Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá năng lực thích ứng nghề của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục ...

Tài liệu đánh giá năng lực thích ứng nghề của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non trường cao đẳng sư phạm sóc trăng

.PDF
117
193
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC Hà Nội – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NHƢ NGỌC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 8140115 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thái Hƣng Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc Là học viên cao học chuyên ngành - Đo lƣờng và đánh giá trong Giáo dục, khóa QH - 2015 - S của trƣờng Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Thái Hƣng, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Đo lƣờng đánh giá và cán bộ nhân viên phòng Đào tạo trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Cô Triệu Duy Trần Đông Thảo - Trƣởng phòng Giáo dục mầm non - Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, 420 cô giáo tại 57 cơ sở Giáo dục mầm non Tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Em cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến các giảng viên tham gia giảng dạy khoá học vì đã cung cấp cho em những kiến thức về chuyên ngành Đo lƣờng - Đánh giá trong giáo dục cũng nhƣ cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa học. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn học viên cùng khóa đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực trong thời gian vừa qua, nhƣng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của các thầy cô. Học viên Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. x MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 6 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................... 8 1.2. Năng lực và đánh giá năng lực............................................................... 11 1.2.1. Năng lực ............................................................................................. 11 1.2.2. Cấu trúc năng lực ............................................................................... 12 1.2.3. Đánh giá năng lực .............................................................................. 15 1.2.3.1. Khái niệm đánh giá.......................................................................... 15 1.2.3.2. Đánh giá năng lực .......................................................................... 15 1.2.3.3. Yêu cầu khi đánh giá năng lực ........................................................ 16 1.2.3.4. Nguyên tắc đánh giá năng lực ........................................................ 16 1.2.3.5. Quy trình đánh giá năng lực ............................................................ 17 1.2.3.6. Công cụ đánh giá năng lực .............................................................. 20 1.3. Đánh giá năng lực thích ứng nghề GVMN ............................................ 21 1.3.1. Năng lực thích ứng nghề GVMN ......................................................... 21 1.3.2. Biểu hiện của năng lực thích ứng nghề của GVMN ............................ 26 1.3.3. Công cụ và thang đánh giá NLTƯN.................................................... 28 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 31 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ .......................................................................................................... 32 iii 2.1. Công cụ đánh giá NLTƢN của SV tốt nghiệp chuyên ngành mầm non trƣờng CĐSP Sóc Trăng ............................................................................... 32 2.1.1. Nhân tố 1: Năng lực tìm hiểu về nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non ........................................................................................ 33 2.1.2. Nhân tố 2: Năng lực tự tin trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non ........................................................................................ 34 2.1.3. Nhân tố 3: Năng lực quan tâm trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non ............................................................................. 35 2.1.4. Nhân tố 4: Năng lực kiểm soát trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non ............................................................................. 36 2.2. Thử nghiệm và phân tích kết quả ........................................................... 38 2.2.1. Chọn mẫu thử nghiệm......................................................................... 38 2.2.2. Phân tích kết quả thử nghiệm ............................................................. 38 2.2.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach'Alpha ....................... 39 2.2.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá ...................... 41 2.3. Công cụ sau khi điều chỉnh .................................................................... 47 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 50 CHƢƠNG 3: NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM SÓC TRĂNG ................................................................ 51 3.1. Mô tả mẫu khảo sát ............................................................................... 51 3.2. Độ tin cậy của công cụ khảo sát............................................................. 51 3.3. Đánh giá mức độ thích ứng từng nội dung của từng nhân tố .................. 52 3.3.1. Đánh giá mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực kiểm soát ..... 52 3.3.2. Đánh giá mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực tự tin ......... 524 3.3.3. Đánh giá mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực Quan tâm .... 56 3.3.4. Đánh giá mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực Tìm hiểu ...... 58 3.4. Đánh giá NLTƢnghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ............ 60 3.4.1. Tính điểm cho từng thành tố của NLTƯN ........................................... 60 iv 3.4.2. Đánh giá NLTƯN từng thành tố của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ......................................................................................................... 61 3.5. Tƣơng quan giữa các thành tố với năng lực thích ứng ........................... 65 3.6. So sánh NLTƢN ngành GDMN tỉnh Sóc Trăng với NLTƢN quốc tế ... 66 3.7. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến NLTƢN của SV tốt nghề chuyên ngành GDMN............................................................................................... 67 KẾT LUẬN.................................................................................................. 77 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 79 4.1. Đối với cơ sở đào tạo............................................................................. 79 4.2. Đối với các cơ sở GDMN ...................................................................... 79 4.3. Đối với bản thân GVMN ....................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 PHỤ LỤC .................................................................................................... 84 v CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên SV Sinh viên NLTƢ Năng lực thích ứng CĐSP Cao đẳng Sƣ phạm SVSP Sinh viên sƣ phạm GVMN Giáo viên mầm non GDMN Giáo dục mầm non TTSP Thực tập sƣ phạm CBQL Cán bộ quản lý vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng so sánh giá trị trung bình và độ tin cậy của một số nƣớc trên thế giới với chuẩn quốc tế……………………………………………………........29 Bảng 1.2. Các khía cạnh và các mục đo của NLTƢN chuẩn quốc tế.............30 Bảng 2.1.Bảng xếp hạng kết quả tốt nghiệp SV trƣờng CĐSP Sóc Trăng….35 Bảng 2.2. Các mục đo thể hiện năng lực tìm hiểu về nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ..................................................................36 Bảng 2.3. Các mục đo thể hiện năng lực tự tin trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN...................................................................37 Bảng 2.4. Các mục đo thể hiện năng lực quan tâm trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN.......................................................38 Bảng 2.5. Các mục đo thể hiện năng lực kiểm soát trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN.......................................................38 Bảng 2.6. Kết quả kiểm định các Item đánh giá b ng Cronbach Alpha ........ 40 Bảng 2.7. Hệ số KMO và Bartlett’s ...............................................................42 Bảng 2.8. Bảng eigenvalues và phƣơng sai trích ...........................................43 Bảng 2.9. Bảng Ma trận xoay .........................................................................44 Bảng 2.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá năng lực kiểm soát trong nghề nghiệp của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ................. 45 Bảng 2.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá năng lực tự tin trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ......................................46 Bảng 2.12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá năng lực quan tâm trong nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ......................................47 Bảng 2.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá năng lực khám phá bản thân phát triển nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ..............47 Bảng 2.14. Kết quả phân tích nhân tố khám phá năng lực tìm hiểu kiến thức chuyên môn của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ..................48 vii Bảng 2.15. Kết quả phân tích nhân tố khám phá năng lực tìm hiểu kiến thức cơ bản của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN ...........................48 Bảng 2.16. Các mục đo thể hiện NLTƢN của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN.............................................................................................49 Bảng 3.1. Hệ số tƣơng quan cronbach Alpha của bộ công cụ với từng nhân tố NLTƢN ..........................................................................................53 Bảng 3.2. Thống kê mức độ thích ứng từng nội dung của NL kiểm soát …..55 Bảng 3.3. Thống kê mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực tự tin ….56 Bảng 3.4. Thống kê mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực quan tâm59 Bảng 3.5. Thống kê mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực tìm hiểu 60 Bảng 3.6. Cách tính điểm cho từng thành tố của NLTƢN …………….........61 Bảng 3.7. Thống kê mô tả kết quả đánh giá NLTƢ và các thành tố ………..62 Bảng 3.8. Tƣơng quan giữa các thành tố với năng lực thích ứng…………...65 Bảng 3.9. Bảng so sánh NLTƢ mẫu Việt Nam với Quốc tế ……………….66 Bảng 3.10. Bảng thống kê NLTƢN theo từng năm………………………....67 Bảng 3.11. Bảng mô tả năng lực thích ứng nghề …………………………...68 Bảng 3.12. Kiểm định phƣơng sai …………………………………………..68 Bảng 3.13. Kiểm định ANOVA sự khác biệt về NLTƢN giữa các năm …..69 Bảng 3.14. Kiểm định ANOVA về cơ sở vật chất…………………………..71 Bảng 3.15. Kiểm định ANOVA về số lƣợng học sinh trong một lớp………71 Bảng 3.16. Thống kê thu nhập của GVMN …………………………………72 Bảng 3.17. Kiểm định ANOVA về việc làm chủ cảm xúc bản thân ..............73 Bảng 3.18. Kiểm định ANOVA khi xử lý các tình huống do sự thay đổi thƣờng xuyên về yếu tố tâm, sinh lí của trẻ ....................................................74 Bảng 3.19. Kiểm định ANOVA việc tự học tập, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ..74 viii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực của Spencer ....................12 Hình 1.2. Mô hình cấu trúc năng lực theo OECD...........................................13 Hình 1.3. Các thành phần cấu trúc của năng lực.............................................13 Hình 1.4. Mô hình cấu trúc năng lực theo UNESCO......................................14 Hình 1.5. Quy trình tiến hành đánh giá năng lực của UNDP..........................18 Hình 1.6. Ba bƣớc cơ bản để thực hiện quá trình đo lƣờng............................19 Hình 1.7. Quy trình đánh giá năng lực của P.E.Griffin...................................20 Hình 1.8. Cấu trúc chuẩn nghề nghiệp GVMN...............................................23 Hình 1.9. Mô hình đánh giá NLTƢN chuẩn quốc tế .....................................30 Hình 2.1. Mô hình NLTƢN của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN……..34 Hình 2.2. Mô hình NLTƢN sau điều chỉnh ....................................................48 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực kiểm soát……...56 Biểu đồ 3.2. Mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực tự tin…………..58 Biểu đồ 3.3. Mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực Quan tâm……..59 Biểu đồ 3.4. Mức độ thích ứng từng nội dung của năng lực Tìm hiểu……...61 Biểu đồ 3.5. Phân bố điểm yếu tố kiểm soát trong nghề ……………………62 Biểu đồ 3.6. Phân bố điểm yếu tố năng lực tự tin trong nghề ………………63 Biểu đồ 3.7. Phân bố điểm yếu tố năng lực quan tâm trong nghề ………….64 Biểu đồ 3.8. Phân bố điểm yếu tố năng lực tìm hiểu trong nghề …………..64 Biểu đồ 3.9. Phân bố điểm yếu tố NLTƢN của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN……………………………………………………………..………..65 Biểu đồ 3.10. Biểu đồ rada về phân bố năng lực thích ứng nghề …………..67 x MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Năng lực thích ứng (NLTƢ) là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội. Trong cuộc sống, con ngƣời có năng lực sẽ thích ứng sẽ dễ dàng hòa nhập nhanh với môi trƣờng và đáp ứng nhanh những tác động tích cực và tiêu cực từ môi trƣờng. Trong đào tạo nghề tại các trƣờng Đại học - Cao đẳng sƣ phạm (CĐSP), NLTƢ nghề (NLTƢN) lại càng quan trọng hơn, nhất là đối với Sinh viên Sƣ phạm (SVSP) mầm non. SVSP chính là ngƣời sẽ quyết định chất lƣợng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong tƣơng lai và Giáo viên mầm non (GVMN) sẽ quyết định chất lƣợng giáo dục của bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế SV tốt nghiệp ngành sƣ phạm nói chung và SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN nói riêng cần đƣợc quan tâm phát triển NLTƢN. NLTƢN giúp SVSP sau khi ra trƣờng nhanh chóng tiếp thu các tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề; tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội rèn luyện tay nghề. Khi ra trƣờng, tiếp xúc với công việc SVSP bớt bỡ ngỡ, nhanh chóng hòa nhập để thực hiện hoạt động nghề nghiệp có chất lƣợng và hiệu quả cao. NLTƢN đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc tham gia thực hiện. Khả năng thích nghi về nghề lần đầu tiên đƣợc đề xuất bởi Super và Knasel (1981) nhƣ cấu trúc cơ bản trong phát triển sự nghiệp của ngƣời trƣởng thành đã đƣợc cung cấp thái độ, năng lực và hành vi mà cá nhân cần phải phù hợp với công việc của họ và thay đổi nơi làm việc (Savickas, 2005) [41]. Kenny và Bledsoe (2005) đã đề xuất, kỳ vọng kết quả nghề, lập kế hoạch nghề, nhận dạng trƣờng học và nhận thức về các rào cản giáo dục nhƣ các thành phần của sự thích nghi nghề (Yousefi, Abedi, Baghban, Eatemadi, & Abedi, 2011) [46]. Cùng năm 2005, trong tác phẩm ―Mối quan hệ giữa tâm linh, tôn giáo và sự thích ứng nghề nghiệp‖ của R.D. Duffy và D.L. Blustein đã cho r ng: Khả năng thích ứng nghề đƣợc hiểu nhƣ sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt đƣợc những 1 kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm những trƣờng học nghề phù hợp với khả năng của mình (Duffy & Blustein, 2005) [33]. Jessie Koen (2012) đã nghiên cứu về việc đào tạo sự thích ứng nghề nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho SV tìm đƣợc việc làm khi ra trƣờng [36]. Tác giả Barto, H., Lambert, S., & Brott, P (2015) đã nghiên cứu về Sự thích ứng nghề nghiệp, khả năng phục hồi và những trở ngại có thể đối với sự phát triển nghề nghiệp của các bà mẹ vị thành niên [30]. Ngày nay, thay đổi xã hội không thể thúc đẩy sự phát triển có trật tự, do đó buộc các cá nhân phản ứng với một loạt các ảnh hƣởng bên ngoài có thể thúc đẩy sự phát triển theo các hƣớng khác nhau (Collin, 1997) ... Một số tác giả trong nƣớc nhƣ Tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc và Quách Hồng Ngân (2011) đã đánh giá NLTƢ với công việc của SV tốt nghiệp ngành du lịch ở Đồng b ng sông cửu long [19]; tác giả Nguyễn Hồng Giang và Lại Xuân Thủy (2014) đã nghiên cứu NLTƢN của SV tốt nghiệp đại học làm việc trong các công ty Nhật Bản tại Thừa Thiên - Huế [6]; Dƣơng Thị Nga (2012) đã nghiên cứu về vấn đề phát triển NLTƢN cho SV CĐSP [18]; Tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Hồng (2016) đã nghiên cứu Biểu hiện của NLTƢN của SVSP tại đại học Quy Nhơn trong đợt thực tập sƣ phạm. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc đánh giá những SV ngoài Sƣ phạm hay những SVSP đang học năm cuối còn năng lực SV sau khi ra trƣờng công tác chƣa đƣợc nghiên cứu [9].... Trong lĩnh vực Mầm non, một số tác giả nhƣ Nguyễn Thị Xuân Sơn (2011) đã nghiên cứu "Một số biện pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá" [26]; Tác giả Bùi Thị Ngân (2014) nghiên cứu về vấn đề "Quản lý hoạt động bồi dƣỡng cho GVMN [16]; Tác giả Đỗ Thị Thanh Tâm (2015) đã nghiên cứu "Cách phát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn quận Từ Liêm - Hà Nội [21];... cho đến thời điểm hiện tại chƣa có nghiên cứu nào về việc đánh giá NLTƢN của SV tốt nghiệp chuyên ngành GDMN. 2 Trong những năm qua, trƣờng CĐSP Sóc Trăng đã không ngừng cải tiến chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy và chất lƣợng giảng dạy của GV, .... Tuy nhiên có một vấn đề luôn tồn tại đó là đánh giá NLTƢN của SVMN sau khi ra trƣờng vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Từ thực tiễn đó, việc "Đánh giá năng lực thích ứng nghề của SV tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục Mầm non – Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sóc Trăng" là rất cần thiết. Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề xuất những khuyến nghị nh m nâng cao chất lƣợng đào tạo ngành GDMN, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, thực hiện tốt chủ trƣơng đào tạo theo nhu cầu xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này nh m mục đích đánh giá năng lực thích ứng nghề của SV tốt nghiệp chuyên GDMN - Trƣờng CĐSP Sóc Trăng. Tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nâng cao NLTƢN cho SV ngành GDMN, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo cho ngành Mầm Non. 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu NLTƢN của SV tốt nghiệp ngành GDMN đang công tác tại các trƣờng mầm non trong tỉnh Sóc Trăng đạt mức độ nào? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến NLTƢN của SV tốt nghiệp ngành GDMN? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu NLTƢN của SV tốt nghiệp ngành GDMN đang công tác tại các trƣờng trong Tỉnh Sóc Trăng đa số đạt mức độ khá tốt. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến NLTƢN của SV tốt nghiệp ngành GDMN nhƣ thâm niên công tác, độ tuổi, môi trƣờng làm việc, mức thu nhập, kết quả tốt nghiệp ... 4. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 4.1.Khách thể nghiên cứu 3 Là SV tốt nghiệp ngành GDMN – trƣờng CĐSP Sóc Trăng đang công tác tại các trƣờng mầm non trong tỉnh Sóc Trăng 4.2. Đối tượng nghiên cứu Là NLTƢN của SV tốt nghiệp ngành GDMN đang công tác tại các trƣờng mầm non trong Tỉnh Sóc Trăng 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến thích ứng, năng lực, NLTƢ, NLTƢN, biểu hiện của NLTƢN của SVSP,… Nghiên cứu chuẩn đầu ra ngành GDMN, chuẩn nghề nghiệp của GVMN, NLTƢN theo chuẩn quốc tế; phẩm chất và năng lực ngƣời GV; chuẩn các thông tƣ, quyết định có liên quan đến ngành Mầm Non làm cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá. Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau qua Internet, qua báo chí cả trong và ngoài nƣớc, để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề nghiên cứu, đồng thời xác định đúng hƣớng đi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tìm hiểu thực trạng NLTƢN của SV tốt nghiệp ngành GDMN trƣờng CĐSP Sóc Trăng thông qua thiết kế, chuẩn hóa phiếu hỏi. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS để phân tích độ tin cậy, thống kê mô tả, ..... Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 30 CBQL và 10 GVMN đang công tác trong lĩnh vực Mầm Non để tìm hiểu kỹ hơn các nguyên nhân ảnh hƣởng đến NLTƢN của SV tốt nghiệp ngành GDMN và những mong muốn của GVMN đối với cơ sở đào tạo; cơ sở giáo dục. 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian triển khai nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu 4 Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại 57 trƣờng Mầm Non trong tỉnh Sóc Trăng. Số lƣợng mẫu khoảng 420 SV tốt nghiệp ngành GDMN, có thời gian công tác từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2016 - 2017. 6.2. Thời gian triển khai nghiên cứu Nghiên cứu trong 10 tháng từ tháng 12/2016 đến 11/2017 7. Cấu trúc của đề tài Mở đầu Nội dung Chƣơng1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Thiết kế công cụ đánh giá năng lực thích ứng nghề Chƣơng 3: Năng lực thích ứng nghề của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sóc Trăng Kết luận Kiến nghị 5 CHƢƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con ngƣời phải có NLTƢ ở trình độ cao. Những nghiên cứu khoa học về sự thích ứng sẽ giúp con ngƣời mở ra nhiều năng lực mới trong việc chinh phục và cải tạo thế giới, hoàn thiện nhân cách. Từ năm 2008 đến năm 2010, một nhóm các nhà tâm lý học đến từ 13 quốc gia (Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Brazin, Phần Lan, Ý, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Anh) đã nghiên cứu về khả năng thích ứng nghề và cùng nhau xây dựng một bộ công cụ đo lƣờng khả năng thích ứng nghề bao gồm 4 yếu tố: quan tâm, kiểm soát, tò mò và tự tin với tổng số 24 mục đo. Các nƣớc thành viên đã sử dụng bộ công cụ đo lƣờng này để đánh giá khả năng thích ứng nghề tại quốc gia mình (Savickas & Porfeli, 2012) [42]. Kết quả cụ thể nhƣ sau: Bảng 1.1. Bảng so sánh giá trị trung bình và độ tin cậy của một số nước trên thế giới với chuẩn quốc tế Nƣớc Nhân tố Giá trị trung bình Hà lan Trung Quốc Mỹ Brazin Quốc tế Năng lực Tìm hiểu 3.83 3.80 3.73 3.79 3.69 Năng lực Quan tâm 3.57 4.08 3.82 4.10 3.79 Năng lực Tự tin 3.75 3.95 3.87 4.19 3.93 Năng lực Kiểm soát 3.88 4.03 3.92 4.09 3.93 NLTƢN 3.76 3.97 3.84 4.04 3.84 0.92 0.77 0.91 0.84 0.90 Độ tin cậy Ở bảng 1.1. Chúng tôi đã thống kê hệ số tin cậy và giá trị trung bình của một số nƣớc. Hệ số tin cậy ở Mỹ và Hà Lan gần giống với mẫu quốc tế, Tuy nhiên ở mẫu Trung quốc và mẫu ở Brazin thấp hơn so với mẫu Quốc tế. Giá trị trung bình của các nƣớc so với mẫu quốc tế có sự khác biệt. Cụ thể nhƣ sau: 6 Ở Hà Lan, Annelies E.M. van Vianen (2012) đã nghiên cứu khả năng thích ứng với nghề ở khía cạnh tìm hiểu về Mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý với khả năng thích ứng nghề. Trong nghiên cứu này, ta thấy nhân tố Tìm hiểu của mẫu Hà Lan có ĐTB = 3.83, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.69; nhân tố Quan tâm của mẫu Hà Lan có ĐTB = 3.57, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.79; nhân tố Tự tin của mẫu Hà Lan có ĐTB = 3.75, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.93 và ở nhân tố kiểm soát của mẫu Hà Lan có ĐTB = 3.88, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.93. Năng lực thích ứng chung của mẫu Hà Lan có ĐTB = 3.76 và ĐTB của mẫu quốc tế là 3.84. Độ tin cậy của mẫu Hà Lan (0.92) cao hơn độ tin cậy của mẫu Quốc tế (0.90). Tác giả đƣa ra kết luận: (1) không có sự khác biệt đáng kể giữa mẫu Hà Lan và mẫu Quốc tế; (2) Không có mối quan hệ đáng kể nào giữa các thuộc tính tâm lý và khả năng thích ứng nghề [27]. Ở Trung Quốc, tác giả Hou, Leung, Li, Li và Xu (2012) đã nghiên cứu NLTƢ trong nghề (CAAS): Xây dựng và xác định giá trị. Thống kê ở bảng 1.1. ta nhận ra r ng, với mẫu trung quốc ở nhân tố Tìm hiểu có ĐTB = 3.80 và ĐTB của mẫu quốc tế là 3.69; nhân tố Quan tâm của mẫu Trung Quốc có ĐTB = 4.08, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.79; nhân tố Tự tin của mẫu Trung Quốc có ĐTB = 3.95, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.93 và ở nhân tố kiểm soát của mẫu Trung Quốc có ĐTB = 4.03, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.93. Năng lực thích ứng chung của mẫu Trung Quốc có ĐTB = 3.97 và ĐTB của mẫu quốc tế là 3.84. Độ tin cậy của mẫu Trung Quốc (0.77) thấp hơn độ tin cậy của mẫu Quốc tế (0.90). Tác giả đã nghiên cứu, so sánh dựa trên các tiêu chí giới tính, khóa đào tạo ở SV năm I và SV năm II. Tác giả đƣa ra kết luận: (1) Có sự khác biệt đáng kể ở nhân tố quan tâm, nhân tố kiểm soát và nhân tố tìm hiểu tức là Sinh viên Trung Quốc có mức độ quan tâm, kiểm soát và tò mò cao hơn những ngƣời tham gia khảo sát ở Hoa Kỳ; (2) SV nam có NLTƢ cao hơn nhiều so với SV nữ trên tất cả các 7 khía cạnh của CAAS ngoại trừ nhân tố Quan tâm. SV năm thứ I có NLTƢ cao hơn so với SV năm thứ II [34]. Ở Mỹ, tác giả Savickas and Porfeli (2012) cũng sử dụng thang đo CAAS. Độ tin cậy của mẫu ở Mỹ (0.91) gần b ng độ tin cậy của mẫu Quốc tế (0.90); Điểm trung bình cả 4 nhân tố gần b ng nhƣ nhau và đi đến kết luận: (1) mẫu ở Mỹ giống với mẫu Quốc tế; (2) khả năng thích ứng nghề tốt nhất xuất hiện ở các cá nhân có sự tự tin, sẵn sàng về nghề nghiệp [42]. Còn ở Brazil, tác giả Teixeira, Bardagi, Lassance, de Oliveira Magalhães và Duarte (2012) đã nghiên cứu NLTƢ với nghề (CAAS): Mối quan hệ giữa các yếu tố nhân cách và khả năng thích ứng nghề. ĐTB của bốn nhóm trong mẫu nghiên cứu của Brazil cao hơn ĐTB của mẫu Quốc tế. Cụ thể nhƣ sau: Mẫu Brazil có nhân tố Tìm hiểu có ĐTB = 3.79 và ĐTB của mẫu quốc tế là 3.69; nhân tố Quan tâm của mẫu Brazil có ĐTB = 4.10, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.79; nhân tố Tự tin của mẫu Brazil có ĐTB = 4.19, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.93 và ở nhân tố kiểm soát của mẫu Brazil có ĐTB = 4.09, trong khi đó ĐTB của mẫu quốc tế là 3.93. Năng lực thích ứng chung của mẫu Brazil có ĐTB = 4.06 và ĐTB của mẫu quốc tế là 3.84. Độ tin cậy của mẫu Brazil (0.84) thấp hơn độ tin cậy của mẫu Quốc tế (0.90) tuy nhiên độ tin cậy của 2 mẫu đều đạt mức độ tốt. Tác giả đƣa ra kết luận: (1) Độ tin cậy cho thấy sự khác biệt lớn nhất giữa mẫu Brazil (0.84) và quốc tế (0.90); (2) có sự khác biệt cả 4 nhân tố giữa mẫu Brazil và mẫu Quốc tế; (3) Các yếu tố nhân cách của cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng thích ứng nghề [44]. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Có nhiều nghiên cứu về khả năng thích ứng nghề, các tác giả nghiên cứu theo nhiều hƣớng khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày sơ lƣợc các hƣớng nghiên cứu trong thời gian qua. Nguyễn Quốc Nghi và các cộng sự (2011) đã nghiên cứu về việc "Đánh giá NLTƢ với công việc của SV tốt nghiệp ngành du lịch ở Đồng b ng sông 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan