Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất...

Tài liệu đánh giá tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất của các nông hộ tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

.PDF
103
167
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÕ VĂN SƠN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÕ VĂN SƠN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1466/QĐ-ĐHNT ngày 07/12/2018 Ngày bảo vệ: 18/12/2108 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH THUỶ Chủ tịch Hội Đồng: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất của các nông hộ tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Võ Văn Sơn iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng Đào tạo Sau Đại học và Khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và hoàn thành chương trình học tập. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thị Thanh Thuỷ đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Xin cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Nghi Lộc, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện; Lãnh đạo, cán bộ phụ trách Nông nghiệp các xã Nghi Trung, Nghi Lâm vì sự cộng tác và hỗ trợ tận tình trong quá trình thu thập dữ liệu; xóm trưởng và người dân các xóm của xã Nghi Trung và xã Nghi Lâm vì đã dành thời gian trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Võ Văn Sơn iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................3 1.5.2. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí...................................................................3 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu...................................................................................................3 1.6.1. Về khoa học ...........................................................................................................3 1.6.2. Về thực tiễn ...........................................................................................................4 1.7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................5 2.1. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................5 2.1.1. Khái niệm và vai trò của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp................................5 v 2.1.2. Lý thuyết đánh giá tác động của một chính sách ..................................................6 2.1.3. Lý thuyết sản xuất .................................................................................................9 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá công tác đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp......................9 2.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................11 2.2.1. Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam nói chung................................................................11 2.2.2. Cơ sở thực tiễn tại tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc nói riêng .........................13 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................13 2.4. Khung phân tích .....................................................................................................14 2.4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................14 2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ...............................................15 Tóm tắt chương 2 ..........................................................................................................17 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................................18 3.1. Thực trạng địa bàn nghiên cứu...............................................................................18 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................18 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu......................................................25 3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc ...................29 3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................33 3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................33 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................34 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................34 Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................38 4.1. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc .............................................................................................................38 4.1.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền, đổi thửa dất nông nghiệp ...............................38 4.1.2. Tổ chức thực hiện công tác đồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc .............................................................................................................38 vi 4.2. Quá trình triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa tại huyện Nghi Lộc ..................42 4.2.1. Tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 08-CT/TU .............................................42 4.2.2. Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chuyên môn để thực hiện dồn điền đổi thửa .............43 4.2.3. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm dồn điền đổi thửa ...............................43 4.2.4. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện..............................................................44 4.2.5. Chọn điểm làm mẫu trước khi triển khai ra diện rộng ........................................44 4.2.6. Tập huấn nghiệp vụ về công tác dồn điền, đổi thửa............................................44 4.2.7. Việc tổ chức xây dựng các loại quy hoạch trên địa bàn xã làm cơ sở cho việc xây dựng đề án dồn điền, đổi thửa và việc phê duyệt các loại quy hoạch trên thuộc thẩm quyền cấp huyện ...................................................................................................45 4.2.8. Việc tổ chức xây dựng và phê duyệt đề án dồn điền, đổi thửa............................45 4.2.9. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc dồn điền, đổi thửa .............................................46 4.2.10. Việc hỗ trợ kinh phí cho công tác dồn điền, đổi thửa .......................................46 4.2.11. Tổ chức sơ kết để rút kinh nghiệm ....................................................................46 4.3. Kết quả thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp theo Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An ................................................46 4.3.1. Kết quả thực hiện tại 02 xã điển hình trong công tác dồn điền đổi thửa.............48 4.3.2. Thực hiện phỏng vấn nông hộ tại 2 xã nghiên cứu đại diện ...............................49 4.4. Đánh giá định tính tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa.............................50 4.4.1. Chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp làm tăng hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai...........................................................................................50 4.4.2. Dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................................................................51 4.4.3. Chính sách dồn điền đổi thửa giúp quy hoạch lại hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng hiệu quả hơn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đa dạng hóa sản suất nông nghiệp ............................................................................................................................51 4.4.4. Chính sách dồn điền đổi thửa đã tác động làm thay đổi hệ thống đồng ruộng sản xuất ................................................................................................................................52 4.4.5. Chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp có tác động lớn đến cơ cấu thu nhập ...............................................................................................................................54 vii 4.4.6. Chính sách dồn diền đổi thửa đã thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp ..........................................................55 4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trước và sau thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ...............................................................................................55 4.5.1. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp của các xã trước và sau dồn điền đổi thửa ......................................................................................56 4.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa tại 2 xã nghiên cứu đại diện ............................................................................57 4.5.3. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa với mô hình trước dồn điền, đổi thửa............................................................................65 4.6. Đánh giá tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến sự tăng thu nhập của các nhóm hộ nông dân .........................................................................................................66 4.7. Đánh giá chung tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường ..........................................................................................................66 4.7.1. Về kinh tế ............................................................................................................66 4.7.2. Về xã hội .............................................................................................................67 4.7.3. Về môi trường .....................................................................................................67 4.8. Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Nghi Lộc......................................68 4.8.1. Ưu điểm...............................................................................................................68 4.8.2. Một số tồn tại, vướng mắc...................................................................................68 4.8.3. Nguyên nhân .......................................................................................................69 4.9. Bài học kinh nghiệm về công tác dồn điền đổi thửa ..............................................70 4.9.1. Kinh nghiệm về công tác dồn điền đổi thửa........................................................70 4.9.2. Bài học rút ra cho huyện Nghi Lộc .....................................................................71 Tóm tắt chương 4 ..........................................................................................................75 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................76 5.1. Kết luận ..................................................................................................................76 5.2. Kiến nghị ................................................................................................................77 5.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại huyện Nghi Lộc.................................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................80 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội DĐĐT Dồn điền, đổi thửa GCN Giấy chứng nhận HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã MTTQ Mặt trận Tổ quốc QSD Quyền sử dụng SXNN Sản xuất nông nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của huyện Nghi Lộc ...............................32 Bảng 4.1: Thực trạng ruộng đất nông nghiệp của 2 xã điều tra trước và sau thực hiện dồn điền, đổi thửa .................................................................................................................49 Bảng 4.2: Diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng trước và sau dồn điền đổi thửa tại 02 xã nghiên cứu đại diện..............................................................................................52 Bảng 4.3: Tỷ lệ diện tích đất công ích trước và sau khi dồn điền đổi thửa...................53 Bảng 4.4: Sự chênh lệch về sản lượng trước và sau khi dồn điền đổi thửa ..................54 Bảng 4.5: Sự thay đổi của cơ cấu thu nhập của hộ nông dân trước và sau dồn điền đổi thửa tại 2 xã nghiên cứu đại diện ..................................................................................54 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế bình quân/ha trước và sau dồn điền, đổi thửa ...................58 Bảng 4.7: Hiệu quả bình quân của mô hình trang trại cá-thuỷ cầm-cây ăn quả ...........60 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên thả cá ................................................61 Bảng 4.9: Số lượng trang trại tại các xã nghiên cứu đại diện .......................................62 Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế giữa các mô hình sau dồn điền, đổi thửa so với mô hình trước đồn điền, đổi thửa ................................................................................................65 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Đánh giá tác động trước và sau chính sách .....................................................6 Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Nghệ An và Huyện Nghi Lộc ....................................................19 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Trong bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Mặt khác, để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường cần thiết phải tổ chức lại nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất để đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện việc dồn đổi ruộng đất được hiệu quả hơn. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nghiên cứu tình hình thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn xã Nghi Lâm và xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đồng thời, phân tích, đánh giá tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đến sản xuất của các nông hộ trước và sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa; tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đến các mặt kinh tế, xã hội, môi trường tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc dồn điền, đổi thửa tại địa phương trong thời gian tới. Để thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ UBND huyện Nghi Lộc, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; và nguồn số liệu sơ cấp được tổng hợp từ việc điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân tại xã Nghi Lâm, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc. Tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp để phân tích số liệu thu thập được, như: Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp; Phương pháp Thống kê mô tả để tính toán, so sánh thu nhập của các hộ dân trước và sau khi thực hiện công tác xii dồn điền, đổi thửa; Phương pháp phân tích lợi ích chi phí để phân tích tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đến hoạt động sản xuất của các nông hộ tại xã Nghi Trung và xã Nghi Lâm. Nghiên cứu đã dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây, đó là các công trình bảo vệ luận văn Tiến sĩ và Thạc sỹ hay các tài liệu, các đề án, kế hoạch cụ thể về công tác dồn điền đổi thửa của các địa phương trong cả nước, cụ thể: Nguyễn Hữu Cát (1999), Chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở tỉnh Hải Dương; Nguyễn Văn Tuân (2006), Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất của nông hộ ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Trọng Kim (2007), Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của nông dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Thu Huyền (2008), Hiệu quả dồn điền, đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất: nghiên cứu trường hợp tại xã Cẩm Hoàng-Cẩm Giàng-Hải Dương; ... Nghiên cứu đã cho thấy công tác dồn điền, đổi thửa đã làm tăng diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, giúp cho việc quản lý diện tích đất công ích có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, quá trình dồn điền, đổi thửa cơ bản khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất và làm cho quy mô diện tích cho các thửa ruộng tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất,…đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu vào và công lao động, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mà trước đây không thể làm được. Từ những kết quả tích cực đạt được này, nghiên cứu đã chỉ ra những giải pháp phù hợp trên các mặt để nhằm thúc đẩy việc dồn điền, đổi thửa tại địa phương trong thời gian tới. Các giải pháp đó là: Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức thích hợp; Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; Thiết lập các thị trường về vốn, thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp; Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo dựng môi trường để nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng; Hoàn thiện cơ sở tính toán về lợi ích cho việc phù hợp thực hiện chính sách; … Từ khoá: Dồn điền, đổi thửa. xiii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do vậy, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ, chúng ta đã thực hiện phương châm công bằng xã hội: ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần được chia đều tính trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền nông nghịêp trong thời kỳ đổi mới. Để khắc phục tình trạng này, việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu dài và hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nắm bắt được tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương chuyển đổi ruộng đất mà chúng ta quen gọi là dồn điền đổi thửa để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ruộng đất tại nhiều địa phương trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể như: chưa gắn việc chuyển đổi ruộng đất với quy hoạch lại đồng ruộng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; quy mô diện tích của thửa đất sau chuyển đổi còn nhỏ, bình quân số thửa/hộ còn cao, chưa liền vùng, liền thửa, chưa hình thành được vùng chuyên canh lớn hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi ruộng đất ở các vùng màu, vùng bãi, vùng cây công nghiệp chưa được quan tâm, quy hoạch và quản lý quỹ đất công ích còn bất cập. Những hạn chế này đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, áp dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới. 1 Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã đưa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã viên. Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng cũng có những địa phương không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở mỗi địa phương là khác nhau: có nơi công việc chỉ diễn ra nhanh chóng trong một vài tháng là xong, nhưng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức người và tiền của…Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phương đã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất để đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các địa phương khác thực hiện việc dồn đổi ruộng đất được hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đến sản xuất của các nông hộ tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các nông hộ tại huyện Nghi Lộc sau khi thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các nông hộ trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. - Đánh giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ trước và sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. - Đánh giá định tính tác động kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách dồn điền, đổi thửa tại địa phương. - Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc dồn điền, đổi thửa tại địa phương trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Công tác đồn điền, đổi thửa tại huyện Nghi Lộc đã được triển khai như thế nào trong thời gian qua? (2) Hiệu quả sản xuất của các nông hộ sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa có tốt hơn so với trước khi thực hiện công tác này hay không? 2 (3) Chính sách đã tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương như thế nào? (4) Những hàm ý chính sách nào giúp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sản xuất của các nông hộ trước và sau khi thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Điều tra các hộ gia đình tại xã Nghi Trung và xã Nghi Lâm của huyện Nghi Lộc. Quá trình điều tra hộ gia đình được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017 và đánh giá hiệu quả của chính sách dồn điền, đổi thửa được thực hiện trên địa bàn năm 2015. Tác giả tập trung phân tích hiệu quả kinh tế của 03 mô hình sau chuyển đổi: (1) 02 vụ lúa kết hợp vụ đông; (2) lúa-cá-cây ăn quả; (3) nuôi cá. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra hộ gia đình. Số liệu liên quan được cung cấp bởi UBND huyện Nghi Lộc, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.5.2. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để phân tích tác động của chính sách dồn điền, đổi thửa đến hoạt động sản xuất của các nông hộ tại xã Nghi Trung và xã Nghi Lâm. Dữ liệu phục vụ cho việc phân tích lợi ích chi phí là dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu 1.6.1. Về khoa học Hệ thống hoá về mặt lý luận của công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Xây dựng mô hình nghiên cứu về các chỉ tiêu để đánh giá tác động của công tác dồn điền, đổi thửa đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ. 3 1.6.2. Về thực tiễn Đề tài đánh giá thực trạng việc phát triển kinh tế của các nông hộ trên địa bàn thông qua công tác dồn điền, đổi thửa. Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo đưa ra những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. 1.7. Kết cấu luận văn Luận văn được chia làm 5 chương: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết. Chương 3: Thực trạng địa bàn nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất