Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng mô hình quản lý, xử lý chất thải...

Tài liệu đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn tổng hợp cho một số làng nghề tại thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định

.PDF
79
282
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ XUÂN HUY Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TỔNG HỢP CHO MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TẠI THỊ TRẤN CỔ LỄ HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 – 2014 Người hướng dẫn : TS Trần Thị Phả Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến toàn thể cán bộ xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường số 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS Trần Thị Phả giảng viên Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên đã định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình làm khóa luận. Qua đây em cũng mong muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên em, giúp đỡ em trong suốt thời gian học Đại học tại trường và làm khóa luận tốt nghiệp. Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian tìm hiểu thực tế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo thêm của các thầy, cô giáo để bài viết thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày ...... tháng ..... năm 2014 Sinh viên Lê Xuân Huy DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình năm tại Nam Định ................................................... 14 Bảng 4.2. Độ ẩm tương đối trung bình tại Nam Định.............................................. 14 Bảng 4.3. Lượng mưa các năm tại Nam Định ......................................................... 15 Bảng 4.4. Dân số thị trấn Cổ Lễ qua các năm .......................................................... 22 Bảng 4.5. Các hạng mục công trình xử lý rác thải ................................................... 24 Bảng 4.6. Danh mục máy móc thiết bị cho dự án .................................................... 25 Bảng 4.7. Thông số kỹ thuật của lò đốt lựa chọn..................................................... 25 Bảng 4.8. Khối lượng đào đắp, xây dựng các hạng mục công trình ........................ 26 Hình 4.1. Quy trình công nghệ đốt rác ..................................................................... 27 Bảng 4.9. Công thức pha chế EM thứ cấp ............................................................... 28 Bảng 4.10. Danh mục máy móc thiết bị thi công chính ........................................... 29 Bảng 4.11. Bảng nhu cầu nguyên vật liệu chính ...................................................... 30 Bảng 4.12. Danh mục nguyên, nhiên liệu và sản phẩm của dự án ......................... 30 giai đoạn vận hành ................................................................................................... 30 Bảng 4.13. Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động của ............................ 32 máy móc tại công trường dự án................................................................................ 32 Bảng 4.14. Khối lượng đào đắp của dự án ............................................................... 33 Bảng 4.15. Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường ....................................... 33 Bảng 4.16. Kết quả ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí ................ 35 Bảng 4.17. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .......................... 36 Bảng 4.18. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ....................... 37 Bảng 4.20. Tiếng ồn của một số loại máy móc thiết bị thi công (dBA) .................. 42 Bảng 4.19. Mức ồn gây ra do các thiết bị, máy móc thi công chính........................ 41 Bảng 4.21. Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải từ lò đốt rác ............................... 49 Bảng 4.22. Tải lượng các loại khí phát thải từ lò đốt của Dự án ............................. 49 Bảng 4.23. Tác động của SO2 đối với người và động vật ........................................ 50 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2 Phần 2: TỔNG QUAN VỀ ĐTM ............................................................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ................................ 3 2.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường .................................................... 3 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu của ĐTM .................................... 3 2.1.2.1. Mục đích........................................................................................................ 3 2.1.2.2. Ý nghĩa .......................................................................................................... 3 2.1.2.3. Đối tượng ...................................................................................................... 4 2.2. Sự ra đời và sự phát triển của Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ................ 4 2.2.1. Sự ra đời và phát triển ĐTM trên thế giới........................................................ 4 2.2.2. Sự ra đời và phát triển ĐTM ở Việt Nam ........................................................ 6 2.3. Cơ sở pháp lý và kĩ thuật của đề tài ................................................................... 7 2.3.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật ................................................................... 7 2.3.1.1. Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Môi trường .............................................. 7 2.3.1.2. Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực xây dựng ................................................ 8 2.3.1.3. Các văn bản khác ......................................................................................... 9 2.3.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.................................................................. 9 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 10 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 10 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 10 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 10 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................................ 10 3.2.1. Địa điểm ......................................................................................................... 10 3.2.2. Thời gian tiến hành ........................................................................................ 10 3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 10 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 10 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 12 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực thực hiện dự án ..................... 12 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường .................................................................. 12 4.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 12 4.1.1.2. Điều kiện địa hình ....................................................................................... 12 4.1.1.3.Điều kiện địa chất......................................................................................... 13 4.1.1.4. Điều kiện khí tượng..................................................................................... 13 4.1.1.5. Điều kiện thủy văn – sông ngòi .................................................................. 16 4.1.1.6. Hiện trạng môi trường khu vực dự án ......................................................... 16 4.1.1.7. Hiện trạng tài nguyên sinh học .................................................................. 16 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .............................................................................. 17 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế ......................................................................................... 17 4.1.2.2. Điều kiện xã hội .......................................................................................... 18 4.1.3. Khái quát quy mô của dự án ......................................................................... 19 4.1.3.1. Các nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt ................................ 19 4.1.3.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ............... 20 4.1.3.3. Dự báo lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn đến 2024 .................. 21 4.1.3.4. Quy mô của dự án ....................................................................................... 23 4.1.3.5. Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án........... 25 4.1.3.6. Quy trình công nghệ xử lý chất thải ............................................................ 26 4.1.3.7. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ dự án ................................................ 29 4.1.3.8. Nhu cầu nguyên,nhiên vật liệu và sản phẩm của dự án .............................. 30 4.2. Đánh giá tác động môi trường........................................................................... 31 4.2.1. Đánh giá tác động môi tường trong công tác chuẩn bị .................................. 31 4.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng dự án ....................................... 31 4.2.2.1. Các tác động có liên quan đến chất thải ...................................................... 31 4.2.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải................................................ 41 4.2.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành ................................................. 43 4.2.3.1. Các tác động có liên quan đến chất thải ...................................................... 43 4.2.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn đóng cửa ô chôn lấp ................................ 54 4.2.5. Dự báo các rủi ro sự cố do dự án gây ra ........................................................ 54 4.2.5.1. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng ................................................. 54 4.2.5.2. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành ................................................. 56 4.3. Nhận xét về mức độ tin cậy, chi tiết của dự án ................................................. 56 4.4. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra, phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường ................................................................................................ 57 4.4.1. Trong giai đoạn chuẩn bị................................................................................ 57 4.4.1.1. Nguyên tắc quy hoạch: ................................................................................ 57 4.4.1.2. Phương án quy hoạch tổng thể: ................................................................... 57 4.4.2. Trong giai đoạn xây dựng .............................................................................. 58 4.4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí ......................... 58 4.4.2.2. Giảm thiểu tiếng ồn và rung động .............................................................. 59 4.4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước .................................. 60 4.4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn .................................. 61 4.4.2.5. Biện pháp giảm thiểu đối với chất thải nguy hại ........................................ 62 4.4.3. Trong giai đoạn vận hành ............................................................................... 62 4.4.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước ................................. 62 4.4.3.2. Biện pháp giảm thiểu tới môi trường không khí ......................................... 64 4.4.3.3. Biện pháp giảm thiểu tới môi trường đất .................................................... 65 4.4.3.4. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn .......................................... 65 4.4.3.5. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn .................................................................... 66 4.4.4. Trong giai đoạn đóng cửa .............................................................................. 66 4.4.5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố ............................. 66 4.4.5.1. Trong giai đoạn xây dựng ........................................................................... 66 4.4.5.2. Trong giai đoạn vận hành ............................................................................ 68 Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................................... 70 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 70 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 72 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL : Bãi chôn lấp BVMT : Bảo vệ môi trường CTR : Chất thải rắn ĐTM : Đánh giá tác động môi trường EPA : Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ HTX : Hợp tác xã QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam WHO : Tổ chức Y tế Thế giới Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi con người, mỗi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nước ta đang ở trong thời kỳ phát triển và hội nhập, trong công cuộc CNH HĐH đất nước đã có nhiều dự án được mở ra nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ, ... cũng như nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của các nhà máy, xí nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề đã và đang tác động không nhỏ tới chất lượng môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Nhiều cơ sở sản xuất đã xả thải trực tiếp các chất ô nhiễm ra môi trường mà không qua xử lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta đang trở thành vấn đề đáng báo động và cần có các biện pháp cũng như các luật pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần vào chiến lược triển bền vững. Chính vì vậy Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993. Cho đến ngày 29/11/2005 thì Luật BVMT năm 1993 được thay thế bằng Luật BVMT năm 2005, kèm theo đó Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường... Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng gây ra bởi các dự án đầu tư. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biên pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Với mong muốn góp phần BVMT cũng như trau dồi và hệ thống lại các kiến thức đã được học để phục vụ cho công việc của một cử nhân ngành môi trường sau khi tốt nghiệp, em chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường của Dự án Xây dựng mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn tổng hợp cho một số làng nghề tại thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định” 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. - Đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá tác động môi trường khi dự án thi công và đi vào vận hành. - Đề xuất phương pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá được các tác động môi trường của dự án. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, kinh tế - xã hội khu vực dự án. - Đề tài có độ chính xác và mang tính thiết thực. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh và xây dựng được các mô hình quản lý chất thải rắn tổng hợp cho một số loại hình làng nghề đặc trưng, phù hợp với từng vùng miền nhằm phổ biến, nhân rộng cho các làng nghề nói riêng và khu vực nông thôn nói chung trên toàn quốc. + Xây dựng cơ chế chính sách, cơ chế tài chính phù hợp trong việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn tổng hợp làng nghề. + Đánh giá được mức độ các tác động của dự án tới môi trường, từ đó có những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển với yếu tố môi trường. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM hoặc Environmental Impact Assessment, EIA) rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về ĐTM được nêu ra. Nhưng theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã nêu: Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo những ảnh hưởng tới môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, y tế, văn hoá, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu của ĐTM 2.1.2.1. Mục đích - ĐTM cung cấp một quy trình xem xét tất cả các hoạt động có hại đến môi trường khi dự án được hoạt động. - Cộng đồng có thể tham gia và đóng góp ý kiến của mình tới chủ dự án và các cấp chính quyền để đưa ra phương án giải quyết có hiệu quả nhất. - ĐTM còn xem xét lợi ích của bên đề xuất dự án, chính phủ và cộng đồng để lựa chọn phương án tốt hơn để thực hiện. - Trong ĐTM phải xem xét đến khả năng thay thế như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải xem xét hết sức cẩn thận. 2.1.2.2. Ý nghĩa - ĐTM là công cụ quản lý môi trường để phát triển bền vững. Những hoạt động có hại cho môi trường hiện nay phải được quản lý càng chặt chẽ càng tốt. Trong một số trường hợp, các hoạt động đó tuy đã bị đình chỉ nhưng hậu quả môi trường do chúng để lại vẫn kéo dài hàng chục năm. Những tác động tiêu cực đó được giải quyết sớm ngay từ giai đoạn quy hoạch. - ĐTM đảm bảo hiệu quả cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. - ĐTM góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, của chủ dự án về việc bảo vệ môi trường. - ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn, giúp cho dự án hoạt động có hiệu quả hơn. - ĐTM giúp chính phủ và các chủ dự án tiết kiệm được thời gian, tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài. - ĐTM giúp cho mối liên hệ giữa nhà nước, các cơ sở và cộng đồng thêm chặt chẽ thông qua ý kiến của quần chúng khi dự án được đầu tư và hoạt động. 2.1.2.3. Đối tượng Không phải tất cả các dự án đều phải tiến hành ĐTM. Mỗi quốc gia, căn cứ vào những điều kiện cụ thể, loại dự án, quy mô dự án và khả năng gây tác động,... mà có quy định mức độ đánh giá với mỗi dự án. Đối tượng chính thường gặp và có số lượng nhiều nhất là các dự án phát triển cụ thể như sau: - Một số bệnh viện lớn. - Một số nhà máy công nghiệp. - Công trình thủy lợi, thủy điện. - Công trình xây dựng lớn… 2.2. Sự ra đời và sự phát triển của Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 2.2.1. Sự ra đời và phát triển ĐTM trên thế giới Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên 1950 -1960 đã tác động đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ, tài nguyên thiên nhiên và thậm chí còn cản trở phát triển kinh tế – xã hội. Nhằm hạn chế xu hướng này thì việc bảo vệ môi trường tự nhiên đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đưa ra các biện pháp kiểm định về mặt chất lượng môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư. Nhờ đó ĐTM đã được hình thành sơ khai ở Mỹ từ đầu thập kỉ 1960. Từ năm 1975 việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần nghiên cứu khả thi (luận chứng kinh tế - kỹ thuật), trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong báo cáo nghiên cứu khả thi đó. Từ năm 1980, ĐTM không chỉ được thực hiện cho từng dự án riêng lẻ mà còn cho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng lồng ghép kinh tế và môi trường. Đây là cách ĐTM tích hợp. Tình hình phát triển ĐTM ở một số quốc gia phát triển và một số quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á: Phát triển ĐTM ở Hoa Kỳ: Cho dù việc xem xét về môi trường đối với các dự án đã được thực hiện từ năm 1960 nhưng tới ngày 01/01/1970 thì Luật về chính sách môi trường quốc gia (NEPA) mới yêu cầu dự án có tường trình về tác động môi trường (TTM hoặc EIS). TTM được các cơ quan chính quyền, công ty tư vấn thực hiện cho dự án và được nộp cho Hội đồng chất lượng môi trường (CEQ) để công bố. Các tổ chức phi chính phủ và dân chúng có thể có ý kiến về bản tường trình tác động môi trường trên. ĐTM ở Hà Lan: Từ giữa thập kỷ 70, Bộ Y tế và Bảo vệ môi trường Hà Lan đã xây dựng quy định về ĐTM. Chính phủ coi ĐTM là công cụ để xem xét các hậu quả đối với môi trường của các dự án. Tháng 6 năm 1980 Uỷ ban thường trực về bảo vệ môi trường của Hạ viện đã phê chuẩn đề xuất của chính phủ về ĐTM. ĐTM ở Malaysia: Năm 1974 Chính phủ Malaysia đã ban hành Luật về chất lượng môi trường ( Environmental Quallty.Act). Năm 1987 Luật này được bổ sung quy định về ĐTM và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/1988. Theo quy định này, các loại dự án sau đây đều phải có báo cáo ĐTM: Nông nghiệp: Cải tạo, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp với diện tích 500 ha trở lên; Phát triển cácnông trại từ 500 ha trở lên. Sân bay: Xây dựng các sân bay có đường băng 2500m trở lên; Xây dựng đường băng trong các vườn quốc gia. Thuỷ sản: Xây dựng các cảng cá; Mở rộng cảng. Thuỷ lợi: Xây dựng các đập hồ chứa hoặc mở rộng hồ chứa có diện tích mặt hồ 200 ha trở lên. Dự án có vùng tưới tiêu 5000 ha trở lên. Xây dựng đô thị: các dự án phát triển nhà có diện tích 50 ha trở lên. Công nghiệp: Hoá chất: các dự án sản xuất có công xuất trên 100 tấn/ngày; Giấy, bột giấy: các dự án sản xuất trên 50 tấn/ngày. Dầu khí: Các dự án phát triển mỏ dầu khí; Xây dựng các cơ sở lọc dầu. ĐTM ở Trung Quốc: Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành từ năm 1979, trong đó điều 6 và 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển. ĐTM ở Thái Lan: Quy định về ĐTM ở Thái Lan đã được ban hành vào ngày 14/07/1981 và có hiệu lực từ ngày 27/09/1981. Từ thời điểm này đến ngày 31/08/1990 NEB đã xem xét báo cáo ĐTM cho 2797 dự án trong số đó có 1914 báo cáo ĐTM đã được thẩm định. Đến nay công tác xây dựng và thẩm định báo cáo ĐTM vẫn đang được thực hiện thường xuyên ở Thái Lan. ĐTM ở một số nước khác: Cho đến nay hầu hết các quốc gia ở Châu Âu đã có quy định ĐTM với nhiều hình thức và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Nhiều nước có quy đinh chung về ĐTM ở cấp quốc gia (Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philipin...) nhưng một số nước như Nhật Bản, Úc lại không có quy định chung về ĐTM cho toàn quốc gia mà lại do chính quyền từng Tỉnh hoặc từng Bang quy định trong khuôn khổ Luật môi trường quốc gia (Lê Trình, 2000). 2.2.2. Sự ra đời và phát triển ĐTM ở Việt Nam Ở nước ta, vào thời điểm hình thành ĐTM chúng ta còn phải tập trung sức người, sức của cho công cuộc giải phóng đất nước và sau đó là khôi phục, xây dựng lại những gì đã bị phá huỷ trong chiến tranh. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng sớm nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và cụ thể là thực hiện ĐTM, điều này đã tạo điều kiện cho các cơ quan, cá nhân tiếp cận các lĩnh vực này. Đầu những năm 80 một nhóm nhà khoa học nước ta và đứng đầu là GS Lê Thạc Cán đã đến Trung tâm Đông-Tây ở Ha - Oai nước Mỹ nhằm nghiên cứu về luật, chính sách môi trường nói chung và việc thực hiện ĐTM nói riêng. Sau đó một thời gian với sự đầu tư của một số tổ chức quốc tế, nhiều khoá học về đánh giá tác động môi trường đã được mở ra. Trong thời gian từ năm 1978 đến 1990, Nhà nước đã đầu tư vào nhiều chương trình điều tra cơ bản như: chương trình điều tra cơ bản vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh giáp miền Trung...Các số liệu và kết quả thu được từ các chương trình này sẽ là cơ sở cho công tác thực hiện ĐTM sau này. Việc biên soạn, thông qua và ban hành Luật bảo vệ Môi trường đã mở ra một bước ngoặt trong công tác bảo vệ Môi trường nói chung và việc thực hiện ĐTM nói riêng ở nước ta. Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ra quyết định công bố số 29L/CTN ngày 10/01/1994. Điều 17 và 18 trong Luật Bảo vệ Môi trường quy định các dự án đang hoạt động và dự án muốn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải lập báo cáo ĐTM và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Trong đó việc thực hiện đánh giá tác động môi trường nằm trong chương 3 của Luật. Ngoài các quy định trong Luật, các cơ quan Chính phủ, Quốc hội... còn đưa ra các Nghị định như Nghị định 29, Nghị định 81, Nghị định 21... các Thông tư, Quyết định. Và mới đây văn bản mới nhất cho việc thực hiện lập báo cáo ĐTM là thông tư 26/2011/TT-BTNMT. Từ năm 1994 đến nay, Bộ tài nguyên và môi trường và các cơ quan ban ngành có liên quan đã góp phần cho công tác thực hiện ĐTM dần dần đi vào nề nếp ở nước ta. 2.3. Cơ sở pháp lý và kĩ thuật của đề tài 2.3.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 2.3.1.1. Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực Môi trường - Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. - Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ- CP. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. - Nghị định số 149/2004/ND-CP ngày 27/7/2004 về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về môi trường. - Thông tư 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 cúa Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư 41 /2010/TT-BTNMT ngày 28/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định quy chuấn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định về BVMT đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 26/12/2010 của Bộ tài nguyên và Môi trường về ban hành quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - TCVN 6696:2009 chất thải rắn, bãi chôn lấp hợp vệ sinh, yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. 2.3.1.2. Văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực xây dựng - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2.3.1.3. Các văn bản khác - Luật đất đai số 13/2003/QH11 ban hành ngày 10/12/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003. 2.3.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng - QCVN 25: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 261:2001 - Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6705:2009/BKHCN về chất thải rắn thông thường, phân loại. Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các thành phần môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí…và môi trường kinh tế- xã hội khu vực thực hiện dự án. - Nghiên cứu các tác động môi trường xảy ra trước, trong và sau khi thực hiện dự án. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải tại thị trấn Cổ lễ và khu dân cư lân cận. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm Địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải được đặt tại thôn An Lãng, khu vực ngoài cánh đồng có diện tích 2ha, trong đó diện tích mặt bằng cần sử dụng là 4.400m2, diện tích còn lại là diện tích dự trữ để mở rộng khu xử lý. 3.2.2. Thời gian tiến hành Từ ngày 5 tháng 5 năm 2014 tới ngày 5 tháng 8 năm 2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án. - Đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá tác động môi trường khi dự án thi công và đi vào vận hành. - Đề xuất phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận được sử dụng để lập báo cáo ĐTM Dự án “Xây dựng mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn tổng hợp, áp dụng cho một số làng nghề” bao gồm: - Khảo sát hiện trường và đánh giá sơ bộ: Phương pháp này nhằm xác định hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, tiếng ồn, rung, chất thải rắn tại khu vực thực hiện dự án. Phương pháp này thể hiện trong phần “Hiện trạng các thành phần môi trường”. - Phương liệt kê: Phương pháp liệt kê là phương pháp rất hữu hiệu để chỉ ra các tác động và có khả năng thống kê đầy đủ các tác động cần chú ý trong quá trình đánh giá tác động của dự án. Phương pháp liệt kê có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và kết quả khá rõ ràng. Phương pháp này được thể hiện ở phần Đánh giá tác động môi trường. - Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được thực hiện dựa vào các hệ số ô nhiễm đã được các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới hay tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng và khuyến cáo áp dụng để tính toán nhanh tải lượng hoặc nồng độ của một số chất ô nhiễm trong môi trường. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh và tương đối chính xác về tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm. Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá các tác động môi trường của dự án. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để đánh giá các tác động của dự án trên cơ sở so sánh, đánh giá với các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường đối với các thành phần môi trường không khí, nước, đất, tiếng ồn… Phương pháp này được áp dụng trong phần hiện trạng môi trường và phần đánh giá tác động môi trường dự án - Phương pháp danh mục đơn giản: Là loại danh mục chỉ cần liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với từng giai đoạn hoạt động phát triển chứ không phải từng hoạt động cụ thể của dự án phát triển. Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực thực hiện dự án 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 4.1.1.1. Vị trí địa lý Dự án được thực hiện tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, phần diện tích xây dựng khu xử lý được đặt tại thôn An Lãng, khu vực ngoài cánh đồng có diện tích 2ha, trong đó diện tích mặt bằng cần sử dụng là 4.400m2, diện tích còn lại là diện tích dự trữ để mở rộng khu xử lý. Diện tích xây dựng khu xử lý chất thải rắn, thuộc thôn An Lãng. Vị trí của khu vực xử lý chất thải rắn có danh giới tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp đê hữu sông Hồng. - Phía Nam giáp mương nước tưới tiêu nông nghiệp. - Phía Đông giáp bãi rác cũ của thị trấn Cổ Lễ. - Phía Tây giáp khu vực ao nuôi thủy sản thị trấn Cổ Lễ. Khu xử lý cách khu dân cư gần nhất 500m là khu dân cư thôn Kênh. Các khu vực dân lân cận bao gồm: khu dân cư thôn Dịch Diệp, khu dân cư thôn Thượng, khu dân cư thôn An Bình, khu dân cư thôn An Thành, khu dân cư thôn An Thịnh. Cách dự án 100m về phía Bắc là sông Hồng, một trong số những con sông lớn chảy qua khu vực thực hiện dự án. Xung quanh khu vực xây dựng khu xử lý có nhiều nguồn nước mặt, chủ yếu là các ao nuôi thủy sản của người dân trong khu vực. Cách khu vực xây dựng dự án 1,5km về phía Tây là được quốc lộ 21, một trong những tuyến đường quốc lộ lớn và quan trọng trong khu vực. 4.1.1.2. Điều kiện địa hình Với đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình ven biển nên địa hình của thị trấn Cổ Lễ khá bằng phẳng, độ dốc < 1O , thấp dần từ khu dân cư ra cửa sông. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi các sông ngòi, kênh mương và một số gò nằm rải rác. Độ cao trung bình 0,7m đến 1,25m so với mực nước biển, mức độ chênh lệch địa hình không quá 1m. Địa hình Cổ Lễ nhìn chung bằng phẳng và dốc dần từ Bắc xuống Nam. Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả,... Vùng trũng phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa. 4.1.1.3. Điều kiện địa chất Theo báo cáo địa chất cấu trúc địa tầng của khu vực khảo sát theo các lớp từ trên xuống dưới như sau: Lớp 1: Bùn sét pha màu xám ghi, xám đen, lẫn thực vật Lớp có diện phân bố rộng, gặp tại tất cả các lỗ khoan khảo sát với bề dày thay đổi từ 0,6m đến 0,8m. Đây là lớp đất có thành phần không đồng nhất, ít có ý nghĩa về mặt địa chất công trình. Trong quá trình thi công nền móng nên đào bỏ. Lớp 2: Sét pha màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo chảy Đây là lớp tiếp theo nằm ngay bên dưới lớp 1. Lớp có diện phân bố rộng, gặp tại tất cả các lỗ khoan khảo sát với bề dày biến đổi từ 3,3m đến 3,7m. Lớp 3: Cát hạt mịn màu xám ghi, xám tro, kết cấu xốp Đây là lớp tiếp theo nằm ngay bên dưới lớp 2. Lớp có diện phân bố rộng, gặp tại tất cả các lỗ khoan khảo sát. Bề dày lớp chưa xác định được cụ thể do kết thúc khoan tại độ sâu 15m vẫn nằm trong lớp này. 4.1.1.4. Điều kiện khí tượng Thị trấn Cổ Lễ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của Đồng bằng Bắc Bộ. Là khu vực nóng ẩm, mưa nhiều có bốn mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu, Đông. * Nhiệt độ: Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Nam Định trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 23oC (năm 2011) đến 24,6oC (năm 2010). Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, tháng 7. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan