Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩ...

Tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
85
63
131

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô giá của Quốc gia. Chính vì vậy,việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai là một nhiệm vụ cần thiết nhằm mang lại lợi ích thiết yếu cho phát triển kinh tế đất nước, tạo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Một hệ thống quản lý đất đai chặt sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và khoa học nhất. Đồng thời, giải quyết tốt mọi vấn đề liên quan tới đất đai (tranh chấp, lấn chiếm đất…). Huyện Vĩnh Tường - một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc với 29 xã, thị trấn.Trong những năm gần đây, các giao dịch bất động sản, nhu cầu giao dịch đất đai càng tăng nhanh. Vì thế, sự ra đời của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường là điều tất yếu để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật đất đai như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Cập nhật theo dõi đầy đủ các biến động về đất đai của các tổ chức cũng như của hộ gia đình, cá nhân đồng thời giúp cho việc truy cập, cung cấp thông tin đất đai ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, bên cạnh những kết quả Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường đạt được thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế: Đặc điểm của huyện Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, mật độ dân số đông, mức độ giao dịch về đất đai nhiều song về cơ sở hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ, về đội ngũ cán bộ đơn vị còn mỏng đồng thời quá trình biến động lịch sử thửa đất có nhiều phức tạp dẫn đến việc thực hiện công việc đôi khi còn chậm hồ sơ chưa đáp ứng được đúng thời gian giải quyết theo quy định cần được khắc phục trong thời gian tới cả về chuyên môn cũng như cơ sở hạ tầng của đơn vị nhằm tháo gỡ những khó khăn và đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu"Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” với kỳ vọng giúp hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường được hiệu quả hơn, khắc phục được những tồn tại, hạn chế; đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục hành chính
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- LÊ THỊ PHƯƠNG HOA ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI – CHI NHÁNH VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên, năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- LÊ THỊ PHƯƠNG HOA ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI – CHI NHÁNH VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Sỹ Trung Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Lê Sỹ Trung – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, Khoa Quản lý đất đai và các phòng ban trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường; cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, các phòng ban, cán bộ và nhân dân các xã, thị trấn của huyện Vĩnh Tường đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…, những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2020 Tác giả Lê Thị Phương Hoa ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày tháng8 năm 2020 Tác giả Lê Thị Phương Hoa iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................3 1.1.Cơ sở khoa học của đăng ký đất đai ......................................................................3 1.1.1. Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở............................................................3 1.1.2. Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ....................................3 1.1.3. Đối tượng đăng ký đất đai ..............................................................................3 1.1.4. Các trường hợp đăng ký đất đai ........................................................................4 1.1.5. Người chịu trách nhiệm đăng ký đất đai ...........................................................5 1.2.Văn phòng đăng ký đất đai....................................................................................6 1.2.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai ...............6 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai ..............................10 1.3. Mô hình đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước ......................................14 1.3.1.Mô hình đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước ....................................14 1.4.2.Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ............................20 1.4.3. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai 22 1.4.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai .............24 1.5. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc....................27 1.5.1. Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................27 1.5.2 . Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh ..........................................................32 iv CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU ...........................36 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................36 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................36 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................36 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................36 2.3.1.Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................................36 2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu sơ cấp ................................................37 2.3.3.Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ...............................................................37 2.3.4.Phương pháp thống kê, so sánh ........................................................................38 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................39 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hường đến đăng ký quyền sử dụng đất 39 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................39 3.1.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội .............................................................................41 3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường giai đoạn 2016-2018 ......................................................................................50 3.2.1.Khái quát về Văn phòng đăng ký đất đai- Chi nhánh Vĩnh Tường .................50 3.2.3.Kết quả đánh giá về tổ chức thực hiện đăng ký đất đai ..................................58 3.3.Đánh giá ưu điểm, khó khăn-hạn chếvàmột số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường ..............................64 3.3.1. Ưu điểm ...........................................................................................................64 3.3.2.Những khó khăn, tồn tại ...................................................................................65 3.3.3. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường ...............................................................................65 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường ..........................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................72 1.Kết luận ..................................................................................................................72 2. Kiến nghị ...............................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nguồn nhân lực của VPĐKĐĐ các chi nhánh ............................... 34 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018, huyện VĩnhTường .................. 48 Bảng 3.2. Kết quả cấp GCN lần đầu của huyệnVĩnh Tường giai đoạn năm2016 đến 2018 ................................................................................................................. 52 Bảng 3.3. Kết quả đăng ký biến động đất đai tại huyện Vĩnh Tường giai đoạn năm2016 đến 2018............................................................................................ 53 Bảng 3.4. Kết quả đăng ký biến động đất đai thị trấn và các xã huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2016 đến 2018, .................................................................................. 55 Bảng 3.5. Hồ sơ địa chính lưu trữ tại Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vĩnh Tường............................................................................................................... 56 Bảng 3.6: Mức độ công khai thủ tục hành chính tại Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường. ............................................................................... 58 Bảng 3.7: Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh Vĩnh Tường ................................................................................... 60 Bảng 3.8. Đánh giá mức độ hướng dẫn hồ sơ của cán bộ chuyên môn ở Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường ............................................ 61 Bảng 3.9. Đánh giá của người sử dụng đất với thái độ tiếp nhận hồ sơ của cán bộ chuyên môn khi thực hiện giao dịch tại Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường .......................................................................................... 62 vi DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ vị trí của Văn phòng Đăng ký Đất đai trong hệ thống quản lý đất đai .............................................................................................................. 13 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Văn phòng Quyền sử dụng đấttỉnh Vĩnh Phúc ........ 27 Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ............ 28 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường GCN Giấy chứng nhận SDĐ Sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng ký VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô giá của Quốc gia. Chính vì vậy,việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai là một nhiệm vụ cần thiết nhằm mang lại lợi ích thiết yếu cho phát triển kinh tế đất nước, tạo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Một hệ thống quản lý đất đai chặt sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và khoa học nhất. Đồng thời, giải quyết tốt mọi vấn đề liên quan tới đất đai (tranh chấp, lấn chiếm đất…). Huyện Vĩnh Tường - một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc với 29 xã, thị trấn.Trong những năm gần đây, các giao dịch bất động sản, nhu cầu giao dịch đất đai càng tăng nhanh. Vì thế, sự ra đời của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường là điều tất yếu để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật đất đai như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Cập nhật theo dõi đầy đủ các biến động về đất đai của các tổ chức cũng như của hộ gia đình, cá nhân đồng thời giúp cho việc truy cập, cung cấp thông tin đất đai ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, bên cạnh những kết quả Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường đạt được thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế: Đặc điểm của huyện Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, mật độ dân số đông, mức độ giao dịch về đất đai nhiều song về cơ sở hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ, về đội ngũ cán bộ đơn vị còn mỏng đồng thời quá trình biến động lịch sử thửa đất có nhiều phức tạp dẫn đến việc thực hiện công việc đôi khi còn chậm hồ sơ chưa đáp ứng được đúng thời gian giải quyết theo quy định cần được khắc phục trong thời gian tới cả về chuyên môn cũng như cơ sở hạ tầng của 2 đơn vị nhằm tháo gỡ những khó khăn và đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu"Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” với kỳ vọng giúp hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường được hiệu quả hơn, khắc phục được những tồn tại, hạn chế; đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục hành chính. 2. Mục tiêu của đề tài -Đánh giá được kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường giai đoạn 2016-2018; - Phân tích, xác định được những khó khăn, hạn chế từ đó đề xuất được các giai pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký xuất phát từ kết quả nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Cung cấp các dẫn liệu khoa học thực tiễn, một cánh hệ thống trong thực hiện chính sách quản lý đất đai, giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo để có những bổ sung điều chỉnh trong quá trình thực hiện; - Các giải pháp đề xuất là cơ sở quan trọng giúp văn phòng đăng ký tham khảo, đưa ra các hoạt động nâng cao hiệu quả làm việc ở Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường; - Là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tương đồng. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở khoa học của đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện để xác lập tính pháp lý và giữa Nhà nước với đối tượng sử dụng đất và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất đã tham gia đăng ký. 1.1.1. Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.(Luật nhà ở 2014) 1.1.2. Khái niệm đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Theo Khoản 15, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. 1.1.3. Đối tượng đăng ký đất đai Luật Đất đai 2013 quy định: nguyên tắc xác định người sử dụng đất phải đăng ký đất đai: + Là người đang sử dụng đất; + Là người có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Các đối tượng sử dụng đất phải thực hiện đăng ký đất đai được quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai 2013 gồm: Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã 4 hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư 1.1.4. Các trường hợp đăng ký đất đai - Đăng ký đất đai lần đầu được thực hiện trong các trường hợp: + Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng. + Người đang sử dụng đất, đủ điều kiện mà chưa được cấp Giấy chứng nhận. - Đăng ký biến động về đất đai được thực hiện đối với người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp: 5 +Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho đất đai, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng đất đai. +Người sử dụng đất được phép đổi tên. +Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất. +Chuyển mục đích sử dụng đất. +Có thay đổi về thời hạn sử dụng đất. +Chuyển đổi từ hình thức nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. +Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. +Nhà nước thu hồi đất.(Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) 1.1.5. Người chịu trách nhiệm đăng ký đất đai Theo quy định tại Điều 7 Luật Đất đai 2013: Người chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký gồm có: - Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương. - Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư. - Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo. 6 - Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình. - Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình. - Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó. 1.2.Văn phòng đăng ký đất đai 1.2.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Luật đất đai 2013) 1) Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. 2) Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau. 3) Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký. 4) Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; 7 c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất; d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký; đ) Chuyển mục đích sử dụng đất; e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất; g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này. h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng; i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. 5) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp 8 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp. Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ. 6) Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. 7) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai như sau : a) Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật. Văn phòng Đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; 9 b) Văn phòng Đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, thị xã, thị xã, thị xã thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Kinh phí hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. * Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất. * Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường * Bộ Luật Dân sự năm 2015 Quy định các các quyền của người sử dụng đất, quyền bề mặt – là một trong những quyền mới được ghi nhận, quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản … liên quan đến việc đăng ký đất đai tại Văn phòng Đăng ký đất đai. Bộ Luật dân sự 2015 quy định hợp đồng về chuyển quyền sử dụng đất; Quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất … được thể hiện trong các điều 107; 175; 325 … Về tổng thể thì việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến Văn phòng Đăng ký đất đai trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tuy không nhiều nhưng được xem là tương đối đầy đủ. Đây là căn cứ pháp lý ban đầu để thành lập và đưa các Văn phòng Đăng ký đất đai đi vào hoạt động. 10 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai a. Vị trí, chức năng Điều 1 của Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ- Bộ Tài chính quy định: Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của pháp luật. b. Nhiệm vụ, quyền hạn Điều 2 của Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ- Bộ Tài chínhquy định: 1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. 5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật. 6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính. 7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận. 11 8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. 9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. 11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật. 12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao. * Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Biên chế, số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai được giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c. Mối quan hệ giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất