Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác động của việc thiết lập khu bảo tồn biển đến phúc lợi của ngư dân đ...

Tài liệu đánh giá tác động của việc thiết lập khu bảo tồn biển đến phúc lợi của ngư dân địa phương

.PDF
71
174
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGÔ DUY KHIÊM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẾN PHÚC LỢI CỦA NGƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGÔ DUY KHIÊM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẾN PHÚC LỢI CỦA NGƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 8310105 Quyết định giao đề tài: 1066/QĐ-ĐHNT ngày 16/11/2015 Quyết định thành lập HĐ: 886/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018 Ngày bảo vệ: 28/8/2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá tác động của việc thiết lập khu bảo tồn biển đến phúc lợi của ngư dân địa phương – Nghiên cứu trường hợp khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Ngô Duy Khiêm iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học và các quý Thầy, Cô giảng dạy chương trình. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Quách Thị Khánh Ngọc đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Phòng, Ban, Lãnh đạo và các bạn bè, đồng nghiệp tại thành phố Nha Trang đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi thực hiện thành công đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 02 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Ngô Duy Khiêm iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ..........................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................................3 1.6.1. Về mặt khoa học ...................................................................................................3 1.6.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................................4 1.7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................5 2.1. Các khái niệm liên quan ..........................................................................................5 2.1.1. Khái niệm khu bảo tồn .........................................................................................5 2.1.2. Khu bảo tồn biển ..................................................................................................5 2.1.3. Mục tiêu của các khu bảo tồn biển ......................................................................6 v 2.1.4. Khái niệm về phúc lợi và mối liên quan với hệ sinh thái .....................................9 2.1.5. Phúc lợi của ngư dân từ quan điểm nghề cá .......................................................13 2.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ...............................14 2.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ...............................................................14 2.2.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước .....................................................................15 2.3. Khung phân tích của nghiên cứu ...........................................................................16 Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................17 3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ...........................................................................17 3.1.1. Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang ....................................................................17 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ dân trong Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang ....20 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................21 3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ..................................................................................21 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................23 3.3. Loại dữ liệu thu thập ..............................................................................................24 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................................24 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................................24 3.4. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................................25 Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................25 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................26 4.1. Hiện trạng đa dạng sinh học tại KBTB vịnh Nha Trang .........................................26 4.1.1. Đa dạng sinh học biển ........................................................................................26 4.1.2. Hệ sinh thái rạn san hô ......................................................................................28 4.1.3. Thành phần thủy sản được khai thác .................................................................30 4.2. Tác động của KBTB đến phúc lợi của ngư dân địa phương ................................31 4.2.1. Sự thay đổi trong phương tiện đánh bắt của ngư dân trong vịnh Nha Trang ....31 4.2.2. Sự thay đổi việc làm của ngư dân địa phương ..................................................33 vi 4.2.3. Thu nhập và thay đổi thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản .....................35 4.2.4. Quản lý và sự chấp hành các quy định của KBTB ............................................37 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................................41 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NÂNG CAO PHÚC LỢI CHO CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN XUNG QUANH KBTB NHA TRANG ..................................................................................44 5.1. Gợi ý chính sách ....................................................................................................44 5.2. Kết luận và kiến nghị .............................................................................................48 5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................52 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý CRSD : Dự án bảo vệ nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững DANIDA : Tổ chức Phát triển quốc tế Đan Mạch GEF : Quỹ Môi trường Toàn cầu GPS : Hệ thống định vị vệ tinh IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTB : Khu bảo tồn biển MEA : Báo cáo đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ SWOT : Công cụ phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các ngành nghề khai thác thủy sản trên các khóm đảo vịnh Nha Trang .....20 Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa tổng thể và kích thước mẫu .............................................23 Bảng 3.3. Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra ..........................................................24 Bảng 4.1. Tỷ lệ (%) thành phần đánh bắt ...................................................................31 Bảng 4.2. Phân phối số người trả lời theo khu vực nghiên cứu ...................................33 Bảng 4.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ đánh bắt thủy sản ...............................34 Bảng 4.4. Cơ cấu nghề nghiệp tại vịnh Nha Trang ......................................................35 Bảng 4.5. Sản lượng và doanh thu bình quân trên một chuyến biển ............................35 Bảng 4.6. Đánh giá của ngư dân về sản lượng thủy sản ...............................................36 Bảng 4.7. Tổng hợp số vụ vi phạm quy chế KBTB vịnh Nha Trang về khai thác thủy sản các năm ...................................................................................................................40 ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Các loại hình khu bảo tồn ..............................................................................5 Sơ đồ 2.2. Các loại hình KBTB ......................................................................................6 Sơ đồ 2.3. Khung phân tích của nghiên cứu .................................................................16 Hình 2.1. Mối liên hệ giữa Hệ sinh thái và phúc lợi con người ...................................13 Hình 4.1. Rạn san hô tại vịnh Nha Trang .....................................................................27 Hình 4.2. Độ phủ san hô cứng (%) trên tổng diện tích rạn san hô 1994 - 2010 ...........28 Hình 4.3. Độ phủ san hô Acropora và san hô khác ở Hòn Miễu, 2001 - 2010 ............29 Hình 4.4. Độ phủ cao của san hô sống Porites (cận cảnh) và Montipora spp., Đông Bắc Hòn Tre .........................................................................................................................30 Hình 4.5. Biến động tàu cá trong vịnh Nha Trang qua các năm ..................................31 Hình 4.6. Biến động số lượng tàu cá đóng mới tại vịnh Nha Trang qua các năm .......32 Hình 4.7. Tình hình du khách đến tham quan các đảo trong KBTB vịnh Nha Trang 1995 - 2014 ...................................................................................................................34 Hình 4.8. Khu Du lịch Hòn Tằm và Vinpearl Land Nha Trang ...................................35 Hình 4.9. Nhận thức về tác động của KBTB từ những quan điểm khác nhau .............38 Hình 4.10. Số lượng các vụ vi phạm khai thác thủy sản trong KBTB qua các năm ....40 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Khu bảo tồn biển là một công cụ quản lý tài nguyên được sử dụng để làm chậm lại và cuối cùng đảo ngược quá trình suy giảm hệ sinh thái ven biển. Trên thế giới, các nhà khoa học đã nhận ra giá trị của khu bảo tồn biển, đặc biệt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong việc cải thiện sức khỏe hệ sinh thái, bao gồm sự tồn tại và phát triển của ngành thủy sản (NCEAS, 2001). Trong số các khu bảo tồn đang hoạt động ở nước ta thì Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam được xem là khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc tế vì nó có số loài san hô tương tự như ở các trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc thiết lập khu bảo tồn biển sẽ có tác động đến sinh kế và phúc lợi của người dân xung quanh khu bảo tồn, đặc biệt là cộng đồng ngư dân địa phương, do đó mục tiêu của đề tài này là nhằm đánh giá tác động của khu bảo tồn biển đến các yếu tố cấu thành phúc lợi của cộng đồng ngư dân địa phương mà cụ thể là ngư dân sống và sinh hoạt xung quanh phạm vi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. Luận văn sẽ tập trung trên các khía cạnh liên quan đến phúc lợi của ngư dân: i) tiếp cận nguồn tài nguyên (thể hiện qua sự thay đổi ngư trường đánh bắt); ii) việc làm; iii) thu nhập; và iv) nhận thức của ngư dân về việc quản lý và chấp hành của quy định của khu bảo tồn biển. Những chỉ số này sẽ được coi như là sự đóng góp của khu bảo tồn biển và các tác động của các khu bảo tồn biển đến đời sống của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc thiết lập khu bảo tồn biển mang lại nhiều lợi ích cho hệ sinh thái rạn san hô và bảo vệ các loài thủy sản, điều này được sự thừa nhận của chính các ngư dân địa phương, đồng thời cũng mang đến nhiều lựa chọn sinh kế cho họ thông qua hoạt động du lịch sinh thái hoặc tiêu thụ các loài thủy sản đánh bắt được. Tuy nhiên khu bảo tồn biển lại tác động rất lớn đến khía cạnh phúc lợi khác của ngư dân địa phương đặc biệt là việc ngư dân phải đóng mới các tàu cá với công suất lớn hơn, to hơn để đi được dài ngày hơn do phải thay đổi ngư trường đánh bắt; cơ cấu việc làm của ngư dân cũng thay đổi, có sự chuyển dịch sang nghề khác như du lịch sinh thái và buôn bán nhỏ. xi Qua khảo sát của nghiên cứu, 72,55 % ngư dân đánh giá việc thành lập KBTB làm cho thu nhập của họ giảm nhiều và 63,73% nhận thấy sản lượng cá đánh bắt được hiện tại giảm nhiều so với 4 - 5 năm trước đây. Bên cạnh đó, đa số ngư dân cho rằng việc chấp hành các quy định của khu bảo tồn biển chỉ ở mức tương đối và các nhà quản lý của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào việc xây dựng và quản lý khu bảo tồn biển. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định và rút ra kết luận của vấn đề nghiên cứu. Từ khóa: Đánh giá tác động, việc thiết lập khu bảo tồn biển, phúc lợi, ngư dân địa phương, nghiên cứu trường hợp khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu Khu bảo tồn biển (KBTB) là một công cụ quản lý tài nguyên được sử dụng để làm chậm lại và cuối cùng đảo ngược quá trình suy giảm hệ sinh thái ven biển. Trên thế giới, các nhà khoa học đã nhận ra giá trị của KBTB, đặc biệt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong việc cải thiện sức khỏe hệ sinh thái, bao gồm sự tồn tại và phát triển của ngành thủy sản (NCEAS, 2001). Vào tháng 5 năm 2010, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 742 về việc thành lập 16 KBTB như một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Trong 16 khu này, có 9 khu đã được chính thức phân ranh giới. Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập năm 2001 nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học biển và góp phẩn cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương. Để khu bảo tồn có thể đạt được các mục tiêu đặt ra đã có nhiều quy định được thực thi. Gần đây, nhằm bảo vệ tốt hơn nữa các hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản trong Khu bảo tồn biển, Quy chế quản lý vịnh Nha Trang đã được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa ban hành tại Quyết định số 3363/QĐUBND ngày 09/12/2014. Trong đó, phạm vi bảo vệ gồm có 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là toàn bộ khu vực phía Đông, Đông Nam Hòn Tre, từ Đầm Báy trở ra Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Cau và Hòn Vung, bao gồm các khu phục hồi và bảo tồn rừng trên các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo có giới hạn từ mép nước chân đảo (mức thủy triều thấp nhất) ra phía biển 300 mét; Phân khu phục hồi sinh thái là các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo: Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miễu và phần còn lại của đảo Hòn Tre có giới hạn từ mép nước chân đảo (mức thủy triều thấp nhất) ra phía biển 300 mét và vùng nước 300 mét bao quanh các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phát triển là những phần còn lại của vịnh Nha Trang, bao gồm vùng biển và đất liền xác định theo tọa độ, ranh giới được quy định tại Quyết định số 738/QĐ-UB ngày 21 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc xác định ranh giới vịnh Nha Trang. Qua các cuộc nghiên cứu cho thấy KBTB giúp hỗ trợ các nguồn sinh kế thay thế bằng cách thúc đẩy việc sử dụng bền vững tài nguyên ven biển như du lịch sinh thái (Agardy, 1993), quy hoạch KBTB đang được tiến hành tại rất nhiều quốc gia với 1 những kết quả khả quan, có lợi cho các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái (Samonte et al, 2010; Palumbi, 2002). Tuy nhiên, việc thiết lập KBTB cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến các khía cạnh phúc lợi của cộng đồng dân cư trong các KBTB nói chung và của ngư dân nói riêng đặc biệt là do việc quy hoạch phân khu bảo vệ. Việc xác định giá trị và ảnh hưởng của KBTB đối với phúc lợi của ngư dân ven biển là bước đầu tiên để bảo vệ và quản lý các hệ sinh thái cũng như thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế và để đánh giá ảnh hưởng của KBTB đến cộng đồng ngư dân địa phương cần có sự đánh giá đúng đắn trên nhiều phương diện khác nhau. Xuất phát từ những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của việc thiết lập khu bảo tồn biển đến phúc lợi của ngư dân địa phương - Nghiên cứu trường hợp khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang” là cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm đánh giá tác động của việc thiết lập KBTB vịnh Nha Trang đến đến phúc lợi của cộng đồng ngư dân địa phương, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách để nâng cao phúc lợi cho ngư dân và kết nối họ với việc bảo vệ đa dạng sinh học tại KBTB. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng về hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. - Đánh giá tác động của việc thiết lập khu bảo tồn biển đến phúc lợi của cộng đồng ngư dân tại KBTB vịnh Nha Trang. - Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm củng cố việc bảo tồn nguồn lợi và kết nối ngư dân trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao phúc lợi của họ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Hệ sinh thái biển thay đổi như thế nào từ khi khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang được thành lập? - Phúc lợi của ngư dân địa phương bị ảnh hưởng như thế nào từ việc thiết lập khu bảo tồn biển? - Cần có những chính sách gì để cải thiện, nâng cao phúc lợi cho cộng đồng ngư dân quanh khu bảo tồn? 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Những tác động của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đến phúc lợi của ngư dân địa phương. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi như sau: - Về không gian: Thực hiện nghiên cứu tại các địa phương xung quanh khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, bao gồm 05 đảo: Bích Đầm, Hòn Một, Trí Nguyên, Đầm Báy và Vũng Ngán. - Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 07/2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả điều tra, thu thập các thông tin cần thiết thông qua bảng câu hỏi khảo sát các ngư dân sống trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định tính và phương pháp phân tích thống kê. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, thu được 102 mẫu có ý nghĩa, đầy đủ dữ liệu. Sau khi lưu vào máy tính, dữ liệu sẽ được phân tích sử dụng các hàm thống kê như hàm Sum, Average… và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi tiến hành phân tích, so sánh. 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.6.1. Về mặt khoa học Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các khu bảo tồn nói chung và khu bảo tồn biển nói riêng, hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo cách tiếp cận kinh tế. Thứ hai, đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan, các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của đề tài, gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác. Thứ ba, từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, đề tài nghiên cứu sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của khu bảo tồn biển đến phúc lợi cộng đồng ngư dân sống tại khu vực khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. 3 1.6.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, đề tài khái quát về hiện trạng hoạt động khu bảo tồn biển, hoạt động đánh bắt thủy hải sản của ngư dân sống tại khu vực vịnh Nha Trang. Thứ hai, đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu bảo tồn biển đến phúc lợi của cộng đồng ngư dân đánh bắt thủy hải sản sống ở khu vực vịnh Nha Trang. Thứ ba, từ kết quả nghiên đánh giá thực trạng , tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách, nhằm nâng cao phúc lợi cho cộng đồng ngư dân địa phương đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ khu bảo tồn biển. Thứ tư, đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học cho các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là nền tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. 1.7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được chia làm 5 chương chính như sau: - Chương 1: Giới thiệu: Chương này xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về khái niệm khu bảo tồn, khái niệm khu bảo tồn biển, mối quan hệ hệ sinh thái và phúc lợi con người, một số nghiên cứu về phúc lợi con người. Bên cạnh đó, chương cũng tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài, mô hình nghiên cứu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày khái quát về địa bàn nghiên cứu, quy trình và cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu/quy mô mẫu, loại dữ liệu, cách thu thập dữ liệu và các công cụ phân tích dữ liệu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày khái quát về hiện trạng đa dạng sinh học của vịnh Nha Trang, mô tả mẫu nghiên cứu, thống kê mô tả nhân khẩu học. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích các ảnh hưởng của khu bảo tồn biển tới phúc lợi cộng đồng ngư dân địa phương tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. - Chương 5: Một số gợi ý chính sách nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao phúc lợi cho cộng đồng ngư dân xung quanh KBTB Nha Trang: Chương này gợi ý một số chính sách để bảo tồn đa dạng sinh học của KBTB vịnh Nha Trang và nâng cao phúc lợi cho cộng đồng ngư dân địa phương đồng thời đưa ra kết luận và khuyến nghị. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm khu bảo tồn Theo IUCN (1994): “Khu bảo tồn là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ da dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác”. Các loại hình khu bảo tồn: Theo báo cáo quốc gia của Việt Nam về các khu bảo tồn và phát triển thì khu bảo tồn bao gồm 05 loại: Khu rừng đặc dụng, Đất ngập nước, Khu bảo tồn biển, Khu di sản thế giới, Khu dự trữ sinh quyển. Khu bảo tồn Khu rừng đặc dụng Vườn quốc gia Đất ngập nước Khu bảo tồn thiên nhiên Khu bảo tồn biển Khu di sản thế giới Khu dự trữ sinh quyển Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Sơ đồ 2.1. Các loại hình khu bảo tồn 2.1.2. Khu bảo tồn biển Hiện nay, có khá nhiều tổ chức đưa ra các định nghĩa khác nhau về KBTB. Theo tổ chức bảo tồn thế giới IUCN (1988) một KBTB được định nghĩa như sau: “ Một khu vực nào đó thuộc vùng triều hoặc dưới triều, cùng khối nước phía trên và các khu hệ động, thực vật, các đặc điểm lịch sử và văn hóa đi kèm được bảo hộ bởi pháp luật hoặc các biện pháp tích cực nhằm bảo vệ một phần hoặc toàn bộ môi trường tại đó” 5 Khu bảo tồn biển bao gồm một vùng biển (thường gồm những vùng đất và những vùng ven biển) được quản lý thông qua một hệ thống pháp lý và những phương tiện quản lý hiệu quả khác nhằm bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học hoặc nguồn lợi tự nhiên và các giá trị về văn hóa trong vùng. Theo Nghị định số 27 của Chính phủ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản, KBTB được định nghĩa như sau: Khu bảo tồn biển là vùng biển được xác định (kể cả đảo có trong vùng biển đó) có các loài động vật, thực vật, có giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế về khoa học, giáo dục, du lịch, giải trí được bảo vệ và quản lý theo quy chế của khu bảo tồn. Khu bảo tồn biển trong Quy chế tạm thời quản lý KBTB Hòn Mun được hiểu: Là một vùng biển mà đa dạng sinh học cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các đặc điểm lịch sử, văn hóa đi kèm được quản lý, duy trì và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 57/2008/NĐ-CP: KBTB có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế được phân loại thành: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh. Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Khu bảo tồn loài, sinh cảnh Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh Sơ đồ 2.2. Các loại hình KBTB 2.1.3. Mục tiêu của các khu bảo tồn biển Các khu bảo tồn biển được thành lập nhằm đạt được rất nhiều những mục tiêu khác nhau. Mục tiêu chung chủ yếu hiện nay là: - Bảo tồn đa dạng sinh học là một mục tiêu của các khu bảo tồn biển, nếu không xét đến sự mở rộng đặc biệt về giải trí của chúng. Bảo tồn đa dạng là quan trọng như nhau đối với việc duy trì các loài bản xứ, giúp để duy trì tính toàn vẹn của các quần xã sinh vật. 6 - Bảo tồn đa dạng gen: Các khu bảo tồn biển và ven bờ có thể giúp duy trì các ngân hàng gen theo một số cách. Chúng bảo vệ những loài bị nguy hiểm, bị đe dọa, loài hiếm, loài có giá trị như những nguồn gen Sự tuyệt chủng địa phương và sự suy yếu của quần thể đã được dẫn tới một phần là từ sự tàn phá nơi cư trú và do nhu cầu cao về những loài như cá voi, rùa, bò biển, một số thân mềm và san hô. Bảo tồn gen là quan trọng nhằm duy trì sự phù hợp của loài, với tất cả các quan hệ mật thiết về kinh tế và xã hội. - Bảo tồn các hệ sinh thái và duy trì các quá trình sinh học: Các khu bảo tồn biển có thể bảo tồn toàn bộ các hệ sinh thái duy nhất, đặc biệt phong phú về loài, đại diện của các đơn vị địa sinh, hoặc có khả năng sản xuất hải sản đặc biệt. Có thể có các hệ sinh thái duy nhất có đầy đủ các loài mà không nơi nào tìm thấy. Những hệ sinh thái này đại diện cho sự đầu tư tự nhiên có rủi ro cao của đa dạng sinh học và những nguồn gen có liên quan, tất cả chúng có thể bị mất đi nếu những nơi cư trú như thế bị phá hủy. Các hệ sinh thái giàu về loài - có tính đa dạng sinh học cao - đại diện cho sự đầu tư tốt vì nỗ lực bảo tồn. - Các khu bảo tồn biển giúp duy trì năng suất của các hệ sinh thái; giữ an toàn cho các quá trình sinh thái quan trọng bằng cách kiểm soát các hoạt động tàn phá hoặc phá hủy môi trường một cách tự nhiên. Một vài trong số các quá trình này là vật lý, như sự vân chuyển của nước, thức ăn, và sinh vật bởi trọng lực, sóng và dòng chảy. Những quá trình khác là quá trình khác là hóa học như hàm lượng và sự trao đổi khí và chất khoáng, và sinh học, như dinh dưỡng chuyển từ một mức dinh dưỡng sang một mức khác. Một số quá trình, như chu kỳ dinh dưỡng, có tất cả 3 loại. Những quá trình này duy trì tính toàn vẹn và năng suất hệ sinh thái. - Khu bảo tồn biển giúp sử dụng nguồn lợi của nó một cách bền vững: Sử dụng bền vững đòi hỏi việc kiểm soát thu hoạch mỗi loài và những quần xã ở biển cùng với việc bảo tồn những nơi cư trú và các hệ sinh thái mà chúng phụ thuộc vào, để tính hữu ích hiện tại và tiềm năng của chúng với con người không bị giảm sút. Nguồn lợi nên được quản lý và để khả năng tự phục hồi không bị nguy hiểm. Sự quản lý như thế duy trì tiềm năng sinh học và củng cố tiềm năng kinh tế về lâu dài của nguồn lợi tự nhiên có thể phục hồi ở biển. - Bảo vệ những loài có giá trị về mặt thương mại: Một trong những điều quan trọng là duy trì năng suất cho ngành thủy sản- một ví dụ rõ ràng của một quá trình sinh 7 thái trực tiếp hỗ trợ cho phúc lợi kinh tế của con người. Các hệ sinh thái có khả năng sản xuất tự nhiên, như các rạn san hô và vùng của sông, cung cấp miễn phí những gì mà nghề nuôi hải sản tốn kém nhưng hiếm khi có thể đáp ứng được sản lượng cá liên tục. Ở nhiều nơi trên thế giới, hải sản cung cấp phần lớn protein động vật và sinh kế cho người dân. Ở Châu Phi, nghề thủy sản thủ công cung cấp số lượng lớn cá cho người dân địa phương, những thủy sản này được xem là bị khai thác một cách đầy đủ, với một số đang bị khai thác bên ngoài mức bền vững mà không có giới hạn nào để nuôi sống dân số ngày càng tăng. Vì nhu cầu ngày càng tăng với sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số, thủy sản không được quản lý một cách tiêu biểu cho sự bền vững; sự đóng góp của chúng đối với thực phẩm quốc gia và thu nhập là đang giảm và có lẽ sẽ tiếp tục giảm. Các KBTB có thể giúp làm bền vững những ngành thủy sản như thế. Việc bảo vệ những nơi cư trú nguy cấp có thể cần thiết để duy trì nguồn lợi thủy sản hoặc ngăn chặn “sự tuyệt chủng về mặt kinh tế” của các loài quan trọng về mặt thương mại. Nhiều loài có giá trị về mặt thương mại hiện không còn bị đe dọa với sự tuyệt chủng sinh học nhưng vì bị khai thác một cách nặng nề nên chúng có thể bị “đe dọa về mặt thương mại”. - Bổ sung vào những tập đoàn bị suy yếu: Những khu bảo tồn biển có thể góp phần vào việc bổ sung những nguồn lợi hải sản bị đe dọa thông qua việc tạo ra những khu vực cấm đánh bắt. Chúng có thể tạo ra những nơi sinh sản an toàn mà từ đó những cá thể có thể phát tán đến những khu vực khai thác đàn giống. KBTB có thể giữ an toàn cho những khu vực nuôi dưỡng (những khu vực ươm) cho các giai đoạn con non. Những KBTB và ven bờ có thể mang lợi ích đến cho đàn giống có giá trị nhưng dễ bị tổn thương. Những khu bảo tồn có thể giúp bổ sung những đàn giống bị suy yếu bằng cách bảo tồn con giống rồi vận chuyển chúng đến những khu vực bị suy yếu. Thêm vào đó, việc bảo vệ những con giống quan trọng ở một số khu bảo tồn biển có thể giúp bổ sung cho nhưng nơi cư trú bị suy yếu gần đó thông qua việc di cư. - Giáo dục và nghiên cứu: Những khu vực nghiên cứu tự nhiên được sử dụng cho cả giáo dục, tập huấn cũng như nghiên cứu. Giáo dục cộng đồng thường được tổ chức quanh các chương trình trình diễn tại chỗ ở những KBTB. Những chuyến đi thực địa đến các KBTB và những trạm nghiên cứu bởi các sinh viên đại học và nhà trường minh họa cho việc sử dụng chúng trong công việc tập huấn chính thức. Những khu vực tự nhiên có thể phục vụ như là “những phòng thí nghiệm ngoài trời”, cung cấp 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan