Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả xử lý bã thải gyps thành thạch cao cho xi măng của công ty cp ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả xử lý bã thải gyps thành thạch cao cho xi măng của công ty cp chế biến thạch cao duy nhất, lào cai.

.PDF
61
163
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ ĐIỂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ BÃ THẢI GYPS THÀNH THẠCH CAO CHO XI MĂNG CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THẠCH CAO DUY NHẤT, LÀO CAI” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Khoa học môi trường : Môi trường : 2013 - 2017 Thái Nguyên - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ ĐIỂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ BÃ THẢI GYPS THÀNH THẠCH CAO CHO XI MĂNG CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THẠCH CAO DUY NHẤT, LÀO CAI” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khoá học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Khoa học môi trường : K45 – KHMT –N03 : Môi trường : 2013 – 2017 : TS. Nguyễn Đức Thạnh Thái Nguyên - 2017 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Công ty CP chế biến Thạch cao Duy nhất để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo khoa Môi trường– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện học tập và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Nguyễn Đức Thạnh, người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bản khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, anh, chị Cán bộ của Công ty CP chế biến Thạch cao Duy nhất đã hết lòng tận tình, chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người thân đã động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành tốt 4 năm học vừa qua của mình. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Điểm ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Trang thiết bị chính dùng để sản xuất ...................................... 23 Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu thạch cao thải ...................................... 28 Bảng 4.3: Kết quả thử nghiệm mẫu thạch cao nhân tạo............................. 33 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Trần thạch cao tại Trung tâm hội Nghị quốc gia ................................ 6 Hình 1.2 Tường thạch cao................................................................................ 7 Hình 1.3 Vách thạch cao.................................................................................. 7 Hình 2.1 Bãi thải gyps của nhà máy DAP (trái) và cá chết do nước từ hồ chứa nước thải bị tràn (phải) ................................................................................... 9 Hình 4.1 : Mặt bằng cụm công nghiệp Tằng Loỏng ...................................... 16 Hình 4.2: Phân xưởng sản xuất của công ty CP chế biến Thạch cao Duy nhất....................................................................................................... 21 Hình 4.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Thạch cao Duy Nhất ....................... 22 Hình 4.3: Bã thải gyps công ty hóa chất Đức Giang ..................................... 23 Hình 4.4: Sơ đồ sản xuất axit photphoric theo phương pháp ướt .................. 27 Hình 4.5: Sơ đồ xử lý bã thải Gyps thành thạch cao phụ gia cho xi măng .... 29 Hình 4.6: Sơ đồ xử lý bã thải gyps thành thạch cao đóng rắn. ...................... 31 Hình 4.7 : pH của bã thải gyps ..................................................................... 33 Hình 4.8: pH của thạch cao nhân tạo ............................................................ 33 Hình 4.9: Sản phẩm thạch cao ...................................................................... 34 Hình 4.10: Tấm thạch cao ............................................................................ 34 Hình 4.11: Thạch cao hạt.............................................................................. 34 Hình 4.12: Tỷ lệ nam, nữ của các đối tượng điều tra .................................. 35 Hình 4.13: Tỷ lệ các nghành nghề của đối tượng điều tra ............................. 35 Hình 4.14: Tỷ lệ đối tượng biết đến thạch cao nhân tạo ................................ 35 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 CP Cổ phần 2 DAP Diamon photphat 3 DCP Di-canxi photphat 4 FGD Flue Gas Desulphurization - Khử lưu huỳnh 5 Gyps Thạch cao 6 KCN Khu công nghiệp 7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 8 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 9 UBND Ủy ban nhân dân v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 3 2.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý: ...................................................................................... 7 2.1.4. Ảnh hưởng của bã thải gyps chưa qua xử lý đến môi trường sinh thái ở địa phương ..................................................................................................... 8 2.2. Tình hình nghiên cứu tái chế và sử dụng bã thải gyps trên Thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................................ 9 2.2.1 Trên Thế giới ......................................................................................... 9 2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 11 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 14 3.2.1. Địa điểm tiến hành.............................................................................. 14 3.2.2. Thời gian tiến hành ........................................................................... 14 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 15 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 15 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu......................................... 15 vi PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 16 4.1 Tổng quan về cụm công nghiệp Tằng Loỏng .......................................... 16 4.1.1.Khái quát cụm công nghiệp Tằng Loỏng ............................................. 16 4.1.2. Quy mô và công suất của các nhà máy trong cụm công nghiệp .......... 17 4.1.3. Vấn đề môi trường tại khu công nghiệp Tằng Loỏng .......................... 19 4.2. Giới thiệu về công ty CP chế biến Thạch cao ........................................ 21 4.3. Đánh giá hiệu quả của quy trình. ............................................................... 23 4.3.1. Quá trình thu gom bã thải ................................................................... 23 4.3.2. Quy trình xử lý bã thải gyps thành thạch cao ...................................... 28 4.3.3 Đánh giá hiệu quả của quy trình xử lý ................................................. 32 4.3.4 Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của bã thải gyps và sản phẩm thạch cao nhân tạo. ................................................................................................ 34 4.4. Đề xuất một số biện pháp để tận dụng bã thải gyps ............................... 36 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 40 5.1. Kết luận ................................................................................................. 40 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng… làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của con người đang có xu hướng tăng lên về số lượng. Một trong số đó là chất thải (bã thải) rắn gây ô nhiễm môi trường và chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn nguy hại đối với sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái. Vì vậy việc xử lý chất thải rắn là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Tuỳ theo thành phần, tính chất, khối lượng chất thải rắn và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà có công nghệ xử lý chất thải rắn thích hợp. Trong đó phương pháp xử lý, tái chế, thu hồi sản phẩm - vật liệu trong chất thải rắn thành nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc ngành công nghiệp khác là một phương pháp được đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ xử lý, tái chế không những giải quyết được yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn giải quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đang là một vấn đề nóng về môi trường ở Việt Nam. Bã thải Gypsum (phosphogypsum) được biết đến là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất axit photphoric theo phương pháp ướt. Trong thành phần của nó chiếm chủ là CaSO4.2H2O, CaSO4.0,5H2O hay CaSO4 khan, dạng canxi sunfat này chủ yếu ở dạng không tan và chứa nhiều tạp chất. Cho nên bã thải phosphogypsum hầu như không có giá trị sử dụng, đã và đang tạo ra những tác động không nhỏ tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đứng trước tình hình đó, việc tái chế bã thải Gyps thành nguồn nguyên liệu là một vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết. 2 Xuất phát từ những lý do trên và sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn của T.S: Nguyễn Đức Thạnh em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả xử lý bã thải Gyps thành thạch cao cho xi măng của công ty CP chế biến thạch cao Duy Nhất, Lào Cai” nhằm đánh giá khả năng xử lý bã thải Gyps thành thạch cao của công ty CP chế biến thạch cao Duy nhất. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá ảnh hưởng của bã thải gyps đến môi trường và hiệu quả xử lý bã thải Gyps thành thạch cao cho xi măng của công ty CP chế biến thạch cao Duy Nhất từ đó đề xuất một số giải pháp xử lý bã thải gyps. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được chính xác về hiệu quả xử lý bã thải gyps thành thạch cao phụ gia cho xi măng. - Đề xuất những biện pháp tận dụng bã thải gyps. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu. + Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Ý nghĩa trong thực tế: + Đưa ra được đánh giá chung nhất về khả năng xử lý bã thải gyps thành thạch cao. + Đưa ra được đánh giá chung nhất về khả năng xử lý bã thải gyps thành thạch cao + Đưa ra những đánh giá chung nhất về công tác bảo vệ môi trường của công ty 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Khái niệm về thạch cao Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm, với thành phần là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O). Tinh thể hạt, bột... khối lượng riêng 2,31-2,33 g/cm³. Trong đó CaSO4 chiếm 70-79% khối lượng và 21-30% là H2O (Wikipedia, 2016) [11]. + Phân loại: Gyps tồn tại ở trạng thái tự nhiên dưới dạng khoáng chất hoặc sản phẩm phụ của các quá trình sản xuất công nghiệp như sản xuát axit photphoric, axit citric. Ta có thể phân loại theo nguồn gốc của chúng như sau: Khoáng gyps: khoáng gyps được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. ở khu vực Bắc Mỹ, có nhiều lớp trầm tích gyps trải dài từ canada tới Texas – Mỹ và các bang miền tay khác. Về phương diện hóa học, khoáng gyps chủ yếu gồm CaSO4.2H2O, các thành phần khác như cát, hạt sét và các nguyên tố tồn tại dưới dạng vết chỉ chiếm một phần nhỏ. Nguyên tố dạng vết có thể là Bo, Fe, As, Pb và hàm lượng của chúng tùy thuộc vào từng lớp của trầm tích. Nhìn chung, khoáng gyps an toàn trong sử dụng và là thành phần bổ sung rất tốt cho cây trồng. Sản phẩm phụ từ quá trình tách lưu huỳnh khỏi lò (Flue Gas Desulphurization – FGD). Gyps hình thành từ quá trình tách lưu huỳnh ra khỏi khí lò thải đốt than hoặc các nhiên liệu khác. Hiện nay, riêng tại mỹ có khoảng 20 triệu tân FGD được sản xuất ra hằng năm. FGD có hàm lượng gyps cao hoặc dễ dàng chuyển hóa thành canxi sunphat, ngoài ra còn có NaCl, MgO, CaCl2, P2O5, 4 CaCO3, SiO2 và các sản phẩm phụ khác như hợp chất Flo. Hiện Tại chi có khoảng 70% FGD được thu hồi và phần còn lại được lưu trữ tại các vùng trũng hoặc chôn lấp. FGD Gyps có tính tan tốt hơn gyps trong tự nhiên nên nó có hiệu quả khá nhanh đối với việc loại bỏ Al và các muối khác. FGD được sử dụng tốt nhất cho các lớp đất cứng bị phong hóa. Photpho gyps: sản phẩm phụ của quá trình sản xuất axit photphoric. Các dạng gyps khác. Ngoài ra còn có các dạng gyps khác như gyps “chua” (pickle gyps), titan gyps( sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất TiO2), Flogyps (sản phẩm từ quá trình sản xuất HF từ Fenspat) và nhiều dạng khác (Phạm Văn Thùy, 2015) [5]. 2.1.1.2. Khái niệm bã thải phosphogypsum (Bã thải Gyps) Phosphogypsum là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất photphoric theo phương pháp làm ướt khi cho quặng apatit phản ứng với axit sunfuric. Trung bình cứ 1 tấn axit photphoric được sản xuất ra, thì ta sẽ thu được 5 tấn phosphogypsum. Hiện nay, phosphogypsum được ứng dụng để sản xuất thạch cao nhân tạo làm phụ gia cho xi măng. - Đặc điểm của bã thải gyps: + Tính chất vật lý: Phụ thuộc vào nhiệt độ được sử dụng khi phân hủy quặng apatit bằng axit sunfuric mà ta có thể thu được các dạng khác nhau của canxi sunfat ( hemihydrat hay dihydrat). Sản phẩm sau khi lọc có độ ẩm 2530%. Với lượng nước tự do như vậy, dạng hemiihydrat nhanh chóng chuyển sang dạng dihydrat. Dạng dihydrat thu được tương đối mềm ở dạng bùn có kích thước hạt <0,075 mm. Các tính chất của dihydrat thu được như khối lượng riêng, độ nén, độ thấm…phụ thuộc vào loại quạng apatit đem phân hủy và quá trình phản ứng. + Tính chất hóa học: 5 Thành phần của bã thải gyps: pH = 1-4, SiO2 chiếm 10 – 15%, P2O5 chiếm 1- 2%, CaSO4 chiếm khoảng 80% và các tạp chất khác (H3PO4, H2SO4, các hợp chất của Fe, Al) Phosphogypsum có thành phần chính là canxi dihydrat với 1 lượng silica (thường là thạch anh) và không phản ứng với axit phosphoric. Ngoài ra trong đó có chứa nguyên tố phóng xạ cũng như kim loại nặng phụ thuộc vào loại quặng apatit (Nguyễn Thị Huế, 2015) [4]. 2.1.1.3. Ứng dụng của thạch cao trong đời sống Thạch cao, hiện nay là loại vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất. Ưu điểm của sản phẩm thạch cao là đa dạng, phong phú đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về mỹ thuật, trang chí linh hoạt và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như: • Có khả năng chống cháy, chịu nước, cách âm và tiêu âm. • Dễ sử dụng, dễ lắp đặt, nhanh gọn, chi phí đầu tư thấp • Không hại sức khỏe và thân thiện với môi trường. • Bền và nhẹ Ứng dụng làm trần thạch cao: Trần thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất. Vì vậy, hiểu phân loại và sử dụng đúng cách cho mục đích sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngôi nhà. Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. 6 Hình 2.1: Trần thạch cao tại Trung tâm hội Nghị quốc gia +Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt +Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn. Hơn nữa vì để bề mặt của tấm thạch cao mịn lắng hơn tất cả các laoij tường bê tông nên nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội. +Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có độ cong. +Khà năng cách nhiệt cách âm và tiết kiệm năng lượng - Ứng dụng làm vách thạch cao, tường thạch cao, tấm thạch cao. Thạch cao được dùng để ngăn nhanh các phòng ban làm việc với chi phí thấp, thời gian thi công nhanh, tiện lợi cho việc ngăn và không ngăn. Vách thạch cao, vách trang trí được chế tạo bằng các chất liệu tấm thạch cao, tấm thạch cao kết hợp với hệ thống khung xương và phụ kiện sẽ tạo ra các vách ngăn nghẹ dùng trong xây dựng và trang trí nội thất. + Thanh đứng: là thanh chịu lực để đỡ hệ vách ngăn. +Thanh ngang: được liên kết với thanh đứng bằng ri-vê để giúp định vị các thanh chính. 7 +Tấm thạch cao: được liên kết với thanh đứng và thanh ngang bằng ri-vê hoặc vít để tạo thành vách. Hình 2.2 Tường thạch cao Hình 2.3 Vách thạch cao Lợi ích: +Trọng lượng nhẹ, nhẹ hơn tường gạch truyền thống từ 8-10 lần +Tốc độ thi công nhanh, nhanh gấp 3 - 4 lần so với tường gạch +Tính năng hệ thống cao cấp: chống cháy tới 4h, cách âm đến 80dB và tiết kiệm năng lượng. +Hiệu quả thẩm mỹ cao: bề mặt phẳng mịn, không có vết nứt, dễ dàng hoàn thiện với sơn hoặc giấy. +Linh hoạt trong tạo và phân chia không gian sống. +Giải pháp kĩ thuật đa dang có thể đáp ứng bất kì yêu cầu nào,công nghệ lắp dựng khô, sạch sẽ, không gấy bẩn cho môi trường (Nguyễn Hường Hảo, 2012) [3]. 2.1.2. Cơ sở pháp lý: - Luật Bảo vệ môi trường 2015 số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 1/1/2015. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu. 8 - Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải Rắn đến năm 2025 - Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23 tháng 09 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. - Căn cứ thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ xây dựng về nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - TCVN 9807:2013 – Thạch cao dùng để sản xuất xi măng - QCVN 07:2009/BTNMT: Quy định về ngưỡng chất thải nguy hại 2.1.4. Ảnh hưởng của bã thải gyps chưa qua xử lý đến môi trường sinh thái ở địa phương - Hiện nay, ở nước ta có 3 nhà máy có phát sinh nguồn bã thải GYPS lớn gồm Nhà máy DAP của Công ty CP DAP Vinachem - Đình Vũ tại Hải Phòng, Công ty CP DAP số 2 tại Lào Cai và tại Công ty CP hóa chất và phân bón Đức Giang - Lào Cai. Tính đến nay đại đa số lượng bã thải Gyps chưa được sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Lượng tồn đọng còn 5,6 triệu tấn. Dự báo đến năm 2020, bã GYPS thải ra mỗi năm là 3.885.000 tấn. Bã thải GYPS tiềm ẩn nguy cơ rất lớn với môi trường do chứa nhiều chất độc hại như axít HF, H2SO4, H3PO4 và các muối kim loại nặng, phóng xạ. Bã thải GYPS sẽ gây hại khi hàm lượng axit dư trong bã GYPS rò rỉ ra môi trường và không được xử lý triệt để. + Nhà máy DAP Đình Vũ được vận hành từ năm 2009, với sản lượng phân bón DAP là 330.000 tấn/năm. Lượng phát sinh bã thải GYPS hàng năm là 750.000 tấn. Hiện nay bã thải GYPS được đổ tại bãi thải nhà máy, lượng 9 phế thải này phần lớn chưa được xử lý và sử dụng làm vật liệu xây dựng, ước tính lượng bã thải GYPS tại nhà máy tính đến cuối năm 2016 khoảng trên 4 triệu tấn. Bãi thải gyps của nhà máy rộng 13ha và cao gần 40m đã xảy ra rất nhiều sự cố đặc biệt là vấn đề thu gom xử lý nước gỉ axit từ bãi thải và do tốc độ gió lớn nên gây ô nhiễm môi trường không khí, hơi axit, tràn nước hồ điều hòa bãi bã thải gyps xảy ra ngày 23/6/2013 và mới đây nhất là sự cố sạt lở bãi thải gyps ngày 4/9/2015 gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực (Thu Trang, 2017) [9]. Hình 2.1 Bãi thải gyps của nhà máy DAP (trái) và cá chết do nước từ hồ chứa nước thải bị tràn (phải) (Giang Chinh) [8]. + Nhà máy DAP 2 Lào Cai cũng đã xảy ra nhiều sự cố: Năm 2015, ngoài việc một số diện tích trồng cây, hoa màu bị thiệt hại, tại tổ dân phố số 2 có khoảng 70% và tổ dân phố số 7 có khoảng 50% cây trẩu chết do ô nhiễm môi trường (Trần Quý, 2016) [10]. Tháng 3/2017 xảy ra sự cố làm rò rỉ nước trong hồ chứa bã thải gyps do đường ống bơm hồi lưu nước thải từ bãi Gyps của Nhà máy chảy vào suối Mã Ngan, sau đó nhập lưu vào suối Trát bị bục gây nhiễm độc nguồn nước. 2.2. Tình hình nghiên cứu tái chế và sử dụng bã thải gyps trên Thế giới và ở Việt Nam 2.2.1 Trên Thế giới 10 Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp đặc biệt là công nghiệp hóa chất đang là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý và của nhiều nhà khoa học công nghệ. Giải pháp tối ưu là tìm cách tái sử dụng các chất thải hoặc chuyển chúng thành nguyên liệu hay phụ giacos giá trị hơn cho các quá trình công nghệ khác. Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu xử lý, chế biến bã thải photpho như: R.F. Korcak (Mỹ) đã nghiên cứu ảnh hưởng của bã thải công nghiệp, bã thải photpho ứng dụng trong nông nghiệp với mục đích tái sử dụng photpho thạch cao từ nhà máy hóa chất để cải thiện đất mặn, giảm giá trị pH, giảm giá trị pH, tăng năng suất cây trồng. Wilison (Mỹ) đã nghiên cứu quá trình xử lý bã thải sản xuất photpho bằng phuong pháp ướt tạo axit photphoric hay nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất xi măng chất lượng cao từ bã thải công nghiệp nhiều thành phần khá phổ biến. Tại Nga, người ta sử dụng thạch cao được sản xuất tù nguồn bã thải gyps để chế tạo các tấm vách ngăn có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy… Ngoài ra trông đời sống hiện nay, thạch cao còn được sử dụng khá phổ biến để làm trần hoặc tường, trong trang trí, nội thất xây dựng. Tại Canada, hệ thống tái chế thạch cao hiện nay được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý lại các phế thải thạch cao để sản suất các tấm các tông thạch cao mới có chưa tới 25% phế thải, chất lượng các tấm mới không bị giảm. Công nghệ tái chế thạch cao đã được nghiên cứu sản xuất thành công ở Vancovo 17 năm trước đây. Ngầy nay, công nghệ này đang được chú ý áp dụng từ phía các nhà tổ chức chính phủ, thương mại và bảo vệ môi trường thiên nhiên của nhiều nước khác nhau. Sự quan tâm của các nhà máy có các chất thải thạch cao trên công trường còn bởi tiền phạt đối với việc chuyên chở chất thải đổ ra bãi chứa. Đồng thời cùng với sự giảm giá các tấm các tông thạch cao, thì tổng giá thành của các chế phẩm này bao gồm các chi phí chôn 11 lấp chất thải an toàn vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt so với các hệ tường tối ưu. Sự thiếu chỗ chứa chất thải và mối quan tâm tới súc khỏe con người, đây là nhũng vẫn đề cần phải giải quyết của toàn ngành sản xuất các chế phẩm thạch cao. Ở châu Âu việc tái chế thạch cao hầu như không được thực hiện, hoặc thực hiên vói khối lượng rất ít, trừ những chuong trình hạn chế của các hãng sản xuất. Tuy nhiên, nam 2002 Ủy ban châu Âu đã thay đổi phân loại các bãi chứa phế thải thạch cao từ bãi loại III đổi thành loại II- Bãi không nguy hiểm. Điều này làm tăng tổng số thu gom và sẽ làm tăng giá vận chuyển chất thải từ 10 euro/tấn tới 85-150 euro/tấn sau ngày 17/6/2005 theo quy định của chấu Âu. Sáng kiến kinh tế này có được nhờ nỗ lực tái chế thạch cao từ nguồn chất thải, sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghệ tái chế thạch cao nhàm bảo vệ môi trường tự nhiên và nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay Tây Ban Nha là nước sản xuất Gyps hàng đầu Châu Âu cung cấp cả gyps thô cũng như đã qua chế biến chủ yếu cho khu vực Tây Âu (Nguyễn Hường Hảo, 2012) [3]. Mỹ là quốc gia hàng đầu về giao dịch thương mai Gyps và các sản phẩm từ gyps, hiện tại Mỹ đang xuất khẩu Gyps tới 69 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên Thế giới.Tổng lượng gyps (quy về dạng tấm ốp tường) vận chuyển tại mỹ ( bao gồm cả nhập khẩu) lên toái 425 triệu m2 năm 2010 (Phạm Văn Thùy, 2015) [5]. 2.2.2. Ở Việt Nam Gyps là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất xi măng (dùng làm chất điều chỉnh thời gian kết đông của xi măng với hàm lượng 35%), các loại vật liệu mới như tấm tường, tấm trần thạch cao, bê tông khí chưng áp và một số ngành công nghiệp khác. Nhu cầu tiêu thụ thạch cao tại Việt Nam là rất lớn, chỉ tính riêng cho nhành sản xuất xi măng đã cần đến khoảng 2 triệu tấn. 12 Cùng với đó, nhu cầu thạch cao phục vụ tấm ốp trần trong xây dựng là tương đối đáng kể và theo xu hướng phát triển của ngành sản xuất xi măng, xây dựng như hiện nay thì chắc chắn nhu câu nguyên kiệu thạch cao sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu và hội thảo về vấn đề xử lý tái chế và sử dụng bã thải gyps như: nhóm tác giả: Lê Văn Quang, Tạ Ngọc Dũng, Trịnh Thị Châm, trường đại học bách khoa Hà Nội, đã khảo sát khả năng sử dụng bã thải gyps thay thế thạch cao tự nhiên trong công nghiệp xi măng. Việt Nam chưa có quy định xử lý các chất thải sau xây dựng một cách triệt để. Nhiều nhà máy, khu công nghiệp vẫn xả khí thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua khâu xử lý và khối lượng chất thải rắn ra chiếm dụng rất nhiều đất đai. Điều này gây ra sự lãng phí lớn về tài nguên đất và vật liệu. Mỗi năm khối lượng gyps là sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp sinh ra là rất lớn, chỉ tính riêng nhà máy DAP tại Đình Vũ – Hải Phòng đi vào hoạt động với công suất 330.000 tấn/năm đã thải ra môi trường khoảng 995.000 tấn gyps mỗi năm. Trước thực trạng đó, Hội thảo quốc tế “Tận dụng thạch cao nhân tạo từ khí thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hóa chất để sản xuất vật liệu xây dựng và giảm lượng khí thải“ ra đời với mục đích nâng cao nhận thức, trình độ, kinh nghiệm cho Việt Nam về công nghệ khử lưu huỳnh FGD (FlueGas Desulfurization Gypsum), các ứng dụng của thạch cao vào cuộc sống cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cởi mở từ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong và ngoài nước trong quá trình tận thu và sử dụng thạch cao nhân tạo. Hội thảo đã đem lại các kiến thức khoa học mới, nhiều sáng tạo và ứng dụng, có giá trị thương mại và góp phần giải quyết các nguồn thải, tạo ra thạch cao có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của thị trường Việt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng