hoạt độ xanthin oxidase gan chuột nhắt trắng thực nghiệm Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp trên mức độ phù chân chuột theo thời gian Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng natri urat Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn 27 29 30 32 33 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình Trang Hình 1.1. Phác đồ điều trị đợt gout cấp 6 Hình 2.1. Hình ảnh chế phẩm Gudcare 16 Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nội dung nghiên cứu 19 Hình 2.3. Quy trình đánh giá tác dụng hạ acid uric máu 20 Hình 2.4. Quy trình đánh giá tác dụng chống viêm cấp bằng mô hình gây phù bàn chân chuột Hình 2.5. Quy trình đánh giá tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm màng hoạt dịch khớp gối bằng tinh thể natri urat Hình 2.6. Quy trình đánh giá tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric máu cấp bằng kalioxonat Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tác dụng chống viêm của chế phẩm Gudcare trên mô hình gây phù bàn chân chuột 22 24 26 28 30 ĐẶT VẤN ĐỀ Gout hay còn gọi là thống phong, là bệnh khớp vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát. Người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh gout trên toàn thế giới ngày càng tăng dần, không chỉ ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển [39]. Năm 2009, gout ảnh hưởng đến 2,13% dân số Mỹ. Ở Đài Loan, cứ 16 người thì có 1 người bị gout [51]. Còn tại Việt Nam, gout chiếm 10 - 15% các bệnh lý xương khớp điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, đứng thứ tư về tỷ lệ mắc trong các bệnh xương khớp điều trị ở bệnh viện Bạch Mai [18]. Bệnh gout là bệnh mang tính chất mạn tính, cần sử dụng thuốc dài ngày. Điều trị bệnh bằng các thuốc hóa dược tuy có tác dụng nhanh và khá thuận tiện nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ về các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Với lý do này, việc sử dụng các dược liệu an toàn trong kho tàng tri thức dân gian có hiệu quả điều trị bệnh ngày càng được quan tâm và chú trọng. Mặt khác, tiềm năng dược liệu của Việt Nam rất lớn. Do đó kết hợp ứng dụng tác dụng của dược liệu với phương pháp bào chế hiện đại đã và đang trở thành một hướng đi tiềm năng trong phát triển các thuốc mới hiện nay. Chế phẩm Gudcare là sản phẩm kết hợp các dược liệu kinh điển trong các bài thuốc chữa gout như hy thiêm, thổ phục linh, ngoài ra còn bổ sung thêm bồ công anh, nhọ nồi, vỏ đậu xanh, curcumin… là những dược liệu, hoạt chất đã có bằng chứng in vitro và/hoặc in vivo trong giảm đau, chống viêm, ức chế enzym xanthin oxidase hỗ trợ giảm acid máu. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu dược lý nào được thực hiện để đánh giá tác dụng điều trị gout khi phối hợp các dược liệu trên. Nhằm xây dựng căn cứ khoa học trong việc sử dụng sản phẩm này trên lâm sàng, giúp bác sĩ và bệnh nhân có thêm lựa chọn trong điều trị gout, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng hạ acid uric, chống viêm, giảm đau của chế phẩm Gudcare trên thực nghiệm” với ba mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng hạ acid uric của chế phẩm Gudcare trên mô hình thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Gudcare trên mô hình thực nghiệm. 3. Đánh giá tác dụng giảm đau của chế phẩm Gudcare trên mô hình thực nghiệm. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan bệnh gout Gout là bệnh khớp vi tinh thể đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát do lắng đọng tinh thể muối urat natri (MSU) trong các khớp và mô liên kết. Tinh thể này cũng có thể lắng động tại thận, gây bệnh thận do gout. Ngày nay tỷ lệ mắc bệnh gout trên toàn thế giới tăng dần do thói quen dùng thức ăn nhanh, ít vận động và hội chứng chuyển hóa [39]. Nguyên nhân gây bệnh liên quan chặt chẽ đến sự tăng acid uric máu [3], [5], [55]. 1.1.1. Tăng acid uric máu và cơ chế bệnh sinh gout Trước đây, tăng acid uric máu (SUA) được định nghĩa là khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn hòa tan tối đa của acid uric trong huyết tương: nam trên 7,0 mg/dL (trên 420 µmol/L); nữ trên 6,0 mg/dL (trên 360 µmol/L) [5]. Hiện nay, ngưỡng bệnh lý của tăng axit uric máu được xác định là 6,8 mg/dL [27], [52]. 1.1.1.1. Nguyên nhân tăng acid uric máu Tăng acid uric máu xảy ra do sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và bài tiết: tăng sản xuất hoặc giảm thải trừ hoặc có thể do kết hợp cả hai. Theo nghiên cứu của Mandal và cộng sự, tăng tổng hợp acid uric chỉ chiếm 10% các trường hợp gout, 90% còn lại là do giảm thải trừ [48], [52]. Ngoài ra tuổi càng cao, SUA cũng càng cao, nam giới nồng độ SUA cao hơn nữ [52]. Các nguyên nhân tăng acid uric được tóm tắt trong bảng 1.1. [5], [27], [52]. 2 Bảng 1.1. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu TĂNG TỔNG HỢP GIẢM THẢI TRỪ Chế độ ăn giàu purin: Giảm bài tiết qua nước tiểu: ▪ Thịt: bò, cừu, lợn. ▪ Thuốc lợi tiểu: thiazid, furosemide. ▪ Hải sản: tôm, cua... ▪ Suy giảm chức năng thận. ▪ Bia, nước ngọt. Tăng tổng hợp purin nội sinh: Tăng tái hấp thu: ▪ U ác tính. ▪ Alcohol. ▪ Béo phì. ▪ Khiếm khuyết gen: uromodulin, ▪ Hội chứng ly giải khối u. SLC22A12, SLC2A9, ABCG2. Rối loạn enzym: Các nguyên nhân khác do thuốc: ▪ Thiếu hụt HGPR transferase (hội ▪ Thuốc chẹn thụ thể angiotensin-II (trừ chứng Lesch- Nyhan). losartan), aspirin liều cao, cyclosporin, ▪ Tăng hoạt động PRPP synthetase. tacrolimus, β - blockers, pyrazinamide. 1.1.1.2. Cơ chế bệnh sinh gout Nồng độ acid uric máu cao hơn nồng độ bão hòa dẫn đến tích lũy tinh thể MSU ở mô, tạo nên các microtophi. Khi các hạt tophi tại sụn khớp bị vỡ sẽ khởi phát cơn gout cấp. Sự lắng đọng vi tinh thể cạnh khớp, trong màng hoạt dịch, trong mô sụn và mô xương sẽ dẫn đến bệnh xương khớp mạn tính do gout. Viêm thận kẽ (bệnh thận do gout) là do tinh thể urat lắng đọng tại tổ chức kẽ của thận. Acid uric niệu tăng và sự toan hóa nước tiểu dẫn đến sỏi tiết niệu trong bệnh gout [5]. 1.1.2. Triệu chứng lâm sàng của gout Trên lâm sàng có hai thể gout: thể gout cấp tính và thể gout mạn tính. Gout tiến triển qua 3 giai đoạn [5]: - Tăng acid uric máu không có triệu chứng. - Đợt gout cấp: quá trình viêm xảy ra trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, xen kẽ bởi các đợt không có triệu chứng. - Gout mạn tính: quá trình lắng đọng urat kéo dài, biểu hiện viêm sẽ không liên tục. • Triệu chứng của cơn gout cấp Cơn gout cấp tính thường xảy ra sau bữa ăn nhiều đạm, rượu, sau chấn thương, 3 một can thiệp phẫu thuật hay một đợt dùng thuốc (aspirin, lợi tiểu, ethambutol, thuốc gây huỷ tế bào, penicillin…) [5]. Biểu hiện đầu tiên là viêm một khớp ngón chân cái (chiếm 85% – 90%) với tính chất bỏng rát, đau dữ dội và ngày càng tăng, khớp sưng to, đỏ, thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38 - 38,5 ºC. Lúc đầu chỉ viêm một khớp, sau đó có thể viêm nhiều khớp như mắt cá chân, gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay… Các dấu hiệu viêm giảm dần sau 5 - 7 ngày. Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường [3], [5], [27]. Tuy nhiên cơn gout cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhưng cũng có thể rất xa, có khi > 10 năm [3]. • Triệu chứng của gout mạn tính Thời gian bắt đầu từ đợt gout cấp đầu tiên đến khi trở thành gout mạn tính dao động từ 3 - 42 năm, trung bình là 11,6 năm. Gout mạn tính đặc trưng bởi những u cục (hạt tophi) bên cạnh viêm đa khớp mãn tính và những biểu hiện bên ngoài khớp [5]. Hạt tophi hình thành là kết quả của sự lắng động tinh thể MSU tại các mô trong thời gian dài tạo thành các u cục có kích thước khác nhau, có thể kèm hoặc không kèm viêm ở một số khớp chi như bàn ngón chân cái, cổ chân, gối, bàn ngón tay, khuỷu, cổ tay [27]. Hạt tophi và tình trạng viêm thường là nguyên nhân gây biến dạng, vô cảm và hạn chế vận động chức năng của bàn tay, bàn chân trong trường hợp tiến triển lâu năm và bệnh nặng [5]. Các biểu hiện ngoài khớp chủ yếu xảy ra trên thận, thường gặp sỏi thận và suy thận. Nguyên nhân là do MSU lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận và niệu quản [12]. Trong đó sỏi thận chiếm 10 - 20% các trường hợp gout [3], một số nghiên cứu đều cho kết quả tương đối đồng nhất rằng gout làm tăng khoảng 60% nguy cơ mắc sỏi thận so với nhóm chứng [40], [41], [56]. Tổn thương thận hay gặp ở thể có tophi, tiến triển chậm và là nguyên nhân gây tử vong [3]. Gout cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính [56], [63]. 1.1.3. Nguyên tắc điều trị bệnh gout Điều trị gout gồm điều trị triệu chứng (viêm, đau) và điều trị nguyên nhân (tăng acid uric máu), quá trình điều trị tuân theo một số nguyên tắc sau: - Khi có cơn gout cấp, điều trị chống viêm trước. Sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ acid uric máu [18]. - Dự phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức để giảm biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu [5], [18]. 4 - Điều trị các bệnh lý kèm theo, đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì…, đồng thời kiểm soát tác dụng phụ của thuốc [5], [18]. - Điều trị phối hợp nhiều biện pháp bao gồm: dùng thuốc, không dùng thuốc và ngoại khoa [5], [51]. - Cung cấp kiến thức để bệnh nhân hiểu về bệnh và tuân thủ điều trị [23], [52]. 1.1.4. Các thuốc điều trị gout theo y học hiện đại Các phác đồ điều trị gout hiện nay có hai phần tương ứng với hai nhóm thuốc lớn trong điều trị bệnh là nhóm thuốc điều trị gout cấp và nhóm thuốc điều trị tăng acid uric máu. 1.1.4.1. Nhóm thuốc điều trị đợt gout cấp Bao gồm các thuốc chống viêm đặc hiệu. Việc lựa chọn loại thuốc phụ thuộc vào mức độ nặng, chống chỉ định, tiền sử dùng thuốc, thời gian đợt cấp và số lượng và loại khớp bị bệnh [54]. Phác đồ điều trị gout cấp theo khuyến cáo của EULAR 2016 được tóm tắt trong hình 1.2. 5 Hình 1.1. Phác đồ điều trị đợt gout cấp [54] Như vậy các thuốc có thể sử dụng trong gout cấp bao gồm colchicin, NSAID, glucocorticoid và nhóm ức chế IL - 1. • Colchicin - Chỉ định cho cơn gout cấp trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gout, dự phòng cơn gout cấp ở bệnh nhân gout mạn và được sử dụng như một test thăm dò trong chẩn đoán [3], [4], [23]. - Lưu ý không sử dụng colchicin liều cao ( > 4 mg/ngày) vì hiệu quả giảm đau chống viêm tương đương liều thấp nhưng dung nạp kém hơn và làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu hóa [3], [23]. - Tác dụng không mong muốn thường gặp là rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, 6 nôn, tiêu chảy… [3], [4]. • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) - Chỉ định đơn độc hoặc phối hợp với colchicin để chống viêm, giảm đau trong cơn gout cấp nếu không có chống chỉ định. Một số NSAID thường dùng là diclofenac, indomethacin, celecoxib, naproxen, piroxicam, etoricoxib… [3], [18]. Các thuốc trong nhóm ức chế chọn lọc COX - 2 như celecoxib, etoricoxib có ưu điểm giảm tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa hơn so với nhóm không chọn lọc nhưng có nguy cơ biến cố trên tim mạch cao hơn. Mặt khác không có sự khác biệt về hiệu quả giảm đau và chống viêm giữa các NSAID [5], [23]. Do đó việc lựa chọn loại NSAID cần chú trọng cá thể hóa người bệnh (tiền sử, bệnh mắc kèm) và dựa trên tiêu chí sự sẵn có, hiệu quả và chi phí. - Lưu ý không phối hợp các thuốc trong cùng nhóm do không tăng tác dụng điều trị mà tăng các tác dụng phụ. - Tác dụng không mong muốn thường gặp: viêm loét đường tiêu hóa, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, quá mẫn…[2]. • Glucocorticoid - Glucocorticoid đường uống được chỉ định trong thời gian ngắn khi colchicin và NSAID không hiệu quả hoặc có chống chỉ định. Thông thường lựa chọn prednisolon (30 - 35 mg/ngày x 3 - 5 ngày) [3], [23], [54]. - Ngoài ra có thể tiêm corticoid nội khớp khi bệnh nhân chỉ đau ở một khớp để tránh tác dụng toàn thân của corticoid uống [23], [51], [54]. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của người thực hiện và cần loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn [3]. - Tác dụng không mong muốn của corticoid đường toàn thân như phù, tăng huyết áp. loét dạ dày, nhược cơ, teo cơ, rối loạn phân bố mỡ, loãng xương, xốp xương… [2]. • Thuốc ức chế Interleukin - 1 - Chỉ định trên bệnh nhân có chống chỉ định với colchicin, NSAID và corticosteroid (đường uống và đường tiêm) [51], [52], [54]. Hai thuốc trong nhóm này có chỉ định điều trị cơn gout cấp là anakinra và canakinumab. Tuy nhiên việc sử dụng canakinumab vẫn hạn chế do giá thành tốn kém. Chống chỉ định khi có nhiễm trùng [51], [52], [54]. - Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, phản ứng quá mẫn, 7 chóng mặt, giảm bạch cầu…[23], [51]. 1.1.4.2. Nhóm thuốc giảm acid uric máu Theo EULAR 2016, liệu pháp giảm acid uric máu (ULT) được chỉ định ở bệnh nhân có cơn gout tái phát nhiều lần, hạt tophi, bệnh khớp và/hoặc sỏi thận do urat. Kiểm soát, đưa acid uric máu về mức mục tiêu < 5 mg/dL (320 µmol/L) cho gout có tophi và < 6 mg/dL (360 µmol/L) cho gout chưa có tophi bằng các thuốc làm giảm acid uric máu [3], [23], [54]. • Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric Bằng cách ức chế enzym xanthin oxidase (XO) - chìa khóa xúc tác cho hai phản ứng cuối cùng tổng hợp acid uric nên nhóm thuốc này có thể ngăn cản được sự tạo thành acid uric do bất kỳ nguyên nhân nào. Các thuốc hiện đang được sử dụng là allopurinol và febuxostat. ❖ Allopurinol Chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1 - 2 tuần sử dụng colchicin [3], [54]. Allopurinol được khuyến cáo là ULT hàng đầu nhờ ưu điểm về khả năng dung nạp, hiệu quả và chi phí [23], [52]. Lưu ý, mặc dù được dung nạp tốt bởi phần lớn bệnh nhân, vẫn có 0,1 - 0,4% tỷ lệ bệnh nhân gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng của allopurinol bao gồm phản ứng bất lợi ở da (SCAR), hội chứng phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ưa acid và những triệu chứng toàn thân (DRESS) và hội chứng Steven Johnson. Nguy cơ cao hơn ở những người mang cặp allen HLAB*5801, đặc biệt hay gặp ở châu Á. Do đó allopurinol cần bắt đầu với liều thấp và các bệnh nhân có nguy cơ nên được sàng lọc HLAB*5801 đồng thời được cảnh báo ngừng thuốc ngay lập tức nếu có phát ban xảy ra [23], [51], [60]. Các tác dụng không mong muốn khác: viêm gan, suy gan, tăng bilirubin máu, vàng da, ức chế tủy xương, thiếu máu tan máu, tắc nghẽn ruột, rối loạn vị giác… [4]. ❖ Febuxostat Febuxostat được chỉ định kết hợp với allopurinol hoặc thay thế khi không đáp ứng hoặc không dung nạp hay dị ứng với allopurinol [23], [54]. Do chuyển hóa hỗn hợp ở thận và gan, thuốc có thể được kê đơn mà không cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận vừa [52]. Ở bệnh nhân ghép thận, điều trị tăng axit uric máu bằng febuxostat điều trị cho thấy tỷ lệ đạt được mục tiêu của axit uric huyết thanh < 6 mg/dL cao hơn so với allopurinol mà không gây ra tác dụng phụ đáng kể [25]. Tuy nhiên nguy cơ trên biến cố 8 tim mạch khi sử dụng dài hạn febuxostat là vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn thuốc [36], [49], [71]. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: buồn nôn, đau khớp và phát ban, phù… [23]. • Nhóm thuốc tăng thải acid uric Chỉ định sử dụng kết hợp với các thuốc nhóm ức chế xanthin oxidase khi trị liệu đầu tay không đạt được mục tiêu acid uric máu [52], [54]. Các thuốc trong nhóm bao gồm: probenecid, sulfinpyrazon, benzbromaron, lesinurad. Probenecid và lesinurad không làm tăng tỷ lệ gặp biến cố tim mạch, được khuyến cáo kết hợp với allopurinol trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch [49]. Tuy nhiên benzbromarone gây độc gan hiếm gặp nhưng nghiêm trọng nên nó không được chấp thuận ở một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ [42], [52]. Ngoài ra các thuốc lorsartan, nhóm chẹn kênh canxi, fenofibrat và statin cũng được chứng minh làm giảm acid uric theo cơ chế tương tự, do đó các thuốc này được ưu tiên chỉ định cho những bênh nhân gout có bệnh mắc kèm là tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu [51], [52]. Các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này có thể gặp bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, làm khởi phát cơn gút cấp, quá mẫn, thiếu máu bất sản, hoại tử gan [4]. 1.1.5. Các vị thuốc điều trị thống phong theo y học cổ truyền Theo y học cổ truyền, bệnh gout được gọi là bệnh “thống phong” nằm trong phạm trù chứng tý thể hàn tý, thấp tý, hàn thấp tý và chứng lịch tiết phong. Nguyên nhân gây bệnh là do ngoại tà gồm phong - hàn - thấp xâm nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp [1]. Từ nguyên nhân trên, theo biện chứng luận trị y học cổ truyền thì các vị thuốc điều trị thống phong có thể chia thành 3 nhóm chính: • Khu phong, tán hàn, trừ thấp Nhóm thuốc này phần lớn có vị đắng, cay; tính ấm; quy kinh tỳ, can, thận. Cay để khứ phong, ôn để trừ hàn [22]. Một số vị thuốc có tác dụng khứ phong thấp, tán hàn, chỉ thống, thư cân thông lạc như thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật, sa nhân, hậu phác…[19], [22]. • Khứ phong thấp, thanh nhiệt Các vị thuốc phần lớn vị cay, đắng; tính hàn; quy kinh can, tỳ, thận, có tác dụng khứ phong thấp, thông lạc chỉ thống, thanh nhiệt tiêu thũng như hy thiêm, hoàng bá, tỳ 9 giải, sa tiền tử…[19], [22]. • Khứ phong thấp, cường gân cốt Các vị thuốc này phần lớn vị đắng, ngọt; tính ấm; quy kinh can, thận nên có tác dụng khứ phong thấp, bổ can thận, cường gân cốt [22]. Một số vị thường dùng là thổ phục linh, ngũ gia bì, tang kí sinh…[19], [22]. Điều trị y học cổ truyền ít khi sử dụng đơn độc một vị thuốc mà thường phối hợp các vị thuốc với nhau tạo nên những bài thuốc điều trị đặc hiệu. Tùy vào giai đoạn bệnh mà lựa chọn vị thuốc, kết hợp và gia giảm hàm lượng phù hợp. Thêm vào đó là nguồn dược liệu vô cùng phong phú nên cũng tạo thành không ít các bài thuốc có khả năng điều trị bệnh. Một số bài thuốc có công dụng trừ phong thấp, đau nhức, cường gân cốt trong dân gian có thể sử dụng điều trị thống phong như: ❖ Độc hoạt tang ký sinh gia giảm [1], [14] Độc hoạt 8 g Tần giao 12g Quế tâm 4g Phòng phong 8 g Phục linh 12 g Đảng sâm 8 g Ngưu tất 8 g Đương quy 12 g Sinh địa 8 g Bạch thược 12 g Tang ký sinh 20 g Cam thảo 6 g Đỗ trọng 12 g Tế tân 4 g Xuyên khung 8 g Công dụng: Trừ phong thấp, chữa đau khớp, bổ can thận, bổ khí huyết. Cách dùng: Sắc 1 thang, uống 3 lần trong ngày. ❖ Khu phong tán hàn trừ thấp thang [22] Hy thiêm 12g Rễ cỏ xước (sao) 12g Bạch giải 12g Rễ lá lốt 12g Bồ công anh 16g Đơn tướng quân 12g Kim ngân 16 g Ích mẫu 12g Gừng tươi 10g Ké đầu ngựa 12g Cốt khí muồng 12g Công dụng: trị thấp khớp mạn. Cách dùng: 1 thang sắc với 800 ml nước, được 200 ml nước thuốc uống 2 lần trong ngày. ❖ Khu phong thanh nhiệt trừ thấp thang [22] Hy thiêm 12g Bồ công anh 16g Đơn tướng quân 12g Kim ngân 16 g Ích mẫu 12g Cây dâu 20g Ké đầu ngựa 12g Cốt khí muồng 12g Cà gai leo 20g Cỏ xước (sao) 12g Bạch giải 12g 10 Công dụng: đợt cấp của viêm đa khớp, khớp xương sưng, nóng đỏ, đau đột ngột. Cách dùng: 1 thang sắc với 800 ml nước, được 200 ml nước thuốc uống 2 lần trong ngày. ❖ Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia vị [14] Hoàng kỳ 24g Ý dĩ 24g Thổ phục linh 24g Phòng kỷ 12 g Cam thảo 6g Tàm sa 12g Bạch truật 12 g Tỳ giải 24g Xích thược 12g Công dụng: chữa phong thấp, các khớp nặng nề đau nhức, cử động không linh hoạt, tay chân tê bì, nổi u cục. Cách dùng: Sắc với nước uống hàng ngày. 1.2. Tổng quan về chế phẩm Gudcare Chế phẩm Gudcare với tên gọi Gudcare, là sản phẩm phối hợp các dược liệu được sử dụng lâu đời và phổ biến trong dân gian bao gồm: hy thiêm, dây gắm, thổ phục linh, bồ công anh, nhọ nồi, vỏ đậu xanh và củ ráy trắng. Đặc điểm và tác dụng của các thành phần trong chế phẩm Gudcare như sau: • Hy thiêm - Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turez.) thuộc họ Cúc (Asteraceae) [6], [19]. - Bộ phận dùng: toàn cây [6], [19]. Theo lý trị y học cổ truyền: hy thiêm vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào hai kinh can và thận. Tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, giảm độc, ngoài ra còn có tác dụng an thần, hạ áp [6], [19]. Hy thiêm được phối hợp trong nhiều các bài thuốc trị phong thấp như Khu phong trừ thấp hoàn, Thấp khớp cấp tán, Khu phong thanh nhiệt trừ thấp thang [22]…. Trong nhóm thuốc điều trị thống phong đã trình bày ở trên, hy thiêm thuộc nhóm khứ phong thấp, thanh nhiệt. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, hy thiêm có những đặc tính phù hợp với cơ chế điều trị gout: - Năm 2011, hai đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và cộng sự đã chứng minh cao hy thiêm có tác dụng giảm đau chống viêm, đồng thời làm hạ acid uric huyết thanh trên cả hai mô hình hạ acid uric cấp, mạn; ức chế hoạt độ enzym xanthin oxidase ở gan chuột cống trắng có ý nghĩa thống kê [8], [9], [50]. - Có bằng chứng in vitro và in vivo chỉ ra rằng chiết xuất ethanol của hy thiêm có thể làm giảm viêm cấp tính bằng cách ức chế các chất trung gian gây viêm thông qua 11 việc ức chế các con đường phụ thuộc MAPKs và NF - B [28], [29]. - Nghiên cứu hoạt chất kirenol phân lập từ hy thiêm cho thấy kirenol có tác dụng giảm đau và chống viêm tại chỗ [65]. • Dây gắm - Tên khoa học: Gnetum montanum Markgr. (G. scandens Roxb.), họ Dây gắm (Gnetaceae) [6]. - Bộ phận dùng: Rễ và thân [6]. Theo đông y, dây gắm có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc tiêu viêm. Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, được phối hợp trong nhiều bài thuốc dân gian trị phong thấp như Chí bảo hoàn, Cao phong thấp… [6]. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy dây gắm có chứa một số nhóm hợp chất như alkaloid, phenolic, flavonoid, phytosterol, tannin, saponin, carbohydrat [62]. Thử nghiệm trên người tình nguyện khỏe mạnh khi uống hàng ngày 5 viên nang, 750 mg/viên bột gắm Gnetum gnemon L. cho kết quả hạ acid uric từ tuần thứ tư, với cơ chế được xác định là ức chế tái hấp thu acid uric trong biểu mô ống thận [37]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của dây gắm Gnetum montanum Markgr. sử dụng trong Gudcare còn hạn chế và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Một số tác dụng của loài dây gắm này được chứng minh trên động vật thực nghiệm bao gồm hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, ức chế α - amylase, α - glucosidase [20]. • Thổ phục linh - Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth), thuộc họ Hành (Liliaceae) [6], [19]. - Bộ phận dùng: thân rễ [6], [19]. Theo lý trị y học cổ truyền: thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, vào hai kinh can và vị, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc do thủy ngân. Trong nhân dân được dùng để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương [6], [19]. Thổ phục linh được phối hợp trong nhiều các bài thuốc trị phong thấp như Thanh phong bổ huyết thang, Khu phong thanh nhiệt trừ thấp thang, Cao thấp khớp [22]…. Trong nhóm thuốc điều trị thống phong, thổ phục linh xếp vào nhóm khứ phong thấp, cường gân cốt. Các nghiên cứu y học hiện đại của thổ phục linh liên quan đến điều trị gout: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất