Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả sử dụng đất của mô hình nông lâm kết hợp tại xã quỳnh đôi, huy...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất của mô hình nông lâm kết hợp tại xã quỳnh đôi, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

.PDF
9
30
112

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI LÊ TUẤN VIỆT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ QUỲNH ĐÔI, HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN Hà Nội - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI LÊ TUẤN VIỆT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ QUỲNH ĐÔI HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã ngành : 52850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Đào Mạnh Hồng Hà nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, được sự giảng dạy và giúp đỡ tận tình của các Thầy cô trong trường nói chung và trong khoa Quản lý đất đai nói riêng đã trang bị cho em được những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về đời sống và chuyên môn, tạo cho em hành trang với nền tảng vững chắc trong cuộc sống và trong công tác sau này. Xuất phát từ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Đặc biệt về việc hoàn thành báo cáo đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân thì còn sự quan tâm, giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo hướng dẫn – ThS. Đào Mạnh Hồng, các thầy cô trong trường, trong khoa Quản lý đất đai, cùng các cán bộ địa chính và các cán bộ phòng ban khác tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đợt thực tập và hoàn thiện bài báo cáo đồ án tốt nghiệp này theo đúng nội dung và kế hoạch được giao. Đồ án được thực hiện và hoàn thành trong thời gian ngắn, đồng thời do kiến thức và khả năng bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các cán bộ địa chính và các phòng ban khác tai xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Kính chúc các thầy cô và toàn thể các cán bộ tại xã Quỳnh Đôi luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2015 Sinh Viên Lê Tuấn Việt MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Cơ sở khoa học................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp ................................................. 3 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................. 4 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................... 6 1.1.4. Sự ra đời của NLKH tại Việt Nam................................................................... 8 1.1.5. Định nghĩa về mô hình nông lâm kết hợp ........................................................ 9 1.2. Tình hình nghiên cứu mô hình nông lâm kết hợp trong và ngoài nước ............. 10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................... 11 CHƯƠNG 2: NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 13 2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 13 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 16 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Quỳnh Đôi .......................................... 16 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 16 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................. 17 3.2. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Quỳnh Đôi. ... 19 3.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình sản xuất NLKH tại xã Quỳnh Đôi. ........... 20 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Quỳnh Đôi năm 2014 ...................................... 20 3.3.2 Tình hình sử dụng đất của các mô hình sản xuất NLKH tại xã Quỳnh Đôi. ... 20 3.4. Đánh giá hiệu quả của một số mô hình NLKH tại xã Quỳnh Đôi...................... 24 3.4.1. Đánh giá hiệu quả mô hình VAC ................................................................... 24 3.4.2. Đánh giá hiệu quả mô hình Lợn-Cá ............................................................... 49 3.4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình Lúa-Cá ............................................................... 58 3.4.4. So sánh hiệu quả sử dụng đất các mô hình NLKH ......................................... 67 3.5. Đề xuât giải pháp ............................................................................................. 71 3.5.1. Các giải pháp chung ...................................................................................... 71 3.5.2. Các giải pháp riêng ........................................................................................ 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 77 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích 1 ĐVTT Đơn vị tính toán 2 NLKH Nông lâm kết hợp 3 UBND Uỷ ban nhân dân 4 BVTV Bảo vệ thực vật 5 VAC Vườn-Ao-Chuồng i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. ................... 19 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Quỳnh Đôi năm 2014. ............................... 20 Bảng 3.3: Một số mô hình nông lâm kết hợp chính tại địa bàn nghiên cứu .............. 21 Bảng 3.4:Cơ cấu đất đai trong mô hình VAC. ......................................................... 24 Bảng 3.5: Tổng hợp khối lượng phân bón vô cơ cho cây bưởi từ năm 2009-2014 ... 28 Bảng 3.6: Chi phí công lao động cho cây bưởi qua các năm 2009-2014 .................. 30 Bảng 3.7: Tổng chi phí cho cây bưởi qua các năm 2009-2014. ................................ 30 Bảng 3.8: Tổng hợp số lượng phân bón vô cơ được cung cấp cho cây xoài. ............ 32 Bảng 3.9: Chi phí lao độngcủa cây xoài trong giai đoạn 2009-2014 ........................ 34 Bảng 3.10: Tổng chi phí của cây xoài giai đoạn 2009-2014 .................................... 34 Bảng 3.11: Tổng chi phí của cây su hào ................................................................ 37 Bảng 3.12: Sản lượng cây cải bắp giai đoạn 2009-2014 .......................................... 40 Bảng 3.13: Tổng chi phí nuôi cá trong mô hình VAC giai đoạn 2009-2014............. 44 Bảng 3.14: Lợi nhuận mô hình VAC trong giai đoạn 2009-2014 ............................. 46 Bảng 3.15: Cơ cấu đất đai trong mô hình trang trại Lợn-Cá. ................................... 50 Bảng 3.16: Chi phí nuôi lợn giai đoạn 2009-2014 ................................................... 53 Bảng 3.17: Chi phí nuôi cá trong trang trại lợn cá giai đoạn 2009-2014 .................. 55 Bảng 3.18: Lợi nhuận trang trại Lợn-Cá giai đoạn 2009-2014 ................................. 56 Bảng 3.19: Chi phí trồng lúa của mô hình Lúa-Cá giai đoạn 2010-2014................. 63 Bảng 3.20: Chi phí nuôi cá của mô hình Lúa-Cá giai đoạn 2010-2014. ................... 64 Bảng 3.21: Lợi nhuận mô hình Lúa-Cá giai đoạn 2010-2014 .................................. 65 Bảng 3.22: So sánh tổng lợi nhuận/ha giữa các mô hình NLKH .............................. 67 ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra khá mạnh mẽ với nhiều thành tựu đạt được sau gần 30 năm đổi mới. Từ một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển đã vươn lên là một trong những nước có thu nhập trung bình và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang đặt ra một vấn đề khá quan trọng đối với đất nông nghiệp hiện tại và trong tương lai. Quỹ đất nông nghiệp đang bị hạn chế do phải chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng được cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đã biết vai trò của đất nông nghiệp là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, không có quốc gia nào tồn tại nếu như không có nông nghiệp, trong khi nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp.Vấn đề đặt ra là phải bảo vệ quỹ đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo sự sống và tồn tại của quốc gia. Hình thức sử dụng đất đơn canh vẫn phổ biến ở nước ta và đem lại hiệu quả thực sự không cao khi hệ số sử dụng đất còn rất thấp và không có sự tương trợ lẫn nhau nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tiễn sản xuất cũng như nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra cho ta thấy Nông Lâm kết hợp là một phương thức sử dụng tài nguyên tổng hợp đem lại rất nhiều lợi ích : Cung cấp lương thực, thực phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, giảm rủi ro trong sản xuất. Ngoài ra nông lâm kết hợp còn cho lợi ích cho việc bảo tồn đất và nước, bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học hơn nữa còn giảm hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, hiệu quả do nông lâm kết hợp mang lại vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, do trình độ của người dân chưa cao, sản xuất theo kinh nghiệm mà chưa chú ý tới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, do thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, thiếu sự hỗ trợ về kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp và các nhà khoa học. Vì vậy, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp theo hệ thống nông lâm kết hợp và đòi hỏi cần có các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của nông lâm kết hợp tại địa phương. 1 Trong những năm gần đây, được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng của người dân đã đưa ra và áp dụng một số mô hình nông lâm kết hợp vào sản xuất bước đầu đem lại thu nhập tương đối ổn định. Để tìm hiểu kỹ và sâu hơn những vấn đề giải pháp trong phát triển nông lâm kết hợp của địa phương hiện nay đồng thời tìm ra được một số giải pháp phát triển kinh tế các hệ thống nông lâm kết hợp cho phù hợp với điều kiện thực tế tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của mô hình nông lâm kết hợp tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” 2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu - Tìm hiểu chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất một số hệ thống NLKH điển hình trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả cho các mô hình nông lâm. 2.2. Yêu cầu - Xác định được các mô hình nông lâm kết hợp trên địa bàn nghiên cứu. - Xác định được giá bán nông sản của các mô hình nông lâm kết hợp. - Xác định được chi phí và lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất. - Các giải pháp phải gắn liền với thực tế sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan