Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với nhà tái định cư tại khu đô thị mớ...

Tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với nhà tái định cư tại khu đô thị mới thủ thiêm.pdf

.PDF
102
866
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- DƯƠNG THIỀU LỆ THU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- DƯƠNG THIỀU LỆ THU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM Chuyên ngành: Tài Chính Nhà nước Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi: DƯƠNG THIỀU LỆ THU Xin cam đoan rằng: - Đây là công trình do chính bản thân tôi nghiên cứu và trình bày. - Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài này là trung thực. - Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu. LỜI TRI ÂN Tôi xin chân thành tri ân. Quý Thầy Cô giảng dạy ở bộ môn cơ bản đã giúp tôi trang bị đầy đủ và tốt hơn những kiến thức cơ bản trước khi đi vào những môn chuyên ngành; Quý Thầy Cô khoa Tài chính Doanh nghiệp, khoa Tài chính Nhà nước đã giúp chúng tôi tìm hiểu và mở rộng hơn những kiến thức chuyên ngành. Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Ban Quản lý Công trình Thủ Thiêm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học chương trình đào tạo sau đại học. Thầy Phó giáo sư Tiến sĩ Sử Đình Thành trưởng khoa Tài chính Nhà nước trường Đại học Kinh tế Tp. HCM đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em cùng khóa lớp cao học K18 trường Đại học Kinh tế và các đồng nghiệp tại Ban Quản lý Công trình Thủ Thiêm đã hổ trợ, động viên và giúp đỡ tôi. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan. Lời cảm ơn. Mục lục. Danh mục các chữ viết tắt. Danh mục các bảng, biểu, đồ thị Phần mở đầu .................................................................................................. 01 CHƯƠNG I: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 05 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhà ở ............................................................ 05 1.1.1. Khái niệm nhà ở ............................................................................. 05 1.1.2. Đâc điểm nhà ở .............................................................................. 06 1.2. Sự hài lòng của người dân đối với nhà ở ................................................. 07 1.2.1. Khái niệm sự hài lòng đối với nhà ở .............................................. 07 1.2.2. Các yếu tố tác động đến sự hài lòng đối với nhà ở ........................ 08 1.3. Chính sách công về nhà ở tái định cư ...................................................... 10 1.3.1 Khái niệm chính sách tài chính công .............................................. 10 1.3.2 Chính sách đất xây dựng nhà tái định cư ...................................... 14 1.4. Mô hình lý thuyết của đề tài nghiên cứu ................................................. 16 1.4.1. Đặc điểm nhà ở ............................................................................. 16 1.4.2. Vị trí chung cư .............................................................................. 17 1.4.3. Đặc điểm nhân khẩu ....................................................................... 18 Kết luận chương I ………………………………………………………20 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM ....................... 21 2.1. Chính sách nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay .................................... 21 2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách nhà ở tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm24 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách nhà ở tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm ........................................................................................ 27 Kết luận chương II .......................................................................................... 32 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................... 33 3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 33 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 33 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................ 34 3.2. Nghiên cứu chính thức ............................................................................ 35 3.2.1. Các biến sử dụng trong nghiên cứu của mô hình ....................... 35 3.2.2. Mã hóa dữ liệu ............................................................................ 39 3.2.3 Kết quả phân tích thực nghiệm ................................................... 39 Kết luận chương III ........................................................................................ 41 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ......................................... 43 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ...................................................................... 43 4.2. Kết quả phân tích dữ liệu......................................................................... 55 4.2.1 Kết quả hồi quy ........................................................................... 55 4.2.2 Kiểm định độ phù hợp chung của mô hình................................. 57 4.2.3 Kiểm định các giả thuyết mô hình .............................................. 58 4.2.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .........................................59 4.2.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan .........................................60 4.2.6 Kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi ...............60 4.2.7 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư .........................................61 4.3 Kết quả mô hình ...................................................................................... 63 Kết luận chương IV ......................................................................................... 64 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................... 65 5.1 Kết luận .................................................................................................... 65 5.2 Gợi ý chính sách ....................................................................................... 69 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 72 Kết luận chương V…………………………………………………………..73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APAL : Cao ốc An Phúc An Lộc, phường An Phú, Quận 2, Tp.HCM ĐTM : Đô thị mới ĐTXD : Đầu tư xây dựng QLCT : Quản lý công trình QLDA : Quản lý dự án TML : Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. HCM TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM : T.p Hồ Chí Minh. UBND : Ủy ban nhân dân. DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU I/ HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ. Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Mastura Jaafar- Noor Liza Hasa Osman Mohamad T. Ramayah (2004) [20]. Hình 1.2. Mô hình lý thuyết của đề tài Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu Hình 4.1a: Biểu đồ tần số Histogram Hình 4.1b: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot Hình 4.2: Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng về nhà ở tái định cư II/ BẢNG BIỂU. Bảng 2.1. Bảng kê chi phí đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi. Bảng 2.2. Bảng kê chi phí đầu tư xây dựng dự án Cao ốc An Phúc An Lộc Bảng 3.1 Giải thích biến nghiên cứu trong mô hình Bảng 4.1 Thống kê loại dự án Bảng 4.2 Thống kê về diện tích căn hộ. Bảng 4.3 Thống kê về thời gian định cư Bảng 4.4 Thống kê về quyền sở hữu căn hộ Bảng 4.5 Thống kê về vị trí dự án Bảng 4.6 Thống kê về tuổi, số nhân khẩu, thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình Bảng 4.7 Thống kê về giới tính và tình trạng hôn nhân Bảng 4.8 Thống kê về trình độ học vấn Bảng 4.9 Thống kê trình độ học vấn theo vị trí dự án Bảng 4.10 Thống kê về nghề nghiệp Bảng 4.11 Thống kê về mức độ hài lòng về diện tích tại các lô chung cư Bảng 4.12 Thống kê về tuổi, sự hài lòng về diện tích căn hộ và sự hài lòng về nhà ở tái định cư theo vị trí chung cư Bảng 4.13 Thống kê về vị trí chung cư và nghề nghiệp Bảng 4.14 Thống kê về mức độ hài lòng đối với nhà ở Bảng 4.15 Kết quả hồi quy của mô hình ban đầu Bảng 4.16. Phân tích ANOVA Bảng 4.17 Model Aummaryb Bảng 4.18 Tổng hợp giả thuyết được chấp nhận sau khi kiểm định Bảng 4.19 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Bảng 4.20 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Bảng 4.21 Tương quan hạng giữa phần dư với các nhân tố độc lập 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Quá trình đô thị hoá là một quy luật khách quan của quá trình phát triển xã hội, xây dựng và phát triển các khu đô thị mới là một việc làm rất quan trọng nhằm thay đổi bộ mặt đô thị theo hướng hài hòa và phát triển bền vững, thu hút đầu tư để khai thác quỹ đất đô thị, tạo môi trường kinh doanh mới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế đô thị, tạo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết một cách cơ bản về nhu cầu nhà ở, đất ở đô thị, nâng cao mức sống cho người dân. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của thành phố mặc dù đã được cải thiện đáng kể, nhưng còn nhiều hạn chế do kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu những cơ sở hạ tầng của một thành phố hiện đại như: quảng trường lớn, trung tâm tài chính - thương mại – dịch vụ, khu triển lãm quốc tế, khu thể thao đa năng… Chính vì vậy, đề án xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm trên địa bàn quận 2 nhằm đảm nhận vai trò giải quyết những yêu cầu thực tiễn vừa cấp thiết, vừa lâu dài của thành phố là một nhu cầu tất yếu, đúng như Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII (tháng 12 năm 2005) đã khẳng định: Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một trong những chương trình, công trình kinh tế - xã hội mang tính đòn bẩy của thành phố, mở ra cơ hội tăng tốc phát triển về mọi mặt và nâng cấp TP. Hồ Chí Minh ngang tầm với các đô thị quốc tế hiện đại của khu vực. Để thực hiện kịp thời tiến độ đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, công tác đền bù giải tỏa, tái định cư cho dân, sớm tạo quỹ đất phục vụ đầu tư xây dựng dự án là việc làm cấp bách và vô cùng quan trọng. Việc triển khai xây dựng nhà ở 2 tái định cư trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được lãnh đạo thành phố và người dân rất quan tâm. Thực tế trên cả nước, không ít dự án nhà tái định cư xuống cấp trầm trọng về chất lượng, công tác quản lý nhà ở hạn chế, các dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân sử dụng nhà ở tái định cư không được các nhà quản lý quan tâm đầu tư đúng mức, đã làm cho người dân rất lo lắng và băn khoăn khi buộc phải di dời và lựa chọn nhà ở tái định cư. Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan, với sự chỉ đạo xuyên suốt và kịp thời của Lãnh đạo thành phố đã luôn nổ lực để đẩy nhanh đầu tư xây dựng các dự án nhà ở tái định cư, phục vụ cho công tác tái định cư nhằm sớm ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thực hiện đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với nhà ở tái định cư tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm” nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách công về nhà ở tái định cư sao cho hiệu quả hơn. Việc tái định cư cho người dân tại các khu dân cư, ngoài việc giúp cho người dân sớm có cuộc sống ổn định, đem đến cho người dân sự hài lòng thực sự đối với nhà ở tái định cư, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ giải tỏa đền bù, tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư xây dựng tại các khu đô thị mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách nhà ở tái định cư tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. - Phân tích mức độ hài lòng về nhà ở của người dân tái định cư tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách công về nhà ở tái định cư. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá mức độ hài lòng đối với nhà ở tái định cư. Phạm vi nghiên cứu: Nhà ở tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 4. Dữ liệu nghiên cứu Tác giả giới hạn dữ liệu nghiên cứu là một số căn hộ tại Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi thuộc phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 và một số căn hộ tại Cao ốc An Phúc An Lộc, phường An Phú, Quận 2. Mẫu khảo sát được thực hiện đối với những người dân đang ở tại các căn hộ tái định cư : Lô A, lô B và lô C, nhà liên kế thuộc Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi ; Cao ốc An Phúc, An Lộc 1, An Lộc 2 thuộc Cao ốc An Phúc An Lộc. Để tiến hành định lượng mỗi biến phải có ít nhất 05 ý kiến khảo sát (Hair & ctg (1998)) [19], do đó, dựa vào Mô hình lý thuyết nghiên cứu và các biến khảo sát, số phiếu khảo sát được dự kiến thực hiện khoảng 180 phiếu, chiếm 10% số căn hộ đang ở tại các dự án nhà ở tái định cư do Ban Quản lý ĐTXD Khu ĐTM Thủ thiêm làm chủ đầu tư xây dựng. (Hiện nay tổng căn hộ ở Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi và Cao ốc An Phúc An Lộc là 1.761 căn hộ). 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng excel, kết hợp với thống kê mô tả và định lượng, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, ước lượng các hệ số hồi quy, giải thích mức độ tương thích của mô hình để phân tích sự hài lòng về nhà ở tái định cư. Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 16.0 được dùng trong nghiên cứu này. 6. Kết cấu của Luận văn - Phần mở đầu. - Chương 1 : Khung lý thuyết và Mô hình nghiên cứu. 4 - Chương II : Đánh giá kết quả thực hiện chính sách nhà ở tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. - Chương III : Thiết kế nghiên cứu . - Chương IV : Phân tích thực nghiệm. - Chương V: Kết luận và gợi ý chính sách. 5 CHƯƠNG I : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhà ở. 1.1.1. khái niệm nhà ở - Nhà ở Nhà ở là nơi người dân trú ngụ và sinh sống, được xây dựng trên một diện tích đất nhất định. Đất đai và nhà ở xây dựng trên đó được gọi là bất động sản (real estate). Nhà ở là một hàng hóa đặc biệt, bởi lẽ nó bị giới hạn bởi quỹ đất đai dành cho xây dựng nhà ở. Nhà ở có nhiều thuộc tính rất đặc biệt. (Bùi Thị Mai Hoài - Sử Đình Thành (2011) [1]) + Chất lượng tối thiểu: Mức độ tối thiểu của chất lượng nhà ở thường được xem như một yếu tố cần thiết cho sự sinh sống của các cá nhân và hộ gia đình. Còn nếu trên mức tối thiểu, thì dịch vụ nhà ở được cung cấp thông qua hàng loạt các tiện nghi và chất lượng khác nhau. + Tính lâu bền: Nhà ở là loại hàng hóa có giá trị sử dụng lâu bền. Một ngôi nhà có thể tồn tại qua nhiều thập kỷ hoặc thậm chí cả thế kỷ và đất gắn với nhà ở thường không thể phá hủy. Nhà ở liên quan đến hai hợp phần: 1 hợp phần không thể nâng cấp (đất) và 1 hợp phần có thể nâng cấp (tòa nhà). Do không thể di chuyển không gian của đất đai và tòa nhà, nên giá trị kinh tế của nhà ở phụ thuộc vào địa điểm tọa lạc. - Thị trường nhà ở Thị trường nhà ở được mô hình hóa như là một thị trường hàng hóa tồn kho (stock market). Cung thị trường nhà ở gồm khối lượng nhà ở đang hiện hữu và khối lượng nhà ở phát triển mới. Lượng cung nhà ở trong một khoảng thời gian nhất định được quyết định bởi khối lượng nhà ở tồn tại 6 trong thời gian trước đó trừ (-) khối lượng nhà ở hiện tại bị hư hỏng cộng (+) khối lượng nhà ở được nâng cấp và tân trang lại (+) khối lượng nhà ở xây mới. Những chủ thể chính tham gia vào thị trường nhà ở: + Người sở hữu/ người sử dụng: Những người sở hữu hoặc người đi thuê. Họ mua/ thuê nhà ở để đầu tư hoặc để sinh sống hoặc để khai thác kinh doanh. + Người phát triển: Những người khai thác đất đai để xây dựng nhà ở, tạo ra sản phẩm mới cho thị trường. + Người chuyên cải tạo nhà ở: Những người cung cấp nhà ở đã được nâng cấp và tân trang lại cho thị trường. + Người xúc tác: Bao gồm ngân hàng, người môi giới, luật sư và những tác nhân khác tạo điều kiện cho các giao dịch của thị trường nhà ở diễn ra thuận lợi. 1.1.2. Đặc điểm nhà ở Bất kỳ sự phân tích chính sách nhà ở nào đều cần phải được nhận thức và xây dựng dựa trên các đặc điểm của nhà ở. Ba đặc điểm mang tính đặc thù của nhà ở là: (i) tính không di chuyển về mặt không gian; (ii) tính lâu bền; (iii) tính không đồng nhất sẽ ảnh hưởng đến chính sách nhà ở và cần được xem xét chi tiết. - Tính không di chuyển Mọi người có thể di chuyển nhưng nhà ở thì không. Với lý do này, thì địa điểm tọa lạc có ý nghĩa quan trọng cả về giá trị thị trường của nhà ở đó và khía cạnh kinh tế- xã hội của hộ gia đình đang sinh sống. Những thay đổi về sở thích địa điểm cung – cầu, và dẫn đến sự trục trặc trong ngắn hạn mà qua nhiều năm mới có thể hiệu chỉnh. Điều này cho chính phủ sự lưu ý là: 7 khi xem xét bất kỳ chính sách nhà ở nào, cần phải xem xét cẩn thận ảnh hưởng tức thời và ảnh hưởng dài hạn của chính sách. - Tính lâu bền Ở bất kỳ thời điểm nào, phần lớn số lượng nhà đều được sử dụng để ở và tồn tại một số năm đáng kể. Vì thế tài sản nhà ở có tính lâu bền nhất định và liên quan đến cấu trúc xây dựng. Tính lâu bền của nhà ở ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của chủ sở hữu cho dù đầu tư để cho thuê hay để ở. Nhà ở là loại tài sản tồn tại lâu nhưng không có nghĩa là không thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi này bao gồm các hoạt động từ sửa chữa nhỏ đến sửa chữa lớn và xây dựng lại hoàn toàn. Những thay đổi như thế cần phải có chi phí và thời gian để thực hiện. - Tính không đồng nhất Những đơn vị nhà ở khác nhau đáng kể về: (1) đặc điểm cư ngụ như quy mô, kích cỡ, kiểu cách, chất lượng xây dựng… ; (2) đặc điểm vị trí chỗ ở, được biểu hiện như: môi trường cộng đồng sống, tiếp cận dịch vụ công, gần nơi làm việc…Vì thế tính không đồng nhất của thị trường nhà ở thể hiện ở chỗ thị trường nhà ở bao gồm tập hợp các thị trường bộ phận : quy mô, địa điểm,… 1.2. Sự hài lòng của người dân đối với nhà ở 1.2.1. Khái niệm sự hài lòng đối với nhà ở. Theo Varady & Preiser (1998) [28], sự hài lòng đối với nhà ở là sự cảm nhận giữa nhu cầu và nguyện vọng của người dân và thực tế của bối cảnh nhà ở hiện tại. Bên cạnh đó sự hài lòng đối với nhà ở cũng chính là mức độ thỏa mãn kinh nghiệm của cá nhân hay của thành viên trong gia đình đối với tình trạng nhà ở hiện tại như nhận định của McCray anh Day (1997) [21]. Còn Satsangi & Kearns (1992) [24] nhận định rằng sự hài lòng đối với nhà ở là một thái độ phức tạp. Nó bao gồm sự hài lòng với các đơn vị nơi ở và sự hài lòng với hàng xóm và khu vực (Onobokun (1974) [23]). Theo Ogu (2002) 8 [22] thì khái niệm hài lòng về nhà ở được sử dụng để đánh giá nhận thức của người dân và cảm nhận đối với các đơn vị nhà ở và đối với môi trường. Tóm lại khái niệm sự hài lòng về nhà ở đã được sử dụng như một dự báo quan trọng về nhận thức của một cá nhân về “chất lượng cuộc sống” nói chung. (Campbell st al.,1976; trích dẫn Djebarni&Al-Abed,2000) [17]. 1.2.2. Các yếu tố tác động đến sự hài lòng đối với nhà ở Có nhiều ý kiến về các yếu tố tác động đến sự hài lòng đối với nhà ở đã được nghiên cứu. Theodori (2001) [26], cho rằng sự hài lòng đối với nhà ở bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố nhận thức khách quan và chủ quan. Mối quan hệ giữa sự hài lòng cộng đồng với nhận thức cá nhân và sự gắn bó với cộng đồng. Những cá nhân rất hài lòng với cộng đồng của họ sẽ có nhiều khả năng cao hơn về mức độ hạnh phúc so với những người khác. Các yếu tố về thu nhập, quyền sở hữu nhà và các hổ trợ xã hội cũng liên quan tích cực đến mức tăng nhận thức tốt của người dân. Nghiên cứu của Onibokun (1974) [23] đưa ra nhận định về điều kiện có thể ở được trong một căn hộ bị ảnh hưởng không chỉ các yếu tố về kỹ thuật mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, cách ứng xử, văn hóa và những yếu tố khác trong toàn bộ hệ thống môi trường xã hội. Nhìn chung sự hài lòng đối với nhà ở bị tác động bởi nhiều yếu tố trong hệ thống và sự tác động của các đặc điểm cơ bản của những người dân cư ngụ. Kết quả nhận định được đưa ra về các yếu tố đã được nghiên cứu cho rằng có tác động đến sự hài lòng đối với nhà ở bao gồm: Theo Varady & Preiser (1998) [28] yếu tố tuổi, giới tính, thời gian cư trú, kinh nghiệm về định cư, nhận thức chất lượng nhà ở hiện tại tác động đến sự hài lòng của người dân đối với nhà ở. Thực tế còn có khác biệt về sự hài lòng đối với nhà ở liên quan đến tình trạng hôn nhân gia đình của chủ 9 hộ, số lượng người trong hộ gia đình và quy mô gia đình (Tan & Hamzah (1979) [25]) . Trong các tài liệu nghiên cứu còn cho thấy rằng sự hài lòng của người dân đối với nhà ở bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố về tình hình kinh tế xã hội như thu nhập, giáo dục, nghề nghiệp và phúc lợi (Brown, 1993; Freeman, 1998 trích dẫn trong Varady & Preiser (1998) [28]); Các đặc tính về điều kiện vật lý của nhà ở, các điều kiện sống trong quá khứ cũng như sự di dời khu dân cư và bố trí tái định cư (Yeh (1972) [29]). Nghiên cứu của Varady& Carrozza (2000) [27] đưa ra nhận định rằng các dịch vụ về quản lý dân cư tại các khu nhà ở của người dân cũng có tác động đáng kể đến sự hài lòng của người dân đối với nhà ở. Nghiên cứu của John Gilderbloom, Ph.D Michael D. Brazley, Ph.D.,AIA and Zhenfeng Pan (2005) [18], về vùng lân cận và sự hài lòng của dân cư đối với nhà ở, đã đưa ra kết luận là người dân thực sự hài lòng với các yếu tố về nhà ở, vị trí nhà ở, khu phố và sự an toàn tại địa điểm nhà ở của khu dân cư. Tham khảo kết quả nghiên cứu của Mastura Jaafar và Noor Liza Hasa Osman Mohamad T. Ramayah tại trường Đại học Sains của Malaysia (2004) [20], với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố quyết định mức độ hài lòng về nhà ở: một nghiên cứu đối với dự án phát triển Khu dân cư của Tập đoàn phát triển Penang (PDC)”. Đây là một nghiên cứu được dựa trên nền tảng các mô hình nghiên cứu sự hài lòng về nhà ở và đặc thù riêng về nhà ở của Tập đoàn Phát triển Penang (PDC) tại Malaysia. Mô hình nghiên cứu đưa ra gồm 3 yếu tố và 9 biến quan sát để thực hiện đề tài trên. Việc nghiên cứu các yếu tố quyết định mức độ hài lòng đối với nhà ở của PDC liên quan đến 21.123 nhà ở tại các địa điểm khách nhau ở Đảo Penang và Seberang Perai. 10 => Mô hình nghiên cứu của Mastura Jaafar và Noor Liza Hasa Osman Mohamad T. Ramayah (2004) [20] được thể hiện như sau: Đặc điểm nhà ở (yếu tố nhà ở) - Loại dự án. - Đơn giá nhà ở. - Diện tích căn hộ - Thời gian cư trú. - Quyền sở hữu. Yeh (1972), Ogu (2002), Varady& Carrozza (2000), Theodori (2001), Morshidi, et al., (1999) Vị trí nhà ở (yếu tố địa lý) - Vị trí địa lý của căn hộ Sự hài lòng của người dân đối với nhà ở. Varady& Carrozza (2000) Đặc điểm nhân khẩu (yếu tố con người) - Tuổi. - Giới tính. - Thu nhập. Morshidi, et.al.(1999), Varady &Preiser (1998), Varady&Carrozza (2000), Tan&Hamzah (1979) Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Mastura Jaafar- Noor Liza Hasa Osman Mohamad T. Ramayah (2004) [20]. 1.3. Chính sách công về nhà ở tái định cư 1.3.1. Khái niệm chính sách tài chính công Mục đích của tài chính công là duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước để đảm nhiệm hiệu quả các chức năng của nhà nước đối với xã hội; Tài chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất