Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng sản suất tại huyện văn lãng tỉnh lạn...

Tài liệu đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng sản suất tại huyện văn lãng tỉnh lạng sơn

.PDF
67
22
56

Mô tả:

. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH LONG XUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH LONG XUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Lâm học Mã số ngành: 8620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Trung THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do em thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018 Tác giả Đinh Long Xuyên ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo, các tổ chức, cá nhân. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Lê Sỹ Trung đã bồi dưỡng, khuyến khích và hướng dẫn em đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực hết sức thú vị và có ý nghĩa qua luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo trong phòng Đào tạo, khoa Lâm nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ em nhiệt tình và chỉ dẫn nhiều ý kiến chuyên môn quan trọng. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018 Tác giả Đinh Long Xuyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 3 1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...................... 3 1.1.1. Hiệu quả ................................................................................................ 3 1.1.2. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 3 1.1.3. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 4 1.1.4. Khái niệm rừng ..................................................................................... 4 1.2. Nghiên cứu trên Thế giới ...................................................................... 5 1.2.1. Nghiên cứu chọn tạo giống trong rừng trồng sản xuất ......................... 5 1.2.2. Nghiên cứu về bón phân trong rừng trồng sản xuất ............................. 5 1.2.3. Nghiên cứu về mật độ trong rừng trồng sản xuất ................................. 6 1.2.4. Nghiên cứu về điều kiện lập địa trong trồng rừng sản xuất.................. 7 1.2.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường ............................................... 7 1.3. Nghiên cứu rừng trồng ở Việt Nam ...................................................... 9 1.3.1. Nghiên cứu về giống cây rừng .............................................................. 9 1.3.2. Nghiên cứu về phân bón trong trồng rừng sản xuất ........................... 10 1.3.3. Nghiên cứu về mật độ trong trồng rừng sản xuất ............................... 11 1.3.4. Nghiên cứu về lập địa ......................................................................... 12 1.3.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường ............................................. 13 1.4. Nhận xét chung ................................................................................... 14 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 16 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 16 iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 16 2.3.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài ......................................................... 16 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 17 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 22 3.1. Thực trạng rừng trồng sản xuất ........................................................... 22 3.1.1. Diện tích các loại rừng trồng sản xuất ................................................ 22 3.1.2. Sơ lược quá trình hình thành rừng ...................................................... 23 3.1.3. Thực trạng quản lý các loại rừng sản xuất .......................................... 24 3.1.4. Trữ lượng các loại rừng trồng sản xuất............................................... 25 3.2. Hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng ........................................... 29 3.2.1. Hiệu quả kinh tế của rừng Thông mã vĩ ............................................. 29 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của rừng Bạch đàn ................................................... 30 3.2.3. Hiệu quả kinh tế của rừng Keo ........................................................... 31 3.2.4. So sánh giữa hiệu quả kinh tế giữa các loại rừng trồng ...................... 32 3.3. Hiệu quả xã hội của các mô hình trồng rừng ...................................... 32 3.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của rừng trồng..... 34 3.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 34 3.4.2. Điều kiện xã hội .................................................................................. 35 3.4.3. Các kỹ thuật đang áp dụng cho trồng rừng trên địa bàn huyện .......... 36 3.4.4. Kết quả điều tra thị trường lâm sản..................................................... 40 3.4.5. Tổng hợp các chính sách về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện ... 41 3.4.6. Tổng hợp tình hình thực hiện các chính sách về phát triển lâm nghiệp ở địa phương ........................................................................................ 42 3.5. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng bền vững ................................. 46 3.5.1. Nhóm giải pháp về kinh tế, kỹ thuật ................................................... 46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 49 1. Kết luận ....................................................................................................... 49 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 54 v DANH MỤC VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1 GTGT Giá trị gia tăng 2 GTSX Giá trị sản xuất 3 KTLN Kinh tế lâm nghiệp 4 KTLS Kỹ thuật lâm sinh 5 OTC Ô tiêu chuẩn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Biểu điều tra sinh trưởng cây rừng ............................................. 18 Bảng 3.1. Diện tích rừng trồng Thông mã vĩ, Keo và Bạch đàn phân theo cấp tuổi ................................................................................ 22 Bảng 3.2. Diện tích đất rừng phân theo chủ quản lý ................................... 24 Bảng 3.3. Trữ lượng lâm phần rừng trồng Thông tuổi 18 .......................... 26 Bảng 3.4. Trữ lượng lâm phần rừng trồng Bạch đàn tuổi 13 ...................... 27 Bảng 3.5. Trữ lượng lâm phần rừng trồng Keo tuổi 8 ................................ 28 Bảng 3.6. Phân tích NPV cho 1 ha rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana) 18 năm tuổi ............................................................ 29 Bảng 3.7. Phân tích NPV cho 1 ha rừng trồng Bạch đàn (Eucalyptus urophylla) 13 năm tuổi ............................................................... 30 Bảng 3.8. Phân tích NPV cho 1 ha rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 8 năm tuổi .................................................................. 31 Bảng 3.9. So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng .......32 Bảng 3.10. Số công lao động trong hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ..... 33 Bảng 3.11. Các biện pháp KTLS được áp dụng............................................ 37 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa không khí, tạo ra oxy, là bể dự trữ các bon, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… góp phần phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Bởi vậy, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và tiềm năng to lớn lâu dài đặc biệt. Việt Nam là một đất nước có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, ¾ diện tích là đồi núi, dân số chủ yếu lao động bằng nghề nông, trong đó phần lớn diện tích được quy hoạch là đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng và đất trống đồi núi trọc. Tài nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng từ năm 1943 đến năm 1995 do các nguyên nhân như: chiến tranh, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi sang đất nông nghiệp như là kết quả tất yếu của sự gia tăng dân số và đặc biệt là việc khai thác lạm dụng vốn rừng. Từ 14,3 triệu ha rừng tự nhiên (độ che phủ 43%) năm 1943 giảm xuống đến mức thấp nhất là 9,2 triệu ha (độ che phủ 27,8%) năm 1990 và tăng lên 12,3 triệu ha (độ che phủ 36,7%) năm 2004, đến cuối năm 2016 diện tích rừng toàn quốc là 13,63 triệu ha (độ che phủ 41,19). Mất rừng, độ che phủ giảm, đất đai bị thoái hóa do xói mòn rửa trôi, hiện tượng sạt lở đất tại các vùng núi thường xuyên xảy ra, sông hồ bị bồi lấp, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, khí hậu biến đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của con người... Vì vậy, việc phục hồi độ che phủ của thảm thực vật rừng đã và đang được Chính phủ Việt Nam đưa vào hàng ưu tiên cao và việc sử dụng đất một cách hợp lý, khoa học là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn quốc gia. Với những nỗ lực lớn lao đó thì độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên không ngừng từ năm 1995 đến nay. 2 Văn Lãng là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện đã quan tâm tích cực triển khai các chương trình, dự án trồng rừng nhằm phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc. Từng bước đưa nghề rừng trở thành một ngành hàng hóa quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng tồn tại nhiều vấn đề trong phát triển rừng như sự phù hợp của thành phần loài cây giống trong trồng rừng, sự phù hợp về thị trường các sản phẩm lâm sản… Để đánh giá hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế vườn rừng trong những năm tiếp theo. Được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn đề tài. Em chọn thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của một số mô hình trồng rừng sản xuất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội các mô hình rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện. - Đánh giá ảnh hưởng một số nhân tố đến hiệu quả kinh tế - xã hội đến các mô hình rừng trồng trong khu vực. - Đề xuất việc lựa chọn cơ cấu cây rừng phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng bền vững. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong khoa học Bổ sung cơ sở dữ liệu về trồng rừng sản xuất một cách hệ thống về: Diện tích, loài cây trồng, sinh trưởng, trữ lượng, hiệu quả kinh doanh là những thông tin quan trọng cho việc xác định cơ cấu trồng rừng của địa phương trong những năm tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Lựa chọn và đề xuất được mô hình trồng rừng hiệu quả để mở rộng sản xuất. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 1.1.1. Hiệu quả Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người hạn chế, người ta thường quan niệm hiệu quả chính là kết quả. Sau ngày khi nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả như yêu cẩu của cồng việc mang lại hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra là kết quả mà con người chờ đợi, hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng số lương thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. 1.1.2. Hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, hanau, Rusteruyer, Simmerman) “hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong 1 đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội” Hiệu quả kinh tế là phạm trì chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Một là, mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”. 4 - Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết của hệ thống. - Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tương đối và tuyệt đối, cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế của trồng rừng là với một diện tích rừng trồng nhất định sản xuất ra một khối lượng lâm sản có giá trị nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao các sản phẩm lâm sản của xã hội”. 1.1.3. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh là các lợi ích mà xã hội thu được từ rừng trồng. Hay nói cách khác là, hiệu quả xã hội thu được chính là sự đáp ứng của các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Sự đáp ứng đó có thể được đánh giá về định tính như: sự đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương của Nhà nước… hoặc được đánh giá bởi các chỉ tiêu tính toán định lượng như: mức tăng thu nhập cho ngân sách, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng… 1.1.4. Khái niệm rừng: là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. 5 Khái niệm về rừng sản xuất: là được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Khái niệm về phát triển rừng: là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. 1.2. Nghiên cứu trên Thế giới Trồng rừng là 1 môn khoa học quan trọng trong công tác xây dựng rừng, nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, có thể điểm qua 1 số công trình nghiên cứu điển hình sau đây. 1.2.1. Nghiên cứu chọn tạo giống trong rừng trồng sản xuất Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng trồng, hiểu được vấn đề đó nên nhiều nước trên thế giới đã tập trung chú trọng về vấn đề cải thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tại Swaziland cũng đã chọn được giống Pinus patala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, D., 1983) [19]. Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống Eucallyptus grandis đạt từ 35 - 40 m3/ha/năm, giống E. urophylla đạt trung bình tới 55 m3/ha/năm, có nơi lên đến 70 m3/ha/năm (Campinhos và Ikenmori, 1988) [14]. 1.2.2. Nghiên cứu về bón phân trong rừng trồng sản xuất Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là ở những nơi đất xấu. Trên thế giới, việc áp dụng bón phân cho rừng trồng bắt đầu từ những năm 1950. Trong vòng 1 thập kỷ, diện tích rừng được bón phân đã tăng lên 100.000 ha/năm ở Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan. Đến năm 1980, diện tích rừng được bón phân trên thế giới đã đạt gần 10 triệu ha (Dẫn theo Ngô Đình Quế và cs., 2004) [30]. 6 Qua những nghiên cứu ta thấy rõ rằng phân bón đã mang lại những hiệu quả rõ rệt như nâng cao tỷ lệ sống, nâng cao chất lượng, sản lượng, tăng khả năng chống chọi với điều kiện không thuận lợi của môi trường đẻ cây phát triển tốt hơn. 1.2.3. Nghiên cứu về mật độ trong rừng trồng sản xuất Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau. Về vấn đề này đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992) [17] khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E. deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ trồng khác nhau (2.985 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.075 cây/ha; 750 cây/ha), số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng ở mật độ cao. Trong một nghiên cứu khác với thông P. caribeae ở Quensland Australia, tác giả cũng đã thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.330 cây/ha; 1.075 cây/ha và 750 cây/ha), sau hơn 9 năm trồng cũng thu được kết quả tương tự, nhưng ở các công thức trồng mật độ thấp (750 cây/ha - 1.075 cây/ha) có đường kính trung bình đạt từ 20,1 - 20,9cm, số cây đạt đường kính (D1.3) > 10cm chiếm từ 84% - 86%; Ở công thức mật độ cao đường kính chỉ đạt từ 16,6 - 17,8cm, số cây có đường kính (D1.3) > 10cm chỉ chiếm từ 71% - 76%. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì vậy cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp. 7 1.2.4. Nghiên cứu về điều kiện lập địa trong trồng rừng sản xuất Kết quả nghiên cứu của tổ chức Nông - Lương Quốc tế (FAO, 1994) [15] ở các nước vùng nhiệt đới đã chỉ ra rằng: Khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì. 1.2.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế là chủ yếu, sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu của Goncalves et. al. (2004) [16], để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được hai vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất nên tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật... nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên quan điểm “Thị trường là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng, chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sẽ phải sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá. Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua Liu Jinlong (2004) [18] đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyết khích tư nhân phát triển trồng rừng như: - Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá. - Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước. - Giảm thuế đánh vào các lâm sản. - Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng. 8 - Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng. Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý chung về vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dân. Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia trồng rừng mà còn gợi ý những định hướng quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) ở Thái Lan, Ashadi và Nina Mindawati (2004) ở Indonesia... Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là quan trọng khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là (Dẫn theo Phạm Mạnh Hà, 2004) [3]: - Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất. - Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng. - Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân. Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần tham gia trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan điểm chung để phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng. 9 1.3. Nghiên cứu rừng trồng ở Việt Nam Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Các chương trình, dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thiết lập, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm, phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng trong đó có trồng rừng sản xuất. Bên cạnh đó, công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng luôn được quan tâm. 1.3.1. Nghiên cứu về giống cây rừng Công tác giống cây rừng trong những năm gần đây phục vụ cho sản xuất trên phạm vi cả nước đã đạt được những kết quả rõ rệt, điển hình là những công trình trong nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Khả (1999) [8] đã nghiên cứu tuyển chọn các dòng Keo lai tự nhiên, Bạch đàn có năng suất cao và khả năng kháng bệnh. Hơn nữa, đã lai giống nhân tạo thành công cho các loài Keo và Bạch đàn, kết quả đã chọn tạo ra các dòng lai có khả năng sinh trưởng gấp từ 1,5 2,5 lần các giống bố mẹ, năng xuất rừng trồng thử nghiệm ở một số vùng đạt từ 20 - 30 m3/ha/năm, có nơi đạt tới 40 m3/ha/năm. Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN &PTNT) đã có Quyết định ban hành "Qui phạm xây dựng rừng giống và vườn giống", "Qui phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa", trong đó qui định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc xuất xứ giống và cây giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống (Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng, 2003) [9]. Hiện nay, hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm đều có vườn ươm công nghiệp với quy mô sản xuất hàng triệu cây một năm. Những thành công trong 10 công tác nghiên cứu giống cây rừng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, những giống cây mới có năng suất cao chủ yếu được thử nghiệm và phát triển chủ yếu ở một số tỉnh của các vùng như Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đối với vùng núi phía Bắc mới chỉ được phát triển trong phạm vi hẹp. Vì vậy, đưa nhanh những giống mới và kỹ thuật nhân giống vô tính vào sản xuất là rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công tác trồng rừng, thu hút nhiều thành phần kinh tế vào xây dựng rừng. Đây cũng là mong muốn và là chủ trương của chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng. 1.3.2. Nghiên cứu về phân bón trong trồng rừng sản xuất Phân bón là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn định, tăng năng xuất và chất lượng rừng trồng, phân bón bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh trong giai đoạn đầu, làm tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường. Trên thực tế cho thấy, bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu, làm tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường. Ở các nước có nền Lâm nghiệp phát triển cao đều áp dụng bón phân cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao, từ 40 - 50% đối với phân đạm và khoảng 30% đối với phân lân (Ngô Đình Quế và cs., 2004) [11]. Tại Việt Nam, về vấn đề này đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, điển hình có công trình nghiên cứu bón phân cho Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây cũ) của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) [7]. Các thí nghiệm được thực hiện trên đất feralit phát triển trên đá mẹ Sa thạch có tầng đất mỏng (30 - 50cm), tầng đá ong nông có nơi chỉ cách mặt đất 30cm, pH Kcl = 3,5 - 11 4,7, nghèo đạm (0,12 - 0,18%), thiếu lân và can xi. Thí nghiệm được tiến hành với biện pháp thâm canh cày đất toàn diện và bón phân với 8 công thức bón phân khác nhau. Kết quả là công thức bón phân phối hợp 2kg phân chuồng với 100gam phân Themophotphat cho 1 gốc cây thì cho sinh trưởng tốt nhất, tiếp theo là công thức bón 1 kg phân chuồng với 100 gam Themophotphat cho 1 gốc cây. Sinh trưởng của Keo lai ở 2 công thức này sau năm trồng có thể tích vượt trội so với công thức đối chứng là 78,7 - 45,3%. Trong một nghiên cứu khác với 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Keo lai từ 1,5 - 5,5 năm tuổi ở 5 tỉnh khác nhau. Nguyễn Đức Minh và cs. (2004) [11] đã chỉ ra rằng rừng trồng được bón phân tốt hơn rừng trồng không được bón phân mặc dù Keo lai là cây cố định đạm. Tuy nhiên, ở giai đoạn rừng non cũng cần bón một lượng phân nhất định để thúc đẩy quá trình sinh trưởng. Ngoài ra, tác giả còn cho thấy rừng trồng Keo lai được bón lót 100g NPK/cây và bón thúc 100g NPK/cây vào năm thứ 2 cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng. Như vậy việc bón phân là rất cần thiết đối với trồng rừng và điều quan trọng nữa là phải xác định đúng loại phân, đúng thời vụ, đúng liều lượng. Bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được nghiên cứu nhiều nhất. Các tác giả đều kết luận rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài cây trồng, đặc biệt là đối với các loài cây trồng rừng nguyên liệu. 1.3.3. Nghiên cứu về mật độ trong trồng rừng sản xuất Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại lập địa khác nhau với mục đích kinh doanh khác nhau là không giống nhau. Để làm rõ vấn đề này, Phạm Thế Dũng và cs. (2004) [1] khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác 12 nhau (952 cây/ha, 1.111 cây/ha, 1.142 cây/ha và 1.666 cây/ha). Kết quả phân tích cho thấy, sau 3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm); năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả đã khuyến cáo rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên bố trí mật độ ban đầu trong khoảng 1.111cây/ha - 1.666cây/ha là thích hợp nhất. Đối với rừng trồng làm nguyên liệu giấy nên thiết kế mật độ trồng ban đầu là 1.428 cây/ha; rừng trồng phục vụ cho mục đích lấy gỗ nhỡ và nhỏ nên trồng với mật độ 1.111 cây/ha. Tại một nghiên cứu khác của Nguyễn Huy Sơn và cs. (2006) [13] về xác định mật độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị. Các thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ khác nhau (1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha, 2.500 cây/ha). Kết quả phân tích cho thấy sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98,15 - 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm có giảm nhưng vẫn đạt từ 91,67 - 93,52%. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng tốt nhất ở công thức mật độ 1.660cây/ha và kém nhất ở công thức mật độ 2.500 cây/ha. 1.3.4. Nghiên cứu về lập địa Nghiên cứu điều kiện lập địa tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua khí hậu, địa hình, đất đai. Xác định lập địa nghĩa là tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng và quyết định tới sự hình thành các kiểu quần thể thực vật khác nhau và năng suất sinh trưởng của chúng (Ngô Quang Đê và cs., 2001) [2]. Đề cập đến vấn đề này, tại Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu, điển hình là các công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1994) [12], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng