Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã quảng an

.PDF
96
371
97

Mô tả:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam ngành Thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ta có thể ví đây như là một “ngành xương sống” bởi các lý do sau: Thứ nhất, cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân Việt Nam. Thứ hai, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và xoá đói giảm nghèo. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, đây còn là một ngành có lợi thế xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, đóng góp một phần lớn giúp cân bằng cán cân thương mại. Hàng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cả nước, ngành thủy sản cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu Thủy sản là cao nhất thế giới, đạt 18% năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 4,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, có thể nói đây là một năm đầy sóng gió đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn từ nội tại cho đến thị trường xuất khẩu. Theo dự kiến năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam của năm sẽ đạt mức 5,3 tỉ đô la Mỹ. Theo đó chúng ta càng có cơ sở để nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho việc mở rộng và phát triển ngành, nghề nuôi trồng thủy sản trong cả nước. NTTS đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn các huyện, xã nói riêng đã từng là một hiện tượng, nó chính là một công cụ xóa đói giảm nghèo “ siêu tốc” một nghề “siêu lợi nhuận”, nó đã thực sự bùng nỗ và mang lại những kết quả đáng ghi nhận vào những năm 2002 trở về trước. Thế nhưng theo thời gian, nuôi trồng thủy sản cũng chính là nhân tố cốt lõi khiến rất nhiều hộ nuôi phải rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần. Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ đâu? Ta biết rằng, hầu hết đối tượng nuôi được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là tôm sú, bởi nó có thời gian nuôi tương đối ngắn nhưng giá trị mang lại cực kỳ cao, ngoài ra nó còn là một đặc sản được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới yêu chuộng. Thế nhưng đây cũng là đối tượng có yêu cầu về kỹ thuật và điều kiện sống rất nghiêm ngặt. Việc bùng nỗ quá mức về NTTS đã khiến môi trường nước ngày càng trở nên ô nhiễm, mà 1 tác nhân chính xuất phát từ thức ăn dư thừa, dư lượng thuốc hóa học, nguồn nước xã thải của các hồ nuôi, đặc biệt hơn đối với các hộ nuôi chắn sáo và lưới làm cho vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Chính những điều này làm cho kết quả mang lại từ NTTS ngày càng thấp hơn, người dân càng nuôi thì càng lỗ, và dường như không còn ai mặn mà với công việc này như thời gian trước đây nữa. Quảng An là một xã bãi ngang nghèo, thuộc đối tượng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên đây lại có diện tích mặt nước khá rộng, đồng thời NTTS cũng là nghề truyền thống có từ rất lâu, chính điều này là cơ sở cho việc phát triển nghề NTTS tại địa phương. Cũng như tình hình chung, NTTS với đối tượng chính là tôm sú đã mang lại những kết quả tốt trong thời gian đầu nhưng sau đó vấn đề ô nhiễm môi trường nước làm cho hầu hết các hộ nuôi trồng đều phải lâm cảnh nợ nần. Thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông huyện Quảng Điền về việc thay đổi cơ cấu, đối tượng nuôi. UBND mà cụ thể là cán bộ khuyến nông đã yêu cầu nông dân thực hiện thay nuôi chuyên tôm bằng việc áp dụng mô hình nuôi xen ghép với ba đối tượng nuôi chính là tôm, cá và cua. Đặc biệt hơn, trên địa bàn xã đã tiến hành thực hiện dự án thí điểm về nuôi trồng thủy sản với công nghệ mới. Với việc ứng dụng chế phẩm sinh học chiết xuất từ bã trầu, dự án bước đầu đã thu được những tín hiệu rất đáng mừng. Xuất phát từ thực tiễn vấn đề tại địa phương tôi đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An. -Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương; so sánh hiệu quả giữa hình thức nuôi bán thâm canh có sử dụng chế phẩm với các hình thức nuôi khác. 2 - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản.  Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động nuôi trồng thủy sản của các nông hộ ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế  Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động của hoạt động nuôi trồng thủy sản trở địa phương giai đoạn 2008 - 2010, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2010. - Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở địa bàn xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Giới hạn của đề tài: do khó khăn về thời gian cũng như tình hình thực tiễn tại địa phương, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu vào mô hình xen ghép tôm - cá - cua ở điều kiện nước lợ.  Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 75 hộ trên địa bàn xã Quảng An. + Số liệu thứ cấp: được thu thập qua Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, UBND xã các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các trang Web liên quan. - Phương pháp phân tích số liệu + Phương pháp phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. 3 + Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng của một số nhân tố như: quy mô đất đai, chi phí trung gian, chi phí thức ăn,… đến kết quả và hiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó. + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý, cán bộ khuyến nông của huyện, từ đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tế địa phương. - Một số phương pháp phân tích khác. 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là cái đích mà ai cũng muốn đạt tới. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Ta có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra.  Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Khi đề cập đến hiệu quả các tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997), Phạm Vân Đình, (1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định. Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và cả hiệu quả phân bổ (David Colman, 1994).  Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.  Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu 5 thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. Theo hình 1, các chỉ số hiệu quả của Farrell được đo lường như sau: Nếu các điểm P ,Q, Q’ biểu thị các nông trại đang sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm, thì các nông trại Q, Q’ có hiệu quả kỹ thuật =1 vì nằm trên đường đồng mức SS’, còn hiệu quả kỹ thuật của nông trại P: TE = 0Q/0P x2/y (0≤TE≤1) S A P Q Với đường đồng giá AA’ ta có thể tính được hiệu quả phân bổ tại điểm P: AE = 0R/0Q R (0≤AE≤1) S’ Như vậy, hiệu quả kinh tế tại điểm P: EE = TE x AE Q’ O A’ x1/y Hình 1: Các chỉ số hiệu quả của Farrell = 0Q/0P x 0R/0Q = 0R/0Q (0≤EE≤1) Q’ là điểm đạt hiệu quả kinh tế  Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệu quả xã hội và môi trường. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì không nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT. Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. 6 Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kết quả mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội. Phát triển kinh tế và phát triển xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền đề để phát triển xã hội và ngược lại. Quan niệm về hiệu quả kinh tế NTTS cũng giống như quan niệm về hiệu quả kinh tế đã đề cập ở trên. Hiệu quả kinh tế NTTS là tương quan so sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra trong hoạt động sản nuôi trồng thủy sản. Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển. 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm chi phí xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sản xuất ở mức tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc là, đạt được một kết quả nhất định với chi phí là tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả chi phí đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu tư, sử dụng nguồn lực. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiến lược phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất là lợi nhuận. Cho tới nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh. Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủ thể kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng và tiết kiệm những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần truyền thống để đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. 7 1.1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế Nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cơ sở cho các quyết định đầu tư, phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa.Nó giúp cho người dân nhận biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực để đạt và duy trì hiệu quả kinh tế cao. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của NTTS chúng ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:  Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diện tích bao gồm các hạng mục: đê, kè, đập, cống, nhà kho,…và các loại tài sản cố định phục vụ công tác NTTS như: phương tiện vận chuyển, máy bơm nước, máy sục khí, máy đào,…Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độ thâm canh của ao nuôi. Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí NTTS và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ theo quy định chung hay theo ngành chủ quản quy định. De = (Gb+ S –Gt)/T De: Giá trị khấu hao TSCĐ Gb: Giá trị ban đầu của TSCĐ S: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Gt: Giá trị còn lại của TSCĐ T: Thời gian sử dụng TSCĐ  Chi phí ngư y, chi phí xử lý, cải tạo ao nuôi trên một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc xử lý, cải tạo ao hồ, tạo môi trường thuận lợi và diệt trừ hại cho ao nuôi tôm. 8  Chi phí về giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư về con giống trong sản xuất. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng.  Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư lao động sống phục vụ cho NTTS.  Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên.  Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ nuôi phải trả bằng tiền  Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích (TC): Gồm hao phí vật tư, dịch vụ và hao phí lao động sống đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất  Diện tích nuôi trồng thủy sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác.  Sản lượng thủy sản (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm).  Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôi được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). GO = ∑Qi * Pi (i = 1,2.....,n) Qi : số lượng sản phẩm loại i Pi : giá bán sản phẩm loại i  Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi. VA = GO – IC 9  Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - De – lãi vay- thuế, phí, lệ phí De: Giá trị khấu hao TSCĐ Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế  Năng suất (N): N = Q/S Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích. Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích  Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ nhất định.  Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.  Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích (MI/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi. 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Việc nắm vững đặc điểm của các loài động vật thủy sản là vấn đề quan trọng trong NTTS vì chúng là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Quá trình sinh trưởng và phát triển đó lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mà mỗi vùng lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau. Chính những điều này nên những quy định của hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối phức tạp hơn so với các hoạt động sản xuất vật chất khác. Hoạt động nuôi xen ghép cũng là một trong những mãng thuộc NTTS. Do đó, muốn nghiên cứu về hoạt động nuôi xen ghép thì trước tiên ta phải tìm hiểu các đặc điểm của nó, cụ thể: - Giống là khâu then chốt, quyết định thành bại của hình thức nuôi này: Từ thực tế sản xuất, cơ cấu nuôi xen ghép được xác định là 3 đối tượng chủ lực bao gồm: tôm sú - cá kình - cua. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể xen thêm các đối tượng khác như: cá dìa, cá nâu, cá đối, cá rô phi, rong câu, tôm đất ... 10 Khi thả nuôi cá kình, cần chú ý: để tránh gây sốc cho cá kình, cần thuần hóa (bằng cách hạ độ mặn) trước khi thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp. Đồng thời, ta cần phải nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá kình, mùa vụ xuất hiện giống, làm cơ sở cho công tác chuyển đổi. - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi: Trước đây, chỉ nuôi tôm sú năng suất từ 2 - 3 tấn/ha thì yêu cầu kỹ thuật đặt ra khá chặt chẽ và chi phí cho việc xử lý ao hồ cũng không dưới 10 triệu đồng/ha. Ngày nay, khi mọi việc đã thay đổi, người dân có xu hướng thả thưa và nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng thì việc áp dụng quy trình kỹ thuật cần điều chỉnh để sát với tình hình thực tế: + Đối với những ao hồ quá sâu, không có khả năng phơi đáy và khi bơm tát có thể làm vỡ đê, giải pháp tốt nhất là dùng sáo để thấy (bắt) hoặc lưới kéo bớt cá tạp rồi thả thẳng tôm sú 45 ngày tuổi, cá kình, cua với mật độ thưa. + Đối với những ao hồ có diện tích lớn (từ 2 ha trở lên) không có kinh phí để xử lý ao hồ thì nên áp dụng hình thức nuôi QCCT bằng cách: xử lý 1/3 diện tích ao, ương tôm P15 đủ nhu cầu của gia đình. Sau 45 ngày bung tôm ra phần diện tích còn lại với mật độ 2 con tôm/m2 + 0,5 con cá kình/m2 + 30 kg cua giống/ha. + Với những ao hồ có khả năng xử lý, cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế tối đa đầu vào không cần thiết, chú trọng nhiều đến việc dùng vôi và đúc rút kinh nghiệm của gia đình và địa phương để lựa chọn cách nuôi phù hợp với tài chính và quản lý của gia đình. 1.1.3. Tổng quan về chế phẩm sinh học  Chức năng của vi sinh vật hữu hiệu + Cố định đạm trên không khí + Mùn hóa các chất bã và chất thải hữu cơ + Ngăn ngừa các bệnh sinh ra từ đất 11 + Sử dụng lại và tăng cường khả năng dinh dưỡng của cây trồng + Sản xuất ra các chất kháng sinh và các nguyên tố hoạt động sinh học khác + Sản xuất ra các phân tử hữu cơ đơn giản để cây trồng hấp thụ Chức năng của vi sinh vật có hại + Tạo ra các bệnh của cây trồng + Kích thích các bệnh sinh ra từ đất + Không huy động được các chất dinh dưỡng cho cây trồng + Kìm hãm sự nảy mầm của giống + Kìm hãm sự lớn lên của cây trồng và sự tăng trưởng của chúng + Sản xuất ra những thành phần có hại  Phân loại chế phẩm sinh học - EM1: + Là dung dịch gốc chứa 5 loại vi sinh vật: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm sợi, các vi sinh vật ở dạng ngủ, không phát triển. + Dung dịch có màu nâu, mùi thơm, có mùi chua ngọt. + Độ pH < 3.5 + Bảo quản nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp dọi vào. Thời gian bảo quản là 6 tháng kể từ ngày sản xuất. - EM THỨ CẤP: + Là chế phẩm lên men sinh khối từ EM1, các vi sinh vật được đánh thức, phát triển, nhờ cung cấp thức ăn là rỉ đường và môi trường thích hợp là nước sạch. Số lượng vi sinh vật tăng nhiều. + Dung dịch có màu nâu, mùi thơm, vị chua ngọt. 12 + Độ pH < 4.0 + Bảo quản nơi nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp dọi vào. Thời gian bảo quản là một tháng kể từ ngày lên men xong. - EM5 : + Là dung dịch được lên men từ pha chế các nguyên liệu gồm EM1, rỉ đường, rượu 40 độ, dấm ăn, nước sạch. + Độ pH < 4.0 + Mùi thơm, vị chua ngọt. + Là chế phẩm được sử dụng với mục đích chính bảo vệ thực vật. 1.1.4. Một số hình thức nuôi trồng thủy sản Việc lựa chọn hình thức NTTS có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả NTTS. Những hộ khác nhau có điều kiện tài chính khác nhau, sống trong những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau và họ sẽ tự lựa chọn cho mình những hình thức NTTS phù hợp. Hiện nay, ở nước ta có 5 hình thức nuôi sau đây: - Quảng canh: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao, hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển với diện tích nuôi từ 2 đến vài chục ha, cải tạo ao và đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như không có và năng suất chỉ đạt từ 0,03 đến 0,3 tấn/ha. - Quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn tự nhiên nhưng có bổ sung giống nhân tạo ở một mức độ nhất định (1 - 4 con/m2) đồng thời có đầu tư cải tạo thủy vực, diện tích nuôi từ 1 đến 10 ha, năng suất đạt từ 0,3 đến 0,8 tấn/ha. - Bán thâm canh: Là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo nhưng kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngoài ra, hệ thống ao hồ được đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn nước cung cấp, diện tích nuôi từ 0,5 đến 5 ha và năng suất đạt được từ 1 đến 3 tấn/ha. 13 - Thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống dày (25 - 60 con/m2), năng suất cao (>=3 tấn/ha), được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ và diện tích nuôi ít, chỉ từ 0,5 đến 2 ha. - Siêu thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao, đồng thời sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất, năng suất đạt được từ 10 tấn/ha trở lên. 14 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Thực tiễn phát triển sản xuất ngành thủy sản của Việt Nam Việt nam là đất nước có bờ biển dài trên 3000 km và nhiều hệ thống sông suối ao hồ dày đặt. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển NTTS với những loài có giá trị kinh tế cao như: Cá basa, cá chẽm, cá song..tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, tôm càng xanh…Vì thế trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm khuyến khích thế mạnh này nhằm tạo nguồn đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến thủy sản để xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả NTTS là điều được người dân sản xuất rất quan tâm, trong đó vấn đề lựa chọn đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn được đặt lên hàng đầu. Năm 2010, diện tích NTTS cả nước là 1.096.722 ha (đạt 109,68% so với chỉ tiêu). Sản lượng NTTS là 2.828.622 tấn, đạt 141,4% so với kế hoạch. Về sản xuất giống, cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm, đặc biệt là giống các đối tượng nuôi chủ lực. Ví dụ, giống tôm nước lợ đạt 45 tỷ con, bằng 128,6% so với kế hoạch, giống cá tra là 2,36 tỷ con, bằng 337,25% so với kế hoạch, giống của một số loài thủy sản kinh tế và giống cá nước ngọt truyền thống là 27, 5 tỷ con, bằng 229,2% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu từ NTTS đạt 3,5 tỷ USD, bằng 125% so với kế hoạch. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã giải quyết được 3,5 triệu việc làm cho người lao động, bằng 175% chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng vùng NTTS, vùng sản xuất giống tập trung từng bước được đầu tư hoàn thiện. Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS được cải thiện. Hệ thống các trung tâm quốc gia giống thủy sản, trung tâm giống thủy sản cấp I, trung tâm giống thủy sản các tỉnh, các khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung được hình thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Tại Hội nghị tổng kết Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) giai đoạn 1999 - 2010 và kế hoạch phát triển đến năm 2020 (ngày 1/4/2011, tại Cát Bà, Hải Phòng) các đại biểu đều đánh giá chương trình triển khai trong 10 năm qua đã tạo 15 được sự thay đổi rõ nét về tư duy trong phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hoá lớn. Khoa học công nghệ thủy sản đã có nhiều tiến bộ, đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của Chương trình. Nhiều chính sách đã được ban hành góp phần thúc đẩy NTTS phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến phát biểu đã nêu những hạn chế trong quá trình triển khai. Phát triển nuôi biển còn lúng túng trong triển khai dẫn đến không đạt chỉ tiêu đề ra. Mức đầu tư cho Chương tình thấp, lại dàn trải nên hiệu quả đầu tư không cao. Hệ thống quản lý phát triển NTTS chưa được hoàn chỉnh và ổn định từ trung ương đến địa phương. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống và thức ăn còn nhiều bất cập. Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, Chương trình 224 đã tạo ra bước đột phá, chuyển biến về chất đối với NTTS, là thành tựu đáng tự hào của ngành thủy sản Việt Nam. Sản lượng NTTS đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng thủy sản. Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đều đạt và vượt. Khoa học công nghệ đã đạt nhiều tiến bộ, làm chủ được các yếu tố công nghệ phục vụ NTTS. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được áp dụng, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời góp phần thúc đẩy NTTS phát triển mạnh trong thời gian qua, tạo được nhiều mô hình tổ chức sản xuất, đặc biệt là quản lý theo chuỗi sản phẩm. Phát triển NTTS đã tạo động lực cho các lĩnh vực khác phát triển như chế biến, xuất khẩu và dịch vụ NTTS theo hướng xã hội hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã nhấn mạnh những hạn chế cần khắc phục. Trong thời gian qua, nuôi biển phát triển còn chậm, chưa phát huy lợi thế và chưa tương xứng với tiềm năng về mặt nước biển hiện có. Hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao như các mô hình nuôi tôm công nghiệp. Nhiều đối tượng nuôi đã được thử nghiệm nhưng chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn và bền vững. Về tiêu thụ, nhiều đối tượng nuôi chưa tìm được thị trường ổn định, trong khi suất đầu tư lớn và nhiều rủi ro. Quá trình phát triển NTTS cũng bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững như công tác quy hoạch không theo kịp yêu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản; Đầu tư cho NTTS đã được chú trọng hơn nhưng còn dàn trải và chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu đầu tư chung của Nhà nước; Nhiều chương trình chưa đạt 16 được mục tiêu đề ra do không có nguồn kinh phí; Môi trường tại các vùng nuôi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do đó cũng hạn chế kết quả thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, phát triển NTTS chưa thể hiện rõ sự gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn NTTS và chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi ở các lĩnh vực cơ bản như con giống, công nghệ nuôi, quản lý môi trường và dịch bệnh. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2000 - 2010 có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để thực hiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản và Đề án phát triển NTTS đến năm 2020, đưa thủy sản nói chung và NTTS nói riêng phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng và chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. 1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa thiên Huế có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến chân núi Vĩnh Long, là một tỉnh miền trung có hệ đầm phá lớn nhất cả nước. Đây là tiềm năng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho địa phương để phát triển kinh tế. Ở đây không chỉ phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mà còn có tiềm năng lớn về du lịch và một số lĩnh vực quan trọng khác. Nhờ những ưu thế đó, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản, mỗi năm đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh. Hiện nay, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, cua, ốc...đã được đưa vào nuôi trồng có hiệu quả. Trong đó, nhiều loại cá có giá trị dinh dưỡng cao được nuôi ở môi trường nước lợ là cá dìa, cá chẽm, cá kình... Các loại thủy sản này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà nó là công cụ hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với các địa phương trong tỉnh. 17 Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2010 2008 Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh (%) ĐVT SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 09/08 10/09 1. Diện tích Ha 5.551 100 5.706 100 5.449 100 2,79 -4,60 - Diện tích nuôi nước ngọt Ha 1.802 32,46 1.882 32,99 1.836 33,68 4,45 -2,47 - Diện tích nuôi nước lợ, mặn Ha 3.749 67,54 3.824 67,01 3.614 66,32 2,00 -6,49 Trong đó: Nuôi tôm các loại Ha 2.092 37,69 1.610 28,21 1.611 51,68 -23,05 0,09 - Nuôi cá lồng Lồng 2.820 - 2.299 - 3.958 - -18,44 72,09 2. Sản lượng Tấn 9.895 100 10.916 100 11.554 100 10,31 5,85 - Thủy sản nước ngọt Tấn 4.236 42,8 4.542 41,61 4.504 38,98 7,22 -0,85 - Thủy sản nước lợ Tấn 5.659 57,2 6.374 58,39 7.051 61,02 12,63 10,61 Trong đó:Tôm các loại Tấn 4.63 46,79 3.486 31,93 5.212 45,11 -24,72 49,51 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2010) 18 Quan sát bảng 1 ta nhận thấy rằng, diện tích được đem vào thả nuôi của tỉnh năm 2009 tăng so với năm 2008, tăng từ 5.551 ha lên đến 5.706 ha tương ứng với 1,89%. Thế nhưng đến năm 2010, mặc dù kế hoạch của tỉnh dự kiến đem vào thả nuôi 5.800 ha thì mức thả lại thấp hơn dự kiến rất nhiều chỉ đạt 93,95% so với kế hoạch và so với năm 2009 thì diện tích thả nuôi giảm đi 4,60. Đầu tiên ta thấy rằng, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt có xu hướng tăng dần qua ba năm, hàng năm diện tích nuôi được đưa vào nuôi trồng tăng đáng kể đồng thời tỷ lệ trong cơ cấu diện tích nuôi cũng tăng lên. Thứ hai, đối với diện tích nuôi nước mặn, đây là phần chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản qua ba năm. Nếu như có sự gia tăng về diện tích nuôi trồng thủy sản từ năm 2008 đến năm 2009 từ 3.749 ha lên đến 3.824 ha thì sau đó diện tích thả nuôi lại giảm mạnh vào năm 2010, cụ thể giảm so với năm 2009 là 2,46%. Theo kết quả từ một số nghiên cứu, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, nhưng sâu xa hơn đó là sự thất bại từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ. Chính điều này làm cho diện tích thả nuôi giảm, người dân thì tìm giải pháp và nghề mới, trong đó nuôi cá lồng là sự lựa chọn của người dân vào lúc này. Qua bảng số liệu cũng cho thấy, quy mô cá lồng liên tục tăng qua các năm, nếu như năm 2008 là 2.820 lồng thì năm 2010 số lồng được đưa thả nuôi là 3.958 lồng. Về mặt sản lượng, kết quả thu được từ hoạt động nuôi trồng nước ngọt cho thấy liên tục tăng, chứng tỏ việc nuôi trồng ở môi trường nước ngọt giảm được rủi ro và là hướng lựa chọn đúng đắn. Rất nhiều mô hình nuôi xen ghép ở điều kiện nước ngọt đã được ứng dụng thành công, tiêu biểu như mô hình lúa - cá ở địa bàn xã Thủy Phương huyện Hương Thủy, xã Vinh Thái, thị trấn Thuận An huyện Phú Vang. Một tín hiệu đáng mừng nữa là, mặc dù quy mô thả nuôi có xu hướng giảm đi nhưng việc chuyển đổi mô hình nuôi thích hợp đã mang lại kết quả khả quan cho ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể mức sản lượng thu hoạch thủy sản nước lợ qua ba năm đều tăng khá, đây là kết quả từ sự chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan, ban, ngành từ phía tỉnh cho đến địa phương. Kết quả cụ thể cho thấy mức tăng sản lượng thu hoạch về thủy sản nước lợ như sau, năm 2009 kết quả thu được cao hơn 715 tấn hay 12,65% so với 19 cùng kỳ năm 2008, năm 2010 cũng có kết quả đáng mừng cụ thể đã tăng 10,61% so với năm 2009. Nói tóm lại, NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế mặc dầu có những khó khăn nhưng nó cũng đã dần được tháo gỡ, bằng chứng là hoạt động này đã bắt đầu năng động trở lại và chúng ta có quyền hy vọng về những kết quả tốt đẹp hơn trong thời gian tới. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan