Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ em tại bệnh...

Tài liệu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh

.PDF
108
107
100

Mô tả:

O Ụ V Ọ T OT O N U TẾ N Ọ TRƢỜN N U ỄN ÔN N TN T KẾT QUẢ O N K ÔN ỆN ƢỢ ÙN ỀU TRỊ P ẪU T UẬT XUỐN ÌU Ở TRẺ EM V ỆN A K OA TỈN LUẬN VĂN U N K OA ẤP THÁI NGUYÊN – NĂM 2015 Ắ NN O Ụ V Ọ T OT O N U TẾ N Ọ TRƢỜN N U ỄN ÔN N TN T KẾT QUẢ O N K ÔN ỆN ƢỢ ÙN ỀU TRỊ P ẪU T UẬT XUỐN ÌU Ở TRẺ EM V ỆN A K OA TỈN Chuyên ngành: N O K OA Mã số: K62720750 LUẬN VĂN U N K OA ẤP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị ồng Anh THÁI NGUYÊN – NĂM 2015 Ắ NN LỜ AM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số liệu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2015 Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn : Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học Trường đại học Y- Dược Thái Nguyên, ban lãnh đạo Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Vũ Thị Hồng Anh đã tân tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả thầy cô giáo, các anh chị trong bộ môn Ngoại trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các bác sỹ và anh chị em trong tập thể khoa Ngoại Tổng Hợp, khoa GMHS, phòng KHTH, phòng lưu trữ hồ sơ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi vô cùng biết ơn cha mẹ, vợ và các con tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ, ủng hộ nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Suốt đời tôi xin ghi nhận công lao đó. Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2015 S N U ỄN ÔN ÙN AN TT MỤ Ữ V ẾT TẮT Ữ V ẾT TẮT Ữ V ẾT Ầ 1. CCLVT Chụp cắt lớp vi tính 2. MRI Chụp cộng hưởng từ 3. ĐM Động mạch 4. STT Số thứ tự 5. THA Tinh hoàn ẩn 6. THKXB 7. TM Tinh hoàn không xuống bìu Tĩnh mạch Ủ MỤ LỤ ẶT VẤN Ề .................................................................................................. 1 hƣơng 1. TỔN QUAN ............................................................................... 3 1.1. Phôi thai học và mô học của tinh hoàn ...................................................... 3 1.2. Giải phẫu tinh hoàn .................................................................................... 6 1.3. Đặc điểm sinh lý của tinh hoàn ................................................................ 12 1.4. Một vài đặc điểm về cơ chế bệnh sinh tinh hoàn không xuống bìu ........ 13 1.5. Nguên nhân của tinh hoàn không xuống bìu ........................................... 14 1.6. Hậu quả của tinh hoàn không xuống bìu ................................................. 15 1.7. Chẩn đoán tinh hoàn không xuống bìu ................................................... 16 1.8. Điều trị tinh hoàn không xuống bìu ......................................................... 17 1.9. Đánh giá kết quả phẫu thuật ..................................................................... 20 1.10. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật .................................... 23 1.11. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tinh hoàn không xuống bìu ......................................................................................................... 26 hƣơng 2. Ố TƢỢN V P ƢƠN P PN N ỨU ............. 29 2.1. Đối tượng ................................................................................................. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 29 hƣơng 3. KẾT QUẢ N N ỨU ........................................................ 39 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .................. 39 3.2. Kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu ............................................ 42 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật .................................... 45 hƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 53 4.1. Về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tinh hoàn không xuống bìu ........... 53 4.2 Kết quả phẫu thuật điều trị THKXB ......................................................... 59 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị THKXB ........................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 K ẾN N T Ị ................................................................................................... 77 L ỆU T AM K ẢO P Ụ LỤ AN MỤ ẢN Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi thai ..................................................................... 39 Bảng 3.2. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi ................................................ 39 Bảng 3. 3. Các dị tật phối hợp ......................................................................... 40 Bảng 3.4. Phân bố tinh hoàn không xuống bìu theo bên ................................ 40 Bảng 3.5. Phân loại tinh hoàn không xuống bìu ............................................. 40 Bảng 3.6. Vị trí tinh hoàn không xuống bìu trên siêu âm ............................... 41 Bảng 3.7. Đánh giá thể tích tinh hoàn trước mổ bằng siêu âm ....................... 41 Bảng 3.8. Đánh giá thể tích tinh hoàn trước mổ theo số bên THKXB ........... 42 Bảng 3.9. Vị trí của tinh hoàn trong phẫu thuật .............................................. 42 Bảng 3.10. Đánh giá kết quả sớm theo vị trí hạ tinh hoàn .............................. 43 Bảng 3.11. Kết quả phẫu thuật theo vị trí tinh hoàn ...................................... 44 Bảng 3.12. Kết quả phẫu thuật dựa trên thể tích tinh hoàn ............................ 44 Bảng 3.13. Kết quả chỉ số teo tinh hoàn TAI .................................................. 44 Bảng 3.14. Liên quan giữa kết quả hạ tinh hoàn sớm với tuổi phẫu thuật ..... 45 Bảng 3.15. Liên quan giữa kết quả về vị trí tinh hoàn qua theo dõi với tuổi phẫu thuật ........................................................................................ 46 Bảng 3.16. Liên quan giữa kết quả về thể tích qua theo dõi với tuổi phẫu thuật .... 46 Bảng 3.17. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật vị trí tinh hoàn ....................... 47 Bảng 3.18. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật với thể tích tinh hoàn trước phẫu thuật ........................................................................................ 47 Bảng 3.19. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật số bên bị THKXB ................. 48 Bảng 3.20. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và nơi sinh .................................. 48 Bảng 3.21. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và tuổi phát hiện tinh hoàn không xuống bìu......................................................................................... 49 Bảng 3.22. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và đối tượng phát hiện tinh hoàn không xuống bìu ............................................................................. 49 Bảng 3.23. Thời điểm đi khám bác sỹ lần đầu ................................................ 50 Bảng 3.24. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và nơi ở của bệnh nhân............... 50 Bảng 3.25. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và tư vấn của thầy thuốc ............. 51 Bảng 3. 26. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và văn hoá bố mẹ ....................... 51 Bảng 3.27. Liên quan tuổi phẫu thuật với nghề nghiệp bố mẹ ....................... 52 Bảng 3.28. Liên quan giữa tuổi phẫu thuật với lý do trẻ phẫu thuật muộn .... 52 Bảng 4.1. So sánh vị trí hạ tinh hoàn với một số tác giả ................................ 61 Bảng 4.2. So sánh vị trí tinh hoàn sau phẫu thuật hạ tinh hoàn ...................... 62 Bảng 4.3.Tuổi trung bình PT THKXB ở một số bệnh viện. ........................... 71 AN MỤ ÌN Hình1.1: Sự di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ phôi thai ........................... 4 Hình 1.2: Cấu tạo của tinh hoàn và ống dẫn tinh .............................................. 7 Hình 1.3: Mạch máu, vòng nối nuôi tinh hoàn ................................................. 9 Hình1.4: Thắt mạch thấp được khuyến cáo bởi Koff(1996) ........................... 10 Hình 1.5: Cấu tạo của bìu ................................................................................ 11 Hình 2.1: Trước mổ ......................................................................................... 35 Hình 2.2: Bộc lộ tinh hoàn .............................................................................. 35 Hình 2.3: Giải phóng thừng tinh ..................................................................... 36 Hình 2.4: Đưa tinh hoàn cố định xuống bìu .................................................... 36 1 ẶT VẤN Ề Tinh hoàn không xuống bìu (THKXB) là một dị tật đã được biết từ lâu, được mô tả tỷ mỷ bởi John Hunter vào năm 1786 (Undescended Testicle). Dị tật này còn được gọi với tên khác là tinh hoàn ẩn (THA) (Cryptorchidism) [27]. Tinh hoàn không xuống bìu là tinh hoàn dừng lại bất thường trên đường di chuyển xuống bìu trong thời kỳ phôi thai, khác với tinh hoàn lạc chỗ (Ectopictesties) là tinh hoàn nằm ngoài đường di chuyển bình thường của nó [49],[70]. Dị tật tinh hoàn không xuống bìu khá phổ biến, chiếm 33% trẻ sơ sinh non tháng và 3,4% trẻ đủ tháng [ 1],[17]. Đến tháng tuổi thứ 3 (đến 3 tháng tuổi), tỷ lệ tinh hoàn không xuống bìu còn ở mức 0,8%, trong số đó tinh hoàn không xuống bìu thể không sờ thấy chiếm 20% [1]. Tại bệnh viện Nhi Trung Ương, từ năm 1981 – 1990, tỷ lệ phẫu thuật tinh hoàn không xuống bìu là 1,1% [2]. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về điều trị tinh hoàn không xuống bìu [1],[47],[56]. Phương pháp điều trị nội khoa bằng nội tiết đã có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu [55],[68],[83], mặc dù chưa có phác đồ điều trị thống nhất, nhưng cũng mang lại thành công nhất định với mức độ khác nhau [20],[36]. Nguyễn Thị Ân năm 2000, nghiên cứu điều trị nội khoa tinh hoàn không xuống bìu bằng HCG cũng mang lại tỷ lệ thành công khoảng 30%[1]. Song phần lớn bệnh nhi được phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống bìu [5],[18],[43]. Cho dù được điều trị bằng phương pháp nào thì cũng nhằm mục đích đưa được tinh hoàn xuống bìu càng sớm càng tốt và bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm, điều trị đúng tuổi,với chỉ định phương pháp điều trị đúng, chọn kỹ thuật mổ đúng để có kết quả tốt về lâu dài [13],[29],[40]. Các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước đã chỉ rõ cần mổ hạ tinh hoàn ở lứa tuổi 1- 2 tuổi 2 [13], [18],[57]. Trước năm 2010, các tác giả cho rằng tinh hoàn không xuống bìu nên được phẫu thuật từ lúc 12-18 tháng tuổi nhưng ở Đức và Châu Âu, từ năm 2007-2008, các tác giả thấy, rằng tuổi phẫu thuật lý tưởng là từ 6 đến 12 tháng để chức năng của tinh hoàn không bị ảnh hưởng sau này, do có những bằng chứng về mô học cho rằng có những tổn thương tế bào mầm và tinh nguyên bào từ tháng thứ 6 trở đi đặc biệt sau 2 tuổi, cũng như để tránh các biến chứng của tinh hoàn chưa xuống bìu [43],[46],[50]. Một số tác giả nước ngoài đã chứng minh rằng từ 2 tuổi trở lên nếu tinh hoàn chưa xuống bìu sẽ có nguy cơ để lại những hậu quả và những biến chứng như vô sinh, ung thư hoá [10],[75],[85]. Bởi vậy, mọi can thiệp nhằm đưa tinh hoàn xuống bìu nên được thực hiện càng sớm càng tốt để đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân về lâu dài [38],[54]. Tại Bắc Ninh, thực tế, trong số những bệnh nhân THKXB đến khám và điều trị ở các bệnh viện huyện cũng như ở bệnh viện Đa khoa tỉnh thấy tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật trên 3 tuổi còn cao đặc biệt là phẫu thuật ở lứa tuổi trên 5 tuổi vì lý do gia đình, kiến thức của thầy thuốc. Sau phẫu thuật, không được theo dõi và đánh giá kết quả đầy đủ. Lý do gì dẫn đến bệnh nhân được phẫu thuật muộn, kết quả phẫu thuật thế nào, có biến chứng gì không. Tinh hoàn hạ có ở tại bìu không, có bị teo không là những vấn đề cần được biết. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Kết quả điều trị phẫu thuật tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ em tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Ninh” với ba mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ em được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013- 2015. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tinh hoàn không xuống bìu ở trẻ em. 3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật tinh hoàn không xuống bìu. 3 Chƣơng 1 TỔN QUAN 1.1. Phôi thai học và mô học của tinh hoàn 1.1.1. Sự phát triển của tinh hoàn Bắt đầu từ tuần thứ 7 của quá trình phát triển phôi, ở phôi có giới tính di truyền nam, tuyến sinh dục trung tính bắt đầu biệt hoá thành tinh hoàn nhờ sự tác động của 1 protein do tế bào mầm tiết ra dưới sự điều hoà của gen TDF (Testis Devenopment Factor), gen biệt hoá tinh hoàn nằm ở cành nhiễm sắc thể Y bắt đầu biệt hóa. Những dây sinh dục nguyên phát tiến sâu vào trung tâm của tuyến sinh dục dài ra và cong queo. Những dây ấy lúc bấy giờ gọi là dây tinh hoàn tách rời khỏi biểu mô khoang cơ thể phủ tuyến sinh dục. Ngay dưới biểu mô này trung mô tạo ra một màng liên kết gọi là màng chắn ngăn cách biểu mô phủ tuyến sinh dục với các dây tinh hoàn. Sau đó biểu mô khoang cơ thể phủ tuyến sinh dục mỏng đi rồi mất. Màng chắn gần như bọc toàn bộ tuyến sinh dục, từ màng chắn phát sinh những vách sơ tiến vào trung mô bên dưới tuyến để giới hạn những tiểu thuỳ (khoảng 150 tiểu thuỳ). Vào khoảng tháng thứ 4 trong thời kỳ bào thai tinh hoàn trở thành hình thoi và sau đó là hình trứng [ 3],[8]. 1.1.2. Sự phát triển của ống sinh tinh Trong tinh hoàn của bào thai, mỗi dây tinh hoàn chia thành 3 - 4 dây nhỏ hơn nằm trong một tiểu thuỳ. Mỗi dây nhỏ sẽ thành một sống sinh tinh. Vào tháng thứ 6 ống vẫn đặc, trong ống sinh tinh một số tế bào sinh dục nguyên thuỷ thoái hoá, số còn lại gián phân biệt hoá tạo ra những nguyên bào. Những tế bào biểu mô nằm trong ống sinh tinh có nguồn gốc trung mô, vây quanh các tinh nguyên bào, sẽ biệt hoá thành tế bào Sertori, đến tuổi dậy thì lòng ống sinh tinh xuất hiện có sự biệt hoá các tế bào dòng tinh để tạo ra tinh trùng [3]. 4 1.1.3. Sự phát triển của tuyến kẽ Từ trung mô xen vào giữa những ống sinh tinh là những tế bào kẽ. Tế bào này phát triển mạnh từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, sau đó số lượng giảm đi, về sau tái xuất hiện cùng với mạch máu nằm trong mô liên kết xen giữa các ống sinh tinh [3],[8],[38]. Hình1.1: Sự di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ phôi thai Nguồn: Atlas giải phẫu người [37] 1.1.4. Sự di chuyển của tinh hoàn Cuối tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi, tinh hoàn ngày càng biệt hoá, ngày càng tách khỏi trung thận. Mạc treo niệu sinh dục treo tinh hoàn và 5 trung thận vào thành sau của khoang cơ thể tách dần ra thành mạc treo sinh dục và mạc treo trung thận. Sau khi phần lớn trung thận đã thoái hoá đi, đường gắn mạc treo sinh dục vào thành sau của khoang cơ thể càng hẹp lại và mạc treo sinh dục trở thành mạc treo tinh hoàn, đoạn dưới của nó tồn tại dưới dạng một dây liên kết gọi là dây kéo tinh hoàn. Dây này nối cực dưới tinh hoàn với gờ môi bìu. Thân phôi và hố chậu càng lớn lên nhưng dây kéo tinh hoàn không dài ra một cách tương ứng nên giữ tinh hoàn ở vị trí gần bìu. Vào tháng thứ 5 của bào thai tinh hoàn nằm ở gần bẹn sau màng bụng. Sau đó khoang màng bụng lồi xuống dưới tạo thành một ống gọi là ống màng bụng, các ống tiến vào trung mô vùng bìu kéo tinh hoàn theo nó. Tháng thứ 6 tinh hoàn nằm ở lỗ bẹn sâu, qua ống bẹn vào tháng thứ 7 và nằm vĩnh viễn ở bìu vào cuối tháng thứ 8. Sau đó đầu ống màng bụng bị bịt kín lại và ống bẹn khép kín [ 3],[8]. 1.1.5. Cơ chế di chuyển của tinh hoàn Vai trò của nội tiết: Vào tuần thứ 15 của bào thai tinh hoàn tiết ra androgen kích thích dây kéo tinh hoàn phát triển. Sự phát triển này là có sự kết hợp tăng sinh tế bào trung mô và tăng tổng hợp các chất gian bào của dây kéo tinh hoàn, chất đó chứa Hydrophilic acid mucopolysarcharide như hyalurolic acid. Chất này giữ nước làm cho dây kéo tinh hoàn to ra kéo tinh hoàn xuống. Androgen kiểm soát men dị hoá chất gian bào và yếu tố Paracrine. Yếu tố Paracrine làm biến đổi tính chất chun giãn của dây kéo tinh hoàn, nếu men dị hoá và yếu tố Paracrine không hoạt động thì dây kéo tinh hoàn cương to, cản trở đường xuống của tinh hoàn [ 67]. Vai trò của dây kéo tinh hoàn: Eberth (1904) cho rằng dây kéo tinh hoàn có vai trò kéo tinh hoàn xuống bìu [16]. Sau đó Wensing giải thích giả thuyết của Eberth là phần bìu của dây kéo tinh hoàn to lên kéo tinh hoàn xuống bìu có sự trợ giúp của cơ bìu bọc xung quanh dây chằng [ 12]. 6 Áp lực trong ổ bụng: Feday và Raifer nêu vai trò của áp lực ổ bụng là động lực đầu tiên đẩy tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu [ 19]. Do mào tinh hoàn phát triển biệt hoá giúp tinh hoàn xuống bìu. Tóm lại, sự hình thành ống phúc tinh mạc, dây kéo tinh hoàn, nội tiết tố, áp lực ổ bụng, sự trưởng thành mào tinh hoàn tác động đến sự di chuyển tinh hoàn xuống bìu [ 80]. 1.2. iải phẫu tinh hoàn 1.2.1. Hình thể, kích thước Tinh hoàn có hình tròn hơi dẹt, mặt trắng nhẵn, cực trên có lồi còn gọi là phần phụ tinh hoàn (appendix testis). Cực dưới có dây kéo tinh hoàn cột tinh hoàn vào mô bìu [ 8]. Ở người trưởng thành tinh hoàn có kích thước khoảng 2,5 x 4,5cm, nặng gần bằng 20g. Thể tích khoảng 18,6 ± 4,8ml. Mào tinh hoàn chạy dọc cực trên và bờ sau của tinh hoàn và úp vào tinh hoàn như các núi, mào tinh hoàn kết nối với ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh dài gần 30cm, trên đường đi được chia thành 6 đoạn: mào tinh, thừng tinh, đoạn ống bẹn, đoạn trong chậu hông, đoạn sau bàng quang, đoạn trong tuyến tiền liệt (xem hình 1.2) 7 Hình 1.2: Cấu tạo của tinh hoàn và ống dẫn tinh Nguồn: Atlas giải phẫu người [37] 8 1.2.2. Mạch máu của tinh hoàn Động mạch tinh hoàn tách từ động mạch chủ bụng ngay dưới đốt sống thắt lưng 2 - 3, chạy ở thành bụng bên tới lỗ bẹn sâu chui vào thừng tinh cùng các thành phần khác của thừng tinh qua ống bẹn xuống bìu tới tinh hoàn chia làm 2 nhánh [8]. + Nhánh mào tinh đi từ đầu đến đuôi mào tinh tiếp nối với động mạch ống tinh (nhánh của động mạch rốn thuộc động mạch chậu trong) và động mạch cơ bìu (1 nhánh thuộc động mạch thượng vị dưới nhánh của động chậu ngoài). + Nhánh tinh hoàn chui qua vỏ trắng đi vào tinh hoàn. Tĩnh mạch đi kèm động mạch, tĩnh mạch ở tinh hoàn và đầu mào tinh đổ vào đám rối tĩnh mạch tinh trước, tĩnh mạch ở thân và đuôi mào tinh đổ vào đám rối tĩnh tinh sau và tĩnh mạch thượng vị, tĩnh mạch ống dẫn tinh chạy vào tĩnh mạch thừng tinh hoặc đám rối tĩnh bàng quang, tiền liệt tuyến. Trong thừng tinh tĩnh mạch tạo thành đám rối như hình dây leo. Gần đây, Koff và cộng sự thấy có vòng nối động mạch ống dẫn tinh đến phần cao của động mạch tinh hoàn. Ứng dụng của phát hiện này giúp các phẫu thuật viên có thể thắt động ống dẫn tinh thấp giúp kéo dài thừng tinh để hạ tinh hoàn xuống bìu. 9 Hình 1.3: Mạch máu, vòng nối nuôi tinh hoàn Nguồn: Atlas giải phẫu người [37] 10 Hình1.4: Thắt mạch thấp được khuyến cáo bởi Koff(1996) (Trích dẫn theo tài liệu tham khảo số 4) 1.2.3. Bìu Tinh hoàn khi di chuyển xuống, lách giữa các lớp cơ của thành bụng, qua ống bẹn, kéo các lớp cơ và mạc của thành bụng xuống tạo nên bìu. Như vậy bìu là một túi chứa tinh hoàn, mào tinh và một phần thừng tinh. Thường bìu trái lớn hơn và sa xuống dưới hơn bìu phải, ngăn cách hai bìu là vách bìu. Có 7 lớp [8] + Da + Lớp cơ trơn bám da (cơ dartos). + Lớp tế bào dưới da. + Lớp vân nông. + Lớp cơ bìu. + Lớp cân sâu. + Tinh mạc. 11 Hình 1.5: Cấu tạo của bìu Nguồn: Atlas giải phẫu người [37]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng