Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM...

Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

.DOCX
20
529
108

Mô tả:

Nhận thức được tầm quan trọng nên có sự phân tích tác động của tiền lương tới năng suất lao đông và các số liệu về tiền lương, năng suất mà sinh viên sưu tầm được. Vì vậy, sinh viên đã chọn đề tài: “Đánh giá tác động của tiền lương tới năng suất lao động tại Việt Nam” để làm đề tài tiểu luận của mình.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS II) NGUYỄN TRUNG KIÊN Mã số sinh viên: 1453404041170 Lớp: Đ14NL4 TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ TIỀN LƯƠNG Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2017 BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS II) NGUYỄN TRUNG KIÊN Mã số sinh viên: 1453404041170 Lớp: Đ14NL4 TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ TIỀN LƯƠNG Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2017 MUC LỤC LỜI MỞ ĐẦU …...……………………………………………………………………………...................................1 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.....2 1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương......................................................................................2 1.1.1. Khái niệm tiền lương..........................................................................................2 1.1.2. Bản chất của tiền lương.....................................................................................2 1.1.3. Chức năng của tiền lương..................................................................................2 1.2. Cơ sở lý luận về năng suất lao động........................................................................3 1.2.1. Năng suất...........................................................................................................3 1.2.2. Năng suất lao động............................................................................................3 1.3. Tiền lương tác động đến Năng suất lao động.........................................................3 1.3.1. Tác động qua tiền lương tối thiểu ảnh hưởng đến thu nhập...............................3 1.3.2. Thu nhập tác động đến Năng suất lao động.......................................................4 1.4. Chính sách quản lý tiền lương,thu nhập của người lao động................................4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG............................................................................................................................6 2.1. Thực trạng tiền lương qua các năm 2010-2016......................................................6 2.1.1. Xét về mức lương tối thiểu.................................................................................6 2.1.2. Xét về tiền lương bình quân...............................................................................7 2.2. Thực trạng Năng suất lao động qua các năm 2011 -2015......................................7 2.3. Tác động của tiền lương tới NSLĐ.........................................................................8 2.3.1. Tác động của mức tiền lương tối thiểu tới NSLĐ...............................................8 2.3.2. Tác động của mức lương bình quân tới NSLĐ...................................................9 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ TIỀN LƯƠNG CÓ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG................................................................................................12 3.1. Phải nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò năng suất lao động đối với bộ máy quản lý, điều hành và người lao động thì tiền lương mới tăng lên được.......................12 3.2. Tổ chức và doanh nghiệp tự đánh giá trình độ khoa học, công nghệ và tổ chức sản xuất của mình............................................................................................................ 12 3.3. Nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế tri thức hiện nay........................................................................12 3.4. Tăng cường quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả........................................12 3.5. Sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm........................................................13 3.6. Tăng cường hướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương....................................13 3.7. Có các nguyên tắc xác định tiền lương tháng linh hoạt.......................................13 3.8. Cần thu thập thông tin về thu nhập của người lao động......................................13 3.9. Phổ biến nên sử dụng phương pháp trả lương theo 3P trong các tổ chức doanh nghiệp…................................................................................................................ 14 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………….15 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 Từ viết tắt ASEAN CPI Diễn giải Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Chỉ số giá tiêu dùng 3 NLĐ Người lao động 4 NSDLĐ Người sử dụng lao động 5 NSLĐ Năng suất lao động 6 LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội 7 VNPI Viện Năng suất Việt Nam 8 `FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Mức lương tối thiểu qua các năm 2011 – 2015 (trang 6) Bảng 2.2. Tiền lương bình quân giai đoạn 2012 – 2015 (trang 7) Bảng 2.3. NSLĐ theo giá thực tế và tốc độ tăng NSLĐ giai đoạn năm 2011 -2015 (trang 7) Bảng 2.4. So sánh giữa tốc động tăng NSLĐ và Lương tối thiểu trung bình giữa cá vùng giai đoạn 2011 -2015 (trang 8) Bảng 2.5 Bảng NSLĐ năm theo giá thực tế và lương bình quân mỗi tháng giai đoạn năm 2012 – 2015 (trang 9) Biểu đồ 2.1. Lương tối thiểu trung bình và mức tăng NSLĐ giai đoạn 2011 – 2015 (trang 9) Biểu đồ 2.2. Lương bình quân mỗi tháng và Năng suất lao động năm theo giá thực tế (trang 11) LỜI MỞ ĐẦU Đối với mỗi đất nước thì vấn đề làm sao tăng được năng suất lao động luôn được chú trọng và được bàn luận rất nhiều. Không ngoại lệ Việt Nam cũng dùng tổng hợp các biện pháp để tăng năng suất lao động, trong đó đánh mạnh nhất chắc là tiền lương cho người lao động sao cho hợp lí đối với sức lao động họ đã bỏ ra. Hơn thế nữa tiền lương cũng là một khoản thu nhập chính để họ nuôi sống bản thân, gia đình họ và làm chi phí cho họ học tập nâng cao tay nghề để tạo ra năng suất lao động cao hơn. Các sự thay đổi tiền lương sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới năng suất lao động vì vậy cần có một chiến lược về tiền lương tốt nhất với thực tiễn cuộc sống của người lao động làm sao họ có một sức khỏe dẻo dai và một động lực làm việc cao để phát huy khả năng, năng lực trong quá trình lao động. Nhận thức được tầm quan trọng nên có sự phân tích tác động của tiền lương tới năng suất lao đông và các số liệu về tiền lương, năng suất mà sinh viên sưu tầm được. Vì vậy, sinh viên đã chọn đề tài: “Đánh giá tác động của tiền lương tới năng suất lao động tại Việt Nam” để làm đề tài tiểu luận của mình. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng tiền lương có những tác động như thế nào tới năng suất lao động tại Việt Nam. Tìm ra những giải pháp để việc thay đổi tiền lương có những tác động tích cực, giảm tác động tiêu cực trong dài hạn tới năng suất lao động ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: các số liệu và phân tích sẽ được lấy ở Việt Nam, ngoài ra sẽ có những so sánh với các số liệu của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.  Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu và số liệu về tiền lương và năng suất lao động. Kết cấu bài tiểu luận gồm ba phần chính: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương và năng suất lao động - Chương 2: Thực trạng về tác động của tiền lương tới năng suất lao động ở Việt Nam - Chương 3: Giải pháp để tiền lương tác động tích cực tới năng suất lao động ở Việt Nam 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. Khái niệm tiền lương. Tiền lương có những quan niệm khác nhau do có sự tiếp cận, phương thức vận hành kinh tế và trình độ phát triển của nền kinh tế không giống nhau. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì quan niệm về tiền lương cũng có quan hệ thay đổi để phù hợp với hình thái kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,tiền lương được hiểu là: “Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định về tiền lương của pháp luật” (Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà, 2011, trang 9). Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng”. Tóm lại, tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo kết quả lao động mà người lao động hoàn thành. Bản chất của tiền lương. Tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt. Về kinh tế: Là kết quả trao đổi hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong đó các yếu tố cung sức lao động từ người lao động là: thời gian đã cung cấp, năng suất lao động, tinh thần, động cơ làm việc, trình độ chuyên môn, kĩ thuật. Mặt khác, các yếu tố cam kết từ người lao động sử dụng lao động: tiền lương cơ bản, phụ cấp, thưởng, bảo hiểm xã hội, cơ hội thăng tiến, phát triển nghề. Về xã hội: Một mặt, đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động bản thân và dành một phần nuôi thành viên gia đình cũng như bảo hiểm khi hết tuổi lao động. Mặt khác, Tiền lương còn góp phần ổn định tự xã hội. Chức năng của tiền lương. Là thước đo giá trị sức lao động, biểu hiện cụ thể bằng tiền qua sự đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó và mối quan hệ cung cầu hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động. Được dùng làm căn cứ xác định mức trả tiền công cho các loaị lao động. Tóm lại giá trị của việc làm được phản ánh thông qua tiền lương, nếu việc làm có giá trị càng cao thì tiền lương càng lớn. Tái sản xuất sức lao động, đây là chức năng quan trọng nhất do tất cả các hoạt động đều hao phí sức lao động để tái sản xuất cần có một sức khỏe tốt về tinh thần lẫn thể xác. Vì vậy tiền lương thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng, nâng cao đời sống vật chất , tinh thần cho người lao động và gia đình của họ. Mặt khác, tiền lương còn là cơ sở để người sử dụng lao động tính toán các chi phí để điều tiết hợp lý trong quá trình sản xuất đảm bảo việc tái sản xuất được diễn ra. Kích thích, tác động, tạo động lực trong lao động do tiền lương là thu nhập chính của người lao động nên khi người sử dụng lao động biết sử dụng tiền lương đúng lúc đúng chỗ sẽ là đòn bẩy nâng cao năng suất lao động của người lao động đem lại lợi 2 nhuận cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương cao hơn, mỗi ngành nghề công việc có tính chất phức tạp khác nhau nên cần trả lương phù hợp cho họ. Kết hợp với tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi cho người lao động để kích thích người lao đông làm việc đạt năng suất chất lượng cao nhất. Bảo hiểm, tích lũy biểu hiện ở chỗ trong cuộc sống người lao động không duy trì được cuộc sống hằng ngày. Khi còn khả năng lao động thì họ làm việc, khi không còn sức lao động hay ốm đau bệnh tật thì cần phải có những khoản tích lũy dự phòng để vượt qua. Nên tiền lương họ không nhận được hết mà phải trích một phần để đóng BHXH, BHYT, BHTN… thông qua hệ thống bắt buộc của nhà nước hoặc tự nguyện bên ngoài. Cuối cùng, đó là chức năng xã hội qua việc kích thích hoàn thiện các mối quan hệ lao động, tạo tiền đềcho sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng văn minh dân chủ. Ngoài ra, còn điều phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân tạo ra sự công bằng xã hội trong việc trả lương. Như vậy, tiền lương còn là một phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp, phản ánh giá trị của giá trị của sức lao động trong điều kiện kinh tế - văn hóa và lịch sử nhất định. 1.2. Cơ sở lý luận về năng suất lao động 1.2.1. Năng suất Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… Các yếu tố đầu ra được đo bằng sản lượng hiện vật, doanh thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành,… 1.2.2. Năng suất lao động Theo C. Mác: “Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định”. Do đó: Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó. Còn theo các quan niệm truyền thống: Năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đầu ra. Như vậy: Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau về năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất năng suất lao động nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất. 1.3. Tiền lương tác động đến Năng suất lao động 1.3.1. Tác động qua tiền lương tối thiểu ảnh hưởng đến thu nhập Về tiền lương tối thiểu là cái ngưỡng cuối cùng trên phạm vi quốc gia, làm cơ sở cho việc xác định tiền luơng tối thiểu của từng ngành, nghề,khu vực kinh tế và vùng lãnh thổ khác nhau, là căn cứ để định chính sách tiền lương. Với quan niệm như vậy, mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền lương, nó liên quan chặt chẽ với ba yếu tố: Mức sống trung bình của dân của một nước, chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt, loại lao động và điều kiện lao động. Mức lương tối thiểu đo lường giá loại sức lao động thông thường trong điều kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lý. Nghị định 197/CP của Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 3 31/12/1994 về việc thi hành Bộ luật lao động, đã ghi: “Mức lương tối thiểu là mức lương để trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường”. Tiền lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng, nó là trung tâm trong các mối liên hệ có liên quan đến tiền lương, tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương bình quân của người lao động theo công thức: TLBQ = TLmin x K x H Trong đó: TLBQ là tiền lương bình quân; TLmin là tiền lương tối thiểu; K là hệ số điều chỉnh bình quân; H là hệ số cấp bậc bình quân. Ta thấy khi tiền lương tối thiểu tăng thêm một lượng ít thì tiền lương bình quân tăng thêm được một lượng gấp K lần. Do đó, việc đưa ra và điều chỉnh mức lương tối thiểu là rất quan trọng. Tiền lương tối thiểu mà phù hợp sẽ có tác động tốt đến người lao động với ý nghĩa làm một khoản thu nhập chính, từ đó bảo đảm được năng suất lao động ổn định và tăng lên. Nêu tiền lương tối thiểu quá thấp, dẫn đến tiền lương bình quân thấp, tiền lương không còn là khoản thu nhập chính của người lao động và mất tác dụng kích thích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Nếu tiền lương tối thiểu quá cao, gây ra sự đảo ngược hay quan hệ không hợp lý giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói riêng, của xã hội nói chung. Ngoài ra, việc chi trả cho tất cả cho các lao động trong tổ chức một cách công khai cũng có tác động đến tâm lý lao động rất nhiều, việc công khai đó giúp người lao động cảm thấy sự công bằng giữa những người lao động và giữa làm và hưởng của mình với người khác, từ đó tạo sự phấn khởi trong lao động, giúp cho tăng năng suất lao động. 1.3.2. Thu nhập tác động đến Năng suất lao động Tiền lương có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng năng suất lao động. Theo thuyết động cơ của Taylor, tiền là động cơ khiến con người làm việc, tuy Taylor có mặt hạn chế vì ông coi tiền là động cơ duy nhất và ví người lao động như cái máy mà tiền là năng lượng để nó hoạt động nhưng ông đã đúng khi coi tiền là động cơ của lao động. Con người lao động do nhiều động cơ nhưng tiền là động cơ chính, động cơ chủ yếu. Tiền lương tác động trực tiếp tới lợi ích của người lao động, do đó nó là yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc cho người lao động. Tiền lương là phần thu nhập chính của đa số người lao động để trang trải cho những chi phí trong cuộc sống, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu để đạt mức lương cao hơn là mục tiêu của đa số người lao động. Tiền lương phải đảm bảo công bằng tức lương phải phản ánh được sức lao động của người lao động thì mới có thể tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời là nhân tố làm tăng năng suất lao động. 1.4. Chính sách quản lý tiền lương, thu nhập của NLĐ. Các nội dung chính thực hiện đổi mới quản lý tiền lương là: - Nhà nước quy định mức lương tối thiểu chung, trên cơ sở đó Công đoàn và đại diện người NSDLĐ thỏa thuận hình thành mức lương tối thiểu cho mỗi ngành. - Hằng năm Nhà nước khảo sát, điều tra và công bố mức lương của một số ngành nghề thực tế trên thị trường để các doanh nghiệp các loại hình sở hữu, cơ quan và NLĐ tham khảo khi thỏa thuận tiền lương hợp đồng. - Các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong trả lương, trả thưởng cho NLĐ theo NSLĐ, hiệu quả công tác. 4 - Nhà nước quy định các chế độ tiền lương gắn với NSLĐ và lợi nhuận của Công ty Nhà nước. Trên cơ sở đó các Công ty được toàn quyền trả lương, trả thưởng cho NLĐ. Nhà nước quy định tiền lương, thưởng với Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu quản lý Nhà nước về tiền lương đối với doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo với nền kinh tế thị trường. - Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thang bảng lương để nâng cao tác động của tiền lương, nâng cao mức sống nhanh của NLĐ, đảm bảo đơn giản dễ tính toán và áp dụng. Chính sách tiền lương đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp hạch toán toàn phần áp dụng như đối với các doanh nghiệp. - Nhà nước tổ chức việc giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách lao động tiền lương của doanh nghiệp và cơ qan hành chính sự nghiệp. thực hiện tuyên truyền pháp luật, cung cấp thông tin về thị trường, tăng vai trò của tổ chức Công đoàn và đại diện NSDLĐ. (Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà, 2011, trang 684). 5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG TÁC ĐỘNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ĐẾN 2.1. Thực trạng tiền lương qua các năm 2010-2016. 2.1.1. Xét về mức lương tối thiểu Bảng 2.1. Mức lương tối thiểu qua các năm 2011 – 2015 Vùng ĐVT: đồng Tốc độ tăng trung bình I II III IV 2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 29.36% 2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 53.19% 2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 17.37% 2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 15.25% 2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 14.21% 2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 12.44% Năm Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ LĐ-TB&XH. Nhận xét: Từ năm 2011- 2016 mức lương tối thiểu tăng trung bình là 23.63 %, ở năm 2012 có mức tăng trung bình ở các vùng cao nhất là 53.19% do mức lương tối thiểu ở 2011 quá thấp so với mặt bằng giá cả trên thị trường và cùng với quá trình tái cơ cấu kinh tế đã đẩy lương tối thiểu tăng lên. Sau đó mức tăng lương tối thiểu có mức tăng thấp hơn năm 2013 là 17.37% tới năm 2014 là 14.21% và qua năm 2016 chỉ tăng 2016 do mức tiền lương đã đáp ứng và cải thiện được cuộc sống của người lao động. Nhìn chung mức lương tối thiểu đã tăng đều từ năm 2013 tới nay, trung bình tăng 14.8175% , gần đây ngày 2 tháng 8 năm 2016 thì chính phủ đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2017 tăng trung bình 7,3% tức 213.000 đồng và cụ thể : vùng 1 tăng thêm 250.000 đồng, tức tăng 7,1%; vùng 2 tăng 220.000 đồng, tăng 7,1%; vùng 3 tăng 200.000 đồng, tăng 7,4%; và vùng 4 tăng 180.000 đồng, tăng 7,5%. Lương tối thiểu Việt Nam đang có mức tăng cao nhất, cụ thể Việt Nam có mức tăng cao nhất là gần 14% nhưng lương tối thiểu Việt Nam lại vẫn thấp hơn so với các nước trong ASEAN chỉ đứng trên Lào (78USD) và Campuchia (100USD). Theo kết quả Viện Công nhân Công đoàn xử lý phiếu hỏi cho biết mức sống tối thiểu của người lao động năm 2015 theo vùng như sau: vùng I là 4,006 triê êu đồng; vùng II là 3,457 triê u đồng; vùng III là 3,003 triê êu đồng; vùng IV là 2,793 triê êu ê đồng. Căn cứ vào dự báo mức tăng CPI trung bình các năm 2015 – 2016 khoảng 5%/năm, chưa tính đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế, thì nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao đô êng từ năm 2016 đến 2017 dự kiến như sau: Năm 2016: vùng I là 4,200 triê êu đồng; vùng II là 3,630 triê êu đồng; vùng III là 3,159 triê u đồng và vùng ê IV là 2,900 triê u đồng. Ngoài ra, kết quả khảo sát khác: 19,9% người lao đô ng có ê ê thu nhập “không đủ sống”; 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm; 40,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ có 8% cho biết “có dư dật và có tích luỹ”. Từ số liệu ở trên suy ra, mức lương tối thiểu hiện nay đã đáp ứng trung bình là 84.24% mức sống tối thiểu của người lao động. 6 2.1.2. Xét về tiền lương bình quân Bảng 2.2. Tiền lương bình quân giai đoạn 2012 – 2015 ĐVT: triệu đồng, % Năm Lương bình quân mỗi tháng của 1 NLĐ (triệu đồng/người/tháng) 2012 4.17 2013 4.67 11.8 2014 5.12 9.6 2015 5.53 8 Tốc độ tăng (%) Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ LĐ-TB&XH. Ta thấy tốc độ tăng lương bình quân từ năm 2013 đến 2015 đạt 9.8 % tương ứng tăng trung bình trung bình 286 ngàn đồng trên năm. Tốc độ tăng lương bình quân có dấu hiệu giảm dần qua các năm do Năng suất lao động đã ổn định và kèm theo lạm phát được đẩy lùi, cụ thể từ năm 2013 tới năm 2014 giảm đi 2.2 %, từ 2014 tới 2015 giảm đi 1.6 %. Vậy như theo kết quả Viện Công nhân Công đoàn xử lý phiếu hỏi cho biết mức sống tối thiểu của người lao động năm 2015 theo vùng như sau, vùng I là 4,006 triê u đồng; vùng ê II là 3,457 triê u đồng; vùng III là 3,003 triê êu đồng; vùng IV là 2,793 triê u đồng thì mức ê ê lương bình quân trên đã đáp ứng nhu cầu tối thiểu của NLĐ và người lao động có một khoản để tiết kiệm, do vậy họ có thể yên tâm làm việc để nâng cao NSLĐ. Tóm lại, tiền lương bình quân của mỗi NLĐ trên một tháng sẽ được tăng lên sau mỗi năm nhưng tốc độ tăng sẽ giảm do tiền lương đã được các doanh nghiệp làm hoàn thiện từ các năm trước nên số tăng này chỉ dựa vào mức tăng của lương tối thiểu do Nhà nước quy định mà mức cảu lương tối thiểu cũng giảm nên tiền lương bình quân cũng giảm theo. 2.2. Thực trạng Năng suất lao động qua các năm 2011 -2015. Bảng 2.3. NSLĐ theo giá thực tế và tốc độ tăng NSLĐ giai đoạn năm 2011 -2015. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 NSLĐ theo giá thực tế ( triệu đồng/ người) 55.21 63.11 68.65 74.30 79.3 ĐVT: triệu đồng, % Tốc độ tăng NSLĐ (%) 3.49 3.05 3.84 4.35 6.42 Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của VNPI Nhận xét: Tính bình quân trong giai đoạn năm 2011 – 2015, NSLĐ của Việt Nam đạt 68,06 triệu đồng, tốc độ tăng trung bình là 4.22%. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (Ciem) về NSLĐ: “Chỉ ra từ năm 2005, tốc độ tăng 7 NSLĐ của Việt Nam có xu hướng đi xuống đến mức thấp nhất là 2,57% vào năm 2009. Thế nhưng, cùng với quá trình tái cơ cấu kinh tế năm 2012 thì tốc độ tăng NSLĐ đã có sự bứt phá mạnh mẽ và lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 6%/năm vào năm 2015.Như vậy, tính chung giai đoạn 1992-2014, NSLĐ tính theo sức mua tương đương năm 2011 của Việt Nam tăng trung bình 4.64%/năm, là mức tăng cao nhất trong số các nước ASEAN, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc trong cùng kỳ (9.07%)”. Nguyên nhân do xuất phát điểm của Việt Nam rất thấp cụ thể năm 2014 NSLĐ của Việt Nam đạt 9138.6 theo giá USD của năm 2011, tương đương 40,36% của Trung Quốc, 6,41% của Singapore, 13,56% của Hàn Quốc, 55,58% của Philippines. Nếu so sánh với nhiều nước thì có sự chênh lệch khá lớn về NSLĐ. Dẫn chứng, một người Singapore làm có NSLĐ bằng gần 16 người Việt, 7 người Việt mới có NSLĐ bằng một người Hàn Quốc…Tóm lại, khoảng cách về năng suất lao động của Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực đang ngày càng bị bỏ xa, cho dù NSLĐ có tăng lên đáng kể và thu nhập bình quân đầu người đã có sự cải thiện vì vậy nên chúng ta cần những biên pháp để tăng NSLĐ và biện pháp tiền lương sẽ là vũ khí để chúng ta sử dụng. 2.3. Tác động của tiền lương tới NSLĐ 2.3.1. Tác động của mức tiền lương tối thiểu tới NSLĐ Bảng 2.4. So sánh giữa tốc động tăng NSLĐ và Lương tối thiểu trung bình giữa cá vùng giai đoạn 2011 -2015 ĐVT: %, Đồng Năm Tốc độ tăng NSLĐ (%) Lương tối thiểu trung bình giữa các vùng (Đồng) 2011 3.49 1.107.500 2012 3.05 1.682.500 2013 3.84 1.975.000 2014 4.35 2.275.000 2015 6.42 2.600.000 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ LĐ-TB&XH và niên giám thống kê của VNPI. 8 Biểu đồồ 2.1. Lương tồối thiểu trung bình và mức tăng NSLĐ giai đoạn 2011 - 2015 7 6.42 6 5 4.91 4 3.49 3.05 3 1.975000 2 1 NSLĐ Tiềề n l ươ ng tốố i thi ể u Trung bình 3.84 2.275000 2.600000 1.682500 1.107500 0 2011 2012 2013 2014 2015 Qua biểu đồ ta thấy tiền lương tối thiểu đã tác động tới và có dạng đồ thị cùng chiều tới NSLĐ từ năm 2012 sau quá trình tái cấu trúc kinh tế. Khi mức lương được đưa về mức mà người lao động chấp nhận được như trên biểu đồ thì ở năm 2012 mức lương có tăng lên nhưng tốc độ tăng NSLĐ lại giảm do đây là sự chuẩn bị cho một quá trình tái cấu trúc ảnh hưởng đến giá trị của NSLĐ năm đó. Qua năm 2012 mức lương tối thiểu được điều chỉnh phù hợp kết hợp với các yếu tố tốt từ việc tái cấu trúc đã đẩy NSLĐ tăng lên mạnh qua các năm như: năm 2013 tăng 0.79%, năm 2014 tăng 1.07% và tới năm 2015 tăng tới 1.51%. Một điều chú ý là khi số tiền lương tối thiểu từ năm 2012 tới 2015 tăng lên cũng không chênh lệch nhiều cụ thể năm 2012 tới 2013 tăng 292 ngàn đồng qua năm 2014 tăng thêm 300 ngàn đồng và 2015 tăng 325 ngàn đồng mà năng suất lao động lại có những bước tăng nhanh như vậy. Vậy nên NSLĐ của Việt Nam đã ảnh hưởng của một yếu tố tích cực hơn tiền lương tối thiểu mà Nhà nước quy định, chắc nên vậy do số tiền mà NSDLĐ đã tự nguyện trả thêm cho NLĐ để khuyến khích NLĐ tăng NSLĐ lên nhiều. 2.3.2. Tác động của mức lương bình quân tới NSLĐ Bảng 2.5 Bảng NSLĐ năm theo giá thực tế và lương bình quân mỗi tháng giai đoạn năm 2012 – 2015 ĐVT: Triệu đồng NSLĐ năm theo giá Lương bình quân mỗi Số tiền tăng (triệu Năm thực tế (triệu đồng) tháng (triệu đồng) đồng) 2012 63,11 4,17 2013 68,65 4,67 0,5 2014 74,3 5,12 0,45 2015 79,3 5,53 0,41 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ LĐ-TB&XH và niên giám thống kê của VNPI. 9 Nhận xét: Mức lương bình quân mỗi tháng của NLĐ ở Việt nam từ năm 20122015 tăng tới 1,36 triệu đồng/ người/ tháng tương ứng tăng 32,61% bình quân qua các năm tăng lên 0,45 triệu đồng và ở năm 2013 có mức tăng cao nhất là 0.5 triệu đồng.Từ đó cho thấy tiền lương bình quân mỗi tháng luôn tăng đều qua các năm để góp phần đảm bảo cuộc sống của NLĐ. Theo số liệu tổng hợp báo cáo, thống kê và điều tra do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ –TB&XH) thực hiện năm 2015 cho thấy: “Tiền lương năm 2015 có xu hướng ổn định và tăng khá so với năm 2014, bình quân ước đạt 5,53 triệu đồng/người/tháng, tăng khoảng 8% so với năm 2014. Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ước đạt 7,04 triệu đồng/tháng, tăng 8%; doanh nghiệp tư nhân ước đạt 4,99 triệu đồng/tháng, tăng 6%; doanh nghiệp FDI ước đạt 5,47 triệu đồng/tháng, tăng 9%. Theo ngành nghề cũng có mức tăng cụ thể khác nhau, trong đó thương mại, dịch vụ ước đạt 6,32 triệu đồng/người/tháng, tăng 8,8%; nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 4,45 triệu đồng/người/tháng, tăng 3%. Các ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 5,34 triệu đồng/người/tháng, tăng 11%. Trong đó, đáng chú ý các ngành dệt may, da giày do có số lượng đơn hàng ổn định và tăng nên tiền lương của người lao động có mức tăng khá (dệt may 4,45 triệu đồng, tăng 7,5%; da giày 4,5 triệu đồng, tăng 8,9%). Ngoài ra, chế biến thủy sản 4,97 triệu đồng, tăng 4,9%; chế biến gỗ 5,23 triệu đồng, tăng 5,3%. Một số ngành nghề như cao su, dầu khí…năm 2015 mặc dù năng suất theo sản lượng vẫn tăng, nhưng do ảnh hưởng của tình hình giá cả thị trường thế giới làm cho doanh thu, lợi nhuận sụt giảm nên tiền lương người lao động cũng bị ảnh hưởng. Hầu hết doanh nghiệp trên thế giới ở các ngành này đều phải cắt giảm lao động, tiền lương. Ở Việt Nam các doanh nghiệp thực hiện thận trọng hơn thông qua giữ ổn định lao động, chủ động tiết giảm chi phí và cắt giảm một phần tiền lương của người lao động (mức giảm dưới 10%). Cụ thể, ngành cao su tiền lương giảm khoảng 4 đến 5%. Một số doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi giá dầu thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có năng suất lao động theo sản lượng khai thác tăng 7% nhưng do giá giảm mạnh nên tiền lương giảm bình quân từ 3 đến 5% so với năm trước”. Qua đó ta thấy mức lương của NLĐ trong các ngành đều tăng trừ một số ngành nghề do bị ảnh hưởng của kinh tế thế giới nên có xu hướng giảm. Bên cạnh đó ta cung nhận ra rằng lương chưa hẳn đi cùng năng suất thể hiện ở các ngành như cao su và dầu khí năm 2015 tiền lương giảm bình quân 3 - 5% so với năm trước nhưng NSLĐ nhưng năng suất lao động theo sản lượng khai thác tăng 7%, đó là một thực trạng đáng vui khi NLĐ đã biết tăng NSLĐ để khai thác được nhiều sản phẩm hơn để đối chọi lai với mức giá giảm sâu. 10 Biểu đồồ 2.2. Lương bình quân mồỗi tháng và Năng suâốt lao động năm theo giá thực tếố 90 5.53 5.12 80 70 6 5 4.67 4.17 60 4 50 3 NSLĐ Lươ ng bình quân 40 30 2 20 1 10 0 63.11 2012 68.65 2013 74.3 2014 79.3 0 2015 Qua biểu đồ thấy được NSLĐ và lương bình quân mỗi tháng của NLĐ giai đoạn năm 2012-2015 có sự tương quan với nhau đều tăng qua các năm. NSLĐ có tốc độ tăng chậm hơn lương bình quân mỗi sáng của NLĐ cụ thể NSLĐ tăng 25,39 %; tiền lương tăng 32,61% đây là một biểu hiên không tốt khi mức tăng của tiền lương cao hơn mức tăng của NSLĐ nó sẽ xóa mờ đi chức năng của tiền lương đến việc tăng NSLĐ. Mức tăng trung bình của NSLĐ là 5,39 triệu đồng và lương bình quân mỗi tháng tăng trung bình 0,45 triệu đồng. Qua đó thì tiền lương bình quân mỗi tháng cũng có những ảnh hưởng đến NSLĐ. Tính cho năm 2015 thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%. NSLĐ xã hội theo giá hiện hành ước đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2015 ước tăng 6,4% so với năm 2014. Đó có thể coi là một điều đáng mừng cho nền kinh tế nó vừa có lợi cho NLĐ và NSDLĐ, khi sản lượng làm ra tăng đáp ứng nhu cầu của NSDLĐ và tiền lương NLSDLĐ phải trả cho NLĐ cũng đư thỏa mãn để NLĐ có thể sản xuất đem lai NSLĐ cao 11 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ TIỀN LƯƠNG CÓ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 3.1. Phải nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò năng suất lao động đối với bộ máy quản lý, điều hành và người lao động thì tiền lương mới tăng lên được. Vì năng suất lao động đóng vai trò nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ dài chứ không chỉ trong ngắn hạn và nâng cao thu nhập chính đáng của người lao động. Để làm được vấn đề này có hiệu quả thì vai trò công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên của các tổ chức Đảng là quan trọng; công tác truyền thông, tuyên truyền của các tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp là rất cần thiết; công tác giáo dục, kết hợp với các biện pháp nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, xây dựng tác phong làm việc của người lao động là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, các cấp trong doanh nghiệp. 3.2. Tổ chức và doanh nghiệp tự đánh giá trình độ khoa học, công nghệ và tổ chức sản xuất của mình. Các tổ chức và doanh nghiệp làm công việc này để tìm ra giải pháp nâng cao trình độ khoa học của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và tổ chức sản xuất hợp lý. Việc nâng cao trình độ khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố ngân sách của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được hay không, nhưng vai trò của yếu tố tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý lại phụ thuộc nhiều vào ý chí của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp. Như vậy việc tổ chức lao động khoa học hợp lý không cần thiết phải chi phí tốn kém nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nếu người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, tổ chức thực hiện. Từ đó sẽ tiết kiệm được lao động, số NLĐ sẽ ít hơn nhưng với chất lượng cao hơn, kéo theo quĩ lương sẽ cao hơn mà chia cho số NLĐ ít này thì tiền lương của NLĐ sẽ cao hơn. Biện pháp này rất có hiệu quả đối với doanh nghiệp của Nhà nước khi phải nuôi một bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả. 3.3. Nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Để thực hiện tốt biện pháp này cần đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, lựa chọn được những thành viên có đủ tài, đủ tầm và có tâm với công việc. Chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng vị trí công việc. Chi phí đào tạo năng cao năng lực của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp là khoản đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cho hiện tại và lâu dài của doanh nghiệp. Vì những người quản lý thường phải trả lương cho họ với những mức cao hơn NLĐ phổ thông nên nếu thừa những người quản lý hoặc những người này làm không hiệu quả sẽ làm cho quĩ lương của doanh nghiệp bị sụt giảm ảnh hưởng đến tiền lương của NLĐ và có thể dẫn đến NSLĐ sụt giảm theo. 3.4. Tăng cường quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả. Các tổ chức và doanh nhiệp cần chú trọng tuyển chọn NLĐ sao cho có những kĩ năng và trình độ tốt phù hợp với những vị trí làm việc trống cần tuyển vào tránh tình trạng tuyển chọn theo sự quen biết mà rất phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó bố trí sử dụng lao động có hiệu quả luôn đảm bảo lao động có năng lực phù hợp; đồng thời tăng cường đào tạo và đào tạo lại đến nâng cao trình độ, kỹ năng của NLĐ. Tạo một môi trường làm việc thân mật, cởi mở làm cho nhân viên gắn kết với nhau hơn. Phát huy tính sáng tạo bằng những sáng kiến công nghệ và tăng hiệu quả của việc hoạt động nhóm. Thực tế khi người lao động không có động cơ làm việc và không gắn bó với công việc thì không thể có năng suất cao được. 12 3.5. Sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương trả theo sản phẩm là một hình thức lương tiến bộ đang áp dụng trong khu vực sản xuất vật chất hiện nay, tiền lương mà công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương tính theo thời gian như quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao động gắn với thu nhập về tiền lương với kết quả sản xuất của mỗi NLĐ, do đó kích thích công nhân nâng cao NSLĐ. Khuyến khích NLĐ ra sức học tập văn hoá kỹ thuật nghiệp vụ, ra sức phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao NSLĐ, góp phần thúc đẩy cải tiến quản lý doanh nghiệp nhất là công tác lao động và thực hiện tốt công tác kế hoạch cụ thể. Khi một doanh nghiệp bố trí lao động chưa hợp lý, việc cung ứng vật tư không kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến kết quả lao động như NSLĐ thấp kém dẫn đến thu nhập của NLĐ giảm. Do quyền lợi thiết thực bị ảnh hưởng mà người công nhân sẽ kiến nghị, đề nghị bộ máy quản lý cải tiến lại những bất hợp lý hoặc tự họ tìm ra biện pháp để giải quyết. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần xây dựng được định mức lao động có căn cứ khoa học. Điều này tạo điều kiện để tính toán đơn giá tiền lương chính xác, kết hợp tổ chức sản xuất và tổ chức lao động phải tương đối hợp lý và ổn định. Bên cạnh đó thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm xuất ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh làm bừa, làm ẩu, chạy theo số lượng. 3.6. Tăng cường hướng dẫn thực hiện chính sách tiền lương. Các đại diện của NLĐ hay nói cách khác là tổ chức Công đoàn và đại diện NSDLĐ phải luôn có những hướng dẫn về chính sách tiền lương cho NLĐ trong doanh nghiệp. Bằng những việc như xác định tiền lương, phát triển kí thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành để đảm bảo vận hành hiệu quả các quy định của Nhà nước về tiền lương nhất là tiền lương tối thiểu cho NLĐ. Qua các hoạt động trên làm sao cho NLĐ hiểu rõ biết được cách tính tiền lương cho mình, nhận thức được mình phải làm việc một cách tích cực cho NSDLĐ vì những chính sách tiền lương tốt của họ và phát huy tinh thần dân chủ đóng góp ý kiến của NLĐ vào quá trình xác đinh tiền lương. 3.7. Có các nguyên tắc xác định tiền lương tháng linh hoạt. Do NLĐ thường luôn quan tâm đến mức lương mỗi tháng của mình được nhận là bao nhiêu, tháng trước có thể cao hơn tháng sau ở các loại hình sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp cần xác định tiền lương có nguyên tắc nhất định như mức tăng tiền lương cần phản ánh giá trị của công việc NLĐ đã làm, mức tăng đó cũng cần phải pản ánh hiệu quả hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp. Mặt khác mức tăng tiền lương cần phải linh hoạt, tách khỏi tiền lương cơ bản để tạo động lực cho NLĐ. Cần chú ý tới những người có thu nhập thấp việc điều chỉnh tiền lương tháng cần dự trên tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp áp dụng đương nhiên phải cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu của nhà nước. 3.8. Cần thu thập thông tin về thu nhập của người lao động. Chính sách lương của Singapore đã đề cập tới cần có việc thu thập hệ thống thông tin về thu nhập và tiền lương định kỳ là rất cần thiết để đảm bảo tiền lương có tính cạnh tranh giữa các ngành, nghề, khu vực kinh tế. Về phía Nhà nước thì cần có hệ thống thu thập thông tin về tiền lương trên phạm vi cả nước để xác định mức lương tối thiểu hợp lí đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của NLĐ để họ ổn định sản xuất. Về phía tổ chức doanh nghiệp cần thu thập nội dung này để căn cứ để xét lương cho NLĐ trong doanh nghiệp đảm bảo NLĐ có mức lương hợp lí so với thị trường lao động, căn cứ để có ý kiến về 13 mức lương tối thiểu của Nhà nước có cao quá không, đảm bảo tính linh hoạt và chủ động trong trả lương. 3.9. Phổ biến nên sử dụng phương pháp trả lương theo 3P trong các tổ chức doanh nghiệp. Đó là việc trả lương cho người lao động căn cứ vào: Vị trí công việc (Position), năng lực cá nhân (Person), hiệu quả công việc (Performance). Nó sẽ mang lại các lợi ích rất tốt như: Biết được giá trị của mỗi vị trí công việc trong doanh nghiệp thông qua phương pháp phân tích, đánh giá vị trí công việc một cách khoa học, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc trả lương. Phân biệt được vị trí nào quan trọng hơn vị trí nào để giải thích các khiếu nại về lương và đầu tư phát triển phù hợp. Xét đượcnăng lực thực tế của mỗi nhân viên thông qua bảng tiêu chuẩn năng lực của từng vị trí và việc đánh giá năng lực thực tế của mỗi nhân viên làm việc cho từng vị trí đó, giúp doanh nghiệp có cơ sở trả lương theo năng lực. Ngoài ra, Huy động được nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, tăng năng suất và chất lượng vì qua phương pháp này sẽ giúp mỗi nhân viên chủ động hơn trong công việc, biết hoạch định, lo lắng về kết quả công việc mà họ cần phải đạt. 14 KẾT LUẬN Nhận thức được tầm quan trọng và vấn đề được bàn luận nhiều về hiện trạng tiền lương có tác động tới NSLĐ nên vậy nội dung nghiên cứu của sinh viên đã nêu ra các cơ sở lý thuyết chứng minh tiền lương có tác động tới thu nhập của NLĐ từ đó họ có thể đáp ứng đủ cho cuộc sống của mình dẫn đến họ có những thái độ tích cực để làm việc đạt được NSLĐ cao nhất. Bên cạnh đó còn nêu các chính sách quản lý lương và thu nhập của NLĐ với nội dung có lợi cho NLĐ tránh được sự bóc lột từ NSDLĐ. Với những số liệu thứ cấp mà sinh viên tìm hiểu được và phân tích đã nêu lên được những hiện trạng tiền lương và NSLĐ của nước ta hiện nay đang ở mức nào so với các nước trong khu vực và có những tương quan so sánh giữa tiền lương với NSLĐ xem tiền lương đã ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào tới NSLĐ. Từ những phân tích và đánh giá về quá trình tác động này sinh viên đã tìm ra những giải pháp để tiền lương có những tác động tích cực tới NSLĐ bằng những biện pháp giải quyết những thực tế bất cập về việc sử dụng, quản lý nhân lực và cách xác định tiền lương và kết hợp tham khảo về công tác tiền lương từ các nước phát triển có thể áp dụng ở nước ta. Thông qua quá trình học tập cũng như nghiên cứu này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tiền lương và NSLĐ hiện nay của nước ta, cũng như công tác tiền lương có những tác động, ảnh hưởng gì tới NSLĐ. Song khả năng nhân thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết của sinh viên được đầy đủ và hoàn thiện hơn. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà (2011), Giáo trình Tiền lương- Tiền công, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 2. Năng suất lao động mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập và năng suất lao động (2010), truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2016, từ < http://voer.edu.vn/m/nang-suat-laodong-moi-quan-he-giua-tien-luong-thu-nhap-va-nang-suat-lao-dong/fc34ae6b? fb_comment_id=634980159906192_743870069017200#f11c960a1976ce8> 3. Lợi ích từ phương pháp trả lương theo 3p (2015), truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016, từ < http://nguonlucquocte.com/gioi-thieu/421-nhan-su/4096-tra-luong-theo-3pphuong-phap-tra-luong-khoa-hoc-va-cong-bang-nhat-hien-nay.html>. 4. Viện Năng suất Việt Nam(2015), Báo cáo năng suất Việt Nam năm 2014, Hà Nội. 5. Mai Đan (2016), Lương bình quân năm 2015, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016, từ < http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2016-01-19/luong-binh-quan-nam2015-dat-553-trieu-dong-nguoi-28023.aspx> 6. Đinh Quốc Toản (2015), Tiền lương là một nhân tố mạnh mẽ để tăng năng suất lao động, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016, từ < http://bxh.laodong.com.vn/tien-luongla-mot-nhan-to-manh-me-de-tang-nang-suat-lao-dong.bxh> 7. Hồng Lam (14/08/2015) , Tiền lương tối thiểu đang thấp hơn mức sống tối thiểu gần 1 triêu đồng, truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2016, từ < http://cafef.vn/vi-mo-dauê tu/tie-n-luong-to-i-thie-u-dang-tha-p-hon-mu-c-so-ng-to-i-thie-u-ga-n-1-trie-u-do-ng20150814114939396.chn >
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan