Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chủ đề khảo sát hàm số ở lớ...

Tài liệu đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chủ đề khảo sát hàm số ở lớp 12 thpt

.PDF
111
207
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐOÀN THÁI HÙNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “KHẢO SÁT HÀM SỐ” Ở LỚP 12 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC SƠN LA, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐOÀN THÁI HÙNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “KHẢO SÁT HÀM SỐ” Ở LỚP 12 THPT Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 814 0111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chí Thành SƠN LA, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chủ đề “Khảo sát hàm số” ở lớp 12 THPT” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Đoàn Thái Hùng i LỜI CẢM ƠN Bản luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Chí Thành. Trong quá trình làm việc cùng Thầy, tôi được học ở Thầy một tinh thần làm việc khoa học, nghiêm túc và trách nhiệm. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy. Tôi xin được cảm ơn sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Tây Bắc. Các Thầy, cô giáo nhà trường là những người giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Ban Giám Hiệu Trường THPT Mường La, huyện Mường La, Sơn La cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong Hội đồng Giáo dục nhà trường đã tạo điều kiện về chuyên môn, thời gian và công sức giúp đỡ tôi tìm hiểu thực tế và tổ chức thực nghiệm liên quan đến đề tài. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, cổ vũ, động viên, tạo điều kiên thuận lợi nhất cho tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày .....tháng......năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Thái Hùng ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Viết tắt Viết đầy đủ CH, BT Câu hỏi, bài tập TNKQ Trắc nghiệm khách quan GT Giải tích GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KT Kiểm tra KTKN Kiến thức, kỹ năng NXB Nhà xuất bản PP Phƣơng pháp ĐB, NB Đồng biến, nghịch biến SGK Sách giáo khoa CĐ, CT Cực đại, cực tiểu Giá trị lớn nhất, giá trịn nhỏ GTLN, GTNN nhất TC Tiệm cận THPT Trung học phổ thông Tr Trang iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................5 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh......................................................................................................5 1.1.1. Định nghĩa về đánh giá............................................................................5 1.1.2. Mục đích của việc đánh giá.....................................................................6 1.1.3. Khái niệm về kiểm tra..............................................................................7 1.1.4. Chức năng của kiểm tra – đánh giá..........................................................8 1.1.5. Một số yêu cầu sƣ phạm trong việc KT – ĐG kết quả học tập của học sinh.....................................................................................................................8 1.1.6. Một số khái niệm trong đánh giá.............................................................9 1.1.7. Các lĩnh vực của đánh giá......................................................................10 1.1.8. Các tiêu chí của đánh giá.......................................................................12 1.1.9. Chuẩn đánh giá......................................................................................13 1.2. Các hình thức KT – ĐG kết quả học tập của học sinh........................14 1.2.1. Hình thức tự luận...................................................................................15 1.2.2. Hình thức Trắc nghiệm khách quan.......................................................15 1.2.3. Những điểm chung của Tự luận và Trắc nghiệm...................................16 1.2.4. Những mặt tích cực, hạn chế của mỗi hình thức trắc nghiệm...............16 1.3. Hình thức trắc nghiệm khách quan......................................................18 1.3.1. Khái niệm trắc nghiệm...........................................................................18 1.3.2. Trắc nghiệm khách quan........................................................................18 1.3.3. Các loại câu hỏi TNKQ..........................................................................19 iv 1.3.3.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn...............................................................19 1.3.3.2. Trắc nghiệm điền khuyết....................................................................21 1.3.3.3. Trắc nghiệm sắp xếp lại thứ tự...........................................................21 1.3.3.4. Trắc nghiệm ghép đôi.........................................................................22 1.4. Phân tích, đánh giá bài trắc nghiệm.....................................................22 1.4.1. Mục đích của việc phân tích, đánh giá bài trắc nghiệm.........................22 1.4.2. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá bài trắc nghiệm.................................22 1.4.2.1. Độ khó của câu hỏi.............................................................................23 1.4.2.2. Độ phân biệt của câu hỏi....................................................................24 1.4.2.3. Độ giá trị............................................................................................24 1.4.2.4. Độ tin cậy...........................................................................................25 1.5. Xây dựng kế hoạch soạn thảo bài test...................................................27 1.5.1. Xác định mục tiêu cần KT-ĐG..............................................................27 1.5.2. Lập ma trận đề.......................................................................................27 1.5.2.1. Khung ma trận đề kiểm tra.................................................................27 1.5.3. Biên soạn câu hỏi...................................................................................29 1.5.4. Kiểm tra, thẩm định lại câu hỏi..............................................................30 1.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trƣờng phổ thông.....................30 1.6.1. Một phần thực trạng của việc KT-ĐG kết quả học tập của học sinh ở trƣờng phổ thông hiện nay.............................................................................30 1.6.2. Xu thế đổi mới việc KT-ĐG ở trƣờng THPT hiện nay..........................31 1.6.3. Tính khả thi của việc KT-ĐG bằng TNKQ trong Trƣờng THPT..........32 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................33 Chƣơng 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH......................34 2.1. Mục tiêu của chƣơng Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số...............................................................................34 v 2.1.1. Vị trí, vai trò và mục tiêu của chƣơng...................................................34 2.1.2. Mục tiêu chung khi giảng dạy chƣơng .................................................34 2.1.2.1. Cấu trúc, phân phối chương trình của chương “Khảo sát hàm số”..35 2.1.2.2. Nội dung cơ bản và yêu cầu của ........................................................36 2.1.2.3. Các dạng bài tập cơ bản trong SGK hiện hành.................................37 2.1.2.4. Ma trận nội dung của chương............................................................38 2.1.2.5. Phân tích, đánh giá một số đề kiểm tra tham khảo............................38 2.1.3. Một số những vấn đề cần lƣu ý khi giảng dạy khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số...............................................................................................42 2.2. Hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ đề khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số................43 2.2.1. Nội dung kiến thức: Sự đồng biến, sự nghịch biến...............................43 2.2.1.1. Mục tiêu dạy học................................................................................43 2.2.1.2. Một số dạng bài tập cơ bản................................................................44 2.2.1.3. Nội dung KT-ĐG................................................................................44 2.2.2. Nội dung kiến thức: Cực trị của hàm số................................................50 2.2.2.1. Mục tiêu dạy học................................................................................51 2.2.2.2. Một số dạng bài tập cơ bản................................................................51 2.2.2.3. Nội dung KT-ĐG................................................................................52 2.2.3. Nội dung kiến thức: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất...........................55 2.2.3.1. Mục tiêu dạy học................................................................................55 2.2.3.2. Một số dạng bài tập cơ bản................................................................55 2.2.3.3. Nội dung KT-ĐG................................................................................57 2.2.4. Nội dung kiến thức: Đƣờng tiệm cận....................................................60 2.2.4.1. Mục tiêu dạy học................................................................................60 2.2.4.2. Một số dạng bài tập cơ bản................................................................61 2.2.4.3. Nội dung KT-ĐG.................................................................................61 vi 2.2.5 Nội dung kiến thức: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số.................................66 2.2.5.1. Mục tiêu dạy học.................................................................................66 2.2.5.2. Một số dạng bài tập cơ bản................................................................68 2.2.5.3. Nội dung KT-ĐG................................................................................69 2.3. Bài kiểm tra kết thúc chƣơng................................................................76 2.3.1. Những điểm cần lƣu ý khi biên soạn đề kiểm tra..................................76 2.3.2. Ma trận đề............................................................................................. 77 2.3.2.1. Ma trận đề KT.....................................................................................77 2.3.2.2. Bảng mô tả chi tiết..............................................................................78 2.3.3. Bố cục đề kiểm tra….............................................................................80 2.3.4. Đề kiểm tra.............................................................................................80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................81 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.....................................................82 3.1. Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm.......................................................82 3.1.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................82 3.1.2. Nguyên tắc thực nghiệm........................................................................82 3.2. Nội dung thực nghiêm............................................................................82 3.3. Tổ chức thực nghiệm..............................................................................82 3.3.1. Đối tƣợng thực nghiệm..........................................................................83 3.3.2. Thời gian thực nghiệm...........................................................................83 3.3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm.....................................................................83 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm...............................................................86 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................91 KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................93 PHỤ LỤC........................................................................................................95 vii MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm đáp ứng kịp sự phát triển của đất nƣớc nói riêng và quốc tế nói chung trong thời kỳ mới thì việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang ngày càng trở nên cấp bách. Một trong những mục tiêu trong công cuộc cải cách giáo dục đó là đổi mới giáo dục phổ thông trong đó có giáo dục trung học phổ thông. “Mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu càu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với truyền thống và thực tiện của Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới” (Nghị quyết số 40/2000/Quốc hội 10, ngày 9/12/2000). Đổi mới chƣơng trình giáo dục phải là một quá trình từ đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp ...đến phƣơng pháp, phƣơng tiện giáo dục, đánh giá kiểm định chất lƣợng giáo dục. “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với mỗi môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29, mục II, Luật GD – 2005). Thực tiễn viêc kiểm tra đánh giá hiện nay ở trƣờng Phổ thông xảy ra tình trạng đánh đồng việc cho điểm tƣơng đƣơng với đánh giá năng lực học sinh; trú trọng việc ghi nhớ kiến thức có sẵn đƣợc thông báo bởi ngƣời dạy (giáo viên) hơn là rèn luyện kỹ năng và hƣớng tới phát huy năng lực riêng biệt của từng học sinh. Kết quả kiểm định chất lƣợng giáo dục có thiên hƣớng dùng để xếp loại học sinh hơn là việc tìm ra điểm mạnh – yếu của học sinh từ 1 đó giúp học sinh tiến bộ hay phát huy tối đa năng lực riêng biệt của từng học sinh. Trong lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nƣớc ta, hình thức thi THPT QG từ năm 2017 có sự thay đổi lớn. Ngoài môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm, đặc biệt là môn Toán, gây tâm lý hoang mang cho đại đa số học sinh và giáo viên THPT. Với hình thức thi này đòi hỏi thí sinh phải vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã đƣợc học vào những tình huống thực tế, đòi hỏi học sinh phải sáng tạo hơn, hiểu biết rộng rãi hơn về tri thức nhân loại. Trƣớc tình hình đó, các giáo viên THPT đã đƣợc tập huấn đỏi mới về phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, tuy nhiên hiệu quả chƣa đƣợc cao. Đa số giáo viên, nhất là giáo viên ở miền núi nhƣ Sơn La chƣa có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra đánh giá. Các câu hỏi TNKQ do giáo viên soạn chƣa đƣợc phân tích, đánh giá nên việc biên soạn câu hỏi TNKQ cũng vì thế mà chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Vì thế, là một giáo viên dạy Toán THPT tại tỉnh Sơn La, tôi chọn đề tài luận văn: “Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chủ đề “khảo sát hàm số” ở lớp 12 THPT”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận về kiểm tra, đánh giá nói chung, TNKQ và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chủ đề “Khảo sát hàm số” lớp 12, ban cơ bản góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ kết quả thực nghiệm, sơ bộ tính giá trị và khả năng áp dụng của hệ thống câu hỏi đó. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Một số lớp 12 Trƣờng THPT Mƣờng La, Mƣờng La, Sơn La. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu 2 Hoạt động giảng dạy và học, kiểm tra đánh giá chủ đề “Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số” ở trƣờng THPT, lớp 12 qua hệ thống câu hỏi TNKQ. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Quá trình giảng dạy Chủ đề “Khảo sát hàm số” ở trƣờng THPT (Giải tích 12, CB). - HS khối 12 Trƣờng THPT Mƣờng La – Mƣờng La – Sơn La. - Nghiên cứu hình thức đánh giá kết quả học sinh chủ đề “Khảo sát hàm số” bằng trắc nghiệm khách quan. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiể tra, đánh giá kết quả học tập. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của phƣơng pháp trắc nghiệm, kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. - Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chủ đề “Khảo sát hàm số” từ đó xác định mục tiêu nhận thức cần đạt đƣợc của học sinh. - Xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá và ôn thi THPT QG chủ đề “khảo sát hàm số”. - Thực nghiệm sƣ phạm xem xét tính khả thi, hiệu quả của nội dung đề xuất. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Lý luận: Nghiên cứu các lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm tại Trƣờng THPT Mƣờng La – Mƣờng La – Sơn La nhằm kiểm tra các kết quả nghiên cứu. - Thống kê. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng đƣợc nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp, có tính phân hoá cao, dựa trên cơ sở khoa học đo lƣờng đánh giá chủ đề “Khảo sát hàm số” 3 thì sẽ đánh giá kết quả của ngƣời học chính xác và khách quan, nâng cao chất lƣợng nội dung này, góp phần tích cực trong kết quả chung của bài thi môn Toán THPT QG. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn bao gồm: lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “KHẢO SÁT HÀM SỐ” Ở LỚP 12 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.1.1. Định nghĩa về đánh giá “Đánh giá” là thuật ngữ có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi và có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Bá Kim thì “đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [18, tr321]. Định nghĩa tổng quát có thể áp dụng vào giáo dục với nhiều cấp độ khác nhau. Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia, đánh giá một đơn vị giáo dục, đánh giá giáo viên và đánh giá học sinh. Nếu xét về đánh giá, sử dụng trong hệ thống giáo dục thì nhiều tác giả nhƣ: Alkil, Stake, Talor...đã đƣa ra định nghĩa “Đánh giá trong bối cảnh giáo dục có thể định nghĩa như một quá trình được tiến hành như một hệ thống, để xác định mức độ đạt được của học sinh về mục tiêu đào tạo. Nó có thể bao gồm những sự miêu tả(liệt kê) về mặt định tính hay định lượng những hành vi này đối chiếu với sụ mong muốn đạt được của hành vi đó”. Dƣới quan điểm của lý luận dạy học, đánh giá trong nhà trƣờng đƣợc F. Vaillet (1981) định nghĩa nhƣ sau: “Đánh giá là biểu thị một thái độ, đòi hỏi một sự phù hợp theo một chuẩn nhất định. Nhờ đó mà người đánh giá (giáo viên, người hoạt động sư phạm) cho một thông tin tổng hợp đôi khi là một con số đối với người được đánh giá (học sinh, người học)”. Với quan điểm này, F. Vaillet muốn nhấn mạnh đến thái độ của ngƣời đánh giá, thái độ đó phải 5 phù hợp với một chuẩn mực nhất định, dĩ nhiên chuẩn này phải khách quan nên thái độ của ngƣời đánh giá cũng phải khách quan, tuy nhiên nó phụ thuộc vào nội dung thực tế nhận thức của ngƣời đƣợc đánh giá (ngƣời học, học sinh) thể hiện qua bài làm của mình. Việc đánh giá tri thức của ngƣời học có thể mang tính chủ quan của ngƣời đánh giá thể hiện qua thái độ đánh giá của họ. Tuy nhiên, cần loại bỏ tối đa yếu tố chủ quan đó để việc đánh giá đƣợc khách quan nhất, chân thực nhất đối với sự vật, hiện tƣợng đƣợc đánh giá nhƣ nó vốn có. Vì vậy, thái độ của ngƣời giáo viên trong việc đánh giá là vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả đánh giá của học sinh. 1.1.2. Mục đích của việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm các mục đích sau: - Đối với học sinh: Về mặt tri thức và kỹ năng, việc đánh giá kết quả học tập cho họ những thông tin phản hồi về quá trình học tập của bản thân, từ đó có thể điều chỉnh hành vi, phƣơng pháp học tập. Sự nghiêm túc trong việc đánh giá giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí nỗ lực vƣơn lên trong lĩnh hội tri thức, tạo và củng cố niềm tin vào bản thân, kịp thời điều chỉnh hành vi học tập hiệu quả, nâng cao tính tự giác, không chủ quan tự mãn, nhất là hình thành năng lực đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân, đây là năng lực then chốt trong sự thành công xuyên suốt cuộc đời con ngƣời. - Đối với giáo viên, việc đánh giá giúp cung cấp các thông tin cần thiết về: 1, Trình độ, kết quả học tập của lớp, của từng học sinh đối với những mục đích học tập về các phƣơng diện nhƣ nhận thức, kỹ năng, thái độ... 6 2, Sai lầm thƣờng gặp, nguyên nhân của những sai lầm đó, từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của mình cũng nhƣ hoạt động học tập của học sinh. 3, Giáo viên nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng nhƣ của học sinh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, hoàn thiện hoạt động dạy, dần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học. - Đối với nhà quản lý giáo dục: nắm đƣợc các thông tin cơ bản về thực trạng dạy - học trong mỗi cơ sở giáo dục, đơn vị trƣờng học; nắm bắt những sai lệch điển hình, từ đó có sự thay đổi trong quản lý nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu giáo dục đã đề ra. 1.1.3. Khái niệm về kiểm tra Theo tác giả Nguyễn Bá Kim: “Kiểm tra nhằm cung cấp cho thầy và trò những thông tin về kết quả dạy học, trước hết là về tri thức và kỹ năng của từng học sinh nhưng cũng lưu ý về mặt năng lực, thái độ và phẩm chất của họ cùng với sự diễn biến của quá trình dạy học” [18, tr321]. Theo tác giả Phạm Hữu Tòng: “Kiểm tra là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết để đánh giá”. Mục đích của việc KT (Kiểm tra) giúp thầy và trò điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học. KT chính là phƣơng tiện, là hình thức của ĐG (đánh giá). Hiện nay, trong dạy học có 3 loại kiểm tra: KT thƣờng xuyên (miệng, pháp vấn, thực hành, KT 15 phút...), KT định kỳ (45 phút) và KT tổng kết (hết học kỳ, hết năm). Nhƣ vậy, có thể thấy ĐG và KT là hai công việc có nội dung khác nhau nhƣng có mối liên quan mật thiết tƣơng hỗ nhằm thu đƣợc những bằng chứng 7 về kết quả học tập của học sinh. Muốn ĐG phải KT, hay KT là phƣơng tiện để ĐG. 1.1.4. Chức năng của kiểm tra – đánh giá Các nhà giáo dục trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế đã nghiêm cứu và đúc kết đƣa ra những chức năng cơ bản của KT-ĐG, dù cách diễn đạt có khác nhau, song cơ bản KT-ĐG có 3 chức năng sau: - Chức năng sƣ phạm: KT-ĐG thể hiện ở tác dụng có ích cho bản thân học sinh (ngƣời đƣợc kiểm tra, đánh giá) cũng nhƣ chất lƣợng dạy học của giáo viên (ngƣời tiến hành việc KT, ĐG), từ đó nắm rõ đƣợc thực trạng dạyhọc, đinh hƣớng và điều chỉnh hoạt động dạy - học cho phù hợp với mục tiêu đề ra. - Chức năng khoa học: có nhận định chính xác về một mặt nhất định trong thực trạng dạy và học, tính khả thi, hiệu quả của một sáng kiến, một cải tiến, hay một định hƣớng đổi mới trong dạy và học. - Chức năng xã hội: Công khai kết quả học tập của học sinh trong lớp, trƣờng, thông báo kết quả dạy và học đến phụ huynh học sinh, đến các nhà quản lý giáo dục. Tầm quan trọng của các chức năng trên còn phụ thuộc vào mục đích đánh giá cụ thể, từ đó lụa chọn khung tham chiếu nào thì phù hợp, qua đó tầm quan trọng của các chức năng trên mới đƣợc xác định. 1.1.5. Một số yêu cầu sư phạm trong việc KT-ĐG kết quả học tập của học sinh Trong KT-ĐG kết quả học tập của học sinh cần tôn trọng một số yêu câu sƣ phạm sau: - Việc KT-ĐG phải đảm bảo tính khách quan: tránh tình cảm cá nhân, không bệnh thành tích, thiên vị, chống gian lận, đảm bảo trung thực trong KT-ĐG. 8 Việc ĐG phải phù hợp điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm vùng miền, mặt bằng nhận thức..., tránh áp đặt hay những nhận định chủ quan. - Việc KT-ĐG phải toàn diện: Theo tác giả Trần Bá Hoành: “Một bài kiểm tra, một đợt đánh giá có thể nhằm vào một mục đích trọng tâm nào đó nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra – đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện không chỉ về số lượng mà quan trọng về chất lượng, không chỉ về kiến thức mà cả về kỹ năng, tư duy và thái độ”.[6, tr11]. - Việc KT-ĐG phải đảm bảo tính công khai. 1.1.6. Một số khái niệm trong đánh giá Quá trình ĐG bao gồm 4 khâu: Lƣợng hoá Lƣợng giá Đánh giá Ra quyết định - Lƣợng hoá: theo Nguyễn Bá Kim cho rằng “lượng hoá một đặc diểm chung của những đối tượng mà ta muốn so sánh là biểu thị mức độ của đặ điểm này ở mỗi đối tượng đó”.[18, tr. 326]. Có một số hình thức của việc lƣợng hoá: cho điểm, xếp hạng, xếp loại. - Lƣợng giá: Nguyễn Bá Kim có quan điểm: “...là sự giải thích thông tin về trình độ kiến thức, kỹ năng, hoặc thái độ của học sinh”.[18, tr. 326]. Có 2 cách lƣợng giá: Lƣợng giá theo tiêu chuẩn: là sự giải thích về trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đƣợc so sánh tƣơng đối trong một tập thể (lớp, khối...). Lƣợng giá theo tiêu chí: là sự giải thích thông tin về trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với một tiêu chí nhất định nào đó (nhƣ chuẩn kiến thức, kỹ năng...). 9 - Đánh giá: đây là khâu quan trong trong quá trình đánh giá. Ngoài việc giải thích thông tin về trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh, còn chỉ ra hƣớng khắc phục khiểm khuyết hay phát huy kết quả. Có 2 loại đánh giá: từng phần và tổng kết. - Ra quyết định: đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá, ra quyết định dựa trên những thông tin thu đƣợc từ việc đánh giá, đây chính là hệ quả của việc lƣợng hoá, lƣợng giá và đánh giá. Nó cho ta biết giáo viên sẽ ra quyết định nhƣ thế nào cho phù hợp. 1.1.7. Các lĩnh vực của đánh giá Trong xu thế giáo dục hiện nay, ĐG thƣờng theo các lĩnh vực sau: - Về nhận thức: thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận. - Về hành động: liên quan đến kỹ năng phối hợp, sự khéo léo. - Về cảm xúc: yêu - ghét, nhiệt hình - uể oải, hứng thú - thờ ơ. Về lĩnh vực nhận thức, tại Hội nghị tâm lý học tổ chức tại Mĩ năm 1948, B. S. Bloom cùng cộng sự đã phân chia thành các mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp nhƣ sau: - Nhận biết: là sự tái hiện, nhớ lại các thông tin đã đƣợc học trƣớc đó. Một ngƣời có thể các dữ kiện, sự kiện đơn giản đến lý thuyết phức tạp, tái hiện những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của quá trình học tập. - Thông hiểu: Khả năng nắm đƣợc ý nghĩa của thông tin, giải thích đƣợc các định lý, mệnh đề, minh hoạ bằng ví dụ, áp dụng vào giải bài tập. - Vận dụng: Là khả năng áp dụng các kiến thức đã thông hiểu vào hoàn cảnh, tình huống mới. Cấp độ nay cao hơn cấp độ thông hiểu, học sinh linh hoạt trong xử lý tình huống có vấn đề khéo léo, giải quyết đƣợc những bài toán có quan hệ tƣơng đối xa với các kiến thức đƣợc học. Có 2 mức độ vận dụng: vận dụng thấp – vận dụng cao. 10 - Phân tích: Là sự phân chia vấn đề thành những bộ phận, phân biệt các giả thiết của bài toán - Tổng hợp: ngƣợc lại với phân tích, cấp độ này cao hơn, ngƣời học có khả năng kết nối các thông tin, tìm ra môi liên quan giữa các giả thiết đơn lẻ thành một kết luận mang tính tổng quát. - Đánh giá: Đây là cấp độ cao nhất của quá trình nhận thức. Là khả năng xác định giá trị của thông tin, bài học, tài liệu... Theo Nguyễn Quang Thuấn: “Gần đây, ở một số nƣớc trong đó cơ Việt Nam, đã sử dụng thang đánh giá cấp độ tƣ duy của B. Niemierko vì thang đánh giá này đơn giản và dễ áp dụng hơn so với thang đánh giá của Bloom, nhất là đối với cấp độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Đặc biệt, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đánh giá kết quả học tập của học sinh trên lớp và trên diện rộng nhƣ thi trung học phổ thông theo 4 cấp độ tƣ duy của thang đánh giá B. Niemierko”. Cụ thể, thang đo của B. Niemierko thể hiện qua bảng sau: Cấp độ tƣ duy Nhận biết Mô tả Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi đƣợc yêu cầu. Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng Thông hiểu chúng khi chúng đƣợc thể hiện theo các cách tƣơng tự nhƣ cách giáo viên đó giảng hoặc nhƣ các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. Học sinh có thể hiểu đƣợc khái niệm ở cấp độ cao hơn Vận dụng (Cấp độ thấp) “thông hiểu”, tạo ra đƣợc sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đó đƣợc trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất