Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường đại học dược hà nội...

Tài liệu đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường đại học dược hà nội

.PDF
98
228
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC Đ NG TH H N ĐÁNH GIÁ N N NG VI C NH C INH VI N TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯ C H N I UẬN V N THẠC Ĩ ĐO ƯỜNG V ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC H N I - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC Đ NG TH H N ĐÁNH GIÁ N CHU N NG VI C NH C INH VI N TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯ C H N I UẬN V N THẠC Ĩ N NG NH ĐO ƯỜNG V ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ã số 81 4 01 15 Người hướng dẫn khoa học PG . T . Đinh Th H N I - 2017 i Thoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Hơn i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục, cán bộ và giảng viên Bộ môn Đo lường và Đánh giá đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận văn. Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại cho tôi những tri thức quý báu, thiết thực để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị chuyên viên, đồng nghiệp trong cơ quan công tác và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong việc hoàn thành luận văn. Mặc dù rất cố gắng, do những hạn chế nhất định nên việc thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự góp ý của Thầy, Cô, đồng nghiệp và các bạn. Xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Hơn ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bào chế BC Công nghiệp dược CND Dược lâm sàng DLS Kiến thức, kỹ năng và thái độ KSA Kỹ năng KN Làm việc nhóm LVN Quản lý và Kinh tế dược QLKTD Sinh viên SV iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 2 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3 4.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................ 3 4.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................................... 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................ 3 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .............................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................... 5 1.1. Tổng quan .............................................................................................................. 5 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ..................................................................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................... 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 7 1.2.1. Đánh giá .............................................................................................................. 7 1.2.2. Nhóm, làm việc theo nhóm ............................................................................... 10 1.2.3. Kỹ năng làm việc theo nhóm ............................................................................ 12 1.3. Cấu trúc kỹ năng làm việc nhóm. ........................................................................ 14 1.3.1. Mô hình GRPI ................................................................................................... 14 1.3.2. Mô hình của Jeremy D Penn ............................................................................. 15 iv 1.3.3. Mô hình đánh giá làm việc nhóm của Stevens và Campion. ............................ 16 1.3.4. Mô hình đánh giá hiệu quả làm việc nhóm qua các bài thực hành của Michael A. West. .................................................................................................. 17 1.3.5. Mô hình của Nguyễn Thị Oanh ........................................................................ 17 1.3.6. Mô hình của Huỳnh Văn Sơn ........................................................................... 19 1.4. Phương pháp dạy học phát triển kỹ năng làm việc nhóm .................................... 22 1.4.1. Đặc điểm của phương pháp giảng dạy chủ động .............................................. 23 1.4.2. Một số phương pháp giảng dạy chủ động (Active Learning) ........................... 25 1.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu ................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 29 2.1. Tổ chức nghiên cứu.............................................................................................. 29 2.1.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 29 2.1.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 33 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...................................................................... 33 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc ............................................................... 33 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bằng phiếu khảo sát .............................................. 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 41 3.1. Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Dược Hà Nội ................................................................................................................. 41 3.2. Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học và kỹ năng làm việc nhóm .................. 47 3.3. Đánh giá nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm ................. 58 3.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................................. 61 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 66 Phụ lục 1 : Công cụ khảo sát ......................................................................................... 69 Phụ lục 2: Độ tin cậy của công cụ thử nghiệm ............................................................. 75 Phụ lục 3: Đánh giá công cụ khảo sát theo mô hình Rasch .......................................... 80 Phụ lục 4. Câu lệnh CONQUEST ................................................................................. 84 Phụ lục 5. Các câu hỏi phỏng vấn chính ....................................................................... 85 Phụ lục 6. Dữ liệu định tính gốc ................................................................................... 86 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả sinh viên tự đánh giá mức độ đạt được trong quá trình làm việc nhóm ............................................................................................................ 43 Bảng 3.2: Mô tả giảng viên đánh giá mức độ đạt được trong quá trình làm việc nhóm của sinh viên ...................................................................................... 44 Bảng 3.3: SV tự đánh giá thái độ tham gia nhóm làm việc ................................ 48 Bảng 3.4: GV đánh giá thái độ tham gia nhóm làm việc của sinh viên .............. 49 Bảng 3.5: Nhóm sở thích mà sinh viên tham gia ................................................ 50 Bảng 3.6: SV đánh giá mức độ sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong học phần giảng dạy của GV ................................................................................ 51 Bảng 3.7: GV đánh giá mức độ sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong học phần giảng dạy của GV ................................................................................ 52 Bảng 3.8: SV tự đánh giá về nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm ............................................................................................................ 58 Bảng 3.9: GV đánh giá về nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm của SV ....................................................................................................... 59 Bảng 3.10: Phân tích bảng chéo giới tính và chuyên ngành của sinh viên ......... 56 Bảng 3.11: Kiểm định giá trì trung bình của 2 tổng thể giới tính ....................... 57 Bảng 3.12: Kiểm tra sự đồng nhất của các biến kỹ năng .................................... 54 Bảng 3.13: Kiểm tra sự đồng nhất của các biến phương pháp với kỹ năng lắng nghe ..................................................................................................................... 55 vi HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình GRPI của Rubin, Plovnick và Fry .................................... 14 Hình 1.2: Các mục tiêu trong chương trình đào tạo tích hợp theo CDIO ....... 23 Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu kỹ năng làm việc nhóm ................................. 28 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mẫu nghiên cứu của sinh viên .................................................... 41 Biểu đồ 3.2. Mẫu nghiên cứu của giảng viên.................................................. 41 Biểu đồ 3.3. Đánh giá chung mức độ đạt được ............................................... 45 Biểu đồ 3.4. Đánh giá thái độ của giảng viên và SV về thái độ ..................... 49 Biểu đồ 3.5. Mức độ sử dụng phương pháp làm việc nhóm ........................... 53 Biểu đồ 3.6. Nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình ............................... 60 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay không ai có thể tự nắm vững tất cả các thông tin của mọi lĩnh vực, điều đó có nghĩa không phải công việc nào, vấn đề nào chúng ta đều có thể tự mình giải quyết hiệu quả. Tinh thần làm việc nhóm chiếm tỉ trọng cao trong các năng lực làm việc và được xếp ngang bằng với vai trò của năng lực chuyên ngành, khả năng sáng tạo và đưa ra các sáng kiến. Albert Einstein, người đã tạo ra bước đột phá về khoa học trên thế giới đã khẳng định: “Cuộc sống của tôi và những thành tựu mà tôi đạt được nhờ sự đóng góp của rất nhiều người. Do đó, tôi phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với những gì họ đã làm cho tôi” [6]. Vì vậy, làm việc nhóm giúp ta tập trung sức mạnh của nhiều người nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng…Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội. Kỹ năng làm việc nhóm là môi trường tốt để có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm. Nhất là đối với sinh viên sắp ra trường, sẽ là điều kiện tốt cho công việc khi sinh viên ra trường bước vào môi trường công sở. Nhà trường hiện nay phải coi trọng việc tổ chức cho SV hoạt động độc lập theo nhóm. Làm việc nhóm trong và ngoài giờ học là hoạt động thiết thực, giúp sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập, giúp họ nắm vững và đào sâu tri thức, biết lắng nghe và học cách suy nghĩ về những ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi người, biết chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra ý kiến và cùng nhau giải quyết những vấn đề chung. Làm việc nhóm là nơi mọi người thỏa mãn nhu cầu học hỏi, khuyến khích sự độc lập, tự chủ, thái độ có trách nhiệm, kích thích tinh thần hợp tác, giúp SV nâng cao và chia sẻ nhận thức của mình. Làm việc nhóm còn phát huy sức mạnh tập thể: công việc được 1 hoàn thành nhanh hơn, tốt hơn, sáng tạo hơn và phong phú hơn, nâng cao khả năng làm việc của từng cá nhân, phát huy tối đa ưu thế của mỗi người. Kỹ năng làm việc nhóm là thành phần quan trọng của kỹ năng mềm để hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện nay. Để làm được điều đó thì việc quan tâm tới kỹ năng của SV là vô cùng quan trọng. Tác giả đã tiếp cận nhiều tài liệu nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành y dược. Vì vậy, hiện nay kỹ năng làm việc nhóm của SV năm thứ 4 Trường Đại học Dược Hà Nội ở mức độ nào và biểu hiện ra sao? Chúng ta làm gì để tăng khả năng làm việc nhóm của sinh viên năm thứ 4 để nâng cao chất lượng đào tạo?. Để trả lời câu hỏi trên, cũng như góp phần thực hiện thành công mục tiêu chung của giáo dục đại học. Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường Đại học Dược Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm 4 trường Đại học Dược Hà Nội để đánh giá mức độ đạt được của sinh viên, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên nói riêng. 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Tác giả đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu sau: - Câu hỏi 1: Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Dược Hà Nội đạt ở mức nào? - Câu hỏi 2: Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên có mối quan hệ với phương pháp dạy học trên lớp (thảo luận nhóm, kiểm tra đánh giá theo nhóm, thực tập, xê - mi - na, nghiên cứu/ dự án) và hoạt động đoàn thể không? 2 - Câu hỏi 3: Có những biện pháp nào để phát triển kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Từ 3 câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đặt ra 3 giả thuyết sau: - Giả thuyết 1: Mức độ kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Dược chưa cao. - Giả thuyết 2: Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên có mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp giảng dạy trên lớp và hoạt động đoàn thể. - Giả thuyết 3: đề xuất một số biện pháp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu - 356 SV năm thứ 4 hệ đại học chính quy tại trường Đại học Dược Hà Nội. - 30 GV đang giảng dạy tại trường Đại học Dược Hà Nội. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Mức độ biểu hiện của kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Dược Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở các tài liệu, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quát hoá. Đồng thời, từ những kết quả khảo sát sẽ tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng để đưa ra những kết luận, khuyến nghị và giải pháp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, văn bản và thu thập số liệu sẽ kết hợp các phương pháp nghiên cứu: - Định lượng: xây dựng phiếu hỏi và sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin về kỹ năng làm việc nhóm của SV Trường Đại học Dược Hà Nội từ SV và GV. 3 - Định tính: Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phương pháp thảo luận nhóm tập trung. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Dược Hà Nội Thời gian triển khai nghiên cứu: nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2017. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Archer và Davison (2008) đã tiến hành một nghiên cứu tại Anh kiểm tra các kỹ năng việc làm quan trọng nhất theo tổ chức quốc tế. Nó cho thấy những kỹ năng quan trọng nhất của người sử dụng lao động tìm kiếm những kỹ năng giao tiếp (82%), kỹ năng làm việc nhóm (91%), khả năng trí tuệ (79%), phân tích và ra quyết định (76%). Học tập dựa trên làm việc nhóm là tương đối mới trong giáo dục y tế. Năm 1998, The Spectator; Hamilton, có bài viết “Làm việc nhóm giúp chăm sóc sức khoẻ tốt hơn = Teamwork helps provide better health care”. Khi các nhà quản lý chăm sóc sức khoẻ làm việc cùng nhau như một nhóm, kết quả cuối cùng là chăm sóc có chất lượng tốt hơn cho cộng đồng. Bệnh nhân, bác sĩ và dược sĩ làm việc cùng nhau để đảm bảo những giá trị tốt đẹp nhất cho cộng đồng: giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, cách phòng ngừa, giảm chi phí và hướng dẫn họ sử dụng thuốc kê theo đơn và không kê theo đơn. Nelson cho rằng: “Cách tiếp cận theo nhóm này giúp giảm bớt các cuộc hẹn của bác sĩ, thăm bệnh viện cấp cứu và nhập viện" [27]. Học tập theo nhóm được lồng ghép vào chương trình tiền lâm sàng của một trường y khoa vào năm 2002. Mục đích: Nghiên cứu này so sánh thái độ của SV y khoa về quá trình học tập theo nhóm thay đổi giữa năm đầu tiên và năm thứ hai của trường y “Thái độ của sinh viên Y khoa về làm việc nhóm trong một chương trình giáo dục tiền lâm sàng = Medical Students’ Attitudes about Team-Based Learning in a Pre-Clinical Curriculum” của nhóm tác giả Dean X. Parmelee, Dan DeStephen và Nicole J. Borges [32]. Kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể về thái độ của SV đã được ghi nhận như sau: làm việc trong một nhóm làm rõ họ là ai, làm việc với nhóm đã giúp họ phát triển các kỹ năng làm việc với người khác và phát triển kỹ năng lãnh đạo hợp tác và làm việc với một nhóm đã giúp họ phát triển hơn nữa sự tôn trọng 5 ý kiến của người khác. Còn trong nghiên cứu của nhóm tác giả: Lindsey Elmore và cộng sự năm 2014 về “Tác động của các phương pháp học tập đội nhóm thích nghi về sự tự đánh giá của sinh viên về tính chuyên nghiệp, làm việc nhóm và kỹ năng trong một khóa học tự chăm sóc = Impact of adapted team-based learning methods on student self-assessment of professionalism, teamwork, and skills in a self-care course”, Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của việc áp dụng phương pháp sư phạm học tập dựa trên đồng đội thích nghi (TBL) dựa trên sự chuyên nghiệp của SV, kỹ năng làm việc nhóm, và nhận thức về học tập cũng như các đánh giá khóa học kết quả [28, 488-493]. Kết quả cho thấy rằng, làm việc nhóm: họ học được kinh nghiệm quý báu, được tôn trọng, từng cá nhân được cải thiện chính mình, trình độ của họ được nâng lên và thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn, họ được phát triển kỹ năng hợp tác nhiều hơn, trở thành người giải quyết một vấn đề, phát triển kỹ năng lãnh đạo. Như vậy, nhìn chung tất cả các bài viết trên đều khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm đối với SV kể cả trong học tập lẫn trong cuộc sống. Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ giúp sinh viên tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, giúp họ thành công hơn trong sự nghiệp mà còn hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Với tiêu chí “Lấy người học làm trung tâm”, quy chế đào tạo tín chỉ luôn hướng đến mục tiêu kích thích sự tư duy, chủ động của người học. Làm việc nhóm là một trong những phương pháp học tập phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập, tinh thần tập thể của SV. Hoạt động học tập được tiến hành theo nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, tính cách của mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng…nhờ đó mà hiệu quả học tập sẽ tăng lên, 6 bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp. Thực tiễn cho thấy tại các trường đại học dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và rèn luyện KN làm việc nhóm cho SV, điều này ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo và kết quả học tập của SV. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về KN học tập của SV như Nguyễn Thị Bích Hạnh (2007) “Nghiên cứu kỹ năng tự học trên lớp của sinh viên sư phạm” [5], Lê Ngọc Huyền (2010) “Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn” [9], Phạm Hoàng Tài (2010) “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Đà Lạt” [18], Nguyễn Đăng Khoa (2008) Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà nẵng, Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 [10]. Tuy nhiên, trong giới hạn các tài liệu mà tác giả có thể tiếp cận được chưa có nghiên cứu nào đánh giá sâu vào các kỹ năng làm việc của SV khối ngành Dược mà chỉ nghiên cứu thực trạng kỹ năng làm việc nhóm củaSV hay phát triển kỹ năng làm việc nhóm của SV khối ngành sư phạm, thương mại hay kinh tế...Do đó đánh giá kỹ năng làm việc nhóm đối với SV ngành dược trước khi ra trường là vô cùng cần thiết. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Đánh giá Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá. Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cấp độ đánh giá, vào đối tượng, mục đích cần đánh giá. Các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực đánh giá giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng trong đề tài này thống nhất sử dụng những quan niệm của Owen & Rogers [16] : - Đánh giá: là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được; - Đánh giá là một quá trình bao gồm: chuẩn bị một kế hoạch; 7 - Thu thập, phân tích thông tin và thu được kết quả; - Chuyển giao các kết quả thu được đến những người liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp những người có thẩm quyền đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá. Sản phẩm của đánh giá có thể là các thông tin, bằng chứng, dữ liệu thu được từ quá trình đánh giá; hay các nhận định, các ý kiến rút ra trên cơ sở thông tin, bằng chứng thu được; hay các kết luận và các kiến nghị. Quy trình đánh giá có thể bao gồm các bước sau (Owen & Rogers, 1999): - Xây dựng các tiêu chí đánh giá (xem xét sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau để có được đầy đủ thông tin về đối tượng đánh giá); - Xây dựng các chuẩn mực (thể hiện những mong muốn, yêu cầu đối tượng đánh giá phải đạt được cái gì, ở mức độ nào); - Đo lường các thuộc tính của đối tượng đánh giá theo các tiêu chí và đối chiếu với các chuẩn mực đã xây dựng trước đó; - Tổng hợp và tích hợp các bằng chứng thu được để đưa ra những nhận định chuẩn xác. Theo Griffin (1993), Đánh giá là quá trình mô tả đối tượng, bao gồm các hoạt động thu thập thông tin, minh chứng về thành quả học tập của người học, sau đó diễn giải thông tin để mô tả đối tượng, đưa ra những nhận định, phán quyết liên quan đến giá trị của đối tượng được đánh giá [16]. Black và Wiliam (1998), đưa ra định nghĩa đánh giá theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các hoạt động mà giảng viên và sinh viên đã thực hiện để thu thập thông tin. Những thông tin này có thể được sử dụng theo nghĩa chẩn đoán để điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập. Theo định nghĩa này, đánh giá bao gồm các quan sát của giảng viên, thảo luận trong lớp học, phân tích các việc làm của SV, chẳng hạn như bài tập về nhà và các bài kiểm tra [15]. TS. Nguyễn Kim Dung (2008) đưa ra khái niệm: đánh giá là một hình thức chẩn đoán của việc xem xét chất lượng và đánh giá việc giảng dạy, học 8 tập và chương trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lượng của cơ sở đó [2]. GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp (2009) đưa ra khái niệm: đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách. Đánh giá có thể là định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa vào các ý kiến và giá trị [22]. Thuật ngữ đánh giá trong giáo dục được tác giả Phạm Xuân Thanh (2011) [21] định nghĩa như sau: Đánh giá: Một thuật ngữ chung để chỉ việc thu thập và xử lý thông tin một cách hệ thống làm cơ sở để đưa ra các nhận định phục vụ cho một mục đích đã được xác định từ trước (ví dụ: mục đích cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục). Ở đây, chủ yếu đề cập đến đánh giá trong giáo dục. Trong Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong dạy học của TS. Sái Công Hồng và các cộng sự (2017) đưa ra quan điểm về đánh giá [8]: Đánh giá là sự giải thích có tính chất tổng kết các dữ liệu có được từ các bài kiểm tra hay những công cụ đánh giá khác. Đánh giá là việc định ra giá trị của bản thân đối tượng được đánh giá trong mối tương quan với các đối tượng hay môi trường xung quanh. Đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển xã hội... Dựa vào sự đánh giá, người ta định giá trị kết quả đánh giá để phán đoán và đề xuất các quyết định giáo dục. Mối quan hệ giữa đánh giá, đo lường và định giá trị rất chặt chẽ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau. Đánh giá là quá trình phán đoán, muốn vậy, người ta phải đo lường sự vật và thuộc tính của nó dựa trên các quan điểm về giá trị. Chính vì vậy khi nói đến đánh giá có nghĩa chúng ta nói đến việc đo đạc các giá trị của sự vật. Quan điểm về giá trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình 9 đánh giá. Quan điểm về giá trị của mọi người không giống nhau nên cách đánh giá về sự vật cũng khác nhau. Giá trị luôn là câu hỏi khách quan, ngược lại đánh giá mang tính chủ quan nhưng giá trị là một loại tính hữu dụng đặc thù cho biết quan hệ giữa khách thể và chủ thể. Khi tính hữu dụng của sự vật khách quan kết hợp với nguyện vọng nhu cầu chủ quan thì cho ra đời một giá trị, mức độ kết hợp càng chặt chẽ thì giá trị càng lớn. Trong luận văn này tác giả sử dụng định nghĩa Đánh giá của tác giả Phạm Xuân Thanh: Đánh giá là việc phân tích, lý giải các kết quả đo lường. Đánh giá được thực hiện dựa trên các kết quả đo lường. 1.2.2. Nhóm, làm việc theo nhóm 1.2.2.1. Khái niệm nhóm Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách khác nhau: Các nhóm bạn học tập có khi hình thành do sự chỉ định của thầy cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, và các nhóm làm việc trong một cơ quan, đơn vị là do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu, nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nào đó. Nhưng điều quan trọng là, không phải nhóm nào cũng có những mục đích hay có những hoạt động cùng nhau. Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán, có lẽ sẽ không có sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, một nhóm làm việc vẫn có thể phát triển dù các thành viên không cùng làm việc hay sinh hoạt trong một môi trường, một không gian nhất định. Nhóm là: “ Hai hay nhiều người làm việc với nhau để cùng hoàn thành một mục tiêu chung” (Lewis­McClear) và Nhóm là: “ Một số người với các 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan