Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hò...

Tài liệu đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

.PDF
137
163
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐÀO NGỌC THANH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ CHỤP MỰC TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐÀO NGỌC THANH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ CHỤP MỰC TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Khai Thác Thủy Sản Mã số: 60620304 Quyết định giao đề tài: 1135/QĐ-ĐHNT, ngày 26/12/2016 Quyết định thành lập hội đồng: 704/QĐ-ĐHNT ngày 09/8/2017 Ngày bảo vệ: 09/9/2017 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. THÁI VĂN NGẠN Chủ tịch Hội Đồng: TS. TRẦN ĐỨC PHÚ Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nha Trang, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đào Ngọc Thanh iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng, ban Trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Thái Văn Ngạn đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, UBND xã Vĩnh Trường, Phường Xương Huân, Phước Đồng, Lộc Thọ, thành phố Nha Trang. Đặc biệt cảm ơn ông Lê Văn Quyền Chủ phương tiện KH-95779-TS2 đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, khảo sát trực tiếp trên biển. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đào Ngọc Thanh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv M C L C ....................................................................................................................... v DANH M C KÝ HIỆU ............................................................................................... vii DANH M C CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH M C BẢNG ......................................................................................................ix DANH M C HÌNH ........................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................4 1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa.... 4 1.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa ..............................................4 1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ........................ 14 1.1.3. Ngư trường mùa vụ và đối tượng khai thác......................................................... 23 1.2. Tình hình phát triển nghề chụp mực trong nước và trên Thế giới ......................... 26 1.2.1. Tình hình phát triển nghề chụp mực trên Thế giới ..............................................26 1.2.2. Tình hình phát triển nghề chụp mực trong nước .................................................27 1.3. Một số nghiên cứu khoa học về nghề chụp mực .................................................... 28 1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................... 28 1.3.2. Tình hình nghiên cứu và khai thác mực trên thế giới ..........................................28 1.3.3. Nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 31 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 36 2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 36 2.2.1. Số liệu sử dụng ...................................................................................................36 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 37 2.2.3. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ....................................................................37 2.3. Thời gian địa điểm và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 38 v 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................................38 2.4.1. Phân tích đặc trưng khai thác của nghề ............................................................... 38 2.4.2. Phân tích các chỉ số kinh tế .................................................................................40 2.5. Xử lý số liệu ...........................................................................................................41 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................42 3.1. Thực trạng nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang .............................................42 3.1.1. Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị ............................................................... 42 3.1.2. Trang thiết bị hàng hải phục vụ khai thác ........................................................... 44 3.1.3. Trang bị an toàn hàng hải .................................................................................... 46 3.1.4. Thực trạng về ngư cụ sử dụng .............................................................................46 3.1.5. Thiết bị khai thác trên tàu chụp mực ...................................................................51 3.1.6. Nguồn lực và chất lượng lao động ......................................................................55 3.1.7. Tổ chức sản xuất và kỹ thuật khai thác ............................................................... 56 3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề chụp mực thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.. 66 3.2.1. Hiệu quả nghề ......................................................................................................66 3.2.2. Hiệu quả về kinh tế .............................................................................................. 70 3.2.3. Hiệu quả về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ............................................................... 78 3.2.4. Hiệu quả khai thác về mặt bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia ..................79 3.2.5. Hiệu quả về mặt xã hội ....................................................................................... 81 3.3. Đánh giá chung hiệu quả khai thác nghề chụp mực thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ..................................................................................................................... 82 3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ...................................................................................................82 3.4.1. Nhân rộng mô hình luân phiên dạng hộ gia đình và đơn lẽ trong tổ chức sản xuât trên biển ......................................................................................................................... 82 3.4.2. Giải pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch ....................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 86 PH L C vi DANH MỤC KÝ HIỆU a : Kích thước cạnh mắt lưới Bmax : Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất CV : Công suất Dmax : Chiều cao mạn lớn nhất Lmax : Chiều dài vỏ tàu lớn nhất PA : Poly Amid PE : Poly Etylen PP : Poly Propylen ’ : Phút 0 : Độ λ : Kinh độ φ : Vĩ độ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAC : Boat Activities Coefficient (Hệ số hoạt động tàu) BNN : Bộ Nông nghiệp BTS : Bộ Thủy sản CP : Chính phủ D : Denier (Độ thô của sợi) ĐVT : Đơn vị tính E : East (Đông) M : Mét mm : Mi li mét N : North (Bắc) NĐ : Nghị định PTNT : Phát triển nông thôn QĐ : Quyết định TCTS : Tổng cục Thủy sản TT : Thông tư TTg : Thủ tướng Chính phủ THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố tàu thuyền theo công suất tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2016 .....7 Bảng 1.2. Phân bố tàu thuyền Khánh Hòa theo địa phương giai đoạn 2010 - 2016 .......8 Bảng 1.3. Cơ cấu tàu thuyền theo nghề giai đoạn 2010-2016 .........................................9 Bảng 1.4. Cơ cấu nghề theo nhóm công suất tỉnh Khánh Hòa năm 2016 ..................... 10 Bảng 1.5. Sản lượng, năng suât KTTS tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2016 .............11 Bảng 1.6. Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương giai đoạn 2010 - 2016 .........12 Bảng 1.7. Hiện trạng lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2010 - 2016 .................... 13 Bảng 2.1. Số lượng tàu chụp mực phân theo công suất tại Thành phố Nha Trang .......38 Bảng 3.1. Diễn biến số lượng tàu thuyền làm nghề chụp mực (2013 – 2016) ..............42 Bảng 3.2. Kích thước tàu thuyền nghề chụp mực ......................................................... 43 Bảng 3.3. Tuổi thọ vỏ tàu .............................................................................................. 43 Bảng 3.4. Thông tin về máy chính: hiệu máy, công suất, chất lượng, tuổi thọ .............43 Bảng 3.5. Thống kê trang thiết bị trên tàu chụp mực ..............................................44 Bảng 3.6. Thống kê vật liệu áo lưới ..............................................................................49 Bảng 3.7. Thống kê dây, giềng ..................................................................................... 49 Bảng 3.8. Thống kê phụ tùng ........................................................................................ 50 Bảng 3.9. Bảng thống kê các thông số kỹ thuật cùa đèn dùng trong khai thác nghề chụp mực ....................................................................................................................... 51 Bảng 3.10. Trình độ học vấn lao động nghề chụp mực thành phố Nha Trang .....55 Bảng 3.11. Cơ cấu độ tuổi lao động nghề chụp mực..................................................... 56 Bảng 3.12. Số ngày không hoạt động trung bình/tháng của các khối tàu .............66 Bảng 3.13. Số ngày hoạt động trung bình/tháng của các khối tàu ........................ 67 Bảng 3.14. khối nước tác dụng của ngư cụ ...................................................................69 Bảng 3.15. Doanh thu của đội tàu khảo sát theo chuyến và theo năm .......................... 71 Bảng 3.16. Cơ cấu đầu tư bình quân của đội tàu khảo sát.............................................71 Bảng 3.17. Chi phí cố định bình quân của đội tàu khảo sát trên năm ........................... 73 Bảng 3.18. Chi phí biến đổi trung bình của tàu cá/chuyến và năm ............................... 75 Bảng 3.19. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình/ chuyến biển............................... 77 Bảng 3.20. Thống kê cá Nục và Mực ống nhỏ bị khai thác ..................................78 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ trọng cơ cấu nghề các năm 2010, 2016 ..................................................... 9 Hình 1.2. Bản đồ khu vực vịnh Nha Trang ...................................................................15 Hình 1.3. Sơ đồ hướng gió vịnh Nha Trang trong mùa gió Tây Nam .......................... 17 Hình 1.4. Hướng dòng chảy ở tầng nước sâu trong vịnh Nha Trang ............................ 18 Hình 1.5. Hướng dòng chảy trong vịnh Nha Trang theo mặt cắt ngang ....................... 18 Hình 1.6. Hướng dòng chảy trong vịnh Nha Trang trong mùa gió Đông Bắc ..............19 Hình 1.7. Biểu đồ biến động tàu cá thành Phố Nha Trang từ 2012 – 2016 ..................21 Hình 1.8. Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền theo công suất ..................................................... 22 Hình 1.9. Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền phân theo nghề khai thác của thành phố Nha Trang đến 3/2017 ............................................................................................................................ 22 Hình 1.10. Mực ống (Loligo chinensis) .........................................................................24 Hình 1.11. Mực lá (Sepioteuthis lessoniana) .................................................................24 Hình 1.12. Mực đại dương (mực xà) .............................................................................25 Hình 1.13. Cá Nục Sò (Decapterus maruadsi) ............................................................. 25 Hình 1.14. Cá Nục thuôn (Decapterus macrosoma) ..................................................... 25 Hình 1.15. Cá ồ ..............................................................................................................26 Hình 1.16. Sự phân bố một số loài mực ống trên Thế giới ...........................................28 Hình 1.17. Tổng sản lượng khai thác mực ống trên thế giới giai đoạn 1990 - 2005 ..29 Hình 1.18. Sơ đồ bố trí nguồn sáng khai thác mực bằng nghề câu tay ......................... 30 Hình 3.1. Máy dò cá ......................................................................................................45 Hình 3.2. máy định vị ....................................................................................................45 Hình 3.3. La bàn nước ...................................................................................................45 Hình 3.4. Máy thông tin liên lạc trang bị trên tàu ......................................................... 46 Hình 3.5. Bản vẽ khai triển mẫu lưới trên tàu chụp mực KH-95779-TS2 tại thành phố Nha Trang ...................................................................................................................... 50 Hình 3.6. Bản vẽ tổng thể áo lưới chụp mực .................................................................51 Hình 3.7. Bố trí hệ thống đèn tập trung mực trên tàu chụp mực ...................................52 Hình 3.8. cách bố trí nguồn sáng trên tàu chụp mực ..................................................... 52 x Hình 3.9. Tời khai thác ..................................................................................................53 Hình 3.10. Hệ thống cẩu ................................................................................................ 53 Hình 3.11. tăng gông làm bằng gỗ ................................................................................54 Hình 3.12. tăng gông làm bằng thép.............................................................................. 54 Hình 3.13. Giá đỡ tăng gông trên tàu chụp mực vỏ gỗ .................................................54 Hình 3.14. Giá đỡ tăng gông trên tàu chụp mực võ composite .....................................54 Hình 3.15. Bố trí các dây chịu lực cho tăng gông trên tàu chụp mực .......................... 55 Hình 3.16. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của mô hình luân phiên dạng hộ gia đình .................57 Hình 3.17. Sắp xếp hệ thống ngư cụ vào vị trí làm việc ...............................................60 Hình 3.18. Vị trí thao tác khi căng và thả lưới .............................................................. 61 Hình 3.19. Thả neo dù trôi............................................................................................. 61 Hình 3.20. Liên kết vòng khuyên với dây căng lưới ..................................................... 62 Hình 3.21. Vận hành máy tời căng lưới ........................................................................62 Hình 3.22. Treo hai đầu lưới mạn phải vào đầu tăng gông ...........................................62 Hình 3.23. Treo hai đầu lưới mạn trái vào đầu tăng gông .............................................63 Hình 3.24. Sơ đồ tắt dần đèn thu hút mực .....................................................................63 Hình 3.25. Thả lưới xuống nước ................................................................................... 64 Hình 3.26. Vị trí lưới được thả hết ...............................................................................64 Hình 3.27. Thu dây giềng rút và hệ thống giềng chì ..................................................... 64 Hình 3.28. Khép kín miệng lưới ................................................................................... 65 Hình 3.29. Đưa hệ thống vòng khuyên lên tàu ............................................................. 65 Hình 3.30. Thu lưới và đụt lưới lên tàu .........................................................................65 Hình 3.31. Xử lý, bảo quản sản phẩm khai thác được ..................................................66 Hình 3.32. Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu từ 100 – 300cv ........................ 67 Hình 3.33. Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu từ 300 – 500cv ........................ 68 Hình 3.34. cường lực và sản lượng khai thác khối tàu 500cv trở lên............................ 69 Hình 3.35. Hiệu quả nghề của đội tàu chụp mực theo thời gian ...................................70 Hình 3.36. Chi phí biến đổi trung bình của một chuyến biển .......................................76 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Lưới chụp (Stick-Held Falling Net) thuộc họ Vó mành (Cast net) nên còn gọi là mành chụp, do trước đây đối tượng khai thác chủ yếu là các loài mực ống (Squid) nên còn gọi là chụp mực. Nghề chụp mực du nhập vào nước ta đầu tiên tại khu vực Đông Nam Bộ (Bình Thuận) vào những năm 1990 từ Thái Lan, vật liệu áo lưới là Nylon sợi xe, dùng lưới rê thu ngừ làm neo dù. Ở Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng) xuất hiện khoảng năm 1996-1997, có xuất xứ từ Trung Quốc, sử dụng sợi đơn PA và lưới chao là sợi xe PE cho đến ngày nay. Nhờ có chương trình hỗ trợ của Khuyến nông Quốc Gia, đã kéo theo ngư dân Việt Nam đầu tư tàu thuyền, thiết bị hỗ trợ hiện đại đã góp phần nâng cao sản lượng khai thác mực, đồng thời giảm sức ép khai thác ven bờ, đảm bảo bền vững nguồn lợi thủy sản. Vào những năm đầu sử dụng công nghệ lưới chụp, bà con ngư dân ta chỉ biết đến sử dụng lưới chụp 2 tăng gông, lúc này cũng đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Lưới chụp khai thác kết hợp ánh sáng, lưới có cấu trúc như vó quăng (chài quăng) nhưng có kích thước lớn hơn và được thả tử tàu. Lưới được căng đều bằng hệ thống tăng gông lắp ở hai bên mạn tàu. Sử dụng nguồn sáng để phát hiện, tập trung và điều khiển cá, mực. Khi đối tượng khai thác đã tập trung ở vùng tác dụng của lưới thì tiến hành thả lưới để chụp lấy, tiếp đến thu giềng rút khép kín miệng lưới và tiến hành thu lưới bắt cá, mực. Lưới chụp là ngư cụ đánh bắt chủ động vì nó dễ dàng chìm nhanh hơn, sâu hơn nhờ trang bị chì và vòng khuyên có lực chìm lớn. Hiện nay nghề lưới chụp đã được phổ biến rộng trong thực tế sản xuất và đem lại hiệu quả cao trong khai thác cho bà con ngư dân ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nam Bộ nước ta như: Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cà Mau …Tuy nhiên, việc phát triển, nhân rộng mô hình nghề lưới chụp chủ yếu là tự phát, chưa có những nghiên cứu cũng như hướng dẫn kỹ thuật chế tạo ngư cụ cho phù hợp với từng ngư trường, do đó dẫn đến sự hao tổn về công sức, nguyên vật liệu, thời gian trong những lần điều chỉnh thông số ngư cụ. Do đó, nhằm đáp ứng việc tổ chức sản xuất trên vùng biển xa bờ theo hướng phát triển bền vững, Đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa” dựa trên cơ sở dữ liệu, phân tích thực trạng nghề lưới chụp ở địa phương để đề xuất đưa ra các giải pháp phù hợp hơn với thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. xii Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả khai thác của đội tàu chụp mực thành phố Nha Trang; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nghề chụp mực. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận tài liệu: Sử dụng số liệu đăng kiểm tàu cá tại Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, các công trình khoa học đã công bố, các văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý nghề cá của Trung ương và địa phương. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp tại các Sở, Ngành có liên quan, phòng chuyên môn của thành Phố, UBND xã Vĩnh Trường, Phước Đồng, Vĩnh Thọ... Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Xây dựng phiếu điều tra dựa theo khối công suất tàu (100 – 300cv, 300 - 500cv, >500cv); trực tiếp phỏng vấn thuyền trưởng, chủ tàu, thuyền viên và cán bộ về nghề chụp mực theo mẫu có sẵn. Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tiếp tại bến cá, tại nhà, trên biển để xác định các thông số cơ bản của ngư cụ một cách chi tiết; kỹ thuật khai thác, thành phần loài... Kết quả nghiên cứu Lưới chụp mực có dạng hình nón, gồm 3 phần chính: áo lưới, hệ thống dây giềng (dây căng cưới, giềng băng, giềng luồn và dây rút) và hệ thống trang bị (chì và vòng khuyên). Kích thước mắt lưới của các phẩn áo lưới thay đổi từ ngoài miệng lưới vào đến phần đụt lưới là nơi chứa cá và tập trung cá, trung bình 1 lưới chụp có chu vi miệng lưới từ 80 – 125m chiều cao từ 30 – 38m. Ngư trường khai thác thường cách bờ từ 300 đến 350 hải lý, vùng biển khai thác có độ sâu từ 200 đến 500m nước, độ sâu hoạt động của ngư cụ 40 – 80m hiện có 2 ngư trường truyền thống thường xuyên tham gia khai thác vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Đối tượng khai thác của nghề chụp mực thành phố Nha Trang chủ yếu là các loài mực, cá ở tầng mặt như: Mực ống, mực lá, cá ồ, cá nục... Nghề chụp mực thành phố Nha Trang được chia làm 2 mùa: Mùa chính ( từ tháng 1 đến tháng 8 âm lịch) và mùa phụ (từ tháng 9 – 12 âm lịch). xiii Hiệu quả khai thác của đội tàu chụp mực thành phố Nha Trang trong thời gian nghiên cứu có công suất từ 100 - 300cv đạt hiệu quả thấp nhất tiếp đến là đội tàu có công suất từ 300 – 500cv đạt hiệu quả cao thứ hai và đội tàu có công suất lớn hơn 500cv đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả kinh tế: Chi phí nhiên liệu và lương thực, thực phẩm của 3 khối tàu đều chiếm tỷ lệ cao, trong đó chi phí nhiên liệu chiếm cao nhất, trên 70% tổng chi phí chuyến biển. Thu nhập bình quân mỗi lao động đối với tàu có công suất từ 100 – 300cv khoảng 36 triệu đồng/năm, tàu từ 300 – 500cv khoảng 45 triệu đồng/năm và tàu có công suất trên 500cv khoảng 54 triệu đồng/năm. Ngoài ra thu nhập của các lao động còn phụ thuộc vào mùa vụ đánh bắt mà mức thu nhâp cao hay thấp. Kết luận Nghề chụp mực với mức đầu tư chi phí ban đầu cao trung bình khoảng 4,4 tỷ đồng/tàu, hoạt động khai thác hiệu quả cao lợi nhuận trung bình của đội tàu là 1,4 tỷ đồng/tàu/năm. Tàu có công suất càng lớn lưới càng dài thì hiệu quả mang lại cho chủ tàu và lao động càng cao. Từ khóa: nghề chụp mực thành phố Nha Trang xiv MỞ ĐẦU Khánh Hoà là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.258 km2, tổng diện tích mặt biển trên 2 triệu ha. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều núi nhô ra biển và các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín gió, kết hợp với các dòng hải lưu thay đổi theo mùa tạo nên những vùng nước có nguồn thức ăn cho đàn cá hội tụ. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho Khánh Hoà một đường nét sơn thủy hài hoà với tiềm năng lớn về tài nguyên có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Tổng trữ lượng hải sản của Khánh Hoà khoảng 150.000 tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi chiếm 70%. Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn.[2] Trong những năm gần đây ngành Thủy sản Khánh Hòa đã có những bước phát triển rõ nét, tạo được thế đi lên, đạt được những thành quả đáng kể, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, số lượng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản đã tăng đáng kể với con số gần 10.000 chiếc, trong đó số lượng tàu trên 90cv chiếm hơn 10%, số còn lại là tàu thuyền dưới 90cv, giải quyết lao động với số lượng lên đến hơn 50.000 người, tổng sản lượng khai thác được hàng năm lên đến 50 nghìn tấn [2]. Đó thực sự là một con số đáng kể và Khánh Hòa xứng đáng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về khai thác thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, một điều chúng ta cần quan tâm đó là việc phát triển không đều giữa các nghề khai thác. Đáng chú ý đó là số lượng tàu thuyền cỡ nhỏ (≤ 90cv) chiếm khoảng hơn 85%, khai thác chủ yếu vùng biển ven bờ. Hơn thế nữa, trong gần 50 nghìn tấn thủy hải sản khai thác hàng năm thì đã có hơn 15 nghìn tấn cá tạp (30%, chủ yếu cung cấp cho nuôi trồng thủy sản), các loài cá nổi di cư chỉ chiếm từ 10 – 15% [2]tổng sản lượng khai thác được. Đây chính là nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi ven bờ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường nước, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng nước. Đó thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng cho ngành thủy sản của tỉnh. Nhận thấy được tầm quan trọng trong công tác khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nghề cá ven bờ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 74/2006/QĐUBND, ngày 13/10/2006 về chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Theo đó, “cần Tăng cường du nhập những nghề khai thác thủy sản tiến bộ, khai thác thủy sản có chọn lọc, ứng dụng công 1 nghệ và trang thiết bị ngư cụ tiên tiến của các nước phù hợp với nghề cá địa phương nhằm tăng hiệu quả khai thác, giảm bớt cường độ lao động và bảo vệ nguồn lợi thủy sản”[17]. Với sự phát triển của nghề chụp mực trong thời gian gần đây một số ngư dân ở thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đã chủ động tìm hiểu và áp dụng nghề chụp mực để đánh bắt khai thác thủy sản hiện đang hoạt động khai thác cho hiệu quả khá cao (số lượng hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa khoảng 45 tàu). Tuy nhiên, việc áp dụng sử dụng của ngư dân còn mang tính tự phát nhỏ l , chưa phổ biến rộng khắp, vì đây là nghề mới du nhập vào Khánh Hòa chưa có công trình khoa học nghiên cứu nhiều về hiệu quả khai thác cũng như kỹ thuật khai thác, thông số, kích thước tàu thuyền, ngư cụ… nhằm giúp cho các cơ quan quản lý hoạch định, định hướng phát triển chung cho nghề chụp mực trong thời gian tới của thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Do đó, nhằm đáp ứng việc tổ chức sản xuất trên vùng biển xa bờ theo hướng hiện đại và bền vững, từ thực tế đó đặt ra vấn đề cần thiết phải đánh giá hiệu quả khai thác của nghề lưới chụp là cần thiết nhằm định hướng cho công tác quy hoạch phát triển nghề này tại địa phương, tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. i. Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa qua đó đề xuất một số các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. ii. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 45 hộ ngư dân hoạt động khai thác nghề chụp mực ở thành phố Nha Trang.  Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phạm vi thành phố Nha Trang, tại một số xã, phường ven biển hoạt động nghề khai thác thủy sản như Vĩnh Trường, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Phước Đồng đây là các địa phương mà hầu hết hoạt động nghề chụp mực hiện nay tập trung phát triển tại các địa phương này. 2 iii. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận : Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề Chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - Về ý nghĩa thực tiễn : Đánh giá được hiệu quả khai thác nghề chụp mực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là cơ sở khoa học góp phần phục vụ công tác quản lý nghề, xây dựng những chính sách, quản lý cho phù hợp với sự phát triển của nghề cá tỉnh Khánh Hòa góp phần ổn định kinh tế xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh biển đảo. iv. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017 - Địa điểm nghiên cứu: tại thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa 1.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam: 11042' 50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực Tây: 108040’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực Đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện-Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [21]. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa. Khu vực bờ biển có nhiều đảo lớn nhỏ tạo thành những eo vịnh và là nơi cư trú của tàu thuyền khi thời tiết xấu. Có nhiều nhánh của dãy núi Trường Sơn đâm ra biển tạo thành nhiều đầm vũng là nơi cư trú, sinh sản của các loài hải sản [21]. Thềm lục địa hẹp, đáy biển dốc, độ sâu vùng ven bờ khoảng 15-30 m, ra xa bờ độ sâu tăng nhanh, có nơi độ sâu đạt 1.000 mm chỉ cách bờ trên 60 hải lý. Do tác động của dãy Trường Sơn nằm gần biển nên chất đáy của biển cũng mang những nét riêng biệt. Đó là đáy biển gồ gề, chất đáy thường cát bùn, vỏ sò [21]. - Đặc điểm địa hình: Tỉnh Khánh Hòa có ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km. Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và quần đảo Trường Sa. Tỉnh Khánh Hòa có nhiều cảng biển, đặc biệt là cảng thiên nhiên Cam Ranh và cảng biển nước sâu Vân Phong vào loại tốt nhất thế giới, đang được khai thác sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn [21]. 4 - Khí hậu: Cùng với khí hậu chung của cả nước, Khánh Hòa mang khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm và ít có sự biến động lớn [21]. Về mùa Hạ: Tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt độ từ 25-300C. Về mùa Đông: Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ từ 17-230C. Nhiệt độ trung bình của cả năm ở vùng biển ven bờ: 250C. Sự chênh lệch nhiệt độ không lớn lắm giữa hai mùa nên rất thích nghi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài hải sản. - Gió: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa và một năm có hai mùa gió theo hai hướng khác nhau: Gió mùa mùa Hạ: Thổi theo hướng Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10, tính chất của gió: Khô, hanh. Gió mùa mùa Đông: Thổi theo hướng Đông Bắc, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tính chất của gió: gây mưa to, gió lớn. Từ tháng 9-10 là khoảng thời gian chuyển tiếp của hai loại gió mùa. Nhìn chung cường độ gió biển không lớn lắm và khác với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt bão ít khi vào vùng biển Khánh Hòa. - Mưa: Chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa chính chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa mưa phụ là các tháng còn lại, chiếm 20%. Mùa mưa cũng là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc. - Thuỷ triều: Thuỷ triều mang tính nhật triều không đều. Hàng tháng số ngày nhật triều là: 18-22 ngày. Thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 nước xuống về đêm; tháng 4 đến tháng 10 nước xuống vào các buổi chiều; từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nước xuống vào các buổi sáng. Biên độ triều cao nhất là 2,2 m, thấp nhất là 0,5 m, trung bình trong năm là 1,5 m [3]. - Hải lưu: Có chế độ dòng chảy chịu sự tác động rất lớn của chế độ gió mùa. Mỗi khi gió mùa về thường gây nên sự đổi dòng và gây ra những dòng nước trồi. Mùa Đông do tác động của gió mùa Đông Bắc làm xuất hiện hai hoàn lưu nóng lạnh xáo trộn hình thành khu vực nước nổi ngoài khơi (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Hai dòng nước này giữ cho nhiệt độ nước biển được ổn định. 5 Mùa hè do tác động của gió Tây Nam, một hoàn lưu chính có nhiệt độ từ 28300C đi từ phía Nam lên sau khi chạm vào bờ chia làm hai nhánh. Một nhánh đi về phía Đông tạo thành hoàn lưu khép kín theo chiều kim đồng hồ tại biển khơi Đông Nam Bộ (Tháng 5 đến tháng 9). Một nhánh ven bờ biển Trung bộ đi lên phía Bắc đồng thời có dòng nước ngầm có nhiệt độ từ 20-210C ở độ sâu 50-100m từ phía Bắc Biển Đông chảy đến và đập vào vách đảo ở thềm lục địa Trung Trung bộ gặp hoàn lưu nóng từ phía Nam lên (Thời gian tháng 5-9) tạo thành vùng nước ấm xáo trộn rộng lớn [10]. - Độ mặn: Vùng biển Khánh Hòa có nồng độ muối tương đối ổn định và có độ mặn khá cao, trung bình khoảng 0,33 - 0,35%o. Độ mặn chênh lệch giữa hai mùa mưa nắng là 0,02%o. 1.1.1.2. Nguồn lợi hải sản Vùng biển Đông Nam bộ với trữ lượng ước tính 1.075.650 tấn và khả năng khai thác 460.725 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy chiếm khoảng 304.850 tấn với khả năng khai thác 152.425 tấn; cá nổi 770.800 tấn và khả năng khai thác 308.300 tấn [1]. Riêng vùng biển Khánh Hòa theo ước tính của các nhà chuyên môn có khả năng khai thác 38.000 tấn/năm [17]. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng [7], ở vùng biển Đông Nam bộ có: * Nguồn lợi cá đáy: - Thành phần loài: xác định được 639 loài thuộc 148 họ hải sản, cá kinh tế giảm, cá tạp có chiều hướng gia tăng - Năng suất khai thác (kg/h): Nhìn chung năng suất khai thác khá thấp, biến động rõ rệt theo mùa vụ, năng suất khai thác tăng mạnh theo dải độ sâu từ bờ ra khơi. Khả năng khai thác dao động trong khoảng: 230.000 - 400.000 tấn * Nguồn lợi cá nổi nh : - Thành phần loài: 10 họ, 35 giống và 50 loài cá nổi nhỏ, tỷ lệ cá cá nổi nhỏ chiếm khoảng từ 5,4 - 29,6 % tổng sản lượng. Các loài cá chiếm ưu thế: cá Bò da (Aluterus monoceros), cá Ngân (Atule mate), cá Nục đỏ đuôi (Decapterus kurroides), cá Nục sồ (Decapterus maruadsi), cá Nục thuôn (Decapterus macrosoma), cá Bạc má (Rastrelliger kanagurta), cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis), cá Tráo mắt to (Selar crumenophthalmus). - Khả năng khai thác tương ứng là 308.000 tấn. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất