Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ tại huyện thăng bình, ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ tại huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

.PDF
93
331
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐỒNG THỊ DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐỒNG THỊ DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 414/QĐ-ĐHNT ngày 26/5/2016 Quyết định thành lập hội đồng: 263/ QĐ - ĐHNT ngày 02/03/2017 Ngày bảo vệ: 14/03/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN THỦY Th.S VÕ HẢI THỦY Chủ tịch hội đồng: TS. LÊ KIM LONG Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả điều tra, nghiên cứu và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Quảng Nam, tháng 1 năm 2017 Tác giả luận văn Đồng Thị Dung iii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến trường Đại học Nha Trang; phòng đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giảng viên Khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang; UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; cán bộ phụ trách thủy sản các xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Giang, Bình Sa, Bình Dương huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt là TS Phạm Xuân Thủy và Th.S Võ Hải Thủy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành nghiên cứu đúng thời hạn quy định. Bản thân tôi gặp nhiều khó khăn khi thực hiện ước mơ theo học chương trình thạc sỹ tại trường Đại học Nha Trang sau khi đã lập gia đình, có con gái còn nhỏ. Sự khó khăn càng nhiều hơn nữa khi tôi sinh sống và làm việc tại Quảng Nam và phải di chuyển thường xuyên giữa Quảng Nam và Nha Trang trong 2 năm học. Vì thế tôi xin gửi lời cảm ơn chân tình đến tập thể lãnh đạo và anh chị em cơ quan đã giúp tôi vượt qua các thử thách trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, đặc biệt mẹ tôi, người đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ những khó khăn của tôi trong thời gian tôi đi học. Gửi đến con gái tôi lời cảm ơn đã cho tôi động lực để hoàn thành khóa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã chia sẻ và giúp đỡ tôi trong công việc cũng như trong khóa học, những người mà sự vắng mặt của họ sẽ không làm nên khóa học và một luận văn hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, tháng 1 năm 2017 Tác giả luận văn Đồng Thị Dung iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ................................................................................5 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................................5 1.2. Một số vấn đề lý luận về nuôi trồng thủy sản và sử dụng đất NTTS .......................6 1.2.1. Khái niệm NTTS ...................................................................................................6 1.2.2. Phân loại nuôi trồng thủy sản ................................................................................6 1.2.3. Vai trò nuôi trồng thủy sản ....................................................................................8 1.3. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế................................................................8 1.3.1. Hiệu quả kinh tế.....................................................................................................8 1.3.2. Hiệu quả sử dụng đất NTTS ................................................................................12 Tóm tắt chương 1...........................................................................................................32 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM..............................................................................................................................33 2.1. Tổng quan về các điều kiện cho phát triển NTTS trên địa bàn huyện Thăng Bình .........33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................33 2.1.2. Điều kiện chính trị pháp lý ..................................................................................36 2.1.3. Điều kiện kinh tế .................................................................................................37 v 2.1.4. Điều kiện văn hóa xã hội .....................................................................................38 2.2. Tình hình phát triển ngành NTTS trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2015...40 2.2.1. Thực trạng sử dụng đất NTTS trên địa bàn huyện Thăng Bình ..........................40 2.2.2. Kết quả NTTS trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2013 - 2015...............41 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng đất NTTS trên địa bàn huyện Thăng Bình năm 2016 .......43 2.3.1. Giới thiệu chung về điều tra của tác giả ..............................................................43 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và mô tả mẫu khảo sát: .................................................43 2.3.3. Thực trạng các yếu tố đầu vào của hoạt động NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình.... 45 2.3.4. Thực trạng kết quả hoạt động NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình..................50 2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình................53 2.3.6. Phân tích hiệu quả xã hội của hoạt động NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình......55 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình ....................................................................................................56 2.4.1. Đối tượng NTTS..................................................................................................56 2.4.2. Chất lượng giống .................................................................................................56 2.4.3. Hình thức nuôi .....................................................................................................57 2.4.4. Chất lượng môi trường ao nuôi ...........................................................................57 2.4.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS ..............................................................................57 2.4.6. Trình độ, năng lực của người nuôi ......................................................................58 2.4.7. Khả năng tiếp cận công tác khuyến nông...........................................................58 2.4.8. Nguồn thức ăn .....................................................................................................58 2.4.9. Giá bán sản phẩm ................................................................................................58 2.5. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình ........58 2.5.1. Điểm mạnh ..........................................................................................................58 2.5.2. Cơ hội ..................................................................................................................60 2.5.3. Thách thức ...........................................................................................................60 Tóm tắt chương 2...........................................................................................................61 vi CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................................62 3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp ..........................................................................62 3.1.1. Chiến lược phát triển NTTS của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.... 63 3.1.2. Quy hoạch phát triển NTTS của huyện Thăng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .......................................................................................................................64 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất NTTS tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .............................................................................................................65 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch đất sử dụng cho NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình...................................................................................................65 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước đối với các hộ sử dụng đất cho NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình ......................................................66 3.2.3. Giải pháp mở rộng diện tích NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình.....67 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình...................................................................................................68 3.2.5. Giải pháp xử lý chất thải, đảm bảo an toàn cho môi trường nuôi đối với các hộ NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình .............................................................71 3.2.6. Tổ chức lại sản xuất NTTS..................................................................................72 3.2.7. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực .....................................................................72 Tóm tắt chương 3...........................................................................................................73 KẾT LUẬN ...................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KHCN: Khoa học công nghệ KHKT: Khoa học kỹ thuật BNN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2. Phân bổ khấu hao TSCĐ theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ...................25 Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2015 .....................................................................................................................38 Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng đất cho NTTS tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2015.... 40 Bảng 2.3. Cơ cấu đất sử dụng cho NTTS phân bố tại các xã trên địa bàn huyện Thăng Bình năm 2015...............................................................................................................41 Bảng 2.4. Sản lượng ngành Thủy sản qua các năm 2013 – 2015..................................41 Bảng 2.5. Giá trị ngành Thủy sản qua các năm 2013 – 2015........................................42 Bảng 2.6. Mô tả mẫu khảo sát .......................................................................................44 Bảng 2.7. Diện tích sản xuất của hộ NTTS nước lợ theo sinh kế của hộ......................45 Bảng 2.8. Diện tích sản xuất của hộ NTTS nước lợ theo hình thức nuôi của hộ..........46 Bảng 2.9. Giới tính của hộ NTTS trong mẫu điều tra ...................................................46 Bảng 2.10. Trình độ học vấn của chủ hộ NTTS nước lợ trong mẫu điều tra ................47 Bảng 2.11. Trình độ chuyên môn NTTS của các hộ NTTS trong mẫu điều tra............47 Bảng 2.12. Mức độ tham khảo thông tin về kỹ thuật NTTS của chủ hộ/cơ sở NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình ........................................................................48 Bảng 2.13. Tổng chi phí sản xuất NTTS của hộ NTTS trong mẫu điều tra..................48 Bảng 2.14. Chi phí sản xuất của hộ NTTS theo sinh kế................................................49 Bảng 2.15. Chi phí sản xuất của hộ NTTS theo hình thức nuôi....................................50 Bảng 2.16. Năng suất trung bình của hộ NTTS theo nhóm nghề..................................50 Bảng 2.17. Năng suất của hộ NTTS theo hình thức nuôi..............................................50 Bảng 2.18. Giá trị sản xuất của hộ NTTS theo sinh kế .................................................51 Bảng 2.19. Giá trị sản xuất của hộ NTTS theo hình thức nuôi .....................................51 Bảng 2.20. Lợi nhuận sản xuất của hộ NTTS theo nghề...............................................52 Bảng 2.21. Lợi nhuận sản xuất của hộ NTTS theo hình thức nuôi ...............................53 Bảng 2.22. Hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ theo nghề .........................................53 Bảng 2.23. Hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ theo hình thức nuôi..........................54 ix DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1. Bản đồ huyện Thăng Bình........................................................................33 Hình 2.2. Cơ cấu tuổi lao động NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình. ...................47 Hình 2.3. Cơ cấu chi phí sản xuất NTTS của hộ NTTS trong mẫu điều tra. ...........49 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Huyện Thăng Bình là 1 trong 6 huyện của tỉnh Quảng Nam có tiềm năng phát triển Nuôi trồng thủy sản (NTTS) mặn lợ và đứng thứ 2 sau huyện Núi Thành. Tuy nhiên, hoạt động NTTS nước lợ chưa phát huy hết thế mạnh và tiềm năng diện tích mặt nước hiện có. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để lập danh sách các hộ cần điều tra, trực tiếp phỏng vấn các hộ trong danh sách theo bản câu hỏi đã được thiết kế. So sánh đối chiếu với các tài liệu sẵn có như: kết quả Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thuỷ sản năm 2011, năm 2016; kết quả điều tra thuỷ sản những năm 2009 đến nay; tài liệu, báo cáo của các ban, ngành có liên quan ở huyện; sổ đỏ giao diện tích nuôi trồng thuỷ sản của hộ; sổ ghi chép kết quả hạch toán của chủ cơ sở nuôi. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê để mô tả, phân tích các chỉ tiêu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất NTTS trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy, trên mỗi đơn vị diện tích mặt nước NTTS nước lợ tạo ra được 927,5 triệu đồng giá trị sản xuất, trong đó hộ chuyên NTTS có giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích (GTSX/ha) là 1028,6 triệu đồng lớn hơn hộ làm đa nghề GTSX/ha là 976,3 triệu đồng, hộ nuôi theo hình thức thâm canh có GTSX/ha là 856,3 triệu đồng lớn hơn hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh GTSX/ha là 976,3 triệu đồng. Nếu tính theo giá trị gia tăng, trên mỗi đơn vị diện tích tạo ra được 740,8 triệu đồng giá trị gia tăng, trong đó hộ chuyên NTTS giá trị gia tăng trên đơn vị sản xuất (GTGT/ha) là 838 triệu đồng lớn hơn hộ làm đa nghề GTGT/ha là 806,6 triệu đồng, hộ nuôi theo hình thức thâm canh có GTGT/ha là 695,6 triệu đồng lớn hơn hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh có GTGT/ha là 130,3 triệu đồng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại địa bàn huyện Thăng Bình.Tác giả phân tích sâu các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất đai của nhà nước, công tác quy hoạch đất và mở rộng diện tích NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình. Ngoài ra, tác giả nhận thấy việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi, áp dụng quy chuẩn nuôi tiến bộ, KHCH vào sản xuất nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất NTTS để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho người nông dân ở các xã vùng Đông của huyện. Từ khóa: Hiệu quả sử dụng đất xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những năm 90, trên thế giới NTTS đã phát triển mạnh mẽ nhưng sau đó hoạt động NTTS có chiều hướng giảm vì nguồn nước bị ô nhiễm, sự phát triển NTTS thiếu định hướng, thiếu quy hoạch bài bản, dịch bệnh phát triển nhiều, giá thức ăn tăng, nhu cầu sản phẩm sạch và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn. Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày càng tăng làm thu hẹp diện tích đất canh tác trong nông nghiệp. Hơn nữa, diễn biến bất lợi của thiên nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho sự đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trên thị trường thế giới giảm. Sự gia tăng năng suất sản xuất, sự phát triển nhanh chóng của thương mại thuỷ sản toàn cầu, đặc biệt là các mặt hàng thuỷ sản tươi sống đang được ưa chuộng hơn so với các mặt hàng thực phẩm khác làm cho hoạt động NTTS có những sứ mạng và cần các chiến lược mới. NTTS không còn đơn thuần là giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm nhàn rỗi mà nó đầy hứa hẹn trở thành ngành kinh doanh có lợi nhuận cao, thu hút đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế. Ở Việt Nam, với tiềm năng diện tích NTTS lớn với trung bình cứ 100 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển. Nghề nuôi thủy sản truyền thống bắt đầu từ thập niên 1960, và đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây, nghề nuôi thủy sản có tốc độ phát triển rất nhanh, trở thành hướng đi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các hộ nông dân có xu hướng khai thác đất có mặt nước, đất cát ven biển, diện tích bỏ hoang, diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn ven sông để đầu tư NTTS, mở rộng diện tích sản xuất. Đồng thời việc ứng dụng nhiều mô hình nuôi thủy sản với các đối tượng nuôi rất phong phú đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất. Ngành Thuỷ sản trở thành ngành xuất khẩu mạnh. Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn, rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam có 4 đơn vị xã ven biển với 25km bờ biển, có hệ thống sông Trường Giang chạy dọc qua 6 xã vùng Đông của huyện, với 330 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản nước lợ, nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai hoạt động NTTS nước lợ ven sông Trường Giang kể từ năm 1992 và phát triển cho 1 đến ngày nay . Năm 2014, sản lượng NTTS nước lợ toàn huyện Thăng Bình đạt được 2600 tấn, tương đương tổng giá trị (theo giá hiện hành) là 213 tỷ đồng, chiếm 36% tổng giá trị ngành thủy sản. Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, hoạt động NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình đã vẫn còn bộc lộ khá nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả NTTS như: (i) chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết vùng NTTS, chưa quy hoạch vùng NTTS nước lợ chuyên canh (ii)hưa chuyển đổi được diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn, diện tích bỏ hoang sang đầu tư nuôi trồng thủy sản (iii)chưa đa dạng được đối tượng nuôi, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư đặc biệt hệ thống xử lý nước thải (iv)công tác quan trắc, phòng chống dịch bệnh thủy sản chưa được chú trọng. Với hình thức nuôi tự phát như thế này hiệu quả sử dụng đất chưa cao, hiệu quả kinh tế mang lại thấp, tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ tác động tiêu cực trong hiện tại cũng như trong tương lai. Với trực trạng trên, muốn quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên đất NTTS một cách hợp lý, trước tiên cần đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho người nông dân ở các xã vùng Đông của huyện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hộ NTTS nước lợ trên địa bàn trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình. 2 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình có hoạt động NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ của các hộ gia đình trên địa bàn các xã thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Trong đó những xã có hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ bao gồm 5 xã: Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Nam và Bình Sa. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển của ngành NTTS trên địa bàn huyện từ năm 2009 đến năm 2015, và nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước lợ trong năm 2016 thông qua số liệu điều tra của tác giả trên mẫu 108 hộ NTTS. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp hộ dân theo bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. So sánh đối chiếu với các tài liệu sẵn có như: kết quả Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thuỷ sản năm 2011, 2016; kết quả điều tra thuỷ sản những năm trước; tài liệu của các ban, ngành có liên quan ở huyện; sổ ghi chép kết quả hạch toán của chủ cơ sở nuôi. Riêng đối với nội dung về tình hình cơ bản của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại cấp xã, tham khảo, khai thác thêm thông tin từ các trưởng thôn trong xã. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê, Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài nguyên – Môi trường, các số liệu phản ánh tình hình phát triển kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện thông qua báo cáo kinh tế xã hội hằng năm của huyện, các công trình nghiên cứu, các tạp chí, bài báo khoa học có liên quan. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sau đó, các kết quả trên được xử 3 lý và trình bày kết quả dưới dạng bảng thống kê và biểu đồ thống kê phần mềm Microsoft Excel.. Kết quả phân tích số liệu sơ cấp và tổng hợp các tài liệu thứ cấp được dùng làm căn cứ phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ ở huyện Thăng Bình. 5. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng đất NTTS tại địa phương. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Đóng góp lớn nhất của nghiên cứu là đã thực hiện cuộc điều tra thực tế trên 108 hộ nuôi tôm nước lợ phân bố trên nhiều xã của huyện Thăng Bình, qua đó tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ của các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Thăng Bình năm 2016. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên nhân tác động đến hiệu quả sử dụng đất và đề xuất các giải và đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ trên địa bàn huyện trong thời gian đến. Nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ cũng là những gợi mở cho các đề tài tiếp theo. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất NTTS Chương 2: Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài Phạm Văn Dư (2009). Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu, cho thấy quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hoá đồng bộ, không áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí. Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa, cùng canh tác, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng. Phạm Văn Tân và Nguyễn Thanh Trà (2010). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu trên cả 3 vùng, loại hình sử dụng đất rau - màu, mía – màu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, về hiệu quả xã hội: loại hình sử dụng đất rau – màu thu hút nhiều lao động nhất; các loại hình sử dụng đất mía – màu, rau – màu, chuyên cá đều có ảnh hưởng tốt đến môi trường. Bùi Anh Tuấn (2015). Nghiên cứu về một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, người dân nhận thấy có sự thay đổi lớn của công tác quản lý sử dụng đất trong thời gian qua và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp đó là chính sách đất đai, các chính sách hỗ trợ (vốn, kỹ thuật), tính chất đất, quy mô diện tích đất canh tác và vai trò của truyền thông, thông tin. Nguyễn Văn Hoàn(2011). Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất và hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai vùng núi tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải xác định tính phù hợp của các loại hình sử dụng đất: lựa chọn các loại hình sử dụng đất tạo thành một hệ thống hợp lý, một lớp che phủ thực vật bảo vệ, có khả năng bồi dưỡng độ màu mỡ của đất, không gây xói mòn hoặc thoái hoá, không ảnh hưởng xấu đến môi trường; Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, đưa lại thu nhập cao cho nhân dân vùng miền núi; Các loại hình sử dụng đất phù hợp với kinh tế và điều kiện sản xuất của địa phương. 5 Nguyễn Thị Lý và Phạm Hồng Mạnh (2013). Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn này đó là: diện tích trồng lúa, chi phí sản xuất, tập huấn khuyến nông và hộ chỉ trồng lúa. Mức độ giải thích của mô hình là 33.6%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất những gợi ý chính sách cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại địa phương này. 1.2. Một số vấn đề lý luận về nuôi trồng thủy sản và sử dụng đất NTTS 1.2.1. Khái niệm NTTS Có nhiều cách nói về NTTS: + Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất động thực yật thủy sản có sự kiểm soát của con người trong một phần hay toàn bộ chu kỳ sống của chúng. + Nuôi trồng thủy sản là nuôi các loài động vật (cá, giáp xác, nhuyễn thể….) và thực vật (rong biển ….)…. trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn. + Nuôi trồng thủy sản được gọi là canh tác dưới nước. + Nuôi thủy sản mặn, lợ: Là nuôi các đối tượng thủy sản nồng độ muối từ 5 phần ngàn (%0) trở lên. 1.2.2. Phân loại nuôi trồng thủy sản Có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như sau: 1.2.2.1. Căn cứ vào môi trường sống Có thể phân thành 3 loại: + Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt có độ mặn thấp hơn 0,5‰) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. + Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa. Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú (Penaeus. monodon), tôm he (P. merguiensis), tôm bạc thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm rằn (P. semisulcatus) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá dìa - cá nâu, cá mú (song), cá kình, cá đối…. 6 + Nuôi trồng thủy sản nước mặn: Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc… 1.2.2.2. Căn cứ vào hình thức nuôi Có thể chia ra 4 loại: + Nuôi quảng canh truyền thống: Là hình thức nuôi tôm hoàn toàn dựa vào tôm nguồn giống thu được từ vùng nước tự nhiên và thức ăn tự nhiên có trong ao. + Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi tôm với cơ sở hạ tầng và quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, năng suất tôm nuôi có khả năng đạt đến 1,5 tấn/ha/vụ. + Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi tôm với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, năng suất tôm nuôi có khả năng đạt từ 1,5 – 3 tấn/ha/vụ. + Nuôi thâm canh: Là hình thức nuôi tôm với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, có khả năng đạt năng suất trên 3 tấn/ha/vụ. 1.2.2.3. Căn cứ đối tượng nuôi Căn cứ một số đối tượng nuôi có hiệu quả hiện nay, có thể phân thành: + Nuôi Giáp xác: Phổ biến là bọn giáp xác mười chân. Ví dụ Giáp xác bản địa: tôm sú, cua biển, tôm càng xanh….; giáp xác ngoại lai là tôm thẻ chân trắng…. + Nuôi Cá: là những đối tượng có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá biển hay cá nước ngọt. Ví dụ: Cá nước ngọt bản địa: cá tra, cá ba sa; Cá nước ngọt nhập ngoại là chép Trung Quốc, chép Ấn Độ, rô phi…; Cá biển: Cá biển bản địa: cá chẽm, cá mú….; cá biển nhập ngoại là cá giò…. + Nuôi nhuyễn thể: Chủ yếu là loại 2 mảnh vỏ, đa số sống ở biển: nghêu, sò huyết, vẹm xanh, hầu…. chỉ có một số sống ở nước ngọt như trai ngọc. + Nuôi trồng rong: các loại thực vật bậc thấp đơn bào hay đa bào. Ví dụ như rong biển bao gồm: rong sụn, rong câu…. + Nuôi bò sát, lưỡng thê: thường được nuôi để lấy thịt, lấy da, được dùng trong thực phẩm hay mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da)…. 1.2.2.4. Căn cứ phương tiện nuôi Có thể phân ra nuôi bằng ao bè, nuôi bằng đăng quầng, nuôi bằng bãi triều, nuôi bằng bể tuần hoàn, nuôi bằng giằng…. 7 1.2.3. Vai trò nuôi trồng thủy sản Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu thiết yếu của con người, cung cấp cho nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác như: cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ở tầm vĩ mô, NTTS đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Ngành thủy sản đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. Đây là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước: Ngành này là ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước: Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ; đến năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. NTTS ở một số địa phương được xem là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Ngành NTTS được xem là một ngành quan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong cơ cấu kinh tế ngành NôngLâm- Ngư nghiệp. Góp phần đa dạng hóa thêm cơ cấu các ngành này, thúc đẩy sự phát triển. Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu vực nông, lâm, thuỷ sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và chỉ còn đóng góp trên dưới 10%. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm, thì tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại tăng lên, là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế mạnh mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập: Ngành NTTS thu hút một số lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần tăng thu nhập cho một bộ phận hộ gia đình nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế: Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. 1.3. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế 1.3.1. Hiệu quả kinh tế 8 1.3.1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất có hạn và ngày càng khan hiếm. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan với mọi nền sản xuất xã hội. Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. H Công thức tính: Q C Trong đó:H: Hiệu quả kinh tế, C: Chi phí sản xuất, Q: Kết quả Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất ta được hiệu suất vốn. Khi lấy giá trị sản lượng trên một đồng chi phí ta được hiệu suất chi. Hệ số H (đại lượng tương đối) phản ánh trình độ sử dụng đầu vào nhưng không phản ảnh được quy mô sử dụng đầu vào. Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Công thức tính: H Q-C = Xét trên phương diện kinh doanh, kết quả phép trừ trên là kết quả lợi nhuận trong sản xuất. Thực tế trong nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hay phép trừ không có nghĩa. Tuy nhiên nếu ta thực hiện được phép so sánh kết quả của hai phép trừ với đại lượng chi phí bỏ ra như nhau, ta có được phần chênh lệch thì đây là hiệu quả kinh tế. Hiện nay quan điểm này chỉ sử dụng trong vài trường hợp nhất định. Hệ số H (đại lượng tuyệt đối hay số chênh lệch) chỉ phản ảnh được quy mô của hiệu quả nhưng không phản ảnh được trình độ sử dụng nguồn lực (đầu vào). Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh. Công thức tính: H = ∆K ∆C Trong đó: H: Tỷ suất kết quả bổ sung, ΔK: Kết quả bổ sung, ΔC: Chi phí bổ sung. Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xả hội. Quan điểm này phức tạp ở một số lĩnh 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng