Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử đánh giá khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa lợn nái landrace, yorkshi...

Tài liệu đánh giá khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa lợn nái landrace, yorkshire và f1(ly) phối với đực giống pidu nuôi tại trại đồng tâm xanh, huyện mỹ đức, thành phố hà nội

.PDF
96
176
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– CHU THỊ HIÊN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI: LANDRACE, YORKSHIRE VÀ F1(LY) PHỐI VỚI ĐỰC GIỐNG PIDU NUÔI TẠI TRẠI ĐỒNG TÂM XANH, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– CHU THỊ HIÊN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI: LANDRACE, YORKSHIRE VÀ F1(LY) PHỐI VỚI ĐỰC GIỐNG PIDU NUÔI TẠI TRẠI ĐỒNG TÂM XANH, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Từ Quang Hiển THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Chu Thị Hiên ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa chăn nuôi thú ý, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Phòng Đào tạo và thông tin Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn chân thành nhất đến GS.TS. Từ Quang Hiển người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ tôi nhiệt tình và có trách nhiệm trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Cho phép tôi được tỏ lời cảm ơn tới cán bộ, công nhân viên trại chăn nuôi đồng Tâm Xanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt khóa học. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Tác giả Chu Thị Hiên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii BẢNG GHI CHÚ CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU QUY ƯỚC, KÝ HIỆU DẤU, ĐƠN VỊ VÀ THUẬT NGỮ ..................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của nước ta và thành phố Hà Nội ...................... 3 1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của cả nước .................................................... 3 1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Thành phố Hà Nội ....................................... 4 1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................... 5 1.2.1. Tính trạng số lượng .............................................................................. 5 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ..................................... 5 1.2.3. Bản chất di truyền của ưu thế lai........................................................... 7 1.2.4. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn .............................................................. 9 1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất sinh sản .......................................................................................................... 9 1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản ................................................................ 9 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản ...................................... 10 1.4. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng........................................................................................... 15 iv 1.4.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng ......................................................... 15 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ................................ 16 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt ........... 17 1.5.1. Năng suất thân thịt và chất lượng thịt ................................................. 17 1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt ........................................... 19 1.6. Vài nét về giống lợn nghiên cứu ............................................................ 21 1.6.1. Giống lợn cái Landrace....................................................................... 21 1.6.2. Giống lợn cái Yorkshire ..................................................................... 21 1.6.3. Lợn nái F1(Landrace x Yorkshire)...................................................... 22 1.6.4. Lợn đực PiDu ..................................................................................... 22 1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 22 1.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 22 1.7.2. Tình hình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................. 26 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 28 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 28 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 28 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 28 2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .............................. 30 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 34 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 35 3.1. Kết quả theo dõi khả năng sản xuất của 3 loại lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(LY) được phối với đực PiDu ............................................. 35 3.1.1. Khả năng sinh sản của 3 loại lợn nái ................................................... 35 3.1.2. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi ... 43 v 3.2. Khả năng sản xuất của lợn thương phẩm ............................................... 55 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm........................................ 55 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm...................................... 56 3.2.3. Tiêu thụ và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn ..................................... 59 3.2.4. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt của lợn thịt thí nghiệm ................. 63 3.2.5. Thành phần hóa học của lợn thịt thí nghiệm ....................................... 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 73 1. Kết luận .................................................................................................... 73 2. Đề nghị ..................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 75 vi BẢNG GHI CHÚ CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU QUY ƯỚC, KÝ HIỆU DẤU, ĐƠN VỊ VÀ THUẬT NGỮ a* b* CS cs. DFD DML DuL : Redness (độ đỏ) : Yellowness (độ vàng) : Cai sữa : Cộng sự : Dark, Firm, Dry (thâm, chắc và khô) : Dày mỡ lưng : Duroc x Landrace DuY : Duroc x Yorkshire F1(LY) : Landrace x Yorkshire FAO : Tổ chức nông lương Liện Hợp Quốc h2 HAL KL L* L LW P pH24 : Hệ số di truyền : Halothan : Khối lượng : Lightness (độ sáng) : Landrace : Large White : Pietrain : Giá trị pH sau 24 giờ giết thịt pH45 PiL : Giá trị pH sau 45 phút giết thịt : Pietrian x Landrace PSE SE TCVN TG TLMNBQ TTTĂ VCK Y : Pale, Soft, Exudative (nhợt nhạt, mềm nhão và rỉ dịch) : Sai số chuẩn : Tiêu chuẩn Việt Nam : Thời gian : Tỷ lệ mất nước bảo quản : Tiêu tốn thức ăn : Vật chất khô : Yorkshire vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Khả năng sản xuất một số tổ hợp lai ở Mỹ ................................... 26 Bảng 2.1: Sơ đồ công thức lai thí nghiệm ..................................................... 28 Bảng 2.2: Sơ đồ thí nghiệm trên lợn nái ....................................................... 29 Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên lợn thương phẩm .............................. 29 Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(LY) được phối với đực PiDu ( n=30 nái/công thức lai) ........................ 35 Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi (n= 30 con/tổ hợp lai) ............................................................ 43 Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi ............................................................................. 47 Bảng 3.4: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa .................................... 49 Bảng 3.5: Tiêu thụ thức ăn của lợn con từ sau cai sữa 21 ngày đến 56 ngày tuổi ............................................................................ 51 Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn con từ 21-56 ngày .......................................................................... 53 Bảng 3.7: Khối lượng trung bình của các lô lợn ở các kỳ cân (kg/con) ......... 56 Bảng 3.8: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn từ 56 - 150 ngày tuổi (g/con/ngày) ...... 57 Bảng 3.9: Tiêu thụ thức ăn của lợn từ 56 - 150 ngày tuổi (kg/con/ngày) ..... 59 Bảng 3.10: Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của lợn từ 56-150 ngày tuổi ............................................................................. 61 Bảng 3.11: Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thịt thí nghiệm ............... 63 Bảng 3.12: Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm ............................... 68 viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ Số con còn sống đến 24 giờ sau đẻ/ổ và số con cai sữa/ổ của ba tổ hợp lai .................................................................. 40 Hình 3.2: Biểu đồ khối lượng cai sữa/ổ của ba tổ hợp lai ............................. 42 Hình 3.3: Biểu đồ khối lượng sơ sinh/con và cai sữa/con của 3 tổ hợp lai .... 46 Hình 3.4: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của 3 tổ hợp lai ......... 50 Hình 3.5: Biểu đồ tiêu thụ thức ăn của lợn con từ 21-56 ngày tuổi ............... 52 Hình 3.6: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng của lợn từ 2156 ngày tuổi .......................................................................... 55 Hình 3.7: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn từ 56 - 150 ngày tuổi ......... 59 Hình 3.8: Biểu đồ tiêu thụ thức ăn của lợn thịt từ 56 - 150 ngày tuổi............ 61 Hình 3.9: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn từ 56150 ngày tuổi ........................................................................ 63 Hình 3.10: Biểu đồ tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc của ba tổ hợp lai ....................... 66 Hình 3.11: Biểu đồ dày mỡ lưng trung bình của ba tổ hợp lai....................... 68 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn ở nước ta gần đây có những bước phát triển nhất định cả về năng suất, chất lượng, quy mô và phương thức chăn nuôi. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu về thịt ngày càng tăng. Chính vì vậy đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ngày càng phát triển, đồng thời tạo công ăn việc làm phục vụ ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn, lực lượng lao động dồi dào, nhu cầu tiêu thụ thịt của toàn xã hội ngày càng cao, nhu cầu xuất khẩu sang các nước có xu hướng tăng. Theo số liệu của tổng cục thống kê tại thời điểm 1/4/2016, cả nước có khoảng 28,3 triệu con lợn, đến thời điểm 01/10/2016 có khoản 29,1 triệu con lợn (tăng 0,8 triệu con) tăng 3,9 % so với năm 2015. Nông nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội rất phát triển trong đó có chăn nuôi. Điển hình các huyện có chăn nuôi lớn như: Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thanh Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Sơn Tây... Những năm gần đây ngành chăn nuôi địa phương đã và đang đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm của con người. Những sản phẩm chăn nuôi của địa phương không chỉ xuất bán dạng nguyên liệu thô, tươi sống mà còn được chế biến theo nhiều dạng khác nhau, rất phong phú phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ngày càng được chú trọng thúc đẩy phát triển. Chăn nuôi lợn trong những năm qua không chỉ tăng về số lượng, chất lượng mà còn chuyên môn hoá, nó đã góp phần quan trọng mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. Cùng với việc sử dụng các giống lợn thuần nổi tiếng thế giới nước ta đã và đang tìm kiếm sử dụng các công thức lai khác nhau nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 2 Từ những thực tế nêu trên, với mục đích thu thập thông tin đánh giá thực trạng góp phần định hướng phát triển chăn nuôi lợn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa lợn nái : Landrace, Yorkshire và F1(LY) phối với đực giống PiDu nuôi tại trại Đồng Tâm Xanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục đích của đề tài 1. Đánh giá được khả năng sản xuất của 3 loại lợn nái thuần Landrace Yorkshire và nái lai F1 (LY) phối với lợn đực PiDu nuôi tại Trại Đồng Tâm Xanh, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. 2. Đánh giá được khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của 3 tổ hợp lai PiDu x Landrace, PiDu x Yorkshire và PiDu x F1 (LY). 3. Xác định tổ hợp lai phù hợp và có hiệu quả trong chăn nuôi lợn nông hộ tại Huyện Mỹ Đức - TP. Hà Nội. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Những số liệu này cung cấp tư liệu về khả năng sản xuất giữa nái thuần Landrace, Yorshire và nái lai F1(LY) với đực PiDu. Từ đó làm cơ sở chọn ra lợn thương phẩm có tốc độ sinh trưởng tốt và chất lượng thịt cao. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả theo dõi là cơ sở đánh giá đúng thực trạng của đàn lợn nuôi tại trại Đồng Tâm Xanh. Từ đó xác định được tổ hợp lai đạt hiệu quả cao hơn cả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của nước ta và thành phố Hà Nội 1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn của cả nước 1.1.1.1. Tổng số đầu lợn - Theo số liệu thống kê tại thời điểm 1/4/2016, cả nước có khoảng 28,3 triệu con, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2015, đến thời điểm 1/10/2016 cả nước có khoảng 29,1 triệu con (tăng 0,8 triêu con). Các vùng có số đầu lợn nhiều là vùng Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 7,4 triệu con, chiếm 25,4% tổng đàn lợn trong cả nước; Miền núi và trung du có khoảng 7,2 triệu con, chiếm 24,7%; Bắc trung bộ và duyên hải miền trung có khoảng 5,4 triệu con, chiếm 18,5%; Đông Nam Bộ 3,4 triệu con, chiếm 11,6%; Đồng Bằng sông Cửu Long 3,8 triệu con, chiếm 13,1%; Tây Nguyên 1,9 triệu con chiếm 6,5%. 2.1.1.2. Số đầu lợn nái - Tại thời điểm 01/10/2016 tổng đàn lợn nái có khoảng 4,24 triệu con (chiếm 14,6% tổng đàn), tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2015. - Tình hình chăn nuôi lợn nái ở một số tỉnh được phân bố như sau: Đồng Nai có khoảng 219 ngàn con, chiếm 5,16%; Bắc Giang có khoảng 202 ngàn con, chiếm 4,76%; Thái Bình có khoảng 195 ngàn con, chiếm 4,59%; Nghệ An trên 185 ngàn con, chiếm 4,36%;. Hà Nội có khoảng 177 ngàn con, chiếm 4,174% tổng số lợn nái trong cả nước; Bình Định khoảng 156 ngàn con, chiếm 3,68%; Nam Định 138 ngàn con, chiếm 3,25%; Phú Thọ 107 ngàn con, chiếm 2,52%; Thái Nguyên 104 ngàn con, chiếm 2,38 %; Đắk Lắk có khoảng 102 ngàn con, chiếm 2,41%.. 2.1.1.3. Sản lượng thịt lợn sống xuất chuồng Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 300 - 310 ngàn tấn thịt lợn sống. Tổng sản lượng thịt lợn sống xuất chuồng năm 2016 khoảng 3,7 triệu tấn tăng 5,1 5 so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, các vùng sản xuất thịt lợn có tỷ trọng lớn nhất lần lượt là: Đồng Bằng Sông Hồng khoảng 31,1%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung chiếm 18,27%; Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15,8%; Miền Núi và trung du khoảng 15,5%; Đông Nam Bộ khoảng 13,7%. 4 1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Thành phố Hà Nội Hà Nội, là một trong những tỉnh, thành phố có nghề chăn nuôi phát triển tương đối lớn, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng cao. Theo thống kê tháng 10/2016, Hà Nội có khoảng 1,59 triệu con, trong đó lợn nái có khoảng 177 ngàn con, lợn thịt có khoảng 1,41 triệu con. Hiện nay, chăn nuôi lợn ở thành phố Hà Nội tồn tại duới ba hình thức: chăn nuôi quy mô vừa tập trung kiểu trang trại nông hộ. 1.1.2.1. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, phân tán Đây là phương thức chăn nuôi đang tồn tại ở hầu khắp các huyện ngoại thành trong toàn thành phố; chăn nuôi lợn nhỏ lẻ chiếm dưới 10% về đầu con, sản lượng chỉ chiếm không quá 10% tổng sản lượng ngành chăn nuôi sản xuất. Quy mô chăn nuôi dao động từ 1 - 50 con; chuồng nuôi được xây dựng gần nhà với diện tích hẹp. Thức ăn tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ (bã đậu, bã rượu, nước gạo …); con giống chủ yếu là lợn lai có tỷ lệ máu nội cao (F1 = Nội x Ngoại), năng suất chăn nuôi thấp. 1.1.2.2. Chăn nuôi quy mô vừa kiểu trại nông hộ phân tán Phương thức chăn nuôi này phát triển mạnh trong những năm gần đây, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10 - 30 lợn nái hoặc 10 - 50 lợn thịt có mặt thường xuyên. Chuồng trại đã được xây dựng kiên cố hơn, diện tích chuồng rộng hơn, được xây dựng gần nhà ở trong khu dân cư hoặc xây dựng riêng biệt (đối với các khu đa canh chuyển đổi). Ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn. Chất lượng con giống khá hơn chủ yếu là con lai có từ 50 - 75% máu ngoại trở lên. Công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống, năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ. 1.1.2.3. Chăn nuôi tập trung kiểu trang trại Phương thức chăn nuôi này chiếm trên 80% về đầu con lợn và sản lượng thịt lợn. Quy mô từ 50 - 600 lợn nái hoặc 100 - 1500 lợn thịt có mặt thường xuyên. Hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu. Các công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và hệ thống sưởi ấm, hệ thống máng ăn, máng uống tự động,… đã được áp dụng, năng suất chăn nuôi cao, sản lượng đồng đều, chất lượng tốt. 5 1.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Mỗi giống vật nuôi có có bản chất sinh học được thể hiện qua kiểu hình đặc trưng riêng của nó. Kiểu hình là biểu hiện cụ thể của kiểu gen dưới tác dụng của các nhân tố môi trường khác nhau. Để công tác chọn giống vật nuôi đạt kết quả tốt, thì những kiến thức cơ bản về di truyền học cần phải nắm vững đặc biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng. 1.2.1. Tính trạng số lượng Tính trạng là đặc trưng của một cá thể mà ta có thể xác định, được thể hiện qua các đặc trưng về hình thái, cấu tạo, sinh lý riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Hai loại tính trạng được quan tâm trong phân tích di truyền ứng dụng trong chọn giống là tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Tính trạng số lượng (cân đong đo đếm được) trên cơ thể sinh vật được biểu hiện do tác động của các gen và tác động của môi trường, mà sự khác biệt giữa những cá thể được xem xét nhiều hơn trong nghiên cứu di truyền chọn giống. Nền tảng của di truyền số lượng, tuỳ thuộc vào gen điều khiển và tuân theo các quy luật chung của sự di truyền các tính trạng và có cùng những đặc tính chung giống như các gen trong di truyền tính trạng chất lượng. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng Các tính trạng về khả năng sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của lợn nói riêng đều là những tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh, giá trị kiểu hình (P - Phenotyphic value) của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G - Genotypic value) và sai lệch môi trường (E - Enviromental deviation). Giá trị kiểu hình (P) của một tính trạng được biểu thị như sau: P = G + E Trong đó: P là giá trị kiểu hình (Phenotyp value) G là giá trị kiểu gen (Genotyp value) E là sai lệch môi trường (Enviromental deviatino) 1.2.2.1. Giá trị kiểu gen (G) Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định. Tuỳ theo tác động khác nhau của gen các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp (A - Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding 6 value), sai lệch trội (D - Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc sai lệch lấn át gen (I - Interaction deviaton hoặc Epistatic deviation). G=A+D+I Giá trị cộng gộp (A): để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan với kiểu gen. Mỗi một gen trong tập hợp các gen quy định một tính trạng số lượng nào đó đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số lượng đó. Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang được gọi là giá trị cộng gộp hay còn gọi là giá trị giống của cá thể. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc. Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời sau. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống. Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử. Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể, quan hệ trội của bố mẹ không truyền được sang con cái. Sai lệch át gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền cho thế hệ sau. 2.2.2.2. Giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc hai quần thể với nhau thì giá trị kiểu hình của một tính trạng số lượng ở các tổ hợp lai bao gồm hai thành phần chính: - Giá trị trung bình của trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất X P1 và trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ hai X P2 ( X P1P2). X P1P2 = Do đó: X P1 + X P2 X F1 = X P1P2 + H 2 7 Tùy theo nguồn gốc đóng góp của các thành phần trên, người ta chia chúng thành: - Di truyền cộng gộp: bao gồm di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad), di truyền cộng gộp của bố (Ab) và di truyền cộng gộp của mẹ (Am). - Ưu thế lai: bao gồm ưu thế lai trực tiếp (Dd), ưu thế lai của bố lai (Db) và ưu thế lai của mẹ lai (Dm)... 1.2.2.3. Sai lệch môi trường (E) Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung (Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es). Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do loại môi trường tác động lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó. Sai lệch môi trường riêng (Es): là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật. Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá trị kiểu hình chi tiết như sau: P = A + D + I + Eg + Es Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải: - Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm: + Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. + Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống tạp giao. - Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi như chuồng trại, thức ăn, thú y, quản lý…. 1.2.3. Bản chất di truyền của ưu thế lai 1.2.3.1. Lai giống Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng của hai kiểu lai lại tương tự nhau (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995) [34] . Lai giống làm cho kiểu gen đồng hợp tử của thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử của thế hệ sau tăng lên. 8 Lai giống là phương pháp làm biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt, vì con lai thường có những ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. 1.2.3.2. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai - Ưu thế lai Ưu thế lai H (Hybrid vigour/heterosis) là khái niệm biểu thị sức sống, sức đề kháng và năng suất của con lai vượt trội hơn cha mẹ, khi cha mẹ là những cá thể không có quan hệ huyết thống. Ưu thế lai không chỉ biểu hiện ở sức chịu đựng mà còn bao gồm cả ưu thế về sức sống, sức kháng, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa và tỷ lệ chết (Lasley, 1974) [26]. Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914), đưa ra và được thảo luận trong nhân giống (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995) [34] như sau: ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con đối với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức kháng đối với bệnh tật và các tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt. - Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai Công thức lai: Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần Đình Miên và cs (1994) [28], mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể, ưu thế lai của đời mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn mẹ ảnh hưởng đến số con trên ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế lai cá thể, ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố, ảnh hưởng đến tính hăng của lợn đực con, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 - 10 %. Khi lai ba giống hay lai ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng từ 10-15%. Số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng 1kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998) [57]. Tính trạng: Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao. Vì vậy, để cải tiến tính trạng này so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn. 9 Sự khác biệt giữa bố và mẹ: Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa các cá thể tham gia vào sự lai tạo, các cá thể có khoảng cách di truyền càng xa nhau bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý, ưu thế lai càng cao. Ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu thế lai. 1.2.4. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế nuôi lợn cho thấy, việc lai giống đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới, những nước phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm là con lai. Tuy nhiên, việc kết hợp lai hai giống nào cho ưu thế lai cao phụ thuộc vào sự lựa chọn, xác định ưu thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống. Trong thực tế, việc nhân giống hiện đang sử dụng một số công thức lai “ba máu” “bốn máu” như: D x F1 (L x Y); F1 (P x D) x F1 (L x Y)… * Các loại ưu thế lai ở lợn Ưu thế lai từ lợn mẹ: Có lợi cho các cá thể ở đời con là ưu thế lai quan trọng nhất bởi năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất. Ưu thế lai của con: Có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự sinh trưởng, sức sống, đặc biệt là sau cai sữa. Ưu thế lai từ bố: Được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ kết quả giao phối, ưu thế lai của đực giống được thể hiện rất hạn chế. Để lợn lai nuôi thịt, có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg sinh trưởng thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, giống khác nhau. 1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản 1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản Sự sinh sản là một quá trình sinh lý hết sức phức tạp của cơ thể động vật, nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật, đồng thời là chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm nói chung và của lợn nói riêng. 1.3.1.1. Tính thành thục 10 Một cơ thể thành thục về tính, khi bộ máy sinh dục phát triển tương đối hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện những hiện tượng của hưng phấn sinh dục, khi đó các noãn bao chín và tế bào trứng rụng. Ngoài ra sự thành thục về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Cơ quan sinh dục cái dưới tác dụng của các hocmon cũng dần dần phát triển và có khả năng thụ tinh. Đồng thời xuất hiện các biểu hiện động dục, các phản xạ về tính của gia súc nói chung và của lợn nói riêng được thành lập. Tất cả các giống lợn thành thục sớm hay muộn đều phụ thuộc vào giống, tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh, cũng như chăm sóc nuôi dưỡng. 1.3.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục và phối giống cho lợn Một cơ thể thành thục về tính, khi bộ máy sinh dục phát triển tương đối hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện những hiện tượng của hưng phấn sinh dục, khi đó các noãn bao chín và tế bào trứng rụng. Ngoài ra sự thành thục về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Cơ quan sinh dục cái dưới tác dụng của các hocmon cũng dần dần phát triển và có khả năng thụ tinh. Đồng thời xuất hiện các biểu hiện động dục, các phản xạ về tính của gia súc nói chung và của lợn nói riêng được thành lập. Tất cả các giống lợn thành thục sớm hay muộn đều phụ thuộc vào giống, tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh, cũng như chăm sóc nuôi dưỡng. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản Để góp phần, phát huy tiềm năng vốn có của mỗi giống gia súc, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thì cần xác định và cải thiện được nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp, song hai yếu tố quan trọng nhất vẫn là di truyền và dinh dưỡng. * Ảnh hưởng của yếu tố di truyền: + Yếu tố giống Sự khác nhau giữa các giống lợn về các tính trạng năng suất sinh sản đã được nhiều tác giả công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legault, 1985) [73]. Với mục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan