Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn n...

Tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi khoa chăn nuôi thú y

.PDF
66
50
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN ĐỊNH Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN DÊ LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN ĐỊNH Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN DÊ LAI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K48 - CNTY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Từ Quang Hiển Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em hoàn thành tốt chương trình học, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo của Khoa đã giúp em có một kì thực tập thành công tốt đẹp, tạo bước đệm về kiến thức chuyên môn cũng như thực tế cho bản thân em để sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo GS.TS. Từ Quang Hiển và thầy giáo PGS.TS. Từ Trung Kiên đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, dành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Bùi Văn Định ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... vii Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 4 2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề ................................................................... 5 2.2.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê ...................................................... 5 2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của dê.................................................................. 6 2.2.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển .................................................... 9 2.2.4. Đặc điểm sinh lý của dê ........................................................................ 10 2.2.5. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của dê .......................................................... 11 2.3. Đặc điểm về chăn nuôi dê ........................................................................ 18 2.3.1. Đặc điểm về giống ................................................................................ 18 2.3.2 Đặc điểm về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi dê ................................. 19 2.3.3 Đặc điểm về chuồng trại, thú y và các vấn đề khác ............................... 22 iii 2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................... 23 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 23 2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 27 2.5. Giới thiệu vài nét về giống dê lai (Cỏ x Bách thảo) ................................ 30 2.5.1. Đặc điểm sinh sản ................................................................................. 31 2.5.2. Đặc điểm tiêu hóa.................................................................................. 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......33 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành.............................................. 33 3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 33 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33 3.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 33 3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 33 3.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 34 3.3.4. Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn dê......................... 35 3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu .......................................................... 35 3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................... 35 3.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh và khỏi bệnh ................................................................ 36 3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 36 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 38 4.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn dê ................................. 38 4.1.1. Sinh trưởng tích lũy............................................................................... 38 4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối............................................................................. 39 4.1.3. Sinh trưởng tương đối ........................................................................... 41 4.1.4. Kết quả theo dõi về thức ăn ................................................................... 42 4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn dê ............................... 43 4.2.1. Công tác vệ sinh chuồng trại ................................................................. 43 4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho dê ................................... 47 iv 4.3. Kết quả điều trị các bệnh thường gặp trên đàn dê ................................... 48 4.3.1. Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh trên đàn dê trong thời gian thực tập ............................................................................................. 48 4.3.2 Kết quả điều trị cho đàn dê mắc bệnh trong quá trình thực tập ............. 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khối lượng một số loại dê qua các tháng tuổi (kg) ........................ 10 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản của dê ............................................. 10 Bảng 2.3. Tổng đàn dê và sản lượng các vùng trong cả nước qua 4 năm ...... 25 Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn dê ..................................................................... 33 Bảng 3.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của dê ...................... 34 Bảng 4.1. Khối lượng của dê ở các thời điểm khảo sát (kg) ........................... 38 Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi (gam/con/ngày) . 39 Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi (%) ................... 41 Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của dê qua các tháng nuôi .............. 42 Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, ........................... 46 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho dê ........ 47 Bảng 4.7. Kết quả theo dõi các bệnh thường gặp trên đàn dê ........................ 50 Bảng 4.8. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn dê đạt hiệu quả ..... 51 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ khối lượng của dê qua các kỳ cân ..................................... 39 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các tháng nuôi ............... 40 Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng nuôi.............. 41 vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản Ss : Sơ sinh TĂ : Thức ăn TB : Trung bình TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn TT : Tháng tuổi Vsv : Vi sinh vật Vck : Vật chất khô 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở nước ta, dê là một loài vật truyền thống và được phân bố khá rộng rãi, đặc biệt là các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đàn dê chiếm một tỷ lệ khá lớn và được chăn nuôi theo phương thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên là chủ yếu. Con dê ngày càng khẳng định được những ưu thế của nó trong ngành chăn nuôi ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục thống kê nông nghiệp Việt Nam [16], tổng số đàn dê cả nước năm 2018 là 2.683.942 con tăng thêm 127.674 con, tương đương với 104,99% so với thời điểm tháng 12/2017. Sản lượng thịt dê hơi xuất chuồng tại thời điểm năm 2018 là 30.329,4 tấn, tăng 114,50% so với cùng thời kỳ năm 2017. Đối với tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, số lượng dê của tỉnh (theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2018)[15] cũng có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2018 tổng số đàn dê là 42.164 con giảm hơn so với tháng 12/2017 là 12.252 con (77,48%). Do số lượng dê bị giảm nên kéo theo sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng giảm, năm 2018 sản lượng của tỉnh Thái Nguyên là 480 tấn giảm 132,9 tấn tương đương 78,31% so với năm 2017. Mặc dù con dê đã và đang dần khẳng định được những ưu thế của nó nhưng để ngành chăn nuôi dê phát triển hơn nữa cần rất nhiều yếu tố để thúc đẩy. Đặc biệt là những nghiên cứu sâu hơn về khả năng sản xuất của con dê trong thời kỳ sắp tới. Dê có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu hóa của dê rất phát triển, có thể tiêu hóa nhiều chất xơ. Dê ăn được nhiều loại cỏ cây, có thể ăn trên đồi núi dốc, nơi mà trâu bò không thể tới.Thịt dê, sữa dê và các sản phẩm khác từ dê có giá trị cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn protein động vật cho người ở các nước đang phát triển. 2 Vì những ưu điểm nói trên, chăn nuôi dê có vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong cải thiện kinh tế gia đình, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Giống dê Việt Nam chủ yếu là những giống dê địa phương nuôi lấy thịt, có nhiều màu sắc lông da khác nhau và bộ pha tạp nhiều, dê có tầm vóc bé nhỏ, hiệu suất chuyển hóa thức ăn thấp, hiện tượng suy thoái cận huyết cao, nuôi dưỡng kém, bệnh tật phát sinh nhiều. Ở một số nơi tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi khá cao, lên tới 40% tổng số dê con sinh ra. Về sinh trưởng, khối lượng sơ sinh của dê từ 1,2 - 1,3kg; 6 tháng tuổi con đực khoảng 7kg, con cái có trọng lượng khoảng 5kg, trưởng thành con cái nặng khoảng 17 - 20kg, con đực có trọng lượng khoảng 25- 30kg. Tỷ lệ sinh trưởng của dê vẫn còn tương đối thấp do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh trên đàn dê lai tại trại chăn nuôi Khoa Chăn nuôi Thú y”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng trên đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo). - Thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn dê lai (Cỏ x Bách Thảo). 1.2.2. Yêu cầu - Thực hiện được đánh giá khả năng sinh trưởng trên đàn dê nuôi tại trại. - Áp dụng được quy trình phòng và trị bệnh cho đàn dê nuôi tại trại. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đề tài để có những thông tin khoa học về khả năng sinh trưởng, phát triển và đặt nền móng cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp 3 cải tạo, bảo tồn. Bên cạnh đó, đề tài cũng là cơ sở để xây dựng quy trình phòng trừ một số bệnh thường xảy ra cho dê có hiệu quả cao. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo cho người chăn nuôi dê áp dụng chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng dê giống hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trị một số bệnh thường xảy ra trên đàn dê, thúc đẩy ngành chăn nuôi dê phát triển. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập Trại chăn nuôi khoa Chăn nuôi Thú y được xây dựng trên nền của khu trại chăn nuôi gia cầm cũ của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức an toàn sinh học từ năm 2013. Vị trí: - Phía Đông giáp Bệnh xá thú y. - Phía Tây giáp vườn ươm viện nghiên cứu. - Phía Nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng. - Phía Bắc giáp khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm . Khu chăn nuôi quy hoạch tại trại với diện tích là 3.000m2. Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6m 2 và 2 kho rộng 40m2, phần diện tích còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được rào bằng lưới thép B40 với tổng chiều dài 220m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác. Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48m2 được chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên. Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m2. Trong đó hố sát trùng 20m2, khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10m2. Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120m2. Trong đó có các công trình như: - 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20m2 - 01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện): 30m2 - 01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi: 50m2 - 01 kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót…..): 20m2 5 Phần diện tích còn lại của trang trại được quy hoạch để trồng cỏ dùng để cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm và phục vụ nghiên cứu khoa học. 2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề 2.2.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của dê 2.2.1.1. Nguồn gốc của dê Rất nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý kiến cho rằng: Dê là một loài vật nuôi được con người thuần hóa sớm nhất sau đấy là chó (Trần Trang Nhung, 2005)[6]. Các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách đây 6 - 7 nghìn năm trước công nguyên. Kết quả đây cũng phù hợp với kết quả xác định niên đại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy di chỉ đồ đá mới của Jeri, nhìn chung khó xác định được thật chính xác thời điểm con người thuần hóa dê rừng. Nhưng với dẫn liệu đặc biệt tìm thấy gần đây người ta cho rằng: nơi thuần hóa đầu tiên là ở châu Á (Devendra và Nozawa, 2006) [12] vào thiên niên kỷ thứ 7 - 9 trước công nguyên, tại vùng núi tây Á. Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và những dãy núi nằm ở phía Đông sông này. Giống như các vật nuôi khác sau khi được thuần hóa, ban đầu dê nuôi để lấy thịt, sau đó nuôi để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm hơn cả bò sữa vì vắt sữa dê đơn giản hơn với sữa bò. Về nguồn gốc: Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính. + Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở tận các nước tiểu Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu Âu. Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn. 6 + Dê rừng Markhor (Capra Faloneri), nhóm này có sừng cong vặn về phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya và được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông và phía Tây của dãy núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng KashimirKarakorum. Hiện nay, người ta cho rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là nước châu Âu, châu Á và châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á. 2.2.1.2. Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật Vị trí phân loại của dê: - Dê thuộc lớp động vật có vú (Mammalia) - Bộ guốc chẵn (Actiodactila) - Bộ phụ nhai lại (Ruminantia) - Họ sừng rỗng (Covicorvia) - Họ phụ dê cừu (Capra rovanae) - Thuộc loài dê (Capra) Trong các số động vật nông nghiệp thì dê gần gũi với cừu và đều được xếp chung vào nhóm gia súc nhỏ có sừng. 2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của dê - Tập tính theo bầy đàn của dê Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Những con dê mới nhập đàn phải thử sức để xác định vị trí trong xã hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở vị trí xã hội thấp phải phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở vị trí xã hội cao. Trong đàn thường có con đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, các con khác trong đàn di chuyển theo con đầu đàn, ở trong đàn dê rất yên tâm. Khi bị tách ra khỏi đàn chúng tỏ ra rất sợ hãi. Chúng thích ngủ, nghỉ trên 7 những mô đất hoặc tảng đá phẳng, cao và ngủ nhiều lần trong ngày, trong khi ngủ dê vẫn nhai lại. Dê có thính và khứu giác rất phát triển nên chúng nhạy cảm với mọi tiếng động dù nhỏ, khi phát hiện là chúng lao xao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê còn có khả năng chịu đựng tốt khi mắc bệnh và hay dấu bệnh, những con ốm vẫn thường cố gắng đi theo đàn đến khi kiệt sức gục ngã mới chịu rời đàn. - Về ngoại hình Dê có 2 gốc sừng gần sát nhau và choãi ra, mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác. Trán dê lồi, xương mũi thẳng và không có hốc mắt. Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống dê cái thì không hoặc con cái có sừng thì cũng không dài hơn con đực. Sừng dê có nhiều hình dáng cong ngược về phía sau, thẳng đứng, cong lên trên, chĩa ra 2 bên…cả dê đực và dê cái đều có râu. Cừu thì ngược lại trán phẳng mũi lồi và có hốc mắt. Mõm của dê và cừu đều mỏng, môi linh hoạt, răng cửa sắc, giúp cho con vật có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn lấy những lá non và búp cây mềm mại. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, lang trắng, nâu, vàng cánh gián, về màu lông là không đồng nhất…lông dê ngắn dài tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn với mực nước biển). - Tập tính ăn uống Dê là loài động vật nhai lại, nên chúng có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Do cấu tạo môi mỏng, linh hoạt nên ngoài khả năng gặm cỏ như trâu bò, dê phù hợp với việc ăn bứt các loại lá cây, hoa, cây 8 họ đậu thân gỗ hạt dài, các cây lùn bụi. Dê rất nhanh nhẹn, hiếu động, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây, xà, bứt lá, búp, ở phần non nhanh rồi di chuyển sang cây khác. Trung bình hàng ngày dê đi lại 10-15km/ngày. Dê thích ăn ở độ cao 0,2 - 1,2m, chúng có thể đứng rất lâu để bứt lá ăn. Dê thường chọn loại thức ăn nào mà chúng thích ăn nhất, dê không ăn lại và các thức ăn rơi vãi. Dê có khả năng ăn được lượng thức ăn bằng 2,5 - 4% trọng lượng cơ thể (tính theo vck thu nhận). Dê nhai lại nhiều lần trong ngày, có thể nhai lại vào ban đêm khoảng 22 giờ cho đến 3 giờ sáng hoặc nhai lại vào lúc nghỉ ngơi xen kẽ giữa các lần ăn cỏ trong một ngày đêm. Đặc biệt là trong quá trình ngủ dê vẫn nhai lại. Trong một ngày đêm dê trưởng thành có thể nhai lại 6 - 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn từ 15 - 16 lần mỗi lần nhai lại từ 20 - 60 giây. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu bò, nó có khả năng chịu khát rất giỏi tuy nhiên để đảm bảo khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho sữa thì phải cung cấp đầy đủ nước uống cho dê. Tính trung bình một ngày dê cần khoảng 1 - 2 lít nước, dê sữa cần khoảng 3 - 5 lít nước. - Về tính nết + Dê là loài động vật có tính khí bất thường, hiếu động, ương bướng và cũng rất khôn ngoan và biết nghe chủ của mình. Dê phàm ăn nhưng luôn tìm thức ăn mới, chúng nếm mỗi thứ một chút nhưng rồi cuối cùng chẳng ưng một món nào cả. Dê leo chèo rất giỏi và ưa mạo hiểm, chúng leo lên vách núi, mỏm đá hiểm trở, điều này thấy rõ ở cả dê con. Với sự nhanh nhẹn, khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. + Dê chọi nhau rất hăng, không riêng gì giữa dê cái và dê đực và các con dê con cũng vậy. Chúng dùng đầu và sừng húc vào mặt vào thân đối thủ, những con không sừng chúng dùng cả đầu để húc đối thủ của mình, những cuộc chiến có thể kéo dài đến nửa giờ. Khi gặp nguy hiểm chúng tỏ ra rất 9 hung hăng, liều mạng nhưng lại rất nhát và dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Tuy nhiên dê rất mến người chăm sóc chúng, chúng có thể rất nhớ nơi ở và những cái tên đặc biệt do chính người nuôi đặt cho. Dê có thể nhận biết được chủ nhân của mình từ rất xa và kêu la lên để đón chào. Khi phạm lỗi bị phạt đòn thì không kêu la, nhưng bị phạt oan thì kêu be be ầm ĩ để phản đối. - Tập tính ngủ nghỉ Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, dê thích nằm trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ vẫn nhai lại. - Tập tính sinh dục + Ở dê đực, khả năng phối giống rất mạnh, dê có tính hay ghen nếu có một dê đực khác đến gần dê cái thì dê đực húc đầu đuổi đánh. + Ở dê cái sự động hớn cũng rất mạnh nhiều khi dê cái tìm đến dê đực để giao phối. Dê có khả năng sinh sản nhanh hơn trâu bò. 2.2.3. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển Sự sinh trưởng và phát triển của dê cũng theo quy luật giai đoạn và phụ thuộc vào giống, tuổi, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, môi trường sống. Khối lượng của dê thay đổi tùy theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh khoảng từ 1,6 - 3,5kg, 3 tháng tuổi đạt 6 - 12kg, 6 tháng tuổi đạt 10 - 21kg, 12 tháng đạt 23 - 29kg, 18 tháng 30 - 40kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối lớn nhất (90 - 120 g/con/ngày và 95 - 130%), sau đó giảm dần, tuổi trưởng thành (24 - 36 tháng tuổi), khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa. 10 Bảng 2.1: Khối lượng một số loại dê qua các tháng tuổi (kg) Giai đoạn tuổi (tháng) Tính biệt Dê Cỏ Dê lai (BTx Cỏ) Dê Bách Thảo Đực 1,85 2,45 2,8 Cái 1,64 2,1 2,5 Đực 7,8 10,95 14,5 Cái 6,7 9,1 11,6 Đực 12,8 19,5 24,6 Cái 10,6 17,6 21,6 Đực 16,5 26,6 29,0 Cái 13,1 22,8 25,0 Đực 19,7 32,7 35,6 Cái 15,2 28,4 26,4 Đực 24,0 36,6 39,7 Cái 19,3 30,8 32,1 Đực 27,2 42,5 45,5 Cái 21,6 32,6 38,0 Sơ sinh 3 6 9 12 18 24 (Đinh Văn Bình và cs., 2008) [2] 2.2.4. Đặc điểm sinh lý của dê Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản của dê Giá trị bình thường Đơn vị Thân nhiệt 38,7 - 40,2 °C Mạch đập 70 - 80 Lần/phút Ở dê con nhanh hơn Tần số hô hấp 12 - 15 Lần/phút Ở dê con nhanh hơn Nhu động dạ cỏ 1 - 1,5 Lần/phút Tuổi bắt đầu động dục 7 - 12 Tháng Thời gian động dục 12 - 48 Giờ Chu kỳ động dục 17 - 23 Ngày Chỉ tiêu Ghi chú Trung bình 21 ngày 11 2.2.5. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của dê Sự tiêu hóa trong xoang miệng xảy ra 2 quá trình: tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hóa học. Trong tiêu hoá cơ học là chính, tiêu hoá hoá học là phụ. Tiêu hoá cơ học với các hoạt động lấy thức ăn nước uống, nhai và tẩm thức ăn với nước bọt, nuốt thức ăn vào dạ dày. Trong đó các biến đổi cơ học thức ăn chủ yếu do răng đảm nhiệm. Đối với loài nhai lại có hai lần nhai: lần thứ nhất nhai sơ bộ rồi nuốt xuống dạ cỏ sau đó ợ lên nhai lại kỹ hơn, nên tốn khá nhiều năng lượng, vì vậy việc cắt ngắn cỏ, loại bớt gốc, rễ cứng, kiềm hoá rơm rạ.... là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho gia súc nhai lại và tiết kiệm được năng lượng. Tiêu hoá hoá học ở miệng do enzyme trong nước bọt thực hiện, đây chỉ là giai đoạn mở đầu của quá trình tiêu hoá hoá học. Đối với loài nhai lại lượng nước bọt nhiều và độ kiềm khá cao (pH = 8,1) có tác dụng đảm bảo độ ẩm và duy trì độ pH thích hợp trong dạ cỏ, tạo thuận lợi cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. Nước bọt chứa nhiều vitamin C cần cho sự phát triển vi sinh vật dạ cỏ. Nước bọt chứa urê xuống dạ cỏ được vi sinh vật sử dụng và tạo thành protein vi sinh vật. Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ đựơc coi như "một thùng men lớn". Tiêu hoá ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá ở gia súc nhai lại: 50% vật chất khô của khẩu phần ăn được tiêu hóa ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ các chất hữu cơ của khẩu phần ăn được biến đổi mà không có sự tham gia của các enzyme tiêu hoá. Cellulose và các chất khác của thức ăn được phân giải là nhờ các enzyme của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. Dạ cỏ có môi trường gần như trung tính (pH = 6,5 – 7,4) tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hoà axit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt. Các muối phot phat và bicacbonat đều có tác dụng đệm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan