Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập vùng tây bắc dựa trên thẻ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập vùng tây bắc dựa trên thẻ điểm cân bằng

.PDF
262
303
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- VŨ THỊ SEN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VÙNG TÂY BẮC DỰA TRÊN THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH MÃ SỐ: 62340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG 2. TS. NGUYỄN HỮU ĐỒNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Vũ Thị Sen MỤC LỤC LỜI CAM KẾT MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4 1.5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu ............................................................ 5 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 5 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................... 5 1.6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 6 1.6.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận ............................................. 6 1.6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn .......................................................... 7 1.7. Kết cấu Luận án ..................................................................................................7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ..........8 2.1. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực công và y tế ..8 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động ........................................................... 8 2.1.2. Khái quát các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động ............................... 9 2.1.3. Cơ sở lý thuyết vận dụng trong đánh giá và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động dựa trên thẻ điểm cân bằng ............................................. 15 2.1.4. Nội dung cơ bản của thẻ điểm cân bằng trong lĩnh vực công và y tế .... 17 Mô hình thẻ điểm cân bằng đối với các TC phi LN và y tế: ........................... 19 2.1.5. Vai trò đánh giá hiệu quả hoạt động bằng thẻ điểm cân bằng trong khu vực công và y tế ............................................................................................. 22 2.1.6. Yêu cầu đối với tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của thẻ điểm cân bằng ............................................................................................................... 25 2.2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................26 2.2.1. Hiệu quả hoạt động dựa trên thẻ điểm cân bằng trong lĩnh vực y tế ..... 26 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tổng thể của tổ chức phi lợi nhuận và y tế dựa trên BSC ...................................................................... 43 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 53 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 54 3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................54 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................................56 3.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 58 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................. 58 3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng ........................................................... 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 72 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................73 4.1. Khái quát chung về hoạt động của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc ..73 4.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng Tây Bắc ................................................................................. 73 4.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản khái quát về năng lực cung cấp dịch vụ y tế của các tỉnh vùng Tây Bắc ................................................................................... 74 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ ...................78 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 78 4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................... 85 4.3. Thống kê mô tả về mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức ...............86 4.3.1. Đặc điểm về đối tượng khảo sát ........................................................... 86 4.3.2. Thống kê đánh giá về Sứ mệnh ............................................................ 89 4.3.3. Thống kê đánh giá về khía cạnh Quy trình nội bộ ................................ 91 4.3.4. Thống kê đánh giá về khía cạnh Khách hàng ....................................... 93 4.3.5. Thống kê đánh giá về Đào tạo và phát triển nhân viên ......................... 94 4.3.6. Thống kê đánh giá về khía cạnh Tài chính ........................................... 95 4.3.7. Thống kê đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể bệnh viện ................... 96 4.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo trong nghiên cứu định lượng chính thức ..........97 4.4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo Sứ mệnh............................................... 97 4.4.2. Kiểm định sự phù hợp thang đo đối với khía cạnh Khách hàng ............ 98 4.4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo đối với khía cạnh Quy trình nội bộ ....... 99 4.4.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên .......... 100 4.4.5. Kiểm định sự phù hợp thang đo của khía cạnh Tài chính ................... 100 4.4.6. Sự phù hợp của thang đo hiệu quả hoạt động tổng thể bệnh viện ....... 101 4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................102 4.5.1. Khái quát kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ........................... 102 4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập ...................... 103 4.5.3. Kiểm định lại chất lượng thang đo của các biến trong từng nhân tố ... 108 4.5.4. Đánh giá vai trò của các tiêu chí trong từng nhân tố ........................... 112 4.5.5. Phân tích hội tụ biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động tổng thể bệnh viện .... 114 4.6. Phân tích mối quan hệ giữa các khía cạnh thẻ điểm cân bằng đến hiệu quả hoạt động tổng thể bệnh viện công lập vùng Tây Bắc ........................................116 4.6.1. Phân tích tương quan Peason giữa các nhân tố với hiệu quả hoạt động tổng thể bệnh viện ....................................................................................... 116 4.6.2. Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 118 4.6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể bệnh viện giữa các tỉnh của vùng Tây Bắc ....................................................................................................... 122 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................124 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................125 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................125 5.1.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên Thẻ điểm cân bằng ............................................................................................................. 125 5.1.2. Sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tổng thể bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên thẻ điểm cân bằng ............................................................ 131 5.2. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc .........................................................................138 5.2.1. Về khía cạnh Tài chính ...................................................................... 138 5.2.2. Về khía cạnh Khách hàng .................................................................. 141 5.2.3. Về Sứ mệnh bệnh viện ....................................................................... 143 5.2.4. Về khía cạnh Quy trình nội bộ ........................................................... 145 5.2.5. Về khía cạnh Đào tạo và Phát triển nhân viên .................................... 148 5.3. Một số hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai .................................150 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................152 KẾT LUẬN ................................................................................................................153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................155 PHỤ LỤC ...................................................................................................................165 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Giải nghĩa Viết tắt 1 ANOVA Analysis of Variance – Phân tích phương sai 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BNV Bộ nội vụ 5 BSC Balanced Scorecard – Thẻ điểm cân bằng 6 BTC Bộ Tài chính 7 BYT Bộ Y tế 8 CCDV Cung cấp dịch vụ 9 CKI Chuyên khoa I 10 CKII Chuyên khoa II 11 CLDV Chât lượng dịch vụ 12 CP Chính phủ 13 CPBH Chi phí bán hàng 14 CPQL Chi phí quản lý 15 DT Doanh thu 16 ĐT&PTNV Đào tạo và phát triển nhân viên 17 EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá 18 GVHB Giá vốn hàng bán 19 HL Hài long 20 HL KH Hài lòng khách hàng 21 HQHĐ Hiệu quả hoạt động 22 HSSDTS Hiệu suất sử dụng tài sản 23 HTK Hàng tồn kho 24 KCB Khám chữa bệnh STT Giải nghĩa Viết tắt 25 KH Khách hàng 26 KQ Kết quả 27 KQNC Kết quả nghiên cứu 28 KHCL Kế hoạch chiến lược 29 MTNC Mục tiêu nghiên cứu 30 NC Nghiên cứu 31 NL Nguồn lực 32 QĐ Quyết định 33 QTNB Quy trình nội bộ 34 SM Sứ mệnh 35 TC Tài chính 36 TC phi LN Tổ chức phi lợi nhuận 37 TC và phi TC Tài chính và phi tài chính 38 TS Tài sản 39 TSCĐ Tài sản cố định 40 TSLĐ Tài sản lưu động 41 TQNC Tổng quan nghiên cứu 42 TSSL Tỷ suất sinh lời 43 TTLT Thông tư liên tịch 44 VN Việt Nam 45 XD Xây dựng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Những đặc trưng của các mô hình đánh giá HQHĐ .....................................14 Bảng 2.2: Tổng hợp các khía cạnh và số tiêu chí đánh giá HQHĐ theo BSC trong lĩnh vực y tế .......................................................................................................................... 31 Bảng 2.3: Hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ theo khía cạnh Sứ mệnh bệnh viện .......32 Bảng 2.4: Hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ theo khía cạnh Khách hàng ...................33 Bảng 2.5: Hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ theo khía cạnh Quy trình nội bộ ............36 Bảng 2.6: Tiêu chí đánh giá HQHĐ theo khía cạnh ĐT&PTNV ..................................39 Bảng 2.7: Hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ theo khía cạnh Tài chính .......................41 Bảng 2.8: Hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ tổng thể..................................................50 Bảng 3.1: Thống kê số lượng cuộc phỏng vấn .............................................................. 62 Bảng 4.1: Số bệnh viện, giường bệnh, cán bộ y tế vùng Tây Bắc ................................ 75 Bảng 4.2: Một số tiêu chí cơ bản về y tế đến năm 2015 ...............................................75 Bảng 4.3: Quy mô, năng lực hoạt động của bệnh viện vùng Tây Bắc .......................... 77 Bảng 4.4: Một số tiêu chí hoạt động lĩnh vực y tế năm 2015 .......................................77 Bảng 4.5: Đặc điểm về đối tượng khảo sát....................................................................87 Bảng 4.6: Thống kê mô tả về Sứ mệnh .........................................................................89 Bảng 4.7: Thống kê mô tả về khía cạnh Quy trình nội bộ ............................................91 Bảng 4.8: Thống kê mô tả về khía cạnh Khách hàng ....................................................93 Bảng 4.9: Thống kê mô tả về khía cạnh Đào tạo và Phát triển nhân viên ....................94 Bảng 4.10: Thống kê mô tả về khía cạnh Tài chính ......................................................95 Bảng 4.11: Thống kê mô tả về HQHĐ tổng thể bệnh viện ...........................................96 Bảng 4.12: Độ tin cậy của thang đo đối với Sứ mệnh ...................................................97 Bảng 4.13: Độ tin cậy của thang đo đối với khía cạnh Khách hàng ............................. 98 Bảng 4.14: Độ tin cậy của thang đo đối với khía cạnh Quy trình nội bộ ......................99 Bảng 4.15: Độ tin cậy của thang đo đối với khía cạnh ĐT&PTNV ............................100 Bảng 4.16: Độ tin cậy của thang đo đối với khía cạnh Tài chính ...............................100 Bảng 4.17: Độ tin cậy của thang đo HQHĐ tổng thể bệnh viện .................................101 Bảng 4.18: Kết quả hệ số KMO và Kiểm định Bartlett’s............................................102 Bảng 4.19: Các nhân tố về Sứ mệnh ...........................................................................103 Bảng 4.20: Các nhân tố về khía cạnh Khách hàng ......................................................104 Bảng 4.21: Các nhân tố về khía cạnh Quy trình nội bộ...............................................105 Bảng 4.22: Các nhân tố về khía cạnh Đào tạo và phát triển nhân viên .......................106 Bảng 4.23: Các nhân tố về khía cạnh Tài chính ..........................................................107 Bảng 4.24: Tổng hợp kiểm định chất lượng thang đo của các biến trong từng nhân tố ..108 Bảng 4.25: Tổng hợp trọng số của các tiêu chí trong từng nhân tố ............................112 Bảng 4.26: EFA về sự hội tụ của biến phụ thuộc HQHĐ tổng thể bệnh viện ............114 Bảng 4.27: Hệ số tải và độ tin cậy của các tiêu chí trong biến phụ thuộc ...................115 Bảng 4. 28: Phân tích tương quan cặp đôi giữa biến độc lập với biến phụ thuộc HQHĐ tổng thể bệnh viện........................................................................................................117 Bảng 4.29: Hệ số tổng hợp mô hình hồi quy ...............................................................118 Bảng 4.30: Hệ số Phương sai ......................................................................................118 Bảng 4.31: Hệ số hồi quy ............................................................................................119 Bảng 4.32: Tổng hợp kết luận đối với các giả thuyết nghiên cứu ...............................120 Bảng 4.33: Kiểm định phương sai ...............................................................................122 Bảng 4.34: Kiểm định phương sai ...............................................................................122 Bảng 5.1: Bảng tổng hợp các tiêu chí về Sứ mệnh có ý nghĩa thống kê .....................126 Bảng 5.2: Bảng tổng hợp các tiêu chí về Khách hàng có ý nghĩa thống kê ................126 Bảng 5.3: Bảng tổng hợp các tiêu chí về Quy trình nội bộ có ý nghĩa thống kê .........127 Bảng 5.4: Bảng tổng hợp các tiêu chí về ĐT&PTNV có ý nghĩa thống kê ................128 Bảng 5.5: Bảng tổng hợp các tiêu chí về Tài chính có ý nghĩa thống kê ....................129 Bảng 5.6: Bảng tổng hợp các tiêu chí về HQHĐ có ý nghĩa thống kê ........................130 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình Dupont .............................................................................................. 9 Hình 2.2: Mô hình HQHĐ kim tự tháp .........................................................................10 Hình 2.3: HQHĐ theo mô hình Matrix .........................................................................10 Hình 2.4: Mô hình tháp phát triển tổ chức ....................................................................11 Hình 2.5: Quy trình thiết kế đánh giá HQHĐ Cambridge .............................................12 Hình 2.6: Mô hình đánh giá HQHĐ của EFQM ........................................................... 13 Hình 2.7: Thẻ điểm cân bằng ........................................................................................18 Hình 2.8: Thẻ điểm cân bằng cho TC phi LN ............................................................... 19 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................44 Hình 2.10: Mối quan hệ giữa các khía cạnh BSC với HQHĐ tổng thể ........................46 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................56 Hình 4.1: Sự khác biệt về HQHĐ tổng thể bệnh viện của các tỉnh vùng Tây Bắc .....123 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các khía cạnh của BSC trong bệnh viện .........................22 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................54 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của một tổ chức dù thuộc tổ chức lợi nhuận hay TC phi LN là chủ đề thu hút sự quan tâm của cơ quan hoạch định chính sách, nhà quản lý đơn vị, nhà nghiên cứu và công chúng. Trong đó đánh giá HQHĐ của các tổ chức cung ứng dịch vụ công như y tế luôn là thách thức trong nghiên cứu và thực tiễn. Tính vô hình của dịch vụ khiến cho việc đánh giá, đo lường HQHĐ phải dựa phần lớn vào cảm nhận nên ít nhiều mang tính chủ quan, cảm tính, chưa kể các tiêu chí đánh giá HQHĐ của tổ chức cung ứng dịch vụ công, đặc biệt là các đơn vị do Nhà nước thành lập (công lập), cũng có nhiều khác biệt so với khu vực lợi nhuận. Do vậy, nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả tiên tiến, kể cả từ khu vực tư nhân để ứng dụng trong khu vực công thực sự cần thiết cả về mặt khoa học và thực tiễn. Chủ đề nghiên cứu này càng có ý nghĩa và tính thời sự khi Việt Nam đang thực hiện rất nhiều chính sách về đổi mới cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ tài chính, giảm gánh nặng từ ngân sách Nhà nước, hướng tới mục tiêu nâng cao HQHĐ của tổ chức. Lĩnh vực y tế có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo sức khỏe của con người. Con người có sức khỏe tốt là nền tảng cho sự tiếp thu và phát triển tri thức phục vụ phát triển kinh tế xã hội và có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngành y tế có vai trò, nhiệm vụ trong việc bảo đảm và tăng cường sức khỏe nhân dân, do đó Đảng, Chính phủ và toàn xã hội rất quan tâm đến ngành y tế. Tuy nhiên, HQHĐ của ngành y tế nói chung và của các bệnh viện nói riêng đã thực sự tương xứng với sự quan tâm của xã toàn xã hội hay chưa. Phương châm nâng cao chất lượng chuyên môn, thực hiện phương hướng và mục tiêu của ngành y tế đề ra theo chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030 thì yêu cầu về cải thiện HQHĐ trong các bệnh viện là rất cần thiết. Để đánh giá được mức HQHĐ của bệnh viện không chỉ mặt tài chính mà còn cả mặt phi tài chính thì cần phải đánh giá bằng những tiêu chí khoa học và vận dụng phương pháp đánh giá phù hợp làm cơ sở cho những đánh giá khách quan mọi mặt hoạt động của các bệnh viện. Báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Bắc (2015) đưa ra đánh giá: Vùng Tây Bắc là vùng có điều kiện kinh tế xã hội chậm phát triển nhất cả nước. Về kinh tế, đây là vùng có số hộ nghèo cao gấp 2,7 lần so với trung bình cả nước, về điều kiện tự nhiên là vùng núi có địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn 2 yếu. Về mặt xã hội đây là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nhất trong cả nước với hơn 20 dân tộc khác nhau, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, sự phát triển của giáo dục, y tế so với cả nước còn ở mức thấp. Đánh giá trong báo cáo tổng kết giai đoạn 20112015 của vùng Tây Bắc cho thấy: Chất lượng y tế trong vùng đã có những cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước như: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, kéo dài tuổi thọ, ngăn chặn dịch bệnh… Tuy nhiên, những hạn chế chủ yếu của các bệnh viện công trong vùng là CLDV y tế cung cấp chưa đáp ứng cao sự HL của người dân, hạn chế cả về số lượng và chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là cơ sở vật chất còn yếu và thiếu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và chuyên sâu, mức độ tự chủ và hiệu quả tài chính còn ở mức rất thấp... Kết quả trên cũng phù hợp với đánh giá của Bộ Y tế và nhóm đối tác y tế (2016) đưa ra trong báo nghiên cứu về những vấn đề này. Vì vậy, cải thiện các mặt hoạt động nhằm thúc đẩy HQHĐ của các bệnh viện trong vùng là hết sức cần thiết. Một hệ thống đánh giá cân bằng được Kaplan and Norton (1992) xây dựng gọi là thẻ điểm cân bằng (Balanced corecard - BSC) được sử dụng để đánh giá cả lĩnh vực TC và phi TC. Đối với lĩnh vực phi lợi nhuận, Kaplan and Norton (1996) cho rằng: BSC là một phương tiện cho các TC phi LN đánh giá và cải thiện HQHĐ của tổ chức. Đối với các bệnh viện, Northcott and France (2005) cho rằng cần theo dõi và quản lý hiệu quả bệnh viện vì hoạt động của bệnh viện là phức tạp nên quản lý hiệu quả là một thách thức, trong đó chất lượng chăm sóc rất khó để đo lường đánh giá. Walker and Dunn (2006) cho thấy những lợi ích sử dụng BSC để đánh giá HQHĐ mang lại cho các bệnh viện như: Gắn chiến lược lâu dài và tập trung; Tạo điều kiện, chỉ rõ và đánh giá việc thực hiện chiến lược tổng thể của bệnh viện; Tạo cơ chế kết nối, hợp tác trong toàn bệnh viện; Gắn trách nhiệm thực hiện ở tất cả các cấp độ, bộ phận trong đơn vị; Cung cấp những thông tin phản hồi liên tục về việc thực hiện chiến lược giúp điều chỉnh chiến lược phù hợp, đồng thời thông tin phản hồi của toàn bộ tổ chức giúp duy trì tổ chức ở mức độ mong muốn, đem lại hiệu quả tổng thể cho tổ chức. Gomes et al. (2010) cho rằng để tăng hiệu quả và năng suất, CLDV công thì công cụ BSC đã được chứng minh sử dụng thành công trong các loại hình tổ chức như: Bệnh viện, trường học, các cơ quan chính phủ... giúp cải thiện HQHĐ của các loại hình tổ chức này. Vesty (2004) cũng cho rằng đối với các bệnh viện công việc thực hiện đánh giá hiệu quả về mặt tài chính chưa đủ mà cần thực hiện đánh giá đa dạng cả về mặt phi tài chính như: Sự HL của bệnh nhân, thời gian chờ đợi khám và điều trị, thời gian nằm viện trung bình, sự an toàn và chất lượng, các lỗi y tế, mức độ hiệu quả trong cung cấp dịch vụ… 3 Các bệnh viện công lập của Việt Nam nói chung và các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc nói riêng đang từng bước thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về việc tự chủ tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm gánh nặng tài chính từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, các bệnh viện công của vùng Tây Bắc hiện nay chủ yếu tập trung đạt được những kết quả trong ngắn hạn, các nhiệm vụ hàng năm. Để phát triển trong dài hạn, với mục tiêu nâng cao CLDV y tế, gia tăng sự HL của bệnh nhân, thực hiện được vai trò sứ mệnh của bệnh viện trong vùng Tây Bắc là đảm bảo sức khỏe cho nhân dân trong vùng có nhiều đồng bào dân tộc khác nhau, với điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều mặt hạn chế, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế của nhân dân trong vùng không thuận lợi. Do đó, nghiên cứu sử dụng công cụ đánh giá hiệu quả dựa trên BSC là phù hợp, giúp đánh giá được mọi mặt hoạt động trong bệnh viện của vùng theo những đặc thù kể trên. Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao HQHĐ của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc thì cần xác định được những nhân tố thuộc TC và phi TC, nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động ảnh hưởng đến HQHĐ bệnh viện, từ đó có giải pháp, chính sách phù hợp tập trung vào những nhân tố đó. Với vai trò và ý nghĩa thực tiễn của đánh giá HQHĐ bệnh viện đã chỉ ra trên đây là cơ sở cho tác giả chọn đề tài “Đánh giá HQHĐ của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên thẻ điểm cân bằng” để thực hiện Luận án của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận án là dựa trên BSC xác định hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc. Đồng thời, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể của các bệnh viện công lập trong vùng. Mục tiêu cụ thể của đề tài là: (1). Xây dựng và xác định hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên BSC. (2). Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên BSC. (3). Đề xuất một số khuyến nghị từ KQNC nhằm cải thiện HQHĐ của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đây, quá trình nghiên cứu Luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 4 (1). Hệ thống tiêu chí nào phù hợp để đánh giá HQHĐ các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên BSC? (2). Nhân tố nào ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên BSC? (3). Những khuyến nghị nào có thể đề xuất nhằm nâng cao HQHĐ của các bệnh viện công lập trong vùng Tây Bắc? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của Luận án: - Nghiên cứu hệ thống tiêu chí tài chính và phi tài chính dựa trên BSC để đánh giá HQHĐ của bệnh viện công vùng Tây Bắc. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới HQHĐ tổng thể của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trên BSC. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Tuy nhiên, đối với tỉnh Hòa Bình là tỉnh có điều kiện địa lý giáp với các tỉnh đồng bằng gồm: Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Sơn La và thủ đô Hà Nội. Đây là tỉnh cửa ngõ của vùng Tây Bắc, tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi. Vì vậy, mặc dù nằm trong vùng Tây Bắc nhưng tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi hơn so với các tỉnh còn lại của vùng, do đó Hòa Bình có điều kiện thuận lợi phát triển về mặt kinh tế, xã hội. Đặc biệt lĩnh vực y tế, tỉnh Hòa Bình sẽ có điều kiện phát triển hơn so với các tỉnh còn lại trong vùng, do là tỉnh giáp với cửa ngõ thủ đô Hà Nội (thành phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 70km), giao thông thuận lợi nên tiếp cận trình độ y tế sẽ dễ dàng hơn, người bệnh cũng thuận lợi trong việc di chuyển để tiếp cận dịch vụ chất lượng cao của tuyến trung ương. Do những khác biệt cơ bản này so với 3 tỉnh còn lại trong vùng nên Luận án chỉ tập trung thực hiện khảo sát nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập tại các bệnh viện công lập của ba tỉnh thuộc vùng Tây Bắc gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu là những tỉnh có điều kiện địa lý và trình độ độ phát triển kinh tế xã hội khá tương đồng nhau trong vùng. Hiện tại, trong các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu có 43 bệnh viện công lập, Luận án đã thực hiện nghiên cứu toàn bộ tại 43 bệnh viện này. - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu về hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ và những nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể của bệnh viện công lập vùng Tây Bắc theo một số lý thuyết và mô hình BSC trong y tế với các nhân tố thuộc: Sứ 5 mệnh, Khách hàng, QTNB, ĐT&PTNV, Tài chính. Đồng thời, nghiên cứu về mức độ tác động của các nhân tố dựa trên BSC ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể của bệnh viện công lập trong vùng. Ngoài ra, phạm vi nội dung nghiên cứu không đi nghiên cứu mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các khía cạnh của BSC mà chỉ nghiên cứu sự tác động của các khía cạnh đó đến HQHĐ tổng quát (tổng thể) của bệnh viện công vùng Tây Bắc. - Phạm vi về thời gian: + Thời gian thu thập các dữ liệu thứ cấp chủ yếu được lấy từ năm 2011-2016 đối với những tài liệu về y tế và bệnh viện của Việt Nam và vùng Tây Bắc. + Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu tổng quan về nội dung trên là những nghiên cứu của thế giới và Việt Nam chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến nay. + Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu dưới hình thức phỏng vấn thực hiện từ tháng 10/2016 - tháng 11/2016, khảo sát sơ bộ trong tháng 01/2017, khảo sát bảng hỏi chính thức từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2017. 1.5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu: Phương pháp NC định tính và phương pháp NC định lượng. 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Mục đích của việc sử dụng phương pháp NC định tính trong Luận án là sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu kết hợp với thảo luận lấy ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá sự phù hợp của các tiêu chí đánh giá HQHĐ theo các khía cạnh dựa trên BSC được tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu. Ngoài ra, thông qua phương pháp NC định tính, tác giả có thể khám phá những tiêu chí mới trong đánh giá HQHĐ theo các khía cạnh của BSC đối với bệnh viện công lập của vùng Tây Bắc. Dựa trên KQNC định tính, tác giả tiến hành xây dựng, điều chỉnh bảng hỏi để phát phiếu điều tra phục vụ cho việc áp dụng phương pháp NC định lượng dưới đây. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp NC định lượng được tác giả sử dụng trong hai giai đoạn: Nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát sơ bộ và nghiên cứu chính thức dựa trên dữ liệu khảo sát diện rộng. Giai đoạn khảo sát và phân tích dữ liệu khảo sát sơ bộ: 6 Trên cơ sở phương pháp NC định tính giúp tác giả sơ bộ ban đầu xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ theo các khía cạnh của BSC đối với các bệnh viện công vùng Tây Bắc. Tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi, phát phiếu điều tra khảo sát sơ bộ, sử dụng phần mềm thống kê SPSS22 để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu nhằm sơ bộ loại bớt những tiêu chí không có ý nghĩa thống kê. Kết quả thu được từ bước khảo sát sơ bộ sẽ là cơ sở để tác giả chuyển sang giai đoạn nghiên cứu thứ hai - giai đoạn NC định lượng trong nghiên cứu chính thức dựa trên dữ liệu thu được từ khảo sát diện rộng. Giai đoạn khảo sát và phân tích dữ liệu khảo sát diện rộng: Dựa trên kết quả thu được từ bước nghiên cứu khảo sát sơ bộ tác giả tổng hợp được hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ theo các khía cạnh của BSC, đáp ứng sơ bộ có ý nghĩa thống kê và phù hợp theo mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả điều chỉnh lại bảng hỏi khảo sát với các câu hỏi theo các tiêu chí thu được từ bước khảo sát sơ bộ. Bảng hỏi tiếp tục được xin các ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa và hoàn thiện lại một lần nữa để có được bảng hỏi khảo sát chính thức. Dữ liệu thu được từ bảng hỏi khảo sát của giai đoạn này sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS22 để một lần nữa kiểm tra lại độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’Alpha, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm tra sự tương quan và phân tích hồi quy để chỉ ra mức độ tác động ảnh hưởng của các nhân tố đến HQHĐ tổng thể của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp thu được về báo cáo kết quả hoạt động của ngành y tế và các bệnh viện trong vùng Tây Bắc, kết hợp với kết quả khảo sát theo số liệu thống kê trên được tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thảo luận đưa ra KQNC. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao HQHĐ tại các bệnh viện công lập trên địa bàn vùng Tây Bắc nói riêng và các bệnh viện công lập của cả nước nói chung. 1.6. Đóng góp của đề tài 1.6.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận - Thứ nhất, Luận án đã làm phong phú thêm cơ sở lý luận thông qua việc vận dụng một số lý thuyết và mô hình đánh giá HQHĐ, rút ra ưu, nhược điểm của từng loại mô hình, luận giải được sự phù hợp của việc lựa chọn mô hình đánh giá HQHĐ dựa trên BSC trong đánh giá HQHĐ đối với lĩnh vực công và y tế. - Thứ hai, Luận án đã vận dụng kết hợp phương pháp NC định tính và NC định lượng trong việc xác định các tiêu chí đánh giá HQHĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể dựa trên BSC. Do đó, Luận án góp phần làm phong phú thêm trong 7 tổng quan cả về phương pháp và KQNC trong đánh giá về HQHĐ đối với lĩnh vực công và y tế. 1.6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn - Luận án đã kế thừa, điều chỉnh hệ thống tiêu chí đánh giá HQHĐ dựa trên BSC từ tổng quan các công trình nghiên cứu. Đồng thời, phát triển thêm một số tiêu chí mới từ thực tiễn NC định tính phù hợp với đánh giá HQHĐ bệnh viện công lập với nhiệm vụ, sứ mệnh chính trị xã hội đối với đặc thù là vùng miền núi Tây Bắc. - Luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể bệnh viện từ tổng quan nghiên cứu và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể của bệnh viện công lập vùng Tây Bắc về các khía cạnh: Sứ mệnh; Khách hàng; QTNB; ĐT&PTNV; Tài chính dựa trên BSC. Đồng thời xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQHĐ bệnh viện công trong vùng. - Trên cơ sở KQNC và thảo luận KQNC, Luận án đã đề xuất được một số khuyến nghị hữu ích đối với các nhà quản trị bệnh viện công vùng Tây Bắc và cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Y tế và chính quyền địa phương trong việc lựa chọn giải pháp, chính sách nhằm nâng cao HQHĐ của các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc. 1.7. Kết cấu Luận án Ngoài phần phụ biểu và kết luận, kết cấu Luận án gồm: Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về sử dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số khuyến nghị. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 2.1. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực công và y tế 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động Profiroiu (2001) cho rằng đánh giá HQHĐ trong khu vực công là đánh giá các phương tiện sử dụng (đầu vào), quá trình, sản phẩm (đầu ra) và kết quả đạt được. Đánh giá HQHĐ có thể thông qua: Đánh giá nguồn lực kinh tế, chi phí, kết quả, CLDV, hiệu quả tài chính và hiệu quả tổng thể. HQHĐ theo quan niệm của kế toán truyền thống phản ánh giá trị gia tăng về kinh tế hoặc lợi tức đầu tư (theo mô hình Dupont). Tuy nhiên, theo quan điểm của kế toán hiện đại thì các tiêu chí trên chưa phản ánh toàn diện về hoạt động của tổ chức, do đó HQHĐ của tổ chức theo quan điểm của Otley (1999), Ittner và Larker (2001), Kaplan and Norton (1996; 2001) bao gồm hiệu quả về TC và phi TC. Cùng quan điểm của kế toán hiện đại, Lockett (1992) cho rằng: HQHĐ của tổ chức là một cấu trúc đa chiều, trong đó các yếu tố phổ biến kết hợp với hiệu năng tổ chức tạo nên hiệu quả tổng thể. Theo quan điểm của Lee (2006), HQHĐ tổng thể của tổ chức được đánh giá thông qua: sự hiệu quả, năng suất, CLDV, thành tích mọi mặt tổ chức đạt được. Trong nghiên cứu của Singh (2005), cũng có quan điểm tương tự Lee (2006), HQHĐ tổng thể là một thước đo tổng hợp tiêu chí về tính hiệu quả, năng suất, chất lượng của tổ chức. Theo De Waal (2003), HQHĐ nói chung được hiểu là thành tựu của quá khứ, hiện tại hay tương lai của nhiệm vụ tổ chức hoặc là chiều hướng đánh giá lại bộ tiêu chuẩn đã được biết đến về tính chính xác, đầy đủ, giá trị theo thời gian. Theo Vũ Ánh Dương (2013) cho rằng HQHĐ trong bệnh viện dựa trên tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế thế giới là: Mức độ mà dịch vụ cung cấp, bệnh viện góp phần vào việc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân, phù hợp với mong đợi của bệnh nhân và đảm bảo công bằng trong việc cung cấp chăm sóc y tế, không phụ thuộc vào cách thức thanh toán và những đóng góp cho xã hội. Theo Ionete-Toplicianua et al. (2015), HQHĐ phản ánh sự kết hợp tối ưu của sự hiệu quả và tính hiệu quả của bệnh viện thông qua phản ánh kết quả chất lượng của hành động y tế và khả năng quản lý nguồn lực có sẵn để người dân nhận được tình trạng sức khỏe thích hợp, đảm bảo sự HL của bệnh nhân. 9 2.1.2. Khái quát các mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động Trong các nghiên cứu về đánh giá HQHĐ, mỗi mô hình được xây dựng bởi các nghiên cứu và được vận dụng có những ưu điểm và hạn chế nhất định như sau: Mô hình đánh giá HQHĐ về mặt tài chính: Đại diện điển hình là mô hình Dupont: Mô hình này đã tích hợp các biện pháp tài chính với các tiêu chí hoạt động như: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (TSSL/TS ROA), tỷ suất lợi tức đầu tư (ROI), tỷ suất thu nhập ròng đối với vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, mô hình có hạn chế là tập trung vào tiêu chí tài chính, mang tính ngắn hạn. Mô hình cụ thể theo hình 2.1 dưới đây. DT thuần TN ròng GVHB Chi phí CPBH TSSL/DT CPQL DT thuần TSSL/TS HTK DT thuần HQSDTS TSLĐ Phải thu TSCĐ Tiền Tổng TS Hình 2.1: Mô hình Dupont Nguồn: Bititci, U.S. (2015) Mô hình đánh giá HQHĐ về TC và phi TC: Mô hình kim tự tháp (Smart) của Cross and Lynch (1989): Mô hình này gồm các mục tiêu chiến lược và kích thước hoạt động thông qua 4 bậc cấu trúc tích hợp cả các khía cạnh TC và phi TC của tổ chức. Mô hình tạo ra một hệ thống kiểm soát quản lý với các tiêu chí đánh giá HQHĐ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Mô hình này cho phép đánh giá HQHĐ ở tất cả các cấp quản lý, tuy nhiên lại thiếu tính tích hợp cải tiến liên tục. Mô hình được khái quát theo hình 2.2.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất