Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kinh doanh của khách sạn yuhikaigan, thành phố tateyama, tỉnh chiba, nh...

Tài liệu đánh giá kinh doanh của khách sạn yuhikaigan, thành phố tateyama, tỉnh chiba, nhật bản

.PDF
86
41
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------&--------- LƯỜNG THỊ THIẾP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN, THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Chuyên ngành : QLTNTN&DLST Khoa :Quản lý tài nguyên Khóa :2016-2020 Thái Nguyên,năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------&--------- LƯỜNG THỊ THIẾP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN, THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Chuyên ngành :QLTNTN&DLST Khoa :Quản lý tài nguyên Khóa :2016-2020 Giảng viên hướng dẫn :TS.Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu,nay em đã hoàn thành báo cáo thựctập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại Học Nông LâmNguyên với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp khách sạn Yuhikaigan, Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâmThái Nguyên,Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng Đào tạo trườngĐại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo,những người đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất,em xin trân trọng cảm ơn giảngviên,T.S.Nguyễn Quang Thikhoa Quản lý tài nguyên. Người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình thực tập tốt nghiệp để em có được báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn đông viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em,giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể công, nhân khách sạn Yuhikaigan đã nhiệt tình giúp đỡ em,cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho em đểp hục vụ báo cáo.Ngoài ra,các quản lý hướng dẫn còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế,đó là những ý kiến hết sức bổ ích và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn người dân ở Tateyama, Chiba, Nhật Bản đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại địa phương. Em xin cảm các thầy cô trong trung tâm phát triển quốc tế (ITC) đã giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn đến sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Quản lí tài nguyên. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lường Thị Thiếp ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017-2019. ................... 55 Bảng 2: Bảng giá phòng .................................................................................. 57 Bảng 3.GDP bình quân đầu người .................................................................. 59 iii DANH MỤC HÌNH Hình 1. Hình ảnh du lịch trên không ............................................................... 20 Hình 2. Hình ảnh du lịch nhà tù ...................................................................... 21 Hình 3.Suối nước nóng và sân trượt tuyết của Hokkaido ............................... 44 Hình 4. Hình ảnh món sushi Nhật Bản ........................................................... 49 Hình 5. Nhà hàng tonkatsu Nhật bản .............................................................. 50 Hình 6. Hình ảnh cổng khách sạn Yuhikaigan ............................................... 51 Hình 7.Các món ăn có trong thực đơn phục vụ của khách sạn Yuhikaigan ... 53 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 1.2.1.Mục tiêu chung ......................................................................................... 3 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 1.3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ....................................................... 3 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 4 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5 2.1.Các khái niệm về du lịch, kinh doanh khách sạn ........................................ 5 2.2.Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với nghành du lịch .......................... 8 2.3.Các đặc điểm kinh doanh khách sạn ......................................................... 10 2.4.Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn trên thế giới ......... 12 2.5. Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn tại Việt Nam....... 21 Phần3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 32 3 .1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 32 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 32 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 32 3.2.Nội dung .................................................................................................... 32 3.3. phương pháp ............................................................................................. 33 3.3.1.Phương pháp thu thập số liệu,thông tin ................................................. 33 3.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ........................................ 34 v Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36 4.1.Giới thiệu khái quát về ngành du lịch, khách sạn tại Nhật Bản ................ 36 4.1.1.Giới thiệu khái quát về thành phố Tateyama ......................................... 36 4.1.2.Giới thiệu khái quát về ngành du lịch và khách sạn tại Nhật Bản ......... 36 4.2.Đánh giá hoạt động của khách sạn ............................................................ 51 4.2.1.Giới thiệu khái quát về khách sạn Yuhikaigan ...................................... 51 4.2.2.Kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan ....................................... 54 4.2.3.Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn ..... 57 4.3.Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam ................................................................................... 67 4.4. Một số bài học kinh nghiệm cho bản thân khi thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài ....................................................................................................... 71 Phần 5. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 75 5.1. Kết luận .................................................................................................... 75 5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 76 5.2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................ 76 5.2.2. Đối với các doanh nghiệp ................................................................... 77 5.2.3. Đối với người lao đông ....................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 78 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng không chỉ trên bình diện thế giới, mà còn ở cả Việt Nam. Nói đến du lịch, nhiều người cho rằng đây là “ngành công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”. Với tư cách như một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch trên thực tế đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường nếu biết khai thác hợp lý mọi tiềm năng để phát triển bền vững. Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ Hành và Du Lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của cư dân là một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống. Nhật Bản luôn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất trên thế giới và thu hút được đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về. Đất nước này không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái với những thắng cảnh đẹp, khí hậu tuyệt vời, địa danh thu hút say đắm lòng người mà còn có một nền văn hóa truyền thống cũng như tác phong sống và làm việc vô cùng tuyệt vời khiến bất cứ du khách nào cũng tò mò muốn được khám phá. Nhật Bản thường được biết đến với cái tên : Đất nước mặt trời mọc hay xứ sở hoa anh đào. Quốc gia này là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục Châu Âu và Châu Á phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bao 2 gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.Với nền văn hóa đa màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật Bản luôn có những lễ hội diễn ra xuyên suốt trong năm. Đến Nhật Bản có rất nhiều nơi thu hút du khách, và bạn không thể ghé thăm Tokyo – nơi được xem là bận rộn nhất trên thế giới, hay thành cổ Nara và Kyoto … Chiba cũng được thiên nhiên ưu đãi với sông và biển bao quanh, hoa nở quanh năm.Chiba là tỉnh có rất nhiều các suối nước nóng, từ các khu nghỉ dưỡng gần biển đến các spa ẩn mình trong núi. Đây cũng là nơi có nhiều đền, chùa có lịch sử lâu đời thu hút nhiều du khách.Do nhu cầu của du khách tăng cao kéo theo là sự phát triển ngày càng cao của nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống, ngủ, nghỉ,..của khách du lịch. Chính vì vậy mà Chiba luôn được các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, các trường đại học … cử nhân viên, sinh viên sang thưc tập nghề, làm việc tại các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng ở đây để nâng cao kỹ năng chuyên nghành. Trong đó có trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, một ngôi trường có môi trường phát triển quốc tế đưa sinh viên đi thực tập tại các nước. Đặc biệt là các sinh viên của khoa Quản Lý Tài Nguyên chuyên nghành quản lí tài nguyên thiên nhiên và du lịch sinh thái sang thực tập tại Nhật Bản để thực tập nghề nâng cao kỹ năng du sinh thái tại khách sạn YUHIKAIGAN, Thành Phố Tateyama, Tỉnh Chiba,Nhật Bản. Trong bài báo cáo này, phạm vi nghiên cứu về du lịch chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn, mà cụ thể là hoạt động kinh doanh ăn uống. Những vấn đề nghiên cứu sẽ bao gồm thực trạng phát triển của ngành kinh doanh khách sạn tại Nhật Bản nói chung, vấn đề về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, những kiến thức tổng quan về nghiệp vụ phục vụ bàn trong khách sạn, vai trò của bộ phận ăn uống cũng như nhà hàng trong một khách sạn, và cuối cùng là những trải nghiệm thực tế tại một khách sạn 3 3 sao cụ thể trên địa bàn Thành Phố Tateyama Tỉnh Chiba của Nhật Bản – khách sạn YUHIKAIGAN. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Đánh giá kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan, Thành phố Tateyama, Tỉnh Chiba, Nhật Bản.Từ đó,đưa ra một số giải pháp và học hỏi bài học kinh nghiêm quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam giúp nghành du lịch trong nước phát triển hơn,mang lại hiệu quả kinh tế,tăng thu nhập,cải thiện đời sống,góp phần phát triển kinh tế xã hội. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể  Đánh giá được hoạt động của khách sạn Yuhikaigan  Đánh giá được kết quả hoạt động của khách sạn Yuhikaigan  Một số yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan  Đưa ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam  Một số bài học kinh nghiệm cho bản thân khi thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài 1.3.Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp bản thân vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế. - Nâng cao năng một lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài. - Nâng cao khả năng thu thập,xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu cho bản thân. - Giúp hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh khách sạn trong phát triển du lịch tại địa điểm nghiên cứu. 4 - Là tài liệu tham khảo cho ban ngành liên quan, khoa Quản lý tài nguyên,cho nhà trường. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp ta đánh giá sát thực hơn về tình hình phát triển kinh tế của khách sạn ở Nhật Bản.Từ đó đưa ra giải pháp phát triern phù hợp đối với Việt Nam. - Ngoài ra những phân tích và đánh giá trong đề tài có thể làm cơ sở cho hệ thống nghiên cứu và học tập ở lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng,làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, sinh viên nghành du lich… 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Các khái niệm về du lịch, kinh doanh khách sạn - Khách sạn: là cơ sở kinh doanh phục vụ, hoạt động nhằm mục đích sinh lời bằng việc kinh doanh các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi cho khách hàng ghé lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ. Cơ sở đó có thể bao gồm dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ giải trí khác. - Kinh doanh khách sạn: Là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ, và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Kinh doanh lưu trú: Là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch, nhằm mục đích thu lợi nhuận. Một số loại hình cơ sở lưu trú + Motel: là cơ sở lưu trú dạng khách sạn được xây dựng gần đường giao thông với lối kiến trúc thấp tầng, bảo đảm phục vụ khách đi bằng phương tiện cơ giới, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách. +Làng du lịch (Tourism Village) : Ra đời ở Phát và xuất hiện năm 1943, ngày nay làng du lịch đuợc xây dựng ở các điểm du lịch nghỉ dưỡng nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. Bao gồm: quần thể các ngôi nhà được quy hoạch xây dựng với đủ cơ sở dịch vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí cần thiết. + Lều trại: Dùng để chỉ hành động cắm trại, cá nhân, gia đình hoặc nhóm người lưu trú từ 1 ngày đến 1 tháng trong một khu vực được quy hoạch. + Bungalow và biệt thự: Bungalow là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc vật liệu nhẹ theo phương pháp lắp ghép giản đơn. Bungalow được làm đơn chiếc hay hoặc thành một dãy, thành cụm và thường được xây dựng ở các 6 khu du lịch nghỉ mát vùng biển, vùng núi hoặc ở làng du lịch. biệt bãi thự được xây dựng trong các khu du lịch ven biển, núi,nghỉ dưỡng, làng du lịch hoặc cắm trại… - Kinh doanh ăn uống: Bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thức ăn đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (ks) cho khách nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Sản phẩm của khách sạn : Là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ bắt đầu liên hệ với khách sạn cho đến khi kết toán và thanh toán hóa đơn. - Du lịch: Là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích:Nghỉ dưỡng,tham quan,tìm hiểu,giải trí trong một thời gian nhất định. - Du lịch bền vững: Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế(WTTC) đưa ra năm 1996 “Du lịch bền vững là việc đắp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đắp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai” - Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. - Du lịch cộng đồng:Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức,quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung,thông qua việc giới thiệu du khách các nét đặc trưng của địa phương. - Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục lại sức khỏe của con người sau thời gian làm việc mệt mỏi. Địa điểm yêu thích với du khách thường là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp. 7 - Du lịch lặn biển là một sản phẩm có đầu tư công nghệ, vốn, chất xám. Vùng biển đảo thích hợp cho loại hình du lịch này là những nơi có vịnh, bãi cát đẹp, nước trong, phong cảnh còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, có nhiều loại san hô và các hang động hấp dẫn. - Du lịch thể thao là sản phẩm du lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó. Du lịch thể thao được chia thành hai loại: Du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong đó khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao: bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua mô tô nước… Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội… - Nhu cầu du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng về các sản phẩm dịch vụ đang có trên thị trường. - Tham qua du lịch là một hoạt động du lịch khá phổ biến hiện nay, nhằm mục đích vui chơi, giải trí và tìm hiểu văn hoá của từng vùng miền, quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người tham quan về cảnh quan, lịch sử, văn hoá của địa điểm đó. - Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết tạo thành, làm thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch dựa trên cơ sở là nhu cầu của khách du lịch, khai thác điểm mạnh của khách thể du lịch (danh lam thắng cảnh,…), từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của chủ thể du lịch (khách du lịch). - Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. - Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình. 8 - Khách du lịch nội địa-Domestic tourist là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến. 2.2.Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với nghành du lịch Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng , thể hiện trên các mặt sau:  Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn giữ vị trí quan trọng của ngành du lịch : Kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật khá hoàn hảo, đồng bộ , văn minh và hiện đại.Sự phát triển du lịch phụ thuộc trực tiếp vào phát triển kinh doanh khách sạn, mà trước hết là cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện trên các mặt sau: - Phát triển hệ thống khách sạn phản ánh sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và phản ánh sự phát triển du lịch ở địa phương và quốc gia. - Doanh thu của khách sạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu du lịch, các nhà quản lý du lịch ước tính tỷ trọng doanh thu khách sạn, chiếm trên dưới 50% tổng doanh thu du lịch.Vì phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến du lịch đều đến lưu trú tại khách sạn. - Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn đại diện cung du lịch.Vì muốn thu hút khách và phát triển thị trường khách đòi hỏi phải có lượng cung đáp ứng.Cung ở đây thể hiện chủ yếu số lượng buồng ngủ.Trên thực tế, ở nước ta đến mùa du lịch thường xảy ra hiện tượng thiếu buồn ngủ, dẫn đến giá cả các dịch vụ lưu trú tăng vọt.Có một số khách sạn có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài, khách đặt chỗ hàng tháng mới thực hiện chuyến đi.  Sự phát triển kinh doanh khách sạn thúc đẩy các ngành kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP Theo tính quy luật chung, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân tăng lên, từ đó nhu cầu du lịch phát triển với tốc độ nhanh, trở thành hiện tượng xã 9 hội, đòi hỏi ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn nhịp độ tăng GDP, trong đó có hệ thống kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng Kinh doanh khách sạn phát triển nhu cầu vật tư, tang thiết bị để xy dựng các khách sạn và nguyên liệu hàng hóa để cung ứng cho khách du lịch tăng lên nhanh chóng.Những vật tư, thiết bị, nguyên liệu hàng hóa trên do các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và thương mại cung cấp.Điều đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển và góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng GDP.  Phát triển kinh doanh khách sạn góp phần khai thác các tài nguyên du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển: Sự hình thành và phát triển hệ thống khách sạn chủ yếu ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn hoặc ở gần các tài nguyên đó.Vì vậy, phát triển kinh doanh khách sạn có tác dụng khai thác mọi tiềm năng ở địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Mặt khác, kinh doanh khách sạn phát triển sẽ thu hút lượng lớn các sản phẩm đặc sản và hàng tiểu thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề ở địa phương.Điều đó chứng tỏ phát triển kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội ở địa phương phát triển.  Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia Thu hút khách quốc tế là một trong những mục tiêu chiến lược phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh doanh khách sạn nói riêng.Khách quốc tế đến lưu trú ở khách sạn càng phát triển thì doanh thu ngoại tệ càng tăng, điều đó có nghĩa phát triển kinh doanh khách sạn thực hiện xuất khẩu tại chỗ và góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu của đất nước.Xuất khẩu tại chỗ của khách sạn hiệu quả hơn xuất khẩu ra nước ngoài, vì giá cả xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ tại chỗ theo giá quốc tế, trong khi đó xuất khẩu tại chỗ giảm nhiều khoản chi phí như chi phí kiểm nghiệm, chi phí bao gói, lệ phí hải quan, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản. 10 2.3.Các đặc điểm kinh doanh khách sạn – Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là các dịch vụ, tồn tại dưới dạng vô hình. Quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình bán sản phẩm diễn ra đồng thời, trong quá trình đó, người tiêu dùng tự tìm đến sản phẩm. Do khoảng cách giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng là rất “ngắn” nên yếu tố tâm lý con người có vai trò rất lớn trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm.Thực tế, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của khách sạn được diễn ra gần như đồng thời nên các sản phẩm đó phải được hoàn thiện ở mức độ cao nhất, không có phế phẩm và cũng không có sản phẩm lưu kho, khả năng tiếp nhận của khách sạn quyết định đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Đặc trưng cho sản phẩm của khách sạn là tính cao cấp. Khách của khách sạn chủ yếu là khách du lịch. Họ là những người có khả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng bình thường. Vì thế, yêu cầu đòi hỏi về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong suốt thời gian đi du lịch là rất cao. Để đáp ứng tốt khách hàng, các khách sạn chắc chắn phải tổ chức cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao. – Đặc điểm về đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ của khách sạn là rất đa dạng và phong phú, thuộc nhiều tầng lớp địa vị xã hội, quốc tịch, tuổi tác và giới tính khác nhau… Vì thế, người quản lý khách sạn phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhu cầu của từng đối tượng, đảm bảo cho việc phục vụ được tốt hơ Xuất phát từ đặc điểm này, vấn đề đặt ra cho mỗi khách sạn là không thể đáp ứng tốt nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng mà phải lựa chọn cho mình một đối tượng phục vụ phổ biến nhất, có khả năng mang lại lợi nhuận cao. – Đặc điểm về việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong kinh doanh khách sạn: Hoạt động kinh kinh doanh khách sạn chỉ thành công khi biết khai 11 thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch, đây là yếu tố quyết định nguồn khách của khách sạn. Ngoài ra, khả năng tiếp nhận tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định quy mô và thứ hạng của khách sạn. Rõ ràng, trong kinh doanh khách sạn, tài nguyên du lịch đóng một vài trò then chốt, xác lập số lượng và đối tượng khách đến khách sạn đồng thời nó cũng quyết định đến quy mô, thứ hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất cao cấp của các sản phẩm khách sạn, đòi hỏi các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải cao cấp tương ứng. Sự sang trọng của các trang thiết bị lắp đặt bên trong khách sạn chính là một trong những nguyên nhân chính đẩy chi phí đầu tư khách sạn lên cao. Việc sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chất lượng sản phẩm của khách sạn được đo bằng cảm nhận của khách hàng, do vậy, các hiểu biết về văn hoá ứng xử, tâm lý hành vi… phải được đặc biệt chú trọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho khách sạn. Ngoài ra, do các khâu trong quá trình cung ứng các sản phẩm của khách sạn đều phải được thực hiện bằng chính bàn tay của con người, khó có thể thực hiện cơ khí hoá, nên lực lượng lao động trực tiếp trong kinh doanh khách sạn thường là rất lớn. Đây là một đặc điểm nổi bật về nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn. – Tính quy luật trong kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, quy luật về tâm lý của con người. +Tác động của các quy luật, đặc biệt là các quy luật tự nhiên như thời tiết, khí hậu… của một khu vực có tác động đáng kể đến khả năng khai thác 12 các tài nguyên du lịch trong vùng và hình thành nên tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. + Tác động của các quy luật kinh tế xã hội, văn hoá, thói quen từ những địa phương khác nhau hình thành nên tính đa dạng và khác biệt về nhu cầu của những đối tượng khách hàng – đây là cơ sở để các khách sạn đa dạng hoá sản phẩm và đối tượng phục vụ của mình [16]. Việc nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến kết quả kinh doanh sẽ giúp các khách sạn chủ động đề ra những giải pháp và phương án kinh doanh hiệu quả. 2.4.Khái quát hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn trên thế giới Hiện nay, trên Thế Giới đã đang và sẽ bùng nổ dòng Du lịch từ Tây sang Đông, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuông Nam và ngợc lại. Trong tơng lai ăt hẳn còn có Du lịch vươn lên vũ trụ. Trên bề mặt hành tinh chúng ta bằng những con đờng khác nhau, những phương thức khác nhau, những cấp độ khác nhau và những mục tiêu khác nhau suốt ngày đêm dòng khách Du lịch có mặt trên phạm vi toàn cầu. Nguồn thu nhập từ Du lịch đạt đến con số kỷ lục, cao nhất trong các nghành kinh tế khác. Theo đánh giá của Hội đồng Du lịch Thế Giới (World Travel and TouRism Council) thì hiện nay Du lịch là môt nghành Công nghiệp lớn nhất trên hành tinh. Nguồn thu từ Du lịch của cả TG năm 1993 lên tới 35 tỉ USD bằng 6 % tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của toàn cầu. Lực lợng lao động trong nghành Du lịch lên tới 127 triệu người, nghĩa là trên Thế Giới cừ 15 lao động thì có một người làm Du lịch. Theo đánh giá của tổ chức Du lịch Thế Giới thì Du lịch đã trở thành một hiện tợng quan trọngnhất của đời sống hiện đại. Lượng khách Du lịch Quốc Tế tăng rất nhanh, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 7 %- đó là tốc độ tăng cao nhất so với các nghành kinh tế khác. Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du lịch, ngành kinh 13 doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác ". Du lịch có thể là nội địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc quốc tế và du lịch quốc tế có cả ý nghĩa đến và đi đối với cán cân thanh toán của một quốc gia. Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...). Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn, cũng rất phổ biến. Các khu vực phát triển du lịch Hoa Kỳ Du lịch phát triển mạnh về nhiều mặt đặc biệt là tắm biển. Ví dụ: Bờ biển Florida, quần đảo Hawaii, bờ biển California. Du lịch trượt tuyết, leo núi và thác nước như Colorado, ven dãy núi Coocdie... Du lịch trên thuyền lớn cũng khá phát triển. Khách du lịch về đây từ khắp nơi trên thế giới khá đông. Du lịch châu Âu Châu Âu là nơi có nhiều kì quan thế giới và những cảnh đẹp như Tháp Eiffel ở Paris, Đồng hồ Big Ben ở London, Đấu trường Colosseum ở Roma,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan