Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá mức độ biến đổi khí hậu và bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nó tới cây...

Tài liệu đánh giá mức độ biến đổi khí hậu và bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nó tới cây cà phê ở tây nguyên

.PDF
83
540
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGHIÊM THÙY LINH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TỚI CÂY CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGHIÊM THÙY LINH ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ TỚI CÂY CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Đức Thành HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Ngô Đức Thành, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Học viên Nghiêm Thùy Linh LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi, PGS. TS. Ngô Đức Thành, đã truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô của lớp Biến đổi Khí hậu Khóa 2 – Khoa Sau đại học – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến thức quí báu, những lời khuyên chân thành và niềm say mê nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2016 Nghiêm Thùy Linh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................... iv MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ................................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về cây cà phê ................................................................................... 3 1.1.1. Giới thiệu về cây cà phê .................................................................................... 3 1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê ....................................................................... 7 1.1.3. Ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng đến sinh lý ra hoa đậu quả của cà phê 11 1.2. Biểu hiện ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới sự phát triển của cây cà phê ... 13 1.2.1. Sƣơng muối: .................................................................................................... 13 1.2.2. Tác động của ENSO đến thời tiết, điều kiện ngoại cảnh trồng cây cà phê ..... 14 1.3. Những nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 15 1.4. Những nghiên cứu trong nƣớc......................................................................... 21 CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC TÂY NGUYÊN, SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 26 2.1. Đặc điểm khu vực Tây Nguyên ......................................................................... 26 2.2. Nguồn số liệu quan trắc...................................................................................... 29 2.3. Phƣơng pháp đánh giá cho thời kỳ quá khứ ....................................................... 31 2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 31 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 32 CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN .................................................................................................................. 37 3.1. Đánh giá mức độ BĐKH ở Tây Nguyên ............................................................ 37 3.1.1. Yếu tố nhiệt độ ................................................................................................ 37 3.1.2. Yếu tố lƣợng mƣa – độ ẩm.............................................................................. 41 3.1.3. Biến đổi của một số yếu tố khí hậu cực trị...................................................... 48 3.2. Đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH tới cây cà phê vối ........................................... 53 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 59 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu BRT Boosted Regression Trees – Cây hồi quy nâng cao CIAT International Center for Tropical Agriculture – Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế CFT Cool Farm Tool – Công cụ tính toán khí thải nhà kính trực tuyến ENSO El Niño Southern Oscillation – Dao động Nam El Niño GCM Global Climate Model – Mô hình khí hậu toàn cầu GIS Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý GIZ The Deutsche Gesellschaft Für Internationale Zusammenarbeit – Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức GLM Generalized Linear Models – Mô hình tuyến tính tổng quát HadCM Hadley Centre Coupled Model – Mô hình lõi kép Hadley ICC International Coffee Council – Hội đồng Cà phê Thế giới ICO International Coffee Organization – Tổ chức Cà phê Thế giới IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IUCN International Union for Conservation of Nature – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế NOAA National Oceanic and Atmospheric Administration – Cục Quản lý Đại dƣơng và Khí quyển Hoa Kỳ RegCM Regional Climate Model – Mô hình khí hậu khu vực i SOI Southern Oscillation Index – Chỉ số Dao động Nam SPI Standardized Precipitation Index – Chỉ số tiêu chuẩn mƣa UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc USDA United States Department of Agriculture – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Sản lƣợng cà phê vối của 10 quốc gia đứng đầu thế giới .............................. 4 Bảng 2: Danh mục các trạm quan trắc số liệu đƣợc lựa chọn................................... 30 Bảng 3: Các đợt ENSO trong giai đoạn 1952 – 2011 ............................................... 34 Bảng 4: Tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng tới cây cà phê vối ..................................... 35 Bảng 5: Lƣợng mƣa cực đại vào tháng mùa khô giai đoạn 1979-2012 .................... 43 Bảng 6: Số ngày nắng nóng >35oC tại các trạm ....................................................... 51 Bảng 7: Quá trình phát triển của cây cà phê vối ....................................................... 54 Bảng 8: Sự khác biệt lƣợng mƣa của các năm từ 2004-2012 ................................... 58 iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Bản đồ phân bố các khu vực trồng cà phê trên thế giới ------------------------ 3 Hình 2: Cây cà phê chè ----------------------------------------------------------------------- 5 Hình 3: Cây cà phê vối ------------------------------------------------------------------------ 6 Hình 4: Cây cà phê mít------------------------------------------------------------------------ 7 Hình 5: Bản đồ hành chính Tây Nguyên ------------------------------------------------- 26 Hình 6: Bản đồ phân bố đất ở Tây Nguyên ---------------------------------------------- 27 Hình 7: Mạng lƣới trạm khí tƣợng khu vực Tây Nguyên ------------------------------ 31 Hình 8: Các khu vực trồng cà phê ở Việt Nam năm 2014 ----------------------------- 33 Hình 9: Biến trình nhiệt năm trạm Buôn Ma Thuột ------------------------------------- 38 Hình 10: Biến trình nhiệt năm trạm Đăk Mil -------------------------------------------- 38 Hình 11: Chuẩn sai (so với thời kỳ 1979-2012) của nhiệt độ trung bình năm, tháng 1, tháng 7 và các đƣờng xu thế tuyến tính của chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 trạm Buôn Ma Thuột 1979-2012 --------------------------------------------- 39 Hình 12: Chuẩn sai (so với thời kỳ 1979-2012) của nhiệt độ trung bình năm, tháng 1, tháng 7 và các đƣờng xu thế tuyến tính của chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 trạm Buôn Hồ 1982-2012 ----------------------------------------------------- 40 Hình 13:Chuẩn sai (so với thời kỳ 1979-2012) của nhiệt độ trung bình năm, tháng 1, tháng 7 và các đƣờng xu thế tuyến tính của chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 trạm Pleiku 1979-2012 ------------------------------------------------------------ 41 Hình 14:Chuẩn sai (so với thời kỳ 1979-2012) của nhiệt độ trung bình năm, tháng 1, tháng 7 và các đƣờng xu thế tuyến tính của chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 trạm Ayunpa 1979-2012 ---------------------------------------------------------- 41 Hình 15: Trung bình lƣợng mƣa tại các trạm khí tƣợng Tây Nguyên ---------------- 42 Hình 16: Lƣợng mƣa trung bình tháng 12 – tháng 2 giai đoạn 1979-2012 (mm) --- 44 Hình 17: So sánh lƣợng mƣa trung bình trong hai giai đoạn phát triển của cây cà phê vối ----------------------------------------------------------------------------------------- 45 Hình 18: Độ ẩm cực tiểu trung bình của Tây Nguyên (1979 -2011) (%) ------------ 46 Hình 19: Độ ẩm trung bình lúc 13h (1979-2011) (%) ---------------------------------- 47 iv Hình 20: Nhiệt độ cực đại trung bình tại các trạm tiêu biểu --------------------------- 48 Hình 21: Nhiệt độ Tx các tháng trong năm tại 6 trạm ---------------------------------- 49 Hình 22:Nhiệt độ Tm các tháng trong năm tại 6 trạm ---------------------------------- 50 Hình 23: Số ngày mƣa lớn ở trạm Ayunpa, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột-------------- 53 Hình 24: Năng suất cà phê cả nƣớc 1990-2012 (tạ/ha) --------------------------------- 55 Hình 25: Năng suất cà phê Tây Nguyên 2000-2012 (tạ/ha) --------------------------- 56 Hình 26: So sánh các giá trị nhiệt độ Tây Nguyên 2000-2012 (oC) ------------------ 57 v MỞ ĐẦU Trong vài thập kỷ gần đây, các hoạt động của con ngƣời đã và đang góp phần làm tăng đáng kể nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, từ đó làm tăng nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến hàng loạt những biến đổi nghiêm trọng của môi trƣờng tự nhiên. Nếu không có những biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, có thể sẽ dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến an ninh con ngƣời, môi trƣờng, kinh tế và xã hội trong một tƣơng lai không xa.-Tây Nguyên là vùng cao nguyên với đặc điểm thổ nhƣỡng bazan ở độ cao 500m đến 600m so với mặt biển [65], Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp nhƣ cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm trong đó cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lƣợng khoáng sản phong phú hầu nhƣ chƣa khai thác và tiềm năng du lịch lớn. Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu Tây Nguyên đƣợc chia làm hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hƣởng của độ cao nên ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu tƣơng đối mát, mƣa nhiều [65]. Theo báo cáo Hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cà phê của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012, tính từ năm 1961, diện tích cà phê cả nƣớc đạt khoảng 21200 ha [3] thì cho tới năm 2014 (sau hơn 50 năm), diện tích trồng cà phê của cả nƣớc đã mở rộng ra các khu vực chính, ƣớc tính vào khoảng 653000ha [58] Cây cà phê vối (coffee Canephora) đƣợc trồng ở Việt Nam, hầu hết là thuộc chủng Robusta cho năng suất cao và có khả năng kháng bệnh tốt. Đối với cà phê vối, mùa vụ thu hoạch thƣờng trong khoảng tháng 11 và 12 dƣơng lịch. Đây là giai đoạn đầu mùa khô nên việc thu hoạch và chế biến bảo quản sau thu hoạch sẽ thuận lợi. Mùa hoa cà phê nở vào tháng 2 và tháng 3 dƣơng lịch, đây là giai đoạn mùa khô, phù hợp với yêu cầu để phát triển tốt cho cây cà phê [22], tháng 4 và tháng 5 là giai đoạn quan trọng bởi nếu không mƣa hoặc ít mƣa sẽ làm ảnh hƣởng 1 đến hạt cà phê [17]. Nhƣng với tình hình khí hậu diễn biến thất thƣờng trong mấy năm gần đây có thể đem lại những bất lợi cho ngành cà phê Việt Nam. Những đợt mƣa cuối vụ lớn và kéo dài và những đợt khô hạn đã tác động đến tình hình thu hái, chế biến và sự ra hoa đậu quả của cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên. Theo dự báo của Mạng thông tin Nông nghiệp toàn cầu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, sản lƣợng cà phê của nƣớc ta mùa vụ 2014-2015 là khoảng 1,75 triệu tấn, tăng nhẹ so với mùa vụ 2013-2014 là 1,68 triệu tấn [58]. Tuy nhiên, những thay đổi về điều kiện khí hậu vẫn khiến các hộ trồng cà phê cần có biện pháp phù hợp để ứng phó và không làm ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng cà phê. Điều này làm ảnh hƣởng nhiều tới đời sống của ngƣời dân cũng nhƣ quá trình xuất khẩu cà phê của nƣớc ta. Để xác định đƣợc các biểu hiện đặc trƣng của BĐKH tác động nhƣ thế nào đến quá trình trồng cây cà phê (đối tƣợng cà cây cà phê vối – Robusta) ở Tây Nguyên, luận văn đƣa ra vấn đề cần giải quyết là “Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu và bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nó tới cây cà phê ở Tây Nguyên”. Để làm rõ đƣợc vấn đề đƣa ra, luận văn tập trung vào các nội dung sau: - Đặc điểm của điều kiện tự nhiên tại Tây Nguyên; sự hình thành, phát triển và các yêu cầu sinh thái của cây cà phê tại Tây Nguyên. - Những ảnh hƣởng của yếu tố khí hậu tới sự sinh trƣởng, phát triển của cây cà phê. - Xu hƣớng thay đổi của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm) tại khu vực Tây Nguyên trong thời kỳ quá khứ và hiện tại. 2 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 1.1. Tổng quan về cây cà phê 1.1.1. Giới thiệu về cây cà phê Nguồn gốc của cây cà phê trên thế giới là từ rừng châu Phi, cao nguyên Ethiopia. Từ đó, cây cà phê xuất hiện tại Ai Cập và Yemen. Hiện nay, cây cà phê đƣợc trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới [60]. Hình 1: Bản đồ phân bố các khu vực trồng cà phê trên thế giới Nguồn: CIAT, 2011 Cây cà phê lần đầu tiên đƣa vào Việt Nam từ năm 1888. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu đƣợc trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến đầu thế kỷ 20 mới đƣợc trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Sau khi đƣợc trồng tại nƣớc ta, tính đến năm 2014, theo thông tin của USDA diện tích trồng cà phê trên cả nƣớc xấp xỉ 653 nghìn ha, sản lƣợng đạt 1,75 nghìn tấn [58]. Hiện nay Việt Nam là nƣớc xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Brazil [54]. 3 Bảng 1: Sản lƣợng cà phê vối của 10 quốc gia đứng đầu thế giới (Đơn vị: nghìn tấn) STT Quốc gia 2008/09 2009/10 2010/11 2011/12 2012/13 2013/14 1 Việt Nam 990 1083 1161 1512 1536 1668 2 Brazil 768 708 762 870 930 858 3 Indonesia 522 540 477 420 528 471 4 Ấn Độ 183 195 208 212 219 200 5 Uganda 157 123 154 162 168 180 6 Cote d’Ivoire 111 141 96 96 105 108 7 Malaysia 59 60 66 87 84 90 8 Thái Lan 48 54 51 51 51 51 9 Cameroon 34 30 38 41 29 27 10 Madagascar 30 27 32 32 30 31,5 Nguồn: World markets and Trade, Foreign Agricultural Service/USDA, Office of Global Analysis, 6/2014 [44] Cà phê có hai loài có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất thƣờng đƣợc gọi cà phê chè (tên khoa học: coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: coffea canephora hay coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excels (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lƣợng không đáng kể [64]. Cà phê trồng ở nƣớc ta bao gồm cà phê vối (robusta) chiếm 92,9% diện tích, cà phê chè (arabica) chiếm 6% diện tích và ít nhất là cà phê mít (excelsa) đạt gần 5 nghìn ha [3]. Cà phê chè (coffea arabica.) thƣờng đƣợc trồng ở độ cao 1000-1500m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Quả của cây cà phê chè hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cây cà phê chè do có hƣơng vị thƣơm ngon và chứa ít hàm lƣợng caffeine hơn nên đƣợc đánh giá cao hơn cà phê vối [61]. 4 Hình 2: Cây cà phê chè Nguồn:Wikipedia [60] Cà phê chè có khả năng tự thụ phấn vào khoảng 90%, nên độ thuần chủng cao hơn các loại cà phê khác. Sức nảy mầm của hạt phấn cây cà phê chè nằm trong khoảng từ 24-36 giờ khi ở điều kiện bình thƣờng. Tuy nhiên, nếu đƣợc bảo quản trong điều kiện chân không, nhiệt độ âm 18oC, hạt phấn có thể kéo dài sức nảy mầm của chúng tới 3 năm hoặc hơn nữa [11][15]. Cà phê vối (Coffea canephora Pierre) có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới ẩm thuộc khu vực châu Phi với quần thể đa dạng về hình thái do có đặc điểm thụ phấn chéo. Coffea canephora var.robusta là chủng cà phê vối đƣợc trồng nhiều nhất, chiếm trên 90% diện tích cà phê vối trên thế giới. Cây cà phê vối thuộc chủng này có ƣu điểm là cây khỏe, ít cành thứ cấp, chịu đƣợc sâu bệnh tốt, cho năng suất cao nhƣng lại có nhƣợc điểm là chịu hạn kém [10]. 5 Hình 3: Cây cà phê vối Nguồn:Wikipedia [62] Hàm lƣợng caffeine trong hạt cà phê vối cao (2-4%) nên hƣơng vị không tinh khiết bằng cà phê chè (caffein 1-2%) do đó có giá trị thấp hơn [63]. Một trong nhƣng lý do khiến diện tích cà phê vối cao hơn rất nhiều so với các chủng loại cà phê khác là vì chúng có sức sinh trƣởng tốt và kháng đƣợc bệnh do nấm và vi khuẩn. Cà phê mít (coffea excels.) là cây gỗ nhỡ, thân, lá và quả đều to. Cà phê mít có khả năng chịu hạn tốt, ít cần nƣớc tƣới, sinh trƣởng khỏe, ít kén đất, ít sâu bệnh. Do đặc tính chịu hạn và khả năng chống chọi với sâu bệnh tốt nên cà phê mít đƣợc sử dụng để làm gốc ghép cho các loại cà phê khác [62]. Cà phê mít ở Việt Nam đƣợc trồng rất ít do có giá trị thấp (vị chua, ít hƣơng hoặc không hƣơng). 6 Hình 4: Cây cà phê mít Nguồn:Wikipedia [61] 1.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê Cây cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới, để cho năng suất và sản lƣợng cao, ta cần nắm đƣợc những điều kiện sinh thái của cây cà phê, đặc biệt là đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn – cây cà phê vối. Theo các tác giả Willson (1985) [46]; Wrigley (1988) [47] và Raju (1969) [41], đất đai và khí hậu là 2 yếu tố sinh thái quan tọng của đời sống cây cà phê. Yêu cầu khí hậu: - Nhiệt độ: Do có ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây cà phê, nhiệt độ là yếu tố đƣợc đƣa ra đầu tiên. Tùy vào từng loại cà phê mà phạm vi thích 7 hợp với nhiệt độ của chúng khác nhau, cũng nhƣ các ngƣỡng nhiệt phát triển tốt cũng khác nhau. Đối với cà phê chè, cây yêu cầu điều kiện có chế độ tán rừng, mát, độ cao từ 1300-1800 m so với mặt biển. Cà phê chè có thể sinh trƣởng và phát triển ở nhiệt độ từ 5-30oC, thích hợp nhất nhiệt độ từ 15oC – 24oC; Nhiệt độ trên 30oC; quá trình quang hợp sẽ ngừng [48]. Năm 1968, Altamann cho rằng lá cà phê chè ngoài nắng ở nhiệt độ 20oC trong 1 giây chỉ quang hợp đƣợc khoảng 7 mol CO2 so với cây trồng khác là 15 - 25 mol CO2 [23]. Khi nhiệt độ xuống 5oC, cây bắt đầu giảm sinh trƣởng và nếu kéo dài sẽ gây thiệt hại đến cây (Cannel, 1987) [26]. Đối với cà phê vối, điều kiện khí hậu cần để cây phát triển là ở vùng có khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều và đƣợc phân rõ 2 mùa chính là mùa khô và mùa mƣa trong năm. Đây cũng là một trong những ƣu điểm về đặc điểm khí hậu mà Tây Nguyên có đƣợc. Cây cà phê vối là loại kém chịu nóng, trong đó chủng Robusta chịu nóng kém hơn cả. Nhiệt độ trung bình để cây có thể hô hấp với cƣờng độ cao nhất và để cây sinh trƣởng tốt nhất đối với cà phê vối và cà phê mít là 22 – 26oC; nếu nhiệt độ đạt tới 36 – 38oC, cà phê non cháy khô. Nhiệt độ thích hợp cho cà phê nảy mầm là 28 – 30oC, nhiệt độ thích hợp cho hoa cà phê nở (từ 2 – 5 giờ sáng) là 24 – 25oC [4][11]. Theo Phan Quốc Sùng (1987), nhiệt độ thích hợp để cây sinh trƣởng là từ 24-26oC, nhiệt độ xuống dƣới 0oC làm thui cháy các đọt non, kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là ở những vùng có xuất hiện sƣơng muối[16]. Cà phê vối chịu rét kém, ở nhiệt độ 7oC cây đã ngừng sinh trƣởng và từ 5oC trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm trọng. Gió rét và nóng đều là những bất lợi đối với sinh trƣởng của cây cà phê [21]. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng nhƣ biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, đặc biệt là hƣơng vị của hạt cà phê. Ở những vùng vào giai đoạn hạt cà phê đƣợc hình thành và tích lũy chất 8 khô, nhiệt độ càng xuống thấp và chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm càng cao thì chất lƣợng cà phê càng cao [17]. - Lƣợng mƣa: Sau nhiệt độ, lƣợng mƣa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định đến khả năng sinh trƣởng, năng suất và kích thƣớc của hạt cà phê. Lƣợng nƣớc trong cây ảnh hƣởng đến quá trình phân hóa mầm hoa, sự phá vỡ tính ngủ nghỉ của chồi hoa, kích thích sự tăng trƣởng trở lại của chồi hoa, quá trình nở hoa và tăng trƣởng về kích thƣớc của vỏ hạt… Trong đó, tình trạng nƣớc ở trong cây lại phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng mƣa và sự phân bố của nó vào các tháng trong năm. Với đặc điểm ƣa điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những vùng có cao độ thấp nên cây cà phê vối cần một lƣợng mƣa trong năm khá cao từ 1500-2000mm và phân bố đồng đều trong khoảng 9 tháng. Cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên ngoài yêu cầu phải có một thời gian khô hạn nhất định (2-3 tháng) sau giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa, giai đoạn lúc cây nở hoa yêu cầu phải có thời tiết khô ráo, không có mƣa để quá trình thụ phấn đƣợc thuận lợi. [5] Sự phân bố lƣợng mƣa giữa các tháng còn ảnh hƣởng rõ rệt đến năng suất hơn so với [29][43]. Các vụ cà phê đƣợc mùa thƣờng trùng với các năm có mùa khô rõ rệt và mùa mƣa nhiều làm cà phê sinh trƣởng và phát triển nhiều cành tơ, đến mùa khô sự phân hóa mầm hoa diễn ra mạnh, cho nhiều hoa, quả [10]. - Độ ẩm không khí Độ ẩm có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh trƣởng của cây trồng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nƣớc của cây. Kết quả nghiên cứu của Boyer (1969) cho thấy khi đo lƣợng bốc hơi nƣớc trên các vƣờn cà phê đã kín tán vào mùa khô lạnh là 75mm/tháng và mùa mƣa nóng là 150mm/tháng [25]. Độ ẩm không khí cho cây cà phê là trên 70 - 90%, đặc biệt trong giai đoạn nở hoa, cây cà phê vối cần có điều kiện độ ẩm đạt 90 – 97% ở khoảng thời gian từ 2 – 5 giờ sáng [4]. Độ ẩm không khí cao sẽ làm giảm sự mất nƣớc của cây qua quá 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan