Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá tác động môi trường cho dự án cầu Cửa Đại - TP Hội An...

Tài liệu Đánh giá tác động môi trường cho dự án cầu Cửa Đại - TP Hội An

.PDF
50
158
128

Mô tả:

Đồ án tổng hợp Trang 1 Tên đề tài ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG CHO DỰ ÁN CẦU CỬA ĐẠI - TP HỘI AN GVHD: Phạm Phú Song Toàn SVTH : Văn Phú Yên Lớp : 08MT GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1 Xuất xứ của dự án ......................................................................................... 4 2. Mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trường....................................... 4 3. Căn cứ pháp luật thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ................. 4 CHƢƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ........................................................... 1.1 Tên dự án ........................................................................................................ 6 1.2 Chủ dự án ........................................................................................................ 6 1.3 Mô tả dự án ..................................................................................................... 6 1.4 Nội dung chủ yếu của dự án ............................................................................ 8 CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI............................................................................................10 2.1 Điệu kiện tự nhiên và môi trường ...................................................................10 2.1.1 Đặc điểm địa chất thủy văn ....................................................................10 2.1.2 Điều kiện khí hậu ...................................................................................11 2.2 Hiện trạng môi trường tự nhiên gần khu vực dự án .........................................12 2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí ...........................................................12 2.2.2 Hiện trạng môi trường nước ...................................................................13 2.2.3 Hiện trạng môi trường đất ......................................................................14 2.2.4 Môi trường sinh thái...............................................................................14 2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................14 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƢỜNG ...........................................................................................16 3.1 Các tác động từ hoạt động xây dựng ..............................................................16 3.1.1 Bụi.........................................................................................................16 3.1.2 Khí thải..................................................................................................17 3.1.3 Nước thải ...............................................................................................18 GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 3 3.1.4 Chất thải rắn ..........................................................................................20 3.1.5 Tác động của tiếng ồn- rung, nhiệt độ và các tác động khác ...................21 3.1.6 Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật .........................................................21 3.1.7 Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra .....................21 3.2 Các tác động khi dự án đi vào hoạt động ........................................................22 3.2.1 Bụi.........................................................................................................22 3.2.3 Nước thải ...............................................................................................23 3.2.4 Chất thải rắn ..........................................................................................23 3.2.5 Tiếng ồn ................................................................................................23 3.3 Đánh giá tác động đến các hoạt động kinh tế - xã hội ....................................24 CHƢƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƢỜNG .................................................26 4.1 Các phương án hạn chế tác động có hại trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................................26 4.2 Phương án khống chế ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng ...............................26 4.2.1 Những vấn đề chung ............................................................................26 4.2.2 Biện pháp an toàn khi làm việc với máy móc, thiết bị san lấp, ủi mặt bằng .............................................................................................................27 4.2.3 Biện pháp an toàn cháy nổ khi dùng điện ...............................................28 4.2.4 Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải ..........................................28 4.2.5 Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải và tiếng ồn trong quá trình thi công ..................................................................................................................28 4.2.6 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước .............................29 4.2.7 Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn ......................................29 4.2.8 Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến kinh tế - xã hội ...................30 4.2.9 Các biện pháp giảm thiểu khác ..............................................................30 GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 4 4.3 Các biện pháp phòng chống sự cố môi trường ................................................31 4.3.1 Chống cháy nổ ......................................................................................31 4.3.2 Hệ thống chống sét................................................................................31 4.3.3 Phòng chống thiên tai ............................................................................32 4.3.4 Sự cố sạt lở bờ ......................................................................................32 CHƢƠNG 5 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG .....................................................................................33 CHƢƠNG 6 CHƢƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG ..............................................................................................................35 6.1 Chương trình quản lý môi trường .....................................................................35 6.2 Chương trình giám sát môi trường ...................................................................35 6.2.1 Giám sát chất lượng nước ngầm .........................................................36 6.2.2 Giám sát chất lượng nước thải .............................................................36 6.2.3 Giám sát chất lượng nước biển ven bờ ...............................................36 6.2.4 Giám sát chất thải rắn..........................................................................36 CHƢƠNG 7 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ........................................37 7.1 Ý kiến của ủy ban nhân dân cấp phường Cẩm Thanh ........................................37 7.2 Ý kiến của ủy ban mặt trận phường Cẩm Thanh ...............................................37 CHƢƠNG 8 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ..............................................................................38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................42 PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................43 PHỤ LỤC 2 ...........................................................................................................46 PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................48 GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 5 MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án Ngày nay cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước nền kinh tế đang trên đà phát triển tăng trưởng và có xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đảng và nhà nước rất quan tâm tới đời sống của người dân lao động đặc biệt lả ở những nơi thường xảy ra nhiều thiên tai. Cầu Cửa Đại qua sông Thu Bồn nằm trên đường tránh lũ của dự án tổng thể sắp xếp dân cư ven biển. việc đầu tư thực hiện dự án nhằm: phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại thiên tai cho vùng ven biển khu vực xây dựng dự án; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực và mạng lưới đường ven biển của quốc gia, làm cơ sở để triển khai quy hoạch chi tiết cơ sở hạ tầng các khu dân cư lân cận, mở rọng và phát triển không gian đô thị, hiện đại hoá nông thôn; phát huy tối đa lợi thế và kích cầu đầu tư trên 10.000 ha đất của vùng ven biển nối với khu kinh tế mở Chu Lai và di sản văn hoá thế giới Phố cổ Hội An, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, du lịch. 2. Mục tiêu của báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) này tập trung vào các mục sau: - Xác định các tác động tiềm tàng của dự án tới môi trường trong quá trình thi công công trình. - Đánh giá và dự báo các tác động chính của của công trình đến môi trường trong và lân cận xung quanh dự án. - Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực,quan trắc và quản lý công trình về mặc môi trường. 3. Căn cứ pháp luật thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng - Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước công bố ngày 12/12/2005. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 6 trường. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 02/2003/QĐ- BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. - Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 22/02/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thu hồi đất cho Công ty TNHH Mùa Vàng thuê để xây dựng khu du lịch sinh thái Miền Chim Ngói tại khối Sơn Phô 2, phường Cẩm Châu, thị xã Hội An. - Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 16/4/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh diện tích thu hồi đất, cho thuê đất tại Quyết định số 661/QĐUBND ngày 22/02/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam. - Chỉ thị số 44/2007/CT-UBND ngày 27/11/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 7 CHƢƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên dự án Dự án Cầu Cửa Đại 1.2 Chủ dự án Ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển của tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. 1.3 Mô tả dự án Công trình cầu Cửa Đại được xây dựng bắc qua sông Thu Bồn thuộc xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên và xã Cẩm Thanh thành phố Hội An. Điểm đầu: giao với đường 603 A, tại ranh giới giữa Khu 2 và khu Tân Mỹ Tân Thịnh thuộc Khu tái định cư làng chài phường Cẩm An. Điểm cuối: tại xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, cách tuyến đường ĐT613 khoảng 1,5 km. + Quy mô đầu tư xây dựng: - Chiều dài toàn bộ tuyến (kể cả cầu): 18,3 km - Điểm đầu: giao với đường 603 A, tại ranh giới giữa Khu 2 và khu Tân Mỹ Tân Thịnh thuộc Khu tái định cư làng chài phường Cẩm An; - Điểm cuối: tại xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, cách tuyến đường ĐT613 khoảng 1,5 km - Hướng tuyến: Từ diểm đầu tuyến chạy về phía Nam theo hướng vuông góc với đường ven biển Đà Nẵng – Hội An, vượt qu sông Đế Võng và đường ven biển sông bằng cầu Km0+317 đến giao với đường quy hoạch của thành phố Hội An. Tuyến rẽ trái một góc xấp xỉ 900 và bám theo đường quy hoạch của thành phồ Hội An đến giao với đường Cửa Đại (ĐT 608) cách vị trí cống cầu Đỏ về phía Tây khoảng 50-80 m. Ở lý trình Km 3+800 tuyến cắt qua đê Pam và vượt sông Thu Bồn bằng cầu Cửa Đại. Từ phía Nam cầu Cửa Đại, tuýen chạy song song với bờ biển cách bờ biển khoảng 1,8 – 2,5 km qua địa phận xã Duy Nghĩa thuộc huyện Duy Xuyên và các xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình giao GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 8 với đường ĐT 613 tại Km16+850, tiếp tục kéo tới điểm cuối dự án Km 18+300 (cách đường ĐT 613 khoảng 1,5km) + Quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật: Phần cầu: - Quy mô: Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. - Tiêu chuẩn thiết kế: 22TCN272-05 - Tải trọng thiết kế: HL-93 - Tần xuất thiết kế: P = 1% - Tần xuất động đất thiết kế 500 năm tương ứng với hệ số gia tốc A=0,0324 - Khổ thông thuyền: + Cầu Cửa Đại: bề rộng thông thuyền B=50m, chiều cao tĩnh không thông thuyền H=20m (ứng với tần suất 5%) đáp ứng tiêu chuẩn sông thông thuyền cấp III và chiều cao tĩnh không cho thuyền du lịch hoạt động; + Cầu Km0+317 vượt sông Đế Võng: cáp ứng tiêu chuẩn thông thuyền cấp IV, bề rộng thông thuyền B = 40m, chiều cao tĩnh không thông thuyền H=6m (ứng với tần suất 5%) + Cầu Km2+065 vượt sông Cổ Cò: bề rộng thông thuyền B = 20m, chiều cao tĩnh không thông thuyền H=2,5m (ứng với tần suất 5%) - Quy mô mặt cắt ngang: + Cầu Của Đại, Cầu Km0+317, Cầu Km2+065: B=25m, với 04 làn xe chạy (4x3,5)m + phần người đi bộ (2x3)m + giải phân cách giữa (1,5)m + dải an toàn (4x0,75)m + lan can cầu (2x0,25)m; + Cầu Km9+527: mặt cắt ngang cầu gồm 02 cầu độc lập có tổng bề rộng mặt cầu: B = (18,5 + 1,5 + 18,5)m =38,5m; mặt cắt nagng mỗi cầu (18,5m) gồm: 02 làn xe chạy (2x3,5)m + phần lề đường 2,5 m + vỉa hè 7,5m + dải an toàn 0,75 – lan can cầu (0,5+0,25)m Phần đường: - Quy mô: Đường phố chính đô thị thứ yếu, vận tốc thiết kế V = 70Km/h. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 9 - Quy mô mặt cắt ngang: + Phân tuyến phía Bắc cầu Cửa Đại: B = 38m gồm: 04 làn xe chạy (4x3,5)m + phần lề đường (2x2,5)m + giải phân cách 2,5 m + dải mép (2x0,75)m + hè đường (2x7,5)m + Phân tuyến phía Nam cầu Cửa Đại: B = 138m gồm: 04 làn xe chạy (4x3,5)m + phần lề đường (2x2,5)m + giải phân cách 2,5 m + dải mép (2x0,75)m + hè đường (2x7,5)m + dải cây xanh hai bên (2x50)m. 1.4 Nội dung chủ yếu của dự án Cầu Cửa Đại là một trong 29 hạng mục công trình thuộc dự án tổng thể hướng đến mục tiêu sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển Quảng Nam. Có trên 10.000 hộ dân với hơn 40.000 người sẽ di dời giải toả, sắp xếp chỉnh trang. Dự án cầu Cửa Đại hoàn thành sẽ tạo dựng mối liên kết GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 10 giao thông huyết mạch giữa các địa phương dọc ven biển miền Trung, từ Đà Nẵng, đi Hội An, qua Khu Kinh tế mở Chu Lai đến Khu Kinh tế Dung Quất. Từ đó tạo nên động lực giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Công trình cầu Cửa Đại cũng được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội các vùng nghèo phía Đông tỉnh Quảng Nam Cầu Cửa Đại nằm ở vị trí quan trọng nối kết hai địa phương có di sản văn hóa là Hội An và Mỹ Sơn trên tuyến du lịch ven biển từ cố đô Huế qua Đà Nẵng, Quảng Nam và chạy dài đến Khu kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là một công trình không những có ý nghĩa về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai mà còn có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 11 CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng: Thành phố Hội An nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Nam. Toạ độ địa lý: nằm ở 15o15’26’’ đến 15o55’15’’ vĩ Bắc và từ 108 o17’08” đến 108o23’10’’ kinh Đông. Phía Bắc, phía Tây giáp huyện Điện Bàn; phía Đông Bắc giáp biển Đông; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên. 2.1.1 Đặc điểm địa chất thủy văn Sông ngòi và nguồn nước mặt Có hai dòng sông có thể sử dụng để làm nguồn nước mặt cấp cho Hội An đó là sông Thu Bồn và sông Vĩnh Điện Sông Hội An ( là đoạn cuối của sông Thu Bồn) chảy qua Hội An từ Tây sang Đông ra biển tại cửa Đại. Sông Thu Bồn là sông rất lớn có lưu lượng lũ max Qmax= 7.660 m3/s (30/10/1983), Qmin=14,6m3/s (17/08/1977), Sông Thu Bồn phần chảy qua thị xã Hội An bị nhiễm mặn hoàn toàn. Độ nhiễm mặn trung bình đo được ở Hội An là 12% rất ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân. Do vậy nước ngọt ở Hội An là rất cần và quý. Là đoạn cuối của sông Thu Bồn, chảy ra biển Đông ở Cửa Đại. Kể từ giao thuỷ, sông Hội An có các đặc trưng sau đây : + Chiều dài : 185km + Chiều rộng : 120 - 240 m, đoạn qua thị xã rộng 200m + Diện tích lưu vực : 3.510 km2 + Lưu lượng nước bình quân : 232 m3/s + Lưu lượng lũ bình quân : 5.430 m3/s + Lưu lượng kiệt nhất : Qmin=14,6m3/s + Mực nước ứng với lưu lượng bình quân : + 0,76 + Mực nước bình quân mùa lũ : +2,48 + Mực nước ứng với lưu lượng kiệt : +0,19 GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 12 Sông Vĩnh Điện được nối với sông Hàn ở phía Bắc và sông Thu Bồn ở phía Nam. Đây là nguồn nước sinh hoạt của thị xã Hội An và thị trấn Vĩnh Điện, đồng thời là nguồn nước tưới cho các vùng nông nghiệp. Tuy nhiên sông Vĩnh Điện bị nhiễm mặn khá sâu lên gần đến thị trấn Vĩnh Điện, và cạn về mùa kiệt, Sông Vĩnh Điện có Qmin = 3,88(m3/s). Sông Cổ Cò - Đế Võng vốn là một lòng sông cổ nối Đà Nẵng và Hội An. Do ảnh hưởng của thuỷ triều, dòng sông này đã bị bồi lấp nhiều đoạn và từ năm 1943 đã bị tắc, trở thành một dòng sông chết. Đoạn phía Bắc là nguồn nước tưới cho vùng lúa xung quanh khu vực Non nước ( Đà Nẵng), đoạn phía Nam chảy ra Cửa Đại - Hội An. Nguồn nước dưới đất Theo tài liệu nghiên cứu địa chất thủy văn của khu vực thị xã Hội An của Công ty nước ngầm II thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được hội đồng đánh giá trữ lượng Quốc gia phê chuẩn : - Tầng A : Q=3.670 m3/ngày. - Tầng B : Q=3.127 m3/ngày. - Tầng C : Q=1.054 m3/ngày. Như vậy trữ lượng khai thác cấp nước là 6.797 m3/ngày Biển chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều lên xuống 2 lần trong ngày, biên độ 0,6m. Mùa khô biển xâm nhập vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng nhiễm mặn tới nguồn nước. Bờ biển có hiện tượng xói lở do sóng biển, đặc biệt là vùng bãi biển Cẩm An. 2.1.2 Điều kiện khí hậu. Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ : + Nhiệt độ trung bình năm 25,60C. + Nhiệt độ cao nhất trung bình 29,80C. + Nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,70C. + Ngày nóng nhất nhiệt độ đạt tới 40,90C. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 13 Gió : + Hướng gió toàn năm : Đông Nam. + Hướng gió thịnh hành mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 : Đông. + Hướng gió mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 : Bắc và Tây Bắc. Bão: Quảng Nam nói chung là nơi chịu ảnh hưởng rất mạnh của bão, áp thấp nhiệt đới. Bão, áp thấp thường xuất hiện váo tháng 9, 10, 11 thường kéo theo những trận mưa lớn. Trung bình hàng năm khu vực có từ 2 - 3 cơn bão. Bão ở khu vực thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11. Trong năm 2006 có 2 cơn bão lớn ảnh hưởng đến khu vực miền trung là Chanchu và Xangsane, trong đó bão Xangsane đã đổ bộ vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp đến địa phận khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng với sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp 12, giật trên cấp 12 và đã gây thiệt hại rất lớn đối với người và tài sản. Mưa : +Lượng mưa trung bình năm 2066 (mm). +Số ngày mưa trung bình là 147 (ngày). +Lượng mưa ngày lớn nhất 332 (mm). Độ ẩm : + Độ ẩm tương đối trung bình là 82%. + Độ ẩm tương đối thấp nhất là 75% Nắng : + Số giờ nắng trung bình năm 2158 (giờ/năm). 2.2 Hiện trạng môi trƣờng tự nhiên gần khu vực dự án Vị trí của dự án nằm ở xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên và xã Cẩm Thanh thành phố Hội An. 2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí Khu vực triển khai dự án nằm ở vùng ven biển, nơi đây còn sơ khai chưa có các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nên nhìn chung môi trường không khí còn trong lành. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 14 Chất lượng không khí ở gần khu vực dự án là rất tốt. Nhưng trong quá trình xây dựng thi bụi đang là vấn để cấp bách, việc gia tăng các phương tiện giao thông trong quá trình xây dựng gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Nồng độ chì, khí CO khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những người dân và công nhân thi công. Trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng, gạch ngói … Tùy theo điều kiện chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến. 2.2.2 Hiện trạng môi trường nước Việc đánh giá môi trường nước tại khu vực dự án được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra chất lượng nước hiện tại có đảm bảo các tiêu chuẩn quy định phục vụ cho hoạt động du lịch và có nguy cơ bị ô nhiễm trong thời gian tới hay không. * Môi trường nước mặt: Chất lượng nước sông tại phường Cẩm Thanh, thị xã Hội An hiện nay đang chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: - Do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, nước thải từ các cơ sở sản xuất và nước mưa chảy tràn trên địa bàn phường đổ ra mà chưa qua xử lý. - Do rác thải của người dân sống dọc bờ sông thải ra. - Do hoạt động của ghe thuyền đi lại trên sông thải ra dầu cặn và nước thải chứa dầu. Vì vậy, nước sông dễ có nguy cơ bị ô nhiễm nếu lượng thải ra vượt quá khả năng tự làm sạch của sông, nhất là vào mùa khô, khi lưu lượng và tốc độ dòng chảy của sông thấp. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 15 * Môi trường nước ngầm: Chất lượng nước ngầm tại khu vực gần dự án hiện nay chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Kim loại nặng (Zn) có phát hiện nhưng chỉ ở dạng vết và nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, kết quả khảo sát chỉ tiêu coliform cho thấy nước ngầm trong khu vực có tiềm ẩn khả năng ô nhiễm vi sinh. 2.2.3 Hiện trạng môi trường đất Đặc điểm địa hình khu vực dự án có nhiều chỗ thấp trũng và đây là nơi tập trung nước chảy từ các vùng có địa hình cao hơn đổ về, nhất là vào mùa mưa, do vậy môi trường đất tại đây ít nhiều bị ảnh hưởng do các chất ô nhiễm trong nước thấm vào đất. 2.2.4 Môi trường sinh thái: - Hệ sinh thái trên cạn: Tại khu đất của dự có rất nhiều cây dừa, bạch đàn và các cánh đồng lúa, hoa màu. Dự án sẽ tận dụng giữ lại một số cây dừa sẵn có để tạo nên hình ảnh hiện thực, tô điểm cảnh quan kiến trúc, đồng thời phát triển thêm một số cây trồng mới cho phù hợp với thiết kế. - Hệ sinh thái dưới nước: Có chủng loại khá phong phú, bao gồm các loài cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, các loài giáp sát nhỏ, các phiêu sinh vật. Tại khu vực dự án không có các hoạt động nuôi tôm, cá của người dân trong vùng. 2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội - Về sản xuất: Ngành nghề chính của dân cư trong vùng bao gồm: + Sản xuất nông nghiệp. + Nuôi trồng thủy sản (trong đó chủ yếu là nuôi tôm). + Thương mại - du lịch - dịch vụ. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 16 - Y tế, giáo dục: Tại phường Cẩm Thanh hiện nay đã xây dựng các trường mẫu giáo, cấp 1 và cấp 2 để phục vụ cho nhu cầu học tập của con em trong vùng. Về y tế, phường đã có một trạm y tế với khoảng 12 giường bệnh, tạo điều kiện cho người dân được hưởng đầy đủ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. - Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng tại phường Cẩm Thanh tương đối phát triển do được đầu tư để phát triển các ngành du lịch, dịch vụ. Mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, hầu hết các tuyến đường đều đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Hiện nay, một số khối phố của phường Cẩm Thanh đã được dùng nước sạch của Nhà máy nước Hội An. Vấn đề vệ sinh môi trường được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức. Tình hình an ninh, trật tự xã hội được bảo đảm. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 17 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƢỜNG 3.1 Các tác động từ hoạt động xây dựng: Trong giai đoạn này các tác nhân ô nhiễm chủ yếu là bụi, khí thải từ hoạt động của các máy móc xây dựng, nước thải sinh hoạt. Các nguồn ô nhiễm chính sau: 3.1.1 Bụi - Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu trong giai đoạn xây dựng là bụi, bao gồm bụi đất đá, bụi xi măng, bụi trong khói thải … trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm nhà máy lượng bụi có thể phát sinh như sau: - Bụi đất, cát từ quá trình san nền, bốc dở vật liệu xây dựng, xây dựng các hạng mục hoạt động của các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc xây dựng …thành phần của bụi bao gồm chủ yếu là các vật liệu thô, kích thước lớn hơn nên khả năng phát tán xa là ít, chỉ có tác động cục bộ. - Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động. Tác hại của bụi Bụi phát sinh trong các công đoạn thi công xây dựng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đối với con người và môi trường. Bụi sẽ hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời làm giảm độ trong của khí quyển, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bụi còn bám vào bề mặt các công trình, thiết bị làm mất mỹ quan, có thể gây ăn mòn kim loại. Ngoài ra,các loại bụi này có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, tăng độ đục. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 18 Đối với thực vật, bụi có tác động xấu tới quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật. 3.1.2 Khí thải - Khí thải có các khí độc như SO x, NOx, CO, hơi hydrocacbon phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng. - Khí thải từ động cơ, mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài quãng đường đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu sử dụng, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm áp dụng. Trong thời gian thi công xây dựng, phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe tải hạng nặng. - Khí thải từ các hoạt động cơ khí, trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Tác hại của khí CO2 Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm chỗ của oxy. Ngoài ra, khí CO2 cũng là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính sự gia tăng nhiệt độ không khí, làm tăng mực nước biển, tạo ra sự rối loạn về khí hậu… gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người. Tác hại của SO2 Đối với môi trường: SO2 được xem là chât gây ô nhiễm nhât trong họ sunfur oxit. Khí SO2 là khí không màu, không cháy, có vị hăng cay. Do quá trình tác dụng quang hóa học hay một xúc tác nào đó mà khí SO2 bị oxy hóa và biến thành khí SO3 trong khí quyển. Chúng lại tác dụng với hơi nước trong không khí ẩm ướt và biến thành axit sunfuaric hay các muối sulfate, chúng sẽ nhanh chóng tách khỏi khí quyển và rơi xuống đất nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng. GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 19 Đối với sức khỏe: SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng các axit, do dễ tan trong nước nên SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu qua quá trình tuần hoàn. Tác hại của hydrocacbon Hydrocacbon thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiêm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi… 3.1.3 Nước thải Nước mưa chảy tràn sẽ làm suy giảm chất lượng nước mặt, tăng độ đục của nước, gây bồi lắng và ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Đặc biệt, nước mưa chảy tràn qua các khu vực tồn trữ nhiên liệu phục vụ xây dựng có thể bị nhiễm dầu. Nước mưa chảy tràn qua khu vực công trình cuốn theo đất, cát , rác thải. Nước thải và chất thải sinh hoạt từ lực lượng công nhân xây dựng, do dự án thường xuyên tập trung một lượng công nhân tham gia thi công. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chủ yếu các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan và vi khuẩn.Các chất này có thể gây ô nhiễm chất lượng nước và môi trường quanh khu vực dự án nếu không co biên pháp quản lý tốt. Nước thải thi công Trong quá trình thi công xây dựng còn phát sinh nước thải súc rửa thiết bị, bồn chứa, nước thải thử thủy lực các xiclon. Nước thải thi công có chứa cặn rắn lơ lửng và có thể có dầu mỡ. Lượng nước thải này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước trong khu vực. Đánh giá ảnh hưởng của các chất ô nhiễm trong nước thải GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên Đồ án tổng hợp Trang 20 Trong nước thải sinh hoạt, nước thải thi công có chứa một số chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, dần có thể làm giảm pH, tăng độ màu và tăng nồng độ các chất ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Các tác nhân có tính axit và kiềm có khả năng làm chết thủy sinh, ức chế hoặc ngăn cản quá trình làm sạch. Sau đây là tác động của các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất ở khu vực dự án: - Nhiệt độ Nhiệt độ giữ vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong tự nhiên không ở đâu nhiệt độ lại có tác động mạnh mẽ như trong môi trường nước. Những thay đổi về nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất lượng nước. Các mắc xích liên quan trong các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước rất nhạy cảm với nhiêt độ. Nhiệt độ là yếu tố quyết định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái. - Tác động của Crom Crom tạo thành các hợp chất có hóa trị 2+,3+,6+. Xét về độc tính gây ung thư, Cr 6+ thuộc nhóm 1 còn Cr 3+ thuộc nhóm 3, có khả năng gây viêm da, kích thích niêm mạc, Cr 6+ gây đột biến đối với vi sinh vật và các tế bào động vật hữu nhũ, làm biến mất hình thái tế bào, ức chế sự tổng hợp bình thường ADN, làm sai lệch các nhiễm sắc thể. - Tác động của dung môi hữu cơ Clo Có khả năng gây ung thư, với khả năng xâm nhập vào cơ thể 100% theo đường nước uống. - Tác động của các chất hữu cơ Ô nhiễm hữu cơ có thể dẫn đến suy giảm oxy hòa tan trong nước (DO) do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. - Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P) GVHD:Phạm Phú Song Toàn SVTH: Văn Phú Yên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng