Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã phú xuân, thành phố th...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã phú xuân, thành phố thái bình, tỉnh thái bình

.PDF
9
28
98

Mô tả:

IH NG NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ N KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẰNG NGUY ĐÁNH GIÁ HIỆ QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHI ỆU T NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI B ÀN PHỐ BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH Hà Nội – 2015 TRƯỜNG ĐẠI H I HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ N NG NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẰNG NGUY ĐÁNH GIÁ HIỆ QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHI ỆU T NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI B ÀN PHỐ BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản lý đất đai Qu Mã ngành: 52850103 GIÁO VIÊN HƯ ƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG H NG HẠNH Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản lý đất đai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình với đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” Đồ án được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của đơn vị cơ quan và nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Nguyễn Thị Hồng Hạnh giảng viên khoa Quản lý đất đai, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đồ án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý đất đai tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Phú Xuân, cán bộ địa chính xã, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè và người thân đã động viên, cộng tác giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày10 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Hằng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 3 1.1. Đất đai và vấn đề sử dụng đất .................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm về đất................................................................................... 3 1.1.2. Sử dụng đất là gì ................................................................................... 3 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất................................. 4 1.2. Một số vấn đề về đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ............. 10 1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp ................................................................. 10 1.2.2. Phân loại đất nông nghiệp................................................................... 10 1.2.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ............. 10 1.2.4. Sử dụng đất nông nghiệp .................................................................... 11 1.3. Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam .................................................. 13 1.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................... 15 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 18 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 18 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 18 2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................... 18 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 18 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu .................................... 18 2.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích, đánh giá tài liệu .................................. 19 2.4.3. Phương pháp khảo sát kế thừa các tài liệu có liên quan ..................... 19 2.4.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp Ect ................................................... 19 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 21 3.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường ........................ 21 3.1.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 21 3.1.2.Các nguồn tài nguyên .......................................................................... 23 3.1.3.Cảnh quan môi trường ......................................................................... 24 3.1.4.Nhận xét chung.................................................................................... 24 3.2.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ........................................................ 25 3.3.Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2014 ................................................ 26 3.4.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ....................................................... 29 3.4.1. Tình hình biến động đất nông nghiệp trên địa bàn xã.......................... 30 3.4.2. Đặc điểm sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất của xã.................. 31 3.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã ............................ 35 3.4.3.1.Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................. 35 3.4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội ................................... 40 3.4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường. .......................... 43 3.4.3.4. Đánh giá tổng hợp. .......................................................................... 46 3.4.4. Lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả ........................ 48 3.4.4.1. Nguyên tắc lựa chọn ........................................................................ 48 3.4.4.2. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................... 48 3.4.4.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất .................................................. 48 3.5. Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......................................................................................................... 49 3.5.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp. ................................................ 49 3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ............................................ 50 3.5.2.1. Nhóm giải pháp chung ..................................................................... 50 3.5.2.2. Giải pháp cụ thể............................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56 PHỤ LỤC .................................................................................................... 57 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam 2013 .................... 14 Bảng 1.2: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ............... 17 Bảng 1.3: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ............................. 17 Bảng 1.4: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường ..................... 17 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ................................................. 27 Bảng 3.2: Diện tích đất nông nghiệp của xã qua từng thời kì ........................ 30 Bảng 3.3: Các loại hình sử dụng đất chính ................................................... 32 Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính. ........................ 35 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế một số kiểu sử dụng đất chính ........................... 36 Bảng 3.6: Tổng hợp hiệu quả kinh tế bình quân của các mô hình ................. 39 Bảng 3.7: Tổng hợp hiệu quả xã hội bình quân của các mô hình .................. 41 Bảng 3.8: So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân hợp lý và cân đối của một số loại cây trồng trên địa bàn xã ......................................... 44 Bảng 3.9: Hiệu quả tổng hợp các mô hình xã Phú Xuân ............................... 47 Bảng 3.10. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất trong tương lai ........ 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ANLT An ninh lương thực BVTV Bảo vệ thực vật CPSX Chi phi sản xuất ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp LHQ GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn LUT Loại hình sử dụng đất N, P, K, Ca Đạm, lân, kali, caxi UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Phú Xuân là xã thuộc thành phố Thái Bình nhưng vẫn là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.Vì vậy, việc 1 định hướng cho người dân trong xã khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất thích hợp là việc rất quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ths Phan Văn Hoàng, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” MỤC TIÊU - Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp của xã Phũ Xuân - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất. - Lựa chọn được những loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Xuân YÊU CẦU - Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn ởđịa phương. - Phải thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy - Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi. - Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan