Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gẫy kín thân 2 xương cẳng tay...

Tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gẫy kín thân 2 xương cẳng tay người trưởng thành bằng nẹp vít ao

.PDF
97
142
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC NGUYỄN ANH TRỌNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƢƠNG ĐIỀU TRỊ GẪY KÍN THÂN 2 XƢƠNG CẲNG TAY NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH BẰNG NẸP VÍT AO UẬN V N CHUYÊN KHOA CẤP II THÁI NGUYÊN - N M 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC NGUYỄN ANH TRỌNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƢƠNG ĐIỀU TRỊ GẪY KÍN THÂN 2 XƢƠNG CẲNG TAY NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH BẰNG NẸP VÍT AO Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: CK 62 72 07 50 UẬN V N CHUYÊN KHOA CẤP II NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: BSCKII. NGUYỄN V N SỬU THÁI NGUYÊN - N M 2015 ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, 2015 Ngƣời cam đoan Nguyễn Anh Trọng ỜI CẢM ƠN Trong trang đầu của luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Ban Giám đốc Bệnh viện A Thái Nguyên. - Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. - Phòng Đào tạo - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Bộ môn Ngoại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. - Tập thể y, bác sỹ và các bạn đồng nghiệp trong Bệnh viện A, Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân đã cộng tác và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến BSCKII Nguyễn Văn Sửu - người Thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần, xa đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Với tình cảm thân thương nhất, tôi xin dành cho những người thương yêu trong toàn thể gia đình, nơi đã tạo điều kiện tốt nhất, là điểm tựa, nguồn động viên tinh thần giúp tôi thêm niềm tin và nghị lực trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này. Thái Nguyên, 2015 Tác giả Nguyễn Anh Trọng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AO : Arbeitsgemein – schaft fur Osteosynthesefragen (Hội kết hợp xương) ASIF : Association for the study of Internal Fixation (Hội kết hợp xương bên trong) KHX : Kết hợp xương NC : Nghiên cứu SL : Số lượng TNGT : Tai nạn giao thông TNLĐ : Tai nạn lao động TNSH : Tai nạn sinh hoạt XQ : Xquang MỤC ỤC ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN........................................................................................................................................ 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cẳng tay liên quan đến tổn thương và kỹ thuật điều trị .......................................................................................................................................................................... 3 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu ................................................................................................................................ 3 1.1.2. Chức năng sinh lý cẳng tay ....................................................................................................... 11 1.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh lý trong gãy thân 2 xương cẳng tay...... 12 1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế gãy...................................................................................................... 12 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh ............................................................................................................. 13 1.2.3. Phân loại gãy kín thân hai xương cẳng tay .............................................................. 15 1.3. Chẩn đoán gẫy kín thân hai xương cẳng tay và biến chứng ............................. 18 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng ...................................................................................................................... 18 1.3.2. Cận lâm sàng............................................................................................................................................. 19 1.3.3. Biến chứng của gẫy kín thân hai xương cẳng tay ............................................. 19 1.4. Điều trị gẫy kín thân 2 xương cẳng tay. ................................................................................. 21 1.4.1. Nguyên tắc điều trị gẫy xương .............................................................................................. 21 1.4.2. Chỉ định phẫu thuật điều trị gẫy thân hai xương cẳng tay ....................... 23 1.4.3. Các phương pháp điều trị phẫu thuật kết hợp xương thân hai xương cẳng tay ............................................................................................................................................................................ 25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật ................................................................. 28 1.6. Tình hình điều trị gẫy kín thân hai xương cẳng tay trên thế giới và Việt Nam.... 30 1.6.1. Trên thế giới .............................................................................................................................................. 30 1.6.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................................................ 31 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................................. 33 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ............................................................................................ 33 2.1.2. Tiêu chẩn loại trừ ................................................................................................................................. 33 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................ 34 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................ 34 2.4.1. Các thông tin chung........................................................................................................................... 34 2.4.2.Chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị ..................................................................... 34 2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật ............................................................................... 34 2.4.4. Chỉ tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật....... 37 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................................................. 37 2.5.1 Kỹ thuật mổ kết hợp xương bằng nẹp vít : theo kỹ thuật của AO .... 38 2.5.2. Phục hồi chức năng ............................................................................................................................ 40 2.5.3. Thời gian mổ lấy phương tiện kết hợp xương ...................................................... 41 2.6. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................................................................... 41 2.7. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................................................... 41 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu y học .................................................................................................... 41 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 42 3.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng .................................................................................................................... 42 3.2. Điều trị ........................................................................................................................................................................ 44 3.3. Kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít ............................................................ 46 3.3.1. Kết quả gần: Đánh giá khi bệnh nhân xuất viện................................................. 46 3.3.2.Kết quả xa: Kết quả kiểm tra sau 6 tháng ................................................................... 47 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật ................................................................. 50 Chƣơng 4: BÀN UẬN .......................................................................................................................................... 57 4.1. Đánh giá kết quả điều trị ......................................................................................................................... 57 4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân............................................................................................ 57 4.1.2. Kết quả điều trị ....................................................................................................................................... 60 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật ................................................................. 69 KẾT UẬN ........................................................................................................................................................................... 73 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................................................................... 74 TÀI IỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 75 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá vết mổ (khám lâm sàng) ...................................................... 34 Bảng 2.2. Đánh giá nắn chỉnh xương (trên philm Xquang sau mổ) .......................... 35 Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật sớm trong NC .............................. 35 Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá phục hồi chức năng các khớp theo Anderson ................. 36 Bảng 2.5. Đánh giá tình trạng liền xương dựa vào hình ảnh X.quang theo Nguyễn Đức Phúc ................................................................................................................................ 36 Bảng 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả xa theo tiêu chuẩn Anderson. ............................ 36 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và theo giới tính .................................... 42 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân và cơ chế gãy xương. .............. 43 Bảng 3.3. Vị trí đặt nẹp .............................................................................................................................................. 45 Bảng 3.4. Thời gian tập vận động ................................................................................................................... 45 Bảng 3.5. Tình trạng vết mổ ................................................................................................................................. 46 Bảng 3.6. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy dựa vào kết quả Xquang ........................................... 46 Bảng 3.7. Số ngày hậu phẫu.................................................................................................................................. 47 Bảng 3.8. Kết quả chung ngay sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn NC ........................... 47 Bảng 3.9. Kết quả liền xương sau khám lại (6 tháng)............................................................... 47 Bảng 3.10. Mức độ đau tại ổ gãy sau khám lại ................................................................................ 48 Bảng 3.11. Mức độ phục hồi gấp duỗi khuỷu tay .......................................................................... 48 Bảng 3.12. Mức độ phục hồi gấp duỗi cổ tay. .................................................................................. 49 Bảng 3.13. Mức độ phục hồi sấp ngửa cẳng tay ............................................................................. 49 Bảng 3.14. Kết quả phẫu thuật chung dựa theo tiêu chuẩn Anderson ..................... 50 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân với kết quả phẫu thuật gần theo tiêu chuẩn NC ....................................................................................................................................... 50 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nguyên nhân chấn thương với kết quả gần theo tiêu chuẩn NC ....................................................................................................................................... 51 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của vị trí gãy với kết quả gần theo tiêu chuẩn của NC ........51 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của loại ổ gẫy với kết quả gần theo tiêu chuẩn NC ..... 52 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian chỉ định phẫu thuật với kết quả gần theo tiêu chuẩn NC ....................................................................................................................................... 52 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân với kết quả phẫu thuật chung ......... 53 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của giới tính bệnh nhân với kết quả phẫu thuật chung.......53 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của vị trí gãy và kết quả phẫu thuật chung ........................... 54 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của loại gãy với kết quả phẫu thuật chung ............................ 54 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của đường vào xương quay và kết quả phẫu thuật chung ....... 55 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời gian từ khi bị gẫy xương đến lúc được phẫu thuật và kết quả phẫu thuật chung .................................................................................. 55 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của tình trạng vết mổ và kết quả phẫu thuật chung ..... 56 Bảng 3.27 . Ảnh hưởng của thời gian tập vận động và kết quả phẫu thuật chung ....... 56 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và chi tổn thương ........................................... 42 Biều đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo vị trí gẫy và loại gẫy theo AO ...................... 43 Biều đồ 3.3. Thời gian từ khi bị gẫy xương đến lúc được phẫu thuật ..................... 44 Biều đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo đường vào xương quay ........................................ 44 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Xương quay và xương trụ ................................................................................................................ 3 Hình 1.2: Cơ lớp nông khu cẳng tay sau ..................................................................................................... 8 Hình 1.3: Cơ lớp sâu khu cẳng tay sau .......................................................................................................... 9 Hình 1.4: Mạch máu, thần kinh khu cẳng tay trước .................................................................... 10 Hình 1.5: Cơ chế di lệch của gãy hai xương cẳng tay............................................................... 15 Hình 1.6: Hình ảnh phân loại gãy 2 xương cẳng tay theo A.O ....................................... 17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy thân hai xương cẳng tay là loại gãy xương thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, thể thao… Đây là loại gãy xương được mọi người quan tâm đến nhiều vì nó làm ảnh hưởng đến lao động, chức năng của bàn tay nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Gãy thân hai xương cẳng tay thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành chiếm tỷ lệ khoảng 53,6% trong tổng số các loại gãy xương chi trên và khoảng 12- 30% trong tổng số các loại gãy xương nói chung [23]. Tỷ lệ gãy thân hai xương cẳng tay theo Aguen là 35% tổng số gãy xương nói chung và ở học viện Quân y 103 năm 1964 là 32% [30]. Trong gãy thân hai xương cẳng tay do sự co kéo của các nhóm cơ đối lực và do tác động của màng liên cốt nên sự di lệch thường phức tạp, nắn chỉnh thường khó khăn. vì vậy yêu cầu điều trị loại gẫy phải thật cẩn thận và tích cực. Ngoài việc phục hồi về chiều dài, áp sát diện gãy, đảm bảo trục bình thường, thì phục hồi tốt trục xoay là cần thiết trong việc phục hồi tốt biên độ sấp ngửa sau này. Ngay cả một sự giảm nhẹ về lực và biên độ sấp ngửa cũng trở thành giảm cơ năng thực sự, nhất là trong những động tác chính xác của bàn tay. Việc phục hồi tốt quan hệ bình thường giữa xương quay và xương trụ là mấu chốt, trong điều trị gãy xương thân 2 xương cẳng tay. Phương pháp điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột thường có nhiều hạn chế như: nắn chỉnh khó, cố định không vững hay di lệch thứ phát. Thời gian cố định dài (từ 2 đến 3 tháng) dễ teo cơ,cứng khớp. Đặc biệt ở người lớn, điều trị bảo tồn thường hay để lại di chứng can lệch, làm mất độ cong sinh lý của xương quay, làm hẹp màng liên cốt và làm thay đổi trục của xương dẫn đến hạn chế sấp ngửa cẳng tay [8], [14],[19]. Trước đây, ở nước ta gãy kín thân hai xương cẳng tay thường được điều trị bảo tồn nhưng kết quả kém 71- 92% [28], [56]. 2 Xuất phát từ thực tế trên nên hiện nay hầu hết các tác giả trên thế giới và trong nước đều chủ trương phẫu thuật kết hợp xương để điều trị gãy thân 2 xương cẳng tay ở người lớn nhằm mục đích nắn chỉnh hết các di lệch cố định vững chắc ổ gãy và cho phép bệnh nhân vận động sớm để phục hồi chức năng cẳng tay. Có nhiều phương pháp kết hợp xương trong điều trị gãy kín thân hai xương cẳng tay [25], [27]. Phương pháp kết hợp xương bằng đóng đinh nội tủy thường dùng đinh Rush hoặc đinh Kirschner. Phương pháp này bất động ổ gãy không vững, dễ di lệch xương, do vậy sau mổ phải làm nẹp bột vài tuần để cố định hỗ trợ. Phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít cố định được vững chắc người bệnh có thể tập vận động sớm, nhanh chóng phục hồi cơ năng. Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên đã triển khai kỹ thuật kết hợp xương bằng nẹp vít AO từ nhiều năm nhưng chưa từng có một công bố nào về kết quả. Nhằm nâng cao chất lượng điều trị của phương pháp kết hợp xương cẳng tay bằng nẹp vít chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy kín thân 2 xương cẳng tay người trưởng thành bằng nẹp vít AO” Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xƣơng bằng nẹp vít AO điều trị gãy kín thân 2 xƣơng cẳng tay ngƣời trƣởng thành tại Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên năm 2015. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng tới kết quả phẫu thuật kết hợp xƣơng bằng nẹp vít AO. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cẳng tay liên quan đến tổn thƣơng và kỹ thuật điều trị 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu Cẳng tay được giới hạn: - Ở trên: bởi một đường vòng ngang dưới nếp gấp khuỷu 3 cm - Ở dưới: bởi một đường vòng ngang qua trên chỏm xương trụ. Cẳng tay được chia hai vùng: trước và sau ngăn cách bởi xương quay ở ngoài, xương trụ ở trong và màng gian cốt nối giữa hai xương. Cẳng tay có hai xương nằm song song là xương quay và xương trụ 1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu hai xương cẳng tay Hình 1.1: Xương quay và xương trụ [21] 4 Xương quay: là một xương dài, nằm ở phía ngoài cẳng tay, gần như song song với xương trụ khi cẳng tay để ngửa, khi cẳng tay sấp xương quay trở thành bắt chéo xương trụ. Thân xương quay phần trên nhỏ, phần dưới to hơn, thân xương cong ra ngoài có ba mặt và hai bờ. - Mặt trước: phẳng, rộng dần ở dưới, ở giữa có lỗ nuôi xương, phía trên có cơ gấp dài ngón cái bám, phía dưới có cơ sấp vuông bám. - Mặt ngoài: lồi, tròn, ở trên có cơ ngửa bám, ở giữa có một chỗ gồ ghề có cơ sấp tròn bám. - Mặt sau: ở trên tròn, có cơ ngửa bám, ở dưới lõm thành rãnh có cơ dạng dài ngón cái và cơ dạng ngắn ngón cái bám. - Bờ gian cốt: mỏng, sắc, hướng vào trong, có màng gian cốt bám. - Bờ trước: đi từ lồi củ quay hướng chếch xuống dưới và ra ngoài có cơ gấp nông ngón tay bám. - Đầu trên: nhỏ gọi là chỏm xương quay có mặt trên lõm gọi là hõm khớp trên khớp với chỏm nhỏ xương cánh tay. Chu vi vành khăn gọi là vành khớp, tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ. Cổ xương quay: là chỗ thắt hẹp với vành khớp, dài khoảng 10 đến 12 mm Lồi củ quay: lồi vào phía trong có gân cơ nhị đầu bám. Góc giữa trục cổ và thân xương quay gọi là góc cổ thân khoảng 16205, mở ra ngoài, là một yếu tố quan trọng để xương quay quay quanh xương trụ, làm cho cẳng tay và bàn tay có thể sấp ngửa được. - Đầu dưới: hình một khối to và dẹt, có các mặt sau: mặt trong lõm, hình tam giác, có mặt khớp với xương trụ gọi là khuyết trụ của xương quay. - Mặt ngoaì và mặt sau có nhiều rãnh do các gân duỗi và dạng lướt qua để xuống bàn tay. - Mặt trước có cơ sấp vuông bám 5 - Mặt dưới có các mặt khớp với xương cổ tay, ở phía ngoài mặt dưới có mỏm trâm của xương quay. - Mặt sau và mặt trước xương quay tương đối phẳng. Nên có thể đặt nẹp thuận lợi khi kết hợp xương nẹp vít, mặt ngoài 1/3 giữa hơi gồ ghề và cong lồi ra ngoài nên nếu đặt nẹp ở đây phải uốn nẹp theo độ cong của xương quay. [15], [20]. * Xương trụ: Là một xương dài, nằm ở phía trong cảng tay thân xương hình lăng trụ tam giác có 3 mặt và 3 bờ. Thân xương phần trên to, phần dưới thì nhỏ hơn. - Mặt trước: lõm ở trên, có các cơ gấp sâu ngón tay bám phẳng ở dưới, có cơ sấp vuông bám, ở giữa có lỗ nuôi xương. - Mặt sau: ở trên coa một diện nhỏ, hình tam giác có cơ khuỷu bám, dưới diện này có một gờ thẳng chia mặt sau thành hai phần: phần trong lõm có cơ duỗi cổ tay trụ bám, phần ngoài gồ ghề có 4 cơ ở lớp sâu ở vùng cẳng tay sau bám. (cơ dạng dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón cái và cơ duỗi ngắng ngón trỏ). - Mặt trong: có cơ gấp sâu các ngón tay bám. - Bờ gian cốt: mỏng, săc, hướng ra ngoài, có màng gian cốt bám. - Bờ trước: rõ ở trên, có các cơ gấp sâu ngón tay bám, tròn ở dưới có các cơ sấp vuông bám. - Bờ sau: cong hình chữ S sờ rõ ngay dưới da. - Đầu trên to gồm có: + Mỏm khuỷu: ở cao nhất, mặt trước khớp với ròng rọc xương cánh tay, mặt sau gồ ghề, có cơ tam đầu bám phía trên nhô ra và nắp vào hố khuỷu xương cánh tay khi duỗi cẳng tay. + Mỏm vẹt: nhô ra trước ở dưới mỏm khuỷu và ấn vaò hố vẹt của xương cánh tay. Mặt trên liên tiếp với mặt trước của mỏm khuỷu, mặt dưới lồi gọi là lồi củ trụ. 6 + Khuyết ròng rọc: tiếp với ròng rọc của xương cánh tay + Khuyết quay: tiếp khớp với vành khớp của xương quay - Đầu dưới: tròn và lồi gọi là chỏm trụ có: + Vành khớp của xương trụ tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay. + Mỏm trâm của xương trụ: nhỏ, hình gần tròn ở phía sau trong cuẩ chỏm. Mỏm trâm trụ cao hơn mỏm trâm của xương quay. - Mặt trong xương trụ tương đối phảng hơn so với mặt trước và sau, bờ sau nằm ngay sát dưới da theo suốt chiều dài của xương nên bộc lộ xương dễ dàng qua vùng này. - Cấu trúc của xương trụ bao gồm phần xương dặc ở thân và phần xương xốp ở đầu, ống tủy xương trụ ở trên nên tới mỏm vẹt nhưng ở¼ dưới thì ống tủy không còn nữa do đó khi gãy thân xương trụ nếu đóng đinh nội tủy đơn thuần thì không chống được di lệch xoay, - Xương quay và xương trụ đều có vai trò quan trọng trong chức năng của cẳng tay. Đó là chức năng sấp, ngửa bàn tay. Trong gãy hai xương cảng tay cần điều trị tốt cả 2 xương.[15], [20]. 1.1.1.2. Đặc điểm giải phẫu phần mềm cẳng tay Cẳng tay là khu vực có nhiều cơ: gồm 20 cơ bao bọc xung quanh hai xương quay và trụ. Các cơ cẳng tay được chia làm 2 vùng là vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau [15], [18], [20]. Khu cẳng tay trước: có 8 cơ xếp làm 4 lớp. - Lớp nông gồm 4 cơ, kể từ ngoài vào trong là cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp cổ tay trụ. Tất cả đều bám vào mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, tỏa hình quạt đi xuống lần lượt bám tận vào mặt ngoài xương quay, nền xương đốt bàn 2, mạc gan tay, mặt trước xương đậu. 7 - Lớp giữa: chỉ có một cơ là cơ gấp nông các ngón tay bám bởi một cung gân rộng với hai đầu cánh tay trụ và quay. Cơ nằm trước bình diện của động mạch trụ và thần kinh giữa, nhưng lại ở sau và trong bình diện của động mạch quay. - Lớp sâu: có 3 cơ trong đó có hai cơ gấp Cơ gấp sâu các ngón tay: lớn hơn, bám vào xương trụ và màng gian cốt. Cơ gấp dài ngón cái: nhỏ hơn, bám vào xương quay Cơ cuối cùng ở sâu hơn: tạo thành một lớp tơ nằm sát xương, chỉ có ở ¼ dưới cẳng tay gọi là cơ sấp vuông. Khu cẳng tay sau gồm 8 cơ xếp thành hai lớp: - Lớp nông: có 4 cơ đều bám vào mỏm trên lồi cầu xương cánh tay gồm: cơ khuỷu, cơ duỗi chung ngón tay, cơ duỗi riêng ngón út và cơ duỗi riêng ngón trỏ [15], [20]. 8 Hình 1.2: Cơ lớp nông khu cẳng tay sau [21] - Lớp sâu của khu cẳng tay sau có 4 cơ cùng bám vào mặt sau hai xương cẳng tay chạy chếch ra ngoài theo thứ tự từ trên xuống dưới có cơ dạng dài ngón cái, cơ duỗi dài ngón cái và cơ duỗi riêng ngón trỏ [15], [20]. 9 Hình 1.3: Cơ lớp sâu khu cẳng tay sau [21] 1.1.1.3 Màng liên cốt Là một màng xơ sợi bám giữa hai xương quay và trụ, phía trên bắt đầu từ dưới lồi củ nhị đầu xương quay 2 cm, phía dưới kéo dài đến trên khớp quay cổ tay 4 cm. Màng liên cốt mỏng ở dưới và bền chắc ở phía trên là nhờ các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng