Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá khả năng ứng phó thiên tai và sự cố môi trường của đồng bào dân tộc thi...

Tài liệu đánh giá khả năng ứng phó thiên tai và sự cố môi trường của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện trạm tấu, tỉnh yên bái

.PDF
103
37
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------ LÊ THỊ MINH THU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI, NĂM 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------ LÊ THỊ MINH THU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN THỊ THỤC ANH HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đặc biệt hơn nữa là sự hướng dẫn của của thầy, cô và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trước hết, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Thục Anh và thầy PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải là những người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Em cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn thể Quý thầy cô trong Khoa Môi trường, Phòng Sau đại học Đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Học viên cao học chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tài trợ và chia sẻ dữ liệu của dự án “Nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó với các sự cố môi trường ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phía Bắc” do PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải làm Chủ nhiệm dự án. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các chuyên gia và bạn bè để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2018. Học viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3 1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .............................. 3 1.1.1. Điền kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu .....................................................3 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................... 8 1.2. Khái niệm và các loại hình thiên tai và nguyên nhân dẫn đến thiên tai ............... 9 1.2.1. Khái niệm và các loại hình thiên tai phổ biến ...................................................9 1.2.2. Nguyên nhân gây ra thiên tai trong khu vực nghiên cứu ................................ 11 1.3. Khái niệm và các loại SCMT và nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường ........ 14 1.3.1. Khái niệm và các loại sự cố môi trường .........................................................14 1.3.2. Nguyên nhân chính gây ra SCMT trong khu vực nghiên cứu ........................15 1.4. Tác động của thiên tai và SCMT........................................................................ 15 1.4.1.Tác động tới sức khỏe con người, an toàn tính mạng và phúc lợi xã hội ........15 1.4.2.Tác động đến kinh tế ........................................................................................17 1.4.3. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng ...............................................................................19 1.5. Một số loại hình thiên tai và sự cố môi trường thường gặp trên thế giới và Việt Nam ........................................................................................................................... 21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 26 2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 26 2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................26 2.2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................26 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27 2.3.1. Phương pháp kế thừa.......................................................................................27 2.3.2. Phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học..................................................28 2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu ........................................................30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33 3.1. Hiện trạng về thiên tai và SCMT ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái .................. 33 3.2. Nhận thức của đồng bào thiểu số đối với thiên tai và SCMT ............................ 41 3.3 Khả năng ứng phó của đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực nghiên cứu......... 46 3.4. Diễn biến các loại hình thiên tai và cảnh báo khu vực xảy ra thiên tai.............. 54 3.5. Mô hình thích ứng với thiên tai và SCMT từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó của đồng bào DTTS ............................................................... 59 3.5.1. Đề xuất mô hình thích ứng với thiên tai và SCMT cho đồng bào DTTS .......59 3.5.2. Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về việc ứng phó với thiên tai và SCMT .................................................................................66 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70 Kết luận ..................................................................................................................... 70 Kiến nghị ................................................................................................................... 71 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2013-2017 tại trạm KTTV Văn Chấn ..........4 Bảng 2. Tổng lưu lượng mưa tháng (mm) tại trạm KTTV Văn Chấn ........................5 Bảng 3. Tổng hợp các loại hình thiên tai xảy ra từ năm 2011 - 2017 .......................23 Bảng 4. Mức độ xảy ra thiên tai tại các khu vực của Việt Nam................................24 Bảng 5. Vị trí phân bố các điểm thiên tai ở huyện Trạm Tấu ...................................33 Bảng 6. Các điểm sạt lở trên địa bàn huyện Trạm Tấu .............................................36 Bảng 7. Các khu vực trọng điểm cháy rừng huyện Trạm Tấu ..................................41 Bảng 8. Đặc tính của người phỏng vấn tại huyện Trạm Tấu ....................................42 Bảng 9. Các loại hình sản xuất ..................................................................................43 Bảng 10. Các loại hình thông tin tại khu vực nghiên cứu .........................................51 Bảng 11. Cấp độ rủi ro của lũ quét ............................................................................55 Bảng 12. Phân bố mức độ nguy cơ trượt lở đất đá trên địa bàn huyện Trạm Tấu ......56 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Vị trí huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái ..............................................................4 Hình 2. Mạng lưới sông suối huyện Trạm Tấu ...........................................................8 Hình 3. Số người chết và tổng thiệt hại do thiên tai từng năm ở Việt Nam ..............16 Hình 4. Ảnh hưởng của thiên tai đến kinh tế từ năm 1990 – 2012 ...........................19 Hình 5. Thiệt hại (triệu đồng) đối với nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, thủy sản do thiên tại tại Việt Nam giai đoạn từ năm 1989-2009 ..................................................19 Hình 6. Các tuyến đường giao thông bị hư hỏng nặng sau thiên tai .........................35 Hình 7. Hiện trạng trượt lở đất đá và lũ quét huyện Trạm Tấu .................................40 Hình 8. Mức độ của các loại hình thiên tai ...............................................................45 Hình 9. Các nguyên nhân gây ra thiên tai .................................................................46 Hình 10. Mô hình hiện trạng thích ứng của đồng bào DTTS ...................................47 Hình 11. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái .........49 Hình 12. Sự hài lòng của người dân về mức hỗ trợ sau thiên tai ..............................54 Hình 13. Biểu đồ thống kê diện tích (km2) phân bố cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá trên địa bàn các xã thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái .........................................57 Hình 14. Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá và khu vực thường xuyên xảy ra lũ quét tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái ...........................................58 Hình 15. Mô hình thích ứng với thiên tai và SCMT của đồng bào DTTS................61 Hình 16. Hình ảnh ứng phó với thiên tai của người dân ...........................................62 Hình 17. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp cho DTTS huyện Trạm Tấu ...............63 Hình 18. Mô hình cảnh báo, phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu tác hại của thiên tai ...................................................................................................................................65 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chú thích BCH : Ban chấp hành PCTT : Phòng chống thiên tai TKCN : Tìm kiếm cứu nạn UBND : Ủy Ban nhân dân DTTS : Dân tộc thiểu số TBTN : Tai biến tự nhiên SCMT : Sự cố môi trường MỞ ĐẦU Việt Nam có địa hình vùng núi bị chia cắt phức tạp với hệ thống sông suối dốc và trắc diện dọc cao, xen kẽ nhiều thung lũng nhỏ hẹp đồng thời điều kiện thời tiết tương đối khắc nghiệt; thường xảy ra thiên tai và sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Những đợt lũ quét, lũ ống trong mùa mưa; sạt lở đất; hạn hán trong mùa khô và những đợt rét hại bất thường đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta. Theo thống kê, ở Việt Nam trung bình mỗi năm thiên tai đã làm 226 người chết và mất tích; thiệt hại về vật chất là 660 triệu USD/năm. Thiên tai đã và đang tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, là mối đe dọa với nhân dân vùng cao đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số. Rất dễ nhận thấy rằng, cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây đa số thuộc diện nghèo và cận nghèo, học vấn thấp, tập tục canh tác lạc hậu cho nên họ là đối tượng dễ “bị tổn thương” do tác động của thiên tai. Ngoài ra, các khu vực này đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên sự cố môi trường còn bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là các hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản có xu hướng gia tăng. Do đó, nếu không được kiểm soát tốt thì sẽ làm phát sinh những sự cố môi trường nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường. Các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng là những địa phương thường xuyên phải chịu nhiều tác động do sự cố thiên tai và các sự cố môi trường như: lũ quét, rét đậm, rét hại, mưa đá, hạn hán.... Điển hình là trận lũ quét tại tỉnh Yên Bái gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra vào đầu tháng 10/2017, đây là trận mưa lũ lịch sử thứ 2 trong năm gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong đó, huyện Trạm Tấu là một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất về người với 3 1 người chết, 5 người mất tích và 3 người bị thương. Mưa lũ tràn về còn gây sạt lở, ngập úng, tắc đường tại nhiều tuyến giao thông. Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có thể xem là đại diện cho các tỉnh miền núi phía Bắc, đa dạng các dân tộc thiểu số sinh sống. Sinh kế của người dân phần lớn từ nông, lâm nghiệp và phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Trong khi đó người dân khu vực này thường phải đối mặt với các loại thiên tai như: lũ ống, lũ quét, rét đậm, rét hại ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống xã hội. Từ các cơ sở phân tích ở trên, học viên chọn đề tài “Đánh khả năng ứng phó thiên tai và sự cố môi trường của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái” làm luận văn tốt nghiệp nhằm đánh giá nhận thức và sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái nói riêng và và cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói chung trong ứng phó với sự cố với thiên tai và môi trường ở vùng dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng dân tộc góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu thiệt hại do các sự cố gây ra. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 1.1.1. Điền kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu a. Đặc điểm vị trí địa lý Huyện Trạm Tấu là huyện vùng cao nằm phía Tây tỉnh Yên Bái có diện tích 746 km2, cách trung tâm Tỉnh lỵ 114 km. Trạm Tấu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vị trí tiếp giáp của huyện Trạm Tấu như sau: + Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Văn Chấn, + Phía Nam và Phía Tây giáp 3 huyện Bắc Yên, Phù Yên và Mường La (Hình 1). Địa hình khu vực nghiên cứu cao dần từ Đông sang Tây thuộc hệ thống núi trẻ, đỉnh nhọn, vách đứng, có độ dốc lớn, hệ số xâm thực cao trên địa hình phân cắt mạnh mẽ. Diện tích đất có độ dốc trên 25o chiếm 84,5% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 800m. b. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên Huyện Trạm Tấu có 57.799,2 ha đất lâm nghiệp; 5.117,5 ha đất nông nghiệp; Đất trồng cây hàng năm 4.302,44 ha còn lại là các loại đất khác. Đất chưa sử dụng là 10.525,63 ha rất phù hợp với việc trồng rừng, trồng cỏ chăn nuôi và phát triển cây hàng năm. Hiện nay Trạm Tấu có 38.361,1 ha đất có rừng. Trong đó rừng phòng hộ 36.504,3 ha, Rừng khoanh nuôi tái sinh 9.829,7 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 51,4 % [8]. c. Đặc điểm khí hậu  Diễn biến về nhiệt độ Huyện Trạm Tấu thuộc tỉnh Yên Bái nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm trong khoảng 20 - 28oC, tuy nhiên có những ngày nhiệt độ cao nhất khoảng 37 - 39oC 3 (tháng 5 – tháng 6 hàng năm), thấp nhất có thể xuống 2- 4oC (tháng 1, tháng 2, tháng 12). Nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2013- năm 2017 được trình bày tại Bảng 1 dưới đây. Hình 1. Vị trí huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2013-2017 tại trạm KTTV Văn Chấn Đơn vị: oC Tháng 2013 2014 2015 2016 2017 1 11.96 14.76 14.94 15.50 16.34 2 17.19 15.81 19.64 16.95 18.51 3 16.53 19.59 23.31 20.40 21.69 4 22.49 24.81 24.01 25.49 23.35 4 Tháng 2013 2014 2015 2016 2017 5 24.88 27.41 26.93 27.59 28.59 6 27.86 28.05 27.87 28.36 29.03 7 27.90 27.68 27.25 28.04 27.87 8 26.74 27.07 27.09 27.35 27.40 9 25.92 25.65 25.80 27.02 27.08 10 23.30 24.44 22.58 24.10 24.31 11 21.09 21.81 21.17 21.03 22.88 12 15.89 17.75 14.74 15.26 19.86 Nguồn: Trạm KTTV Văn Chấn  Diễn biến về lượng mưa Lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đồng đều lượng mưa bình quân ở trạm Yên Bái là: 1.740,6 mm/năm; Văn Chấn 1.368,7 mm/năm; Mù Cang Chải 1.834,5 mm/năm. Phân bố lượng mưa theo xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao và lượng mưa phân bố không đồng đều các tháng trong năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9 (từ 114,8 đến 429,4 mm ); các tháng mưa ít nhất là tháng 12 đến tháng 3 (từ 1,1 đến 80,3 mm ) (Bảng 2). Bảng 2. Tổng lưu lượng mưa tháng (mm) tại trạm KTTV Văn Chấn Đơn vị tính: mm Tháng 2013 2014 2015 2016 2017 1 7.5 45.0 11.2 1.3 98.2 2 2.2 1.2 4.5 17.9 5.6 3 106.8 10.3 26.3 30.8 31.5 4 59.4 82.2 93.1 66.3 98.7 5 142.7 134.9 145.4 72.7 55.5 6 224.7 187.9 341.3 161.4 72.3 7 126.6 287.6 382.0 205.9 238.9 5 Tháng 2013 2014 2015 2016 2017 8 271.5 476.0 383.6 524.0 382.2 9 271.5 393.5 390.5 524.0 236.0 10 134.6 79.2 85.8 62.7 70.6 11 134.6 43.2 85.8 62.7 33.1 12 21.6 21.9 104.6 2.8 111.4 Nguồn: Trạm KTTV Văn Chấn  Chế độ ẩm Theo số liệu khí tượng thì độ ẩm tương đối, trung bình năm tại các trạm: Yên Bái là 86%; Văn Chấn 83%, Mù Căng Chải 81%. Sự chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm của các vùng trong tỉnh lệch nhau không lớn, từ 3 – 50C càng lên cao độ ẩm tương đối giảm xuống. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ bốc hơi (chế độ nhiệt và chế độ gió), tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 2,3,4,5,6,7 từ 80% - 89%, những tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11,12,1 có độ ẩm từ 77% - 85%. Yên Bái có lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối cao nên thảm thực vật xanh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa [8].  Các hiện tượng thời tiết khác Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, càng lên sao số ngày có sương muối càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông Hồng, sông Chảy ít xuất hiện. Mưa đá: Xuất hiện rải rác ở một số vùng, càng lên cao càng có nhiều mưa đá, thường xuất hiện vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng đông và gió xoáy cục bộ. Ngoài ra ở các vùng cao trên 1000m mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống tới 0oC, tuyết phủ trắng [8]. 6 đ. Đặc điểm thủy văn Thủy văn: huyện Trạm Tấu có hệ thống sông suối nhỏ khá phát triển, phần lớn chảy theo hướng Tây – Đông, trong đó các suối lớn như Nậm Tung, Nậm Hát, Nậm Lừu…và nhiều suối nhỏ có độ dốc cao, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, chảy qua các bậc thềm khác khau, nhiều nơi thu hẹp. Mặt cắt ngang thường có dạng chữ V hoặc chữ U sâu và hẹp nên khi đất đá trượt lở sẽ gây tắc dòng và hình thành lũ quét. Càng vào cuối mùa mưa thì hiện tượng lũ quét thường xảy ra nhiều hơn do mặt đất đã bão hòa nước. Trạm Tấu có 2 con suối lớn và nhiều suối nhỏ, độ dốc cao rất phù hợp với việc khai thác thủy điện vừa và nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, là nguồn cung cấp nước dồi dào để phát triển nông - lâm nghiệp là 27.800.000 m3/năm; cấp cho sản xuất công nghiệp là 100.000 m3/năm và là nguồn cấp nước sinh hoạt là 800.000 m3/năm [6]. Tuy nhiên, do địa hình dốc, rừng đầu nguồn bị suy giảm do nạn chặt phát rừng bừa bãi nên vào mùa mưa lượng mưa lớn, nước tập chung đổ vào sông suối với tốc độ dòng chảy lớn, mực nước thay đổi thất thường gây ra hiện tượng lũ ống, lũ quét. Mạng lưới sông suối được thể hiện tại Hình 2 dưới đây. 7 Hình 2. Mạng lưới sông suối huyện Trạm Tấu 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội a. Xã hội Huyện Trạm Tấu được thành lập theo Quyết định số 128/CP ngày 17/8/1964. Hội đồng Chính Phủ phân chia huyện Văn Chấn thành 2 huyện Văn Chấn và Trạm Tấu thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Huyện Trạm Tấu có 1 thị trấn và 11 xã gồm: Thị trấn Trạm Tấu, xã Bản Mù, xã Bản Công, xã Hát Lừu, xã Xà Hồ, xã Trạm Tấu, xã Pá Hu, xã Pá Lau, xã Túc Đán, xã Phình Hồ, xã Làng Nhì và xã Tà Si Láng. Trong đó: Xã vùng cao là 10 xã chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Toàn huyện có 11 dân tộc anh em đoàn kết chung sống trên các triền núi cao. Theo số liệu đến cuối năm 2017, dân số toàn huyện có 4.274 hộ với 25.119 nhân khẩu, bao gồm 11 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 77%; dân tộc Thái chiếm 16%; dân tộc kinh chiếm gần 2%; còn lại là các dân tộc khác như Khơ Mú, Tày, Mường... Mật độ dân số trung bình là 38 người/ km2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39,7%. Giải quyết việc làm cho người dân là 563/550 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm 2016 đạt 7% . Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học: Duy trì phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi (đạt 12/12 xã). Tiểu học 92%. Trung học cơ sở 92%. Trung học phổ thông 92,2% . - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 15,93%. - Tỷ lệ người dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam 87%; Tỷ lệ người dân được xem Đài truyền hình Việt Nam 65%. Trạm Tấu là huyện vùng cao tuy còn khó khăn. Hệ thống truyền thanh, truyền hình quốc gia đã phủ sóng tới các khu dân cư. Tỉ lệ người dân được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 91% [8]. b. Kinh tế 8 Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có tổng số diện tích tự nhiên tới 10.525,63 ha đất lâm nghiệp chưa được sử dụng. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc. Năm 2017, kinh tế của huyện có bước phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng tăng so với năm 2016, tuy nhiên không đạt so với chỉ tiêu đề ra do trong tháng 10/2017 mưa lũ xuất hiện làm ảnh hưởng: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 252,6 tỷ đồng đạt 98,1% chỉ tiêu, sản xuất công nghiệp 122 tỷ đồng đạt 95,3% chỉ tiêu, sản xuất xây dựng 126,4 tỷ đồng (giá SS 2010) đạt 100% chỉ tiêu. - Trồng trọt: Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá: Tổng Diện tích gieo trồng 6.664 ha đạt 100,5% kế hoạch (tăng 85,2 ha so với kế hoạch). Tổng sản lượng lương thực ước đạt 22.048,7 tấn, tăng 48 tấn so năm 2016. Sản lượng lương thực giảm 400 tấn thóc so với kế hoạch do mưa lũ làm thiệt hại 190,83 ha lúa và ngô 53,94ha trong thời kỳ chuẩn bị cho thu hoạch. - Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc gồm: 7.795 con trâu, tăng 819 con so với cùng kỳ năm trước. Bò gồm 4.693 con tăng 428 con so với cùng kỳ, lợn: 18.950 con giảm so 760 con so với năm 2016. Tổng đàn gia súc chính 31.438 con, tăng 1.472 con so với năm 2016, tổng đàn gia cầm 100.920 con, tăng 10.220 con so với cùng kỳ. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có mỏ quặng chì kẽm; nhiều điểm nước khoáng nóng tại trung tâm huyện được dùng để tắm và chữa bệnh; nhiều suối khe có độ dốc lớn là nguồn thủy năng dồi dào để xây dựng các nhà máy thủy điện. Hiện nay trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã đưa vào sử dụng 3 nhà máy thủy điện là Hát Lìu, Nậm Đông 3, Nậm Đông 4.[8]. 1.2. Khái niệm và các loại hình thiên tai và nguyên nhân dẫn đến thiên tai 1.2.1. Khái niệm và các loại hình thiên tai phổ biến Trên thế giới, đại hội đồng LHQ đã thông qua khái niệm của GS. Fancesco 9 Captorite đưa ra về dân tộc thiểu số như sau: “Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người: (a). Cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này; (b). Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; (c). thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; (d). Đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; (e). Có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và nguôn ngữ của họ”. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc đưa ra: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân số của cả nước theo điều tra dân số quốc gia. Căn cứ vào kết quả điều tra dân số và nhà ở Quốc gia năm 2017, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân 12.253 triệu người chiếm 14,3%. Theo Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được định nghĩa như sau: Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Thiên tai là các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội làm thay đổi nghiêm trọng trong chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi đối với con người, vật chất, kinh tế môi trường, đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp 10 bách của con người và có thể cần đến sự hỗi trợ từ bên ngoài để phục hồi [17]. Như vậy, thiên tai là điều kiện tự nhiên hoặc hiện tượng tự nhiên thể hiện sự nguy hiểm hoặc tiềm năng nguy hiểm đối với tính mạng, tài sản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Năng lực là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong từng cá nhân, cộng đồng xã hội và tổ chức có thể được sử dụng nhằm đặt được các mục tiêu [17]. Ứng phó được định nghĩa là sử dụng các kỹ năng, các nguồn lực sẵn có và các cơ hội để xác định được những điều kiện bất lợi để khắc phục chúng, nhằm giảm tác động của thiên tai [17]. Trong những năm gần đây tại khu vực huyện Trạm Tấu thường hay xảy ra các loại thiên tai như: lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất trên địa bàn huyện xảy ra với quy mô và cường độ, phạm vi ngày càng lớn. 1.2.2. Nguyên nhân gây ra thiên tai trong khu vực nghiên cứu Khảo sát về tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thường xảy ra một số loại thiên tai như: lũ, lũ quét, trượt lở đất thì nguyên nhân chủ yếu gây ra thiên tai là do tổ hợp các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người. a. Các yếu tố tự nhiên Địa chất: Đây là yếu tố nội sinh gồm: Đặc điểm thạch học, vỏ phong hóa, thể nằm của đất đá, mức độ phá hủy của kiến tạo, đứt gãy….Đều là các tác động tích cực gây ra các tai biến sạt lở, giữa chúng có mối liên kế khá chặt chẽ với nhau. Thành tạo trầm tích và các sản phẩm phong hóa từ đất đá có thành phần cát kết, bội kết, đá phiến sét, vôi, cát kết vôi, cuội, sỏi kết hạt, hạt không đều kích thước từ 1-2cm. Thành phần sỏi chủ yếu là thạch anh sắc cạnh và những mảnh đá phiến than màu đen, xen trong sỏi kết và cuội kết. Chiều dày lớp là 10m. Do vậy, khi mưa lớn 11 rất dễ bị nước cuốn trôi và hệ quả là gây ra trượt lở và sụn lún. Địa hình: Địa hình vùng núi huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thuộc dạng núi trung bình đến cao, độ cao từ 200m – 2.500m, phổ biến nằm trong khoảng 600-1.200m thấp dần về phía Đông Bắc. Độ dốc của sườn từ 10o - 60o trong đó độ dốc > 30o chiếm trên 50%. Mạng lưới khe suối xuất hiện nhiều, các thung lũng hẹp và dốc, mức độ phân cắt mạnh đây là một trong những điều kiện để phát sinh lũ quét và trượt lở đất. Qua khảo sát các khu vực bị lũ quét cho thấy: Các lưu vực xảy ra lũ quét thường ở nơi có dạng đường cong lõm, địa hình bị chia cắt mạnh, sườn núi rất dốc (> 30o). Độ dốc lòng sông ở phần đầu nguồn rất lớn, tạo diều kiện hình thành lũ quét. Mưa: Nằm trong vùng núi cao đón gió nhiều nên lượng mưa ở khu vực thường tương đối dồi dào và có sự phân hóa rõ nét theo không gian và thời gian. Lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa cộng với các hiện tượng thời tiết cực đoan là nguyên nhân gây ra trượt lở đất và lũ quét. Số ngày mưa không đều trong năm cũng ảnh hưởng đến trượt lở đất. Sau những ngày hạn đất bị phơi nắng, kết cấu đất bị phá vỡ, tiếp đó là những tháng mưa liên tiếp làm cho đất sũng nước, tiền đề cho trượt lở đất xảy ra. Mưa gây ra lũ quét thường tập trung trong 1 hoặc 2 giờ, mưa với cường suất rất lớn có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành lũ quét, mưa lớn còn là động lực gây ra xói mòn, sạt lở tạo thành phần rắn của dòng lũ quét. Mạng lưới sông suối: Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Trạm Tấu có dạng xương cá hoặc cành cây, hướng dòng chảy chủ yếu theo hướng Đông Bắc và chủ yếu đổ vào suối Ngòi Thia. Đắc điểm của lòng suối là dốc và hẹp, lưu lượng nước thay đổi mạnh theo mùa, suối lớn nên thời gian tập trung dòng chảy ngắn, tốc độ dòng chảy cao thường cuốn trôi nhiều đất đá, cây cối do xói mòn, sạt lở, có nơi trở thành lũ bùn đá. Các con sông phía thượng nguồn thường chảy giữa các khe núi, 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan