Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện nghĩa hành, tỉnh...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi

.PDF
110
176
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LÊ VIỆT QUÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LÊ VIỆT QUÂN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1273/QĐ-ĐHNT ngày 05/12/2017 Ngày bảo vệ: 13/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC DUY Chủ tịch hội đồng: TS. LÊ KIM LONG Phòng Đào tạo Sau đại học: KHÁNH HÒA – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Khánh Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Việt Quân ii LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện để hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Nha Trang, là những người đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Ngọc Duy người trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn, đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi tiếp cận và hiểu rõ vấn đề thực tế, cũng như góp ý kiến sửa đổi, bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Gia đình, bạn bè và người thân là nguồn động viên quý báu và là chỗ dựa tinh thần vững chắc tạo nên động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cám ơn mọi người trong gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh động viên và khích lệ tôi trong quá trình tham gia khóa học. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người. Khánh Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Việt Quân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... x DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................... xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI ...........6 2.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................................... 6 2.1.1. Nông hộ .................................................................................................................6 2.1.1.1. Khái niệm nông hộ ............................................................................................. 6 2.1.1.2. Khái kinh tế nông hộ .......................................................................................... 6 2.1.2. Trang trại ...............................................................................................................6 2.1.2.1. Khái niệm trang trại ............................................................................................ 6 2.1.2.2. Phân loại trang trại ..............................................................................................................7 2.1.2.3. Các tiêu chí xác định trang trại tại Việt Nam ...............................................................8 2.1.3. Kinh tế trang trại ....................................................................................................9 2.1.3.1. Khái niệm kinh tế trang trại ..............................................................................................9 2.1.3.2. Vai trò của kinh tế trang trại .............................................................................................9 2.1.3.3. Tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam ................10 2.1.4. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................12 2.1.4.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế ...............................................................................12 2.1.4.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế .................................................................14 2.1.5. Hiệu quả kinh tế của trang trại ............................................................................15 2.1.5.1. Nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại ................................................15 2.1.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại .....................................17 2.1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại ...................................19 2.2. Các lý thuyết liên quan ........................................................................................... 23 2.2.1. Lý thuyết lợi thế theo qui mô ..............................................................................23 2.2.2. Lý thuyết mô hình kinh tế hai khu vực................................................................ 24 iv 2.2.2.1. Mô hình Lewis (1955) ......................................................................................24 2.2.2.2. Mô hình Harry T. Oshima ................................................................................25 2.2.3. Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn TODARO–SS.PARK ........... 26 2.2.3.1. Mô hình ba giai đoạn phát triển nông nghiệp (TODARO, 1990) ....................26 2.2.3.2. Mô hình Hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển (Sung Sang Park, 1992) .................................................................................................26 2.3. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trên thế giới ................................................27 2.4. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam...............................................29 2.5. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................31 2.5.1. Khung phân tích của đề tài ..................................................................................31 Tóm tắt chương 2...........................................................................................................32 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................33 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 33 3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................ 33 3.3. Phương pháp chọn mẫu, quy mô mẫu ....................................................................34 3.4. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu ..............................................................................34 3.5. Các công cụ phân tích dữ liệu ................................................................................35 Tóm tắt chương 3...........................................................................................................35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................36 4.1. Tổng quan về huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ..............................................36 4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................36 4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Hành .....................................38 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành ...............47 4.2.1. Thực trạng............................................................................................................47 4.2.2. Thuận lợi và khó khăn mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại ...................48 4.2.2.1. Những thuận lợi ................................................................................................ 48 4.2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc ...........................................................................49 4.3. Hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành ......................49 4.3.1. Mô tả mẫu điều tra ............................................................................................... 49 4.3.1.1. Đối với nông hộ có trang trại............................................................................49 4.3.1.2. Đối với nông hộ không có trang trại ................................................................ 51 4.3.2. Thực trạng các yếu tố sản xuất cơ bản của các trang trại qua khảo sát ...............51 v 4.3.2.1. Thực trạng đất đai của các trang trại ................................................................ 51 4.3.2.2. Đánh giá lao động của các trang trại ................................................................ 52 4.3.2.3. Thực trạng sử dụng vốn của các trang trại .......................................................53 4.3.3. Kết quả sản xuất của các trang trại tại Nghĩa Hành .................................................54 4.3.3.1. Sản lượng của các sản phẩm sản xuất chính từ các trang trại .......................... 54 4.3.3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị theo ngành sản xuất của các trang trại ................... 56 4.3.3.3. Giá trị tăng thêm của các trang trại ..................................................................58 4.3.4. Hiệu quả kinh tế của các trang trại tại Nghĩa Hành.............................................58 4.3.4.1. Hiệu quả kinh tế theo cây trồng và vật nuôi ......................................................58 4.3.4.2. Hiệu quả kinh tế của trang trại theo loại hình ..................................................61 4.3.4.3. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa nông hộ và trang trại .......................64 4.3.4.4. Hiệu quả xã hội và môi trường của các trang trại tại Nghĩa Hành ...................64 4.3.5. Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành .....................................................................................66 4.3.5.1. Yếu tố liên kết ..................................................................................................66 4.3.5.2. Yếu tố thuộc về phương thức tiêu thụ sản phẩm .......................................................68 4.3.5.3. Yếu tố thuộc về chủ trang trại ........................................................................................70 4.3.5.4. Yếu tố thuộc về vốn của trang trại ................................................................................72 4.3.5.5. Yếu tố tác động của dịch bệnh tới trồng trọt và chăn nuôi ở trang trại ...............72 4.3.5.6. Yếu tố thuộc về chính sách và cơ chế quản lý ...........................................................73 4.3.6. Đánh giá chung ....................................................................................................74 Tóm tắt chương 4...........................................................................................................76 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................77 5.1. Kết luận...................................................................................................................77 5.2. Khuyến nghị ...........................................................................................................78 5.2.1. Giải pháp về đất đai ............................................................................................. 78 5.2.2. Giải pháp về nhân lực .......................................................................................... 78 5.2.3. Giải pháp về vốn ..................................................................................................79 5.2.4. Giải pháp về công nghệ - kỹ thuật .......................................................................80 5.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................................81 5.2.6. Giải pháp tạo đột phá cho các trang trại đặc biệt là trang trại chăn nuôi ............82 5.2.7. Giải pháp mở rộng và tăng cường các hình thức liên kết, hợp tác ......................82 vi 5.2.8. Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn ........................ 83 5.2.9. Giải pháp hoàn thiện một số vấn đề quản lý nhà nước để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển ....................................................................................................83 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................84 5.3.1. Những hạn chế của đề tài ....................................................................................84 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 85 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations). AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) BNNPTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV: Bảo vệ thực vật C: Tổng chi phí sản xuất CNH: Công nghiệp hóa CN: Công ngthiệp CP: Chính phủ ĐHNN I: Đại học nông nghiệp 1 GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Tiếng Anh: Gross Domestic Product) GO: Tổng giá trị sản xuất GO/C: Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí GV: Giá trị sản phẩm hàng hoá bán ra H: Tỷ suất hàng hoá HĐH: Hiện đại hóa HQKT: Hiệu quả kinh tế HTX: Hợp tác xã HACCP: (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) IC: Chi phí trung gian KD: Kinh doanh KHCN: Khoa học công nghệ KTTT: Kinh tế trang trại KHKT: Khoa học kỹ thuật LĐ: Lao động MI: Thu nhập hỗn hợp MI/C: Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM: Nông thôn mới NXB: Nhà xuất bản viii PGS: Phó giáo sư PGS.TS: Phó giáo sư - Tiến sĩ SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở TP: Thành phố TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TSCĐ Tài sản cố định TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân VA: Giá trị tăng thêm VA/C: Tỷ suất giá trị tăng thêm trên chi phí WTO: Tổ chức thương mại thế giới (world trade organization) XHCN: Xã hội chủ nghĩa ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Sự phát triển trang trại qua các thập niên tại châu Âu, châu Á ....................28 Bảng 2.2: Sự phát triển của trang trại phân theo vùng giai đoạn 2000 – 2008 .............30 Bảng 2.3: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại ..........................................32 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất thời điểm 31/12/2016 (ĐVT: ha) .............................. 37 Bảng 4.2: Diện tích, dân số, mật độ dân số, dân số trung bình năm 2016 ....................38 Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tổng hợp của huyện Nghĩa Hành 2015-2016 ............................ 39 Bảng 4.4: Giá trị sản xuất nông - lâm và thuỷ sản ........................................................ 41 Bảng 4.5: Thống kê số lượng gia súc - gia cầm của huyện ...........................................44 Bảng 4.6: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn .....................................................46 Bảng 4.7: Giới tính của chủ trang trại trong mẫu điều tra .............................................50 Bảng 4.8: Độ tuổi của chủ trang trại trong mẫu điều tra ...............................................50 Bảng 4.9: Trình độ học vấn của chủ trang trại trong mẫu điều tra ................................ 50 Bảng 4.10: Giới tính của chủ nông hộ trong mẫu điều tra ............................................51 Bảng 4.11: Độ tuổi của chủ nông hộ trong mẫu điều tra...............................................51 Bảng 4.12: Diện tích đất trang trại bình quân tại huyện Nghĩa Hành năm 2016 ..........52 Bảng 4.13: Sử dụng lao động của trang trại tại huyện Nghĩa Hành năm 2016 .............52 Bảng 4.14: Quy mô vốn của các trang trại tại huyện Nghĩa Hành, năm 2016 ..............53 Bảng 4.15: Huy động và sử dụng vốn của các trang trại tại Nghĩa Hành năm 2016 ....54 Bảng 4.16: Sản lượng và giá trị loài cây trồng chính của trang trại trong năm 2016 .......55 Bảng 4.17: Sản lượng và giá trị vật nuôi chính của trang trại trong năm 2016 ............56 Bảng 4.18: Giá trị sản xuất và cơ cấu theo ngành của các loại hình trang trại .............57 Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế cây trồng của các trang trại tại Nghĩa Hành, 2016 ..........59 Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế vật nuôi của các trang trại tại Nghĩa Hành, 2016 ...............60 Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại và nông hộ không có trang trại tại huyện Nghĩa Hành năm 2016 ...................................................................................61 x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài ..................................................................................... 31 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 33 Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Hành .................................................................. 36 Hình 4.2: Giá trị sản xuất từ năm 2012-2016......................................................................... 40 Hình 4.3: Cơ cấu kinh tế năm 2016 ........................................................................................ 40 Hình 4.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2012-2016 ................................................... 42 Hình 4.5: Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2016 ................................................................... 42 Hình 4.6: Sản lượng lương thực có hạt từ năm 2012-2016 ................................................... 43 Hình 4.7: Năng suất cây lúa, ngô từ năm 2012 - 2016 .......................................................... 43 Hình 4.8: Năng suất cây mía, lạc từ năm 2012 - 2016 .......................................................... 44 Hình 4.9: Tổng đàn gia súc từ năm 2012-2016...................................................................... 45 Hình 4.10: Mối liên kết giữa trang trại và doanh nghiệp chế biến nông sản ........................ 67 Hình 4.11: Nhu cầu liên kết của chủ trang trại với cơ sở chế biến nông sản........................ 68 Hình 4.12: Doanh thu của 8 trang trại năm 2016 ................................................................... 69 Hình 4.13: Tình hình nắm bắt thông tin thị trường của chủ trang trại .................................. 71 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích 234,39km2, dân số 91.705 người, mật độ dân số 391 người/km2. Là huyện điểm của tỉnh trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện nay huyện đã đạt 09/11 xã đạt 19/19 tiêu chí, huyện phấn đấu đến cuối năm 2017 đạt 11/11 xã và đạt huyện nông thôn mới. Đi cùng với việc xây dựng nông thôn mới, huyện Nghĩa Hành đẩy mạnh phát triển kinh tế trên các lĩnh vực, trong đó chú trọng phát triển kinh tế trang trại, kinh tế gia trại, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với khu vực KTTT. Làm cách nào để giúp nông dân nâng cao thu nhập là thách thức lớn đối với nhà quản lý của huyện. Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, và so sánh với nông hộ không có trang tại. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Nghiên cứu đã điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp 08 trang trại (toàn bộ tổng thể) trên địa bàn huyện và 30 hộ dân không làm trang trại của huyện Nghĩa Hành bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, về mặt hiệu quả kinh tế, các nông hộ có trang trại có hiệu quả cao hơn nông hộ không có trang trại. Các trang trại bước đầu cũng mang lại ở một số mặt cơ bản sau: tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề đói nghèo trong nông dân, giúp cho người dân lao động ổn định, cải thiện và nâng cao cuộc sống, nhờ vậy đời sống vật chất, tinh thần của họ không ngừng được nâng cao, thay đổi bộ mặt nông thôn. Đặc biệt một số hộ có thu nhập khá nên họ quan tâm hơn đến đầu tư cho việc học hành của con cái và các khoản đóng góp xã hội cũng tăng hơn trước. Về mặt môi trường sinh thái có thể thấy rõ nhất hiệu quả thông qua hoạt động khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ của thảm thực vật. Các trang trại biến một vùng cách đây vài năm là đất trống đồi núi trọc đến nay độ che phủ của thảm thực vật đã tăng đáng kể. xii Kết quả nghiên cứu tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cũng khẳng định kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp, ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Nó cho phép khai thác, sử dụng triệt để tiềm năng về đất đai, mang lại khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội, góp phần tạo ra quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, số lượng và quy mô cũng như trình độ sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Nghĩa Hành còn hạn chế và đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các nguồn lực của các trang trại huy động còn khiêm tốn, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng chưa cao. Trong nghiên cứu cũng nhận thấy để tạo điều kiện tốt giúp các chủ trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con giống đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ, tổ chức đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại. Đồng thời cung cấp những thông tin, dự báo thị trường nông sản hàng hoá, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của các chủ trang trại, để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm bớt rủi ro. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại khuyến khích đầu tư và khai thác phù hợp với tình hình mới. Tạo điều kiện để các trang trại tích cực tham gia vào loại hình bảo hiểm nông nghiệp để góp phần giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra, sớm khôi phục sản xuất. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giá trị kinh tế cao để nâng cao sức cạnh tranh trong xã hội. Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, trang trại, kinh tế trang trại, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tam nông (nông nghiệp, nông dân và nông thôn) có vị trí chiến lược trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là lực lượng quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh – quốc phòng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái (Nghị quyết 26NQ/TW). Do đó, chính sách Tam nông luôn là một trong những tiêu điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đạt những thành tựu quan trọng, đóng góp cơ sở kinh tế ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Song, tăng trưởng nông nghiệp trong những năm qua chủ yếu tập trung đầu tư sản xuất theo chiều rộng và khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chưa chú ý đầu tư chiều sâu; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ và manh mún; chất lượng nông sản chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và chưa chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sức cạnh tranh còn kém; số nông dân tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn ít; khả năng tiếp cận vốn và thông tin thị trường còn rất hạn chế. Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới và Chính phủ Việt Nam phải thực hiện một loạt các cam kết theo quy định của WTO, trong đó có một số các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông sản như giảm thuế suất nông sản nhập khẩu, bãi bỏ các khoản trợ cấp không phù hợp quy định của tổ chức này. Điều đó đã đặt nông nghiệp Việt Nam trước những khó khăn và thử thách rất lớn, đòi hỏi Chính phủ và nông dân phải có những nhận thức đúng đắn, đánh giá và phát huy những mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế phổ biến trong nông, lâm, ngư nghiệp hình thành và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Loại hình này cũng đã và đang hình thành ở nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây, là hình thức tổ chức kinh tế khơi dậy và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp trong việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Nghĩa Hành có sự 1 phát triển khởi sắc, trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bước khẳng định vai trò vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Các loại hình trang trại ở huyện Nghĩa Hành chủ yếu là các trang trại: Chăn nuôi, trồng trọt và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở huyện Nghĩa Hành phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Bên cạnh một số trang trại đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, còn một bộ phận các trang trại còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, định hướng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường,… Từ nhiều năm qua, vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại đã được đưa ra thảo luận và đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan từ các khía cạnh và phạm vi khác nhau như: Nghiên cứu của tác giả Dương Trọng Nghĩa (2004). Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Anh (2006): Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Thẫm (2007): Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế trang trại và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh,… đều nhận định việc phát triển kinh tế trang trại là cần thiết cho quá trình phát triển nông nghiệp. Vì thế việc nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi" là rất cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, so sánh với hiệu quả kinh tế nông hộ và làm rõ vai trò của loại hình này trong quá trình thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ XXI đã đề ra. Đồng thời cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý đề ra chính sách phù hợp để trang trại phát triển mạnh mẽ và thực sự trở thành thế mạnh của huyện, góp phần vào thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các 2 trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Ước tính các chỉ số kết quả và hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu 2: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ có trang trại và nông hộ không có trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi: (1) Hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi như thế nào? (2) Hiệu quả kinh tế giữa các hộ có trang trại và nông hộ không có trang trại có khác nhau không? (3) Những hàm ý chính sách nào có thể thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó: tập trung vào các trang trại thuộc loại hình trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành dựa trên hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động, vốn. 3 - Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại các trang trại thuộc các xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Tác giả nghiên cứu sự phát triển của các trang trại từ năm 2014 đến năm 2016 và nghiên cứu hiệu quả kinh tế của trang trại trong năm 2016 thông qua số liệu điều tra. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu thứ cấp. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập số liệu sơ cấp. - Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh. 1.6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu - Về khoa học: Hệ thống hoá về mặt lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của trang trại, trên cơ sở các số liệu thống kê và điều tra khẳng định tính đúng đắn của việc phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thực tiễn: + Tiếp cận nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại dựa vào kết quả của mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong đề tài nghiên cứu. + Những kết luận của đề tài cũng sẽ là một tài liệu tư vấn, tham mưu cho UBND huyện Nghĩa Hành định hướng, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương và hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. + Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trang trại tại các vùng nông thôn ở nước ta. 1.7. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc chính của đề tài gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày về tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu nhằm xác định được tính cấp thiết cần phải 4 nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trang trại. Chương này trình bày lý luận cơ bản về trang trại và kinh tế trang trại, về hiệu quả kinh tế của trang trại. Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam. Đồng thời tổng quan các công trình nghiên cứu trước có liên quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn gồm quy trình nghiên cứu, cách tiếp cận, quy mô mẫu, phương pháp chọn mẫu, các công cụ dùng để phân tích số liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung chương này trình bày kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này sẽ cung cấp những gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Nông hộ 2.1.1.1. Khái niệm nông hộ Theo FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam lẫn nữ. 2.1.1.2. Khái kinh tế nông hộ Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề,... sản xuất chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của hộ, chưa gắn với thị trường, mang nặng tính tự cấp, tự túc. 2.1.2. Trang trại 2.1.2.1. Khái niệm trang trại Khái niệm về trang trại đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhưng còn nhiều mặt chưa thống nhất. Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc, họ quan niệm: “Trang trại là loại hình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tư túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số quan điểm: Phạm Minh Đức và cộng sự (1997) cho rằng trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá của hộ, do một người chủ hộ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận cao. Trần Đức (1998) định nghĩa “trang trại là chủ lực của tổ chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước phát triển”. Nguyễn Thế Nhã (1999) phát biểu “trang trại là một loại tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất