Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ hè thu trên địa bàn xã phú lương, huyệ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ hè thu trên địa bàn xã phú lương, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
86
377
105

Mô tả:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN VĂN THỊNH Khóa học: 2009 – 2013 SVTH: Nguyễn Văn Thịnh i Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện : Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Thịnh Th.S Nguyễn Lê Hiệp Lớp : K43B KTNN Niên khóa: 2009 - 2013 Huế, tháng 05 năm 2013 SVTH: Nguyễn Văn Thịnh ii Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp Lôøi Caûm Ôn Trong quaù trình thöïc taäp, hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp cuoái khoùa, ngoaøi noã löïc coá gaéng cuûa baûn thaân: Tröôùc tieân, toâi xin chaân thaønh caûm ôn toaøn theå caùc thaày coâ Tröôøng Ñaïi Hoïc Kinh Teá Hueá ñaõ trang bò cho toâi kieán thöùc cô sôû, kieán thöùc chuyeân ngaønh ñeå phuïc vuï cho coâng vieäc sau naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn thaày giaùo, Thaïc Syõ Nguyeãn Leâ Hieäp, ngöôøi tröïc tieáp höôùng daãn toâi hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp. Xin chaân thaønh caûm ôn Phoøng NN & PTNT huyeän Phuù Vang, tænh Thöøa Thieân Hueá ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi thöïc taäp vaø baø con noâng daân xaõ Phuù Löông ñaõ giuùp ñôõ toâi trong quaù trình ñieàu tra, thu thaäp soá lieäu . Toâi cuõng chaân thaønh caûm ôn nhöõng ngöôøi thaân, gia ñình vaø baïn beø cuûa toâi ñaõ taïo ñieàu kieän toát nhaát cho toâi nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh khoùa luaän. Vôùi taát caû noã löïc cuûa baûn thaân, ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän nhöng do kieán thöùc coøn haïn cheá neân khoâng theå traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Kính mong nhaän ñöôïc söï ñoùng goùp yù kieán cuûa quyù thaày coâ, baïn beø ñeå ñeà taøi khoùa luaän ñöôïc hoaøn thieän hôn. Moät laàn nöõa toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Hueá, ngaøy 15 thaùng 05 naêm 2013 Sinh vieân thöïc hieän Nguyeãn Vaên Thònh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii SVTH: Nguyễn Văn Thịnh iii Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ....................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................ix PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..........................................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................5 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................5 1.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................5 1.1.1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế ............................................................5 1.1.1.1.1 khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh tế .................................................5 1.1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế................................................6 1.1.1.2 Khái quát quá trình phát triển nghề trồng lúa và vai trò của cây lúa ..7 1.1.1.2.1 Quá trình phát triển...............................................................................7 1.1.1.2.2 Vai trò của cây lúa ................................................................................8 1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa .................................9 1.1.1.3.1 Nhân tố tự nhiên ....................................................................................9 1.1.1.3.2 Nhân tố kinh tế - xã hội .......................................................................10 1.1.1.4 Các chính sách hỗ trợ sản xuất................................................................11 1.1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa...............13 1.1.1.5.1 Chỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của nông hộ ...............................13 1.1.1.5.2 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất ......................13 1.1.1.5.3 Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực của nông hộ ........................................13 1.1.1.5.4 Hệ thống đánh giá chỉ tiêu kết quả sản xuất lúa ..............................14 1.1.1.5.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa .....................15 1.1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................15 1.1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.................................................15 1.1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam .........................................................17 1.1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của Tỉnh Thừa Thiên Huế và của Huyện Phú Vang .......................................................................................................................18 1.1.2.3.1 Tình hình sản xuất lúa của Tỉnh Thừa Thiên Huế ........................18 1.1.2.3.2 Tình hình sản xuất lúa của Huyện Phú vang..................................19 1.2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .....................................................................................20 SVTH: Nguyễn Văn Thịnh iv Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp 1.2.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................20 2.1.1.1 Vị trí địa lý..................................................................................................20 2.1.1.2 Địa hình, khí hậu.......................................................................................21 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................22 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã Phú Lương ..................................22 2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Lương.........................................25 2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã Phú Lương..............27 2.1.2.3.1 Giao thông ...........................................................................................27 2.1.2.3.2 Thủy lợi................................................................................................27 2.1.2.3.3 Y tế .......................................................................................................28 2.1.2.3.4 Văn hóa, giáo dục................................................................................28 2.1.2.3.5 Cơ sở vật chất văn hóa ........................................................................29 2.1.2.4 Tình hình sản xuất Nông – Lâm – Ngư Nghiệp ......................................29 2.1.2.4.1 Sản xuất nông nghiệp ..........................................................................29 2.1.2.4.2 Lâm nghiệp .........................................................................................30 2.1.2.4.3 Nghư Nghiệp........................................................................................30 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ............................................................................................30 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA HÈ THU CỦA XÃ ..........................33 PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......................33 2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......................................................................33 2.2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGUỒN LỰC CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.........35 2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012 ..........35 2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ........................................37 2.2.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ..............................38 2.2.4. Tình hình thu nhập của các nông hộ điều tra ..........................................42 2.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA CÁC NHÓM HỘ ĐIỀU TRA .....44 2.3.1. Giống ............................................................................................................44 2.3.2. Phân bón ......................................................................................................45 2.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật .................................................................................47 2.3.4 Chi phí dịch vụ lao động thuê ngoài ..........................................................48 2.3.5 Tổng hợp chi phí sản xuất lúa Hè Thu của các hộ điều tra .................50 SVTH: Nguyễn Văn Thịnh v Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp 2.4 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA HÈ THU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ................................................................................................................53 2.4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Hè Thu Của các hộ điều tra............53 2.4.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Hè Thu của các hộ điều tra................54 2.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ ..............................................................57 2.5.1. Phân tích ảnh hưởng của chi phí trung gian............................................57 2.5.2. Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất .......................................................58 2.5.3. Khó khăn trong sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Lương......................62 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...............................65 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA .............65 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ..............................65 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................65 3.2.2. Giải pháp về đất đai....................................................................................67 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .........................................................................68 3.2.4. Giải pháp về công tác khuyến nông ..........................................................68 3.2.5. Giải pháp về vốn .........................................................................................68 3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ................................................................69 3.2.7. Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch ........................................69 3.2.8. Một số giải pháp khác.................................................................................70 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................72 1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75 SVTH: Nguyễn Văn Thịnh vi Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU LĐ Lao động KHKT Khoa học kỹ thuật TB Trung bình BQ Bình quân NN Nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã DT Diện tích NS Năng suất SL Sản lượng ĐX Đông xuân HT Hè thu HTX Hợp tác xã DTCT Diện tích canh tác LĐNN Lao động nông nghiệp ĐVT Đơn vị tính GT Giá trị BVTV Bảo vệ thực vật NK Nhân khẩu GO Giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng IC Chi phí trung NB Lợi nhuận kinh tế ròng SVTH: Nguyễn Văn Thịnh vii Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác..................................................................................................................................9 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của cả nước qua 3 năm 2010 – 2012.......17 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2010 – 2012) ...........................................................................................................................18 Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên địa bàn huyện Phú Vang qua 3 năm 2010 – 2012. ..................................................................................................................20 Bảng 5: Tình hình dân số của xã Phú Lương qua 3 năm 2010 – 2012. ........................23 Bảng 6: Tình hình lao động trên địa bàn xã Phú Lương qua 3 năm 2010 – 2012 ........24 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã Phú Lương qua 3 năm 2010 – 2012........26 Bảng 8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Phú Lương qua 3 năm 2010 – 2012 ....33 Bảng 9: Đặc điểm chung của các hộ điều tra ................................................................36 Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ..............................................37 Bảng 11: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra. .................................40 Bảng 12: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ..........................................................43 Bảng 13: Tình hình đầu tư giống của các hộ điều tra....................................................44 Bảng 14: Nhu cầu phân bón cần thiết cho 1sào lúa.......................................................45 Bảng 15: Tình hình đầu tư phân bón của các hộ điều tra ..............................................47 Bảng 16: Tình hình đầu tư thuốc Bảo Vệ Thực Vật của các hộ điều tra ......................48 Bảng 17: Chi phí dịch vụ thuê ngoài của các hộ điều tra ..............................................49 Bảng 18: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/sào/vụ Hè Thu của các hộ điều tra ......................................................................................................................51 Bảng 19: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.......................................54 Bảng 20: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra ............................................55 Bảng 21: Ảnh hưởng của chi phí trung gian (IC) đến kết quả và hiệu quả của sản xuất lúa ..................................................................................................................................57 Bảng 22: Ảnh hưởng của quy mô đất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa.................61 Bảng 23: Những khó khăn của nông hộ ........................................................................62 SVTH: Nguyễn Văn Thịnh viii Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào : 500 m2 1 ha : 10.000 m2 = 20 sào 1 tạ : 100 kg SVTH: Nguyễn Văn Thịnh ix Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Lúa gạo là cây trồng có vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của Việt Nam nói chung và của xã Phú Lương nói riêng. Sản xuất lúa mang lại nhiều giá trị lớn phục vụ nhu cầu con người. Trong điều kiện khó khăn về đời sống của nông dân trong xã và quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp do nhiều áp lực thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ Hè Thu trên địa bàn xã Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa vụ Hè Thu trong thời gian qua trên địa bàn xã và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra. - Xác định thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất lúa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp điều tra, thu thập, xử lý số liệu - Phương pháp so sánh và hoạch toán kinh tế 4. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu - Số liệu sơ cấp: Số liệu thứ cấp đươc thu thập thông qua điều tra ngẫu nhiên 60 hộ sản xuất lúa ở 3 thôn; thôn Lê Xá Đông, thôn Lê Xá Tây và thôn Vĩnh Lưu của xã Phú Lương. Mỗi thôn chọn 20 hộ để điều tra đánh giá tình sản xuất lúa. - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội, các tài liệu thống kê của UBND xã Phú Lương, niên giám thống kê huyện Phú Vang, HTX Phú Lương 1, HTX Phú Lương 2, HTX Phú Lương 3, các sách, báo, internet... SVTH: Nguyễn Văn Thịnh x Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Nghiên cứu kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở 3 thôn trên địa bàn xã Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nghiên cứu một số nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. + Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Lương vụ Hè Thu năm 2012. 6. Kết quả nghiên cứu - Nắm được tình hình đầu tư sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã - Biết được những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sản xuất lúa, những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất. - Biết được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa trong năm 2012 vừa qua. - Đưa ra những định hướng và giải pháp thiết thực giúp nông dân nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất lúa. SVTH: Nguyễn Văn Thịnh xi Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ  Lý do chọn đề tài: Ngày nay thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề mang tính cấp thiết mà đòi hỏi con người chúng ta cần phải tìm ra hướng giải quyết tối ưu để mang lại một cuộc sống yên bình, ổn định ở hiện tại và đảm bảo trong tương lai. Trong đó an ninh lương thực là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới đặ biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông, với 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn sống chính của họ dựa vào nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Trên 50% về giá trị xuất khẩu nông sản và thủy sản. Trong đó lúa là cây trồng có vị trí chiến lược quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong cơ cấu sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng. Lúa gạo là sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Đối với Việt Nam, xuất khẩu lúa gạo là một ngành kinh tế đem lại nguồn ngoại tệ cao cho quốc gia. Được mệnh danh là “một quốc gia có nền văn minh lúa nước” trong những năm gần đây, năng suất, sản lượng gạo của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau, nhờ có sự đổi mới cơ chế kinh tế của Đảng và Nhà Nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, từ một nước thiếu lương thực trầm trọng đã vươn lên thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2010 sản lượng lúa cả năm ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009. Tuy nhiên, hiện nay cùng với quá trình phát triển của nghành công nghiệp hiện đại là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại các địa phương trong cả nước. Hàng năm một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cho các dự án. Trong khi dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu lương thực của người dân cũng tỷ lệ thuận với nó. Vì vậy, giải quyết vấn đề lương thực trong nước và đảm bảo đủ lương thực cho xuất khẩu đã trở thành một bài toán khó đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay. SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 1 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp Phú Vang là một huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế với sự đa dạng của các nghành nghề, trong đó nông nghiệp vẫn là nghành sản xuất chính. Phú Lương là một xã của huyện Phú Vang, người dân ở đây đã có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Hiện nay diện tích đất tự nhiên của xã hầu như đã sử dụng triệt để, đất chưa sử dụng của xã hầu như không còn. Do đó, việc tăng sản lượng bằng cách tăng quy mô, mở rộng diện tích là điều không thể, thay vào đó là việc xem xét đến các yếu tố đầu tư thâm canh cũng như các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ để thay đổi công nghệ sản xuất là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, năng suất lúa trên địa bàn có khuynh hướng tăng giảm không đồng đều, bên cạnh chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thì còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc BVTV…. Vì vậy việc đánh giá đúng thực trạng, chính xác hiệu quả kinh tế sản xuất lúa có ý nghĩa rất quan trọng để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của xã Phú Lương nói riêng cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ Hè Thu trên địa bàn xã Phú Lương, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.  Đánh giá thực trạng sản xuất lúa vụ Hè Thu trong thời gian qua trên địa bàn xã và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra.  Xác định thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất lúa.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã.  Phương pháp nghiên cứu: Để gải quyết các mục tiêu nêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận: Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề cho lý luận của đề tài. Trên cơ sở đó, xem xét các sự vật hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ và SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua cách nhìn nhận vấn đề đó để có cơ sở đánh giá bản chất các sự vật hiện tượng trong điều kiện cụ thể tại xã Phú Lương.  Phương pháp điều tra, thu thập, xử lý số liệu: - Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có phân loại Tổng số mẫu điều tra là 60 tương ứng với 60 nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã, được phân loại thành 3 nhóm hộ: khá, trung bình, nghèo và được lấy theo tỷ lệ tình hình đời sống thực tế của người dân trong xã. - Thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp: Số liệu thứ cấp đươc thu thập thông qua điều tra ngẫu nhiên 60 hộ sản xuất lúa ở 3 thôn; thôn Lê Xá Đông, thôn Lê Xá Tây và thôn Vĩnh Lưu của xã Phú Lương. Mỗi thôn chọn 20 hộ để điều tra đánh giá tình sản xuất lúa. + Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội, các tài liệu thống kê của UBND xã Phú Lương, niên giám thống kê huyện Phú Vang, HTX Phú Lương 1, HTX Phú Lương 2, HTX Phú Lương 3, các sách, báo, internet... - Xử lý số liệu: số liệu được tính toán trên phần mềm Excel.  Phương pháp so sánh và hoạch toán kinh tế: So sánh các chỉ tiêu với nhau nhằm phản ánh tình hình sản xuất của địa phương, hoạch toán chi phí của các hộ điều tra cũng như xác định giá trị sản xuất, giá trị gia tăng để xác định kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ở địa phương và các hộ điều tra. - Phương pháp phân tích thống kê: Từ các số liệu thu thập được, vận dụng các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích sự khác biệt giữa mức đầu tư, năng suất lúa thu được của các vụ sản xuất. - Phương pháp phân tổ thống kê: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như: mức đầu tư chi phí, năng suất lúa… của các hộ điều tra mà tiến hành phân tổ có tính chất khác nhau nhằm phân tích đánh giá, so sánh cũng như xác định, tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp Tham khảo, học hỏi, trao đổi ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ nông nghiệp Huyện và HTX để đề tài được hoàn thành tốt.  Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở 3 thôn trên địa bàn xã Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu một số nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Lương vụ Hè Thu năm 2012. SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 4 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1.1 khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh tế Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị - xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối,... Hiệu quả kinh tế được hiểu bằng nhiều khái niệm khác nhau. Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh thì “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. GS - TS. Ngô Đình Giao cho rằng “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà Nước”. Theo Farrell (1957) thì “Hiệu quả kinh tế là phạm trù mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ”. Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kĩ thuật phản ánh trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm trong việc sử dụng các đầu vào để sản xuất nó, phụ thuộc nhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả phân bổ (hay hiệu quả về giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng phối hợp các đầu vào một cách hợp lí để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Hiệu quả kinh tế là sản xuất vừa đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ, điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Muốn nâng cao được hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao được hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Nhằm tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có đồng thời thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Dựa vào kết quả thu được (Q) và chi phí bỏ ra (C) có thể xác định được hiệu quả kinh tế (H) bằng các phương pháp sau: - Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách láy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra. Công thức này nói lên 1 đơn vị chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả. Hoặc ngược lai, ta lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. - Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 6 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp Dạng thuận: : Là lượng tăng (giảm) của kết quả. : Là lượng tăng (giảm) của chi phí. Công thức này nói lên: tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: : Là lượng tăng (giảm) của kết quả. : Là lượng tăng (giảm) của chi phí. Công thức này nói lên: để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế mà lựa chọn phương pháp xác định cho phù hợp. 1.1.1.2 Khái quát quá trình phát triển nghề trồng lúa và vai trò của cây lúa 1.1.1.2.1 Quá trình phát triển Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… thì cây lúa đã có mặt từ 3000 – 2000 năm trước CN. Đối với các nước Châu Á thì Việt Nam có lịch sử trồng lúa nước lâu đời nhất, ông cha ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và phát triển nghề trồng lúa đến bây giờ. Trước năm 1945 diện tích trồng lúa chủ yếu là ở đồng bằng Bắc Bộ (1,8 triệu ha) và đồng bằng Nam Bộ (2,7 triệu ha) với năng suất bình quân 13 tạ/ha, sản lượng thóc tương ứng từ 2,4 – 3,0 triệu tấn. Trong thời kỳ này chủ yếu là sử dụng các giống lúa cũ, miền Bắc trồng các giống lúa cây cao, ít chú ý đến thâm canh nên năng suất thấp. Thời kỳ năm 1963 – 1965, nhờ đưa vào một số tiến bộ kỹ thuật, giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày được đưa vào gieo trồng đã đảm bảo thời vụ, chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ 80 – 90% diện tích. Thời SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 7 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp kỳ này đã đưa vào gieo trồng giống lúa xuân, có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất kết hợp các tiến bộ KHKT nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể: từ 1979 – 1985 sản lượng lúa của cả nước đạt từ 11,8 triệu tấn lên 15,9 triệu tấn. Riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng tăng thêm 2 triệu tấn mỗi năm. Từ 1986 đến nay, khi thực hiện đổi mới nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, từ một nước thiếu lương thực trầm trọng đã trở thành một nước không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới. 1.1.1.2.2 Vai trò của cây lúa Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam dân số trên 88 triệu người và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Bởi vậy, các sản phẩm thu từ cây lúa rất đa dạng và phong phú, phục vụ hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người.  Sản phẩm chính của cây lúa Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.  Sản phẩm phụ của cây lúa - Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, A Xê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. - Cám: dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất Vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng. - Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt. - Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản xuất giày, các tông xây dựng, đồ gia dụng (thừng, chảo, mũ giày dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm… SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 8 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Lê Hiệp Trong tất cả các loại dùng làm lương thực thì lúa là loại cho hàm lượng các chất dinh dưỡng đồng đều nhất với tỷ lệ hợp lý giữa chất sơ, tinh bột, prôtein và nước. So với lúa mì thì hàm lượng tinh bột và Lipit ít hơn không đáng kể nhưng với hàm lượng chất Xenluloza, protein và tro lại cao gấp nhiều lần đây là những chất rắn cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người. Bởi vậy lúa gạo luôn được chọn là lương thực chính của người dân Việt. Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác Hàm lượng Tinh bột Protein Lipit Xenluloza Tro Nước Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9 Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6 Ngô 69,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5 Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9 Ka 59,0 11,3 3,8 8,9 3,6 13,0 Loại hạt (Nguồn: vaas.org.vn) Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tươi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau. 1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa 1.1.1.3.1 Nhân tố tự nhiên  Đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để cây có thể thực hiện những quá trình biến đổi sinh hóa, tăng khả năng chống chụi sâu bệnh. Trong quá trình thâm canh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đất, nếu canh tác phù hợp với tính chất của đất thì không những đạt được năng suất cao mà còn nâng cao được độ phì nhiêu của đất. Ngược lại, nếu thâm canh sản xuất không hợp lý sẽ làm đất nhanh SVTH: Nguyễn Văn Thịnh 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan