Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quảthực hiện dự án nông thôn mới tại xã bảo nhai, huyện bắc hà, tỉn...

Tài liệu đánh giá kết quảthực hiện dự án nông thôn mới tại xã bảo nhai, huyện bắc hà, tỉnh lào cai

.PDF
81
385
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- PHẠM QUỲNH ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC HIỆN DỰ ÁN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BẢO NHAI, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Địa chính môi trường : Quản lý Tài nguyên : 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- PHẠM QUỲNH ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA THỰC HIỆN DỰ ÁN NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BẢO NHAI, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Lớp Khoá học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Địa chính môi trường : Quản lý Tài nguyên : K45 - ĐCMT - N03 : 2013 - 2017 : GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổchức từ trong và ngoài trường. Vậy qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa Quản Lý Tài Nguyên đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian em học tại trường giúp em có kiến thức chuyên sâu về quản lý đất đai. Em xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương. Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chăm sóc, động viên em trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, người đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình Trong thời gian thực tập em đã cố gắng để hoàn thành khóa luận của mình tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót.Vì vậy mong nhận được sự nhận xét, bổ sung của thầy cô và độc giả. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 23 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Phạm Quỳnh Anh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới..................................................... 6 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn ....................................................... 29 Bảng 4.2: Hiện trạng mạng lưới giao thông ........................................................... 31 Bảng 4.3: Hiện trạng hệ thống thủy lợi .................................................................. 32 Bảng 4.4: Hiện trạng mạng lưới điện ..................................................................... 35 Bảng 4.5 Hiện trạng nhà văn hóa thôn bản............................................................. 37 Bảng 4.6: Hiện trạng dân số, lao động, thành phần dân tộc .................................... 40 Bảng 4.7: Thực trạng chỉ tiêu an ninh, trật tự xã hội .............................................. 44 Bảng 4.8: Đánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí quy hoạch ....................... 45 Bảng 4.9: Đánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tê- xã hội..... 46 Bảng 4.10: Mức độ hoàn thành tiêu chí giao thông xã Bảo Nhai qua các năm từ 2010 - đầu 2016 .................................................................................... 49 Bảng 4.11: Đánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất ...................................................................................................... 53 Bảng 4.12: Đánh gia mức độ đạt được của nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường ................................................................................................... 55 Bảng 4.13: đ ánh giá mức độ đạt được của nhóm tiêu chí hệ thống chính trị .......... 59 Bảng 4.14: Thống kê thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo của xã Bảo Nhai qua các năm từ 2010- đầu 2016 .................................................... 61 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Nhân dân chung tay góp sức vào việc xây dựng đường bê tông trong xã .... 48 Hình 4.2. Công trình Ngầm Tràn trên tuyến đường vào thôn Trung Đô ................. 50 Hình 4.3. Mô hình kinh tế mới- Nuôi thỏ sinh sản của cựu chiến binh Phạm Lê Binh ... 54 Hình 4.4. Khung cảnh trường Trung học cơ sở Bảo Nhai ngày 20/11/2015. .......... 57 Hình 4.5. Cảnh khai thác quặng Quartzit trái phép ở lòng sông Chảy mùa khô. ..... 63 iv DANH MỤC VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành BTXM Bê tông xi măng CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CN-TTCN Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp CT-XH Chính trị-Xã hội HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kĩ thuật KT-XH Kinh tế xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QHXD Quy hoạch xây dựng NTM Nông thôn mới THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3 2.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nông thôn và nông thôn mới ............................... 3 2.1.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ................................................................. 5 2.1.3. Đặc trưng của nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ... 5 2.1.4. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. .......................................................... 6 2.2 Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam......................................... 9 2.3. Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................................ 11 2.3.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới .................................. 11 2.3.2 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. .......................................................... 14 2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới .................................. 15 2.4 Thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai. ......................... 16 2.4.1 Quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai......... 16 2.4.2 Quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bắc Hà. ..... 18 vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .................................................... 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 20 3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3.1. Điều tra thu thập số liệu ............................................................................... 21 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 22 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bảo Nhai huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai........................................................................................................... 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 22 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ............................................................. 26 4.2. Thực trạng nông thôn trước khi triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của xã Bảo Nhai. ............................................................................................ 28 4.2.1. Nhóm tiêu chí quy hoạch ............................................................................. 28 4.2.2. Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội.......................................................... 30 4.2.3. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất .................................................... 39 4.2.4. Nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường ................................................ 41 4.2.5. Nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị .................................................. 43 4.3. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến cuối 2015 đầu 2016 ....................................................... 45 4.3.1 Nhóm tiêu chí quy hoạch .............................................................................. 45 4.3.2 Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế- xã hội ........................................................... 46 4.3.3 Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất ..................................................... 53 4.3.4 Nhóm tiêu chí văn hóa-xã hội-môi trường..................................................... 55 4.3.5 Nhóm tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị ................................................... 59 4.4. Đánh giá tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới đến kinh tế - văn hóaxã hội - môi trường xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. ............................. 60 vii 4.4.1. Tác động đến kinh tế.................................................................................... 60 4.4.2. Tác động đến sản xuất nông nghiệp ............................................................. 61 4.4.3. Tác động đến văn hóa .................................................................................. 62 4.4.4. Tác động đến xã hội ..................................................................................... 62 4.4.5. Tác động đến môi trường ............................................................................. 63 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án Quy hoạch nông thôn mới ........................................................................................................................ 64 4.5.1 Giải pháp về môi trường ............................................................................... 64 4.5.3. Giải pháp về nguồn vốn ............................................................................... 65 4.5.4. Giải pháp về văn hóa xã hội ......................................................................... 66 4.5.5. Giải pháp về trật tự anh ninh trong xã .......................................................... 66 4.5.6. Giải pháp về khoa học kĩ thuật áp dụng trong nông nghiệp .......................... 67 4.5.7. Giải pháp về công tác quản lý ...................................................................... 67 4.5.8. Nâng cao dân trí........................................................................................... 68 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 69 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 69 5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện nay ngành nông nghiệp ít được quan tâm hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy mô nhỏ, lợi ích người nông dân đang bị xem nhẹ.Tốc độ phát triển kinh tế cao bên cạnh những lợi ích mang lại cũng có không ít những khó khăn cần giải quyết, vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các khu vực trong cả nước, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn.Phần lớn các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế. Hàng loạt các vấn đề cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho người dân như giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương… Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu này Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nển kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Bảo Nhai đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới xây dựng làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch. Từ năm 2010, xã Bảo Nhai đã triển khai áp dụng hoạt động nông thôn mới của chính phủ và đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, nếp sống, mức sống, thu nhập tăng cao so với những thời kỳ trước. Người dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt chăn nuôi.Đời sống người dân đã 2 được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được đảm bảo hơn.Mặc dù đã có nghị quyết hướng dẫn thi hành, nhưng vẫn còn nhiều bất cập ở cấp xã cần được giải quyết.Xuất phát từ những vấn đề đó, được sự đồng ý của khoa quản lý đất đai, sự giúp đỡ của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặngem đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quảthực hiện dự án nông thôn mới tại xã Bảo Nhai, Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả thực hiện dự án nông thôn mới và đề xuất giải pháp cho phát triển chương trình nông thôn mới tại địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong phương án Quy hoạch nông thôn mới của xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến cuối năm 2015 đầu 2016. - Nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực của việc thực hiện phương án đến các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội- môi trường của địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt phương án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Bảo Nhai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Vận dụng những kiến thức đã được học vào trong nghiên cứu khoa học. - Đánh giá vấn đê thực tế và hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại địa phương. - Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường nước, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân địa phương. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nông thôn và nông thôn mới Nông thôn : Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số thấp hơn so với thành thị.Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp hơn so với thành thị hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn không phát triển bằng đô thị. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu“ Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”. Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người và tạo ra của cải cho xã hội. Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến ngành nghề khác và tư liệu chính là đất đai. Nông thôn mới : Trước tiên, nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phả là thị xã, thị trấn hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn 4 theotiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn hiện nay. Nhìn chung mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ. Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay đổi cơ sở vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương. Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ mực tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Xây dựng nông thôn mới : Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).Có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà còn là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. 5 Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 2.1.2.Mục tiêu xây dựng nông thôn mới Mục tiêu chung -Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bảo Nhai và trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Mục tiêu cụ thể -Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới. -Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Bảo Nhai. -Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã. -Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới tại xã Bảo Nhai. 2.1.3. Đặc trưng của nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản. Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới. 6 Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng xã văn minh, văn hóa. Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt.Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường.Phát huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân. 2.1.4. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Để được công nhận là xã nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các xã thuộc các tỉnh trung du miền núi phía bắc phải đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau[3]. Bảng 1.1: Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu phải đạt I. VỀ QUY HOẠCH Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hoá, công nghiệp, tiểu thủ công Quy hoạch và 1 thực hiện quy hoạch nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. Đạt 7 II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải. 100% Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao 50% thông vận tải. Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không 2 Giao thông lầy lội vào mùa mưa. Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản 3 Thủy lợi xuất và dân sinh. Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành 4 Điện điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện. 100% (50% cứng hóa) 50% Đạt 50% Đạt 95% Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu 5 Trường học giáo, tiểu học, trung học cơ sở có vật chất 70% đạt chuẩn quốc gia. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn 6 Cơ sở vật chất văn hóa của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Đạt Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. 100% 8 7 Chợ nông thôn Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. 8 Bưu điện 9 Nhà ở dân cư Đạt Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt Có internet đến thôn. Đạt Nhà tạm, nhà dột nát. Không Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng. 75% III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Thu nhập bình quân đầu người/năm so với 10 Thu nhập 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ. Cơ cấu lao Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong 12 13 động mức bình quân chung của tỉnh. các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Hình thức tổ Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có chức sản xuất hiệu quả. 1,2 lần 10% <45% Có IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG Phổ cập giáo dục trung học. Đạt Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp 14 Giáo dục tục hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học 70% nghề). Tỷ lệ qua đào tạo. Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo 15 Y tế hiểm Y tế. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. > 20% 20% Đạt Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu 16 Văn hóa chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Đạt văn hóa thể thao và du lịch. 17 Môi trường Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia. 70% 9 Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường. Đạt Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi Đạt trường xanh, sạch đẹp. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Đạt Đạt V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Cán bộ xã đạt chuẩn. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị Hệ thống tổ 18 chức chính trị xã hội vững mạnh cơ sở theo quy định. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững mạnh”. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. 19 An ninh, trật tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Bảo Nhai 2.2 Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam Nghị Quyết số 26/TW ngày 05/08/2008 của BCH Trung ương Đảng (Khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Quyết định số 491/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Thông tư số 54/2009/TT – BNNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. 10 Quyết định số 800/ QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-20120. Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tang cường nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã. Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn.Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông 11 thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn, xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn, nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nghị quyết 26/NQTW ngày 05/08/2008 đã nêu một cách tổng quát về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới [5] Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ. 2.3.Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới • Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc Những năm đầu 60 đất nước hàn quốc còn phát triển chậm, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước.trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm phát triển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan